Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
làm giọt sương nhỏ không mất đi nó vĩnh viễn hóa thân vào giọng hát của vành khuyên.
A. Lặp các từ ngữ B.Thay thế từ ngữ C.Lặp các từ ngữ và thay thế từ ngữ
Tác giả muốn nói rằng con đường vào bản và cảnh vật ở bản mình vô cùng hấp dẫn. Cảnh vật nơi đây như níu chân du khách, hẹn ngày trở lại với bản làng thân yêu.
tác giả muốn nói lên rằng: ở Cao Bằng đang có những con người đang vì dân vì nước mà ở đó bảo vệ Tổ Quốc
Tham khảo nhé !
Lưu ý : Trên mạng
Khổ thơ đầu như một trang nhật kí của du khách trên hành trình vượt núi băng đèo, lần đầu tiên đến thăm thú Cao Bằng. Đường đi quanh co hiểm trở, phải vượt qua bao con đèo, chỉ mới nghe nhắc đến tên đã thấy mệt, cảm thấy mỏi gối chồn chân:
“Sau khi qua đèo Gió
Ta lại vượt đèo Giàng
Lại vượt đèo Cao Bắc
Thì ta tới Cao Bằng”
Các động từ và điệp ngữ dùng rất khéo: “qua đèo... lại vượt đèo... lại vượt đèo... thì ta tới...” diễn tả những cung đường, những con đèo trập trùng, thăm thẳm, cao vút mà ai đến Cao Bằng cũng phải vất vả trèo qua. Các địa danh nhà thơ nhắc đến như đèo Gió, đèo Giàng, đèo Cao Bắc có giá trị gợi tả cảnh quan hùng vĩ của Cao Bằng - một mảnh hồn thiêng của Tổ quốc Việt Nam.
Địa thế Cao Bằng tuy “thật cao” nhưng rất lạ “rồi dần bằng bằng xuống”, đúng như cái tên của nó. Cao Bằng có nhiều đặc sản, tiêu biểu nhất là mận ngọt “đón môi ta dịu dàng”. Chữ “đón” và chữ “dịu dàng” mang hàm nghĩa ca ngợi đồng bào Cao Bằng rất mến khách, hiếu khách.
Khổ thơ thứ ba là khổ thơ hay nhất của bài thơ “Cao Bằng”:
“Rồi đến chị rất thương
Rồi đến em rất thảo
Ông lành như hạt gạo
Bà hiền như suối trong”
Chị, em, ông, bà... đại diện cho con người Cao Bằng. Các tính từ: “rất thương”, “rất thảo”, các so sánh: “lành như hạt gạo”, “hiền như suối trong” đã nói lên thật hay bao đức tính tốt đẹp, bao phẩm chất quý báu của đồng bào Cao Bằng: giàu tình thương, mộc mạc, giản dị, hiền lành, trung hậu, trong sáng... Nghệ thuật so sánh rất sáng tạo và độc đáo. Vần thơ của Trúc Thông làm ta nhớ đến hang Pác Bó, (nơi Bác Hồ sống và hoạt động bí mật 1941 ) nhớ đến anh Kim Đồng, nhớ đến khu rừng Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân làm lễ xuất phát.
Núi non Cao Bằng mênh mông, hùng vĩ, điệp trùng “đo làm sao cho hết” cũng như chí khí, lòng yêu nước của con người Cao Bằng. Trúc Thông có một cách nói, một cách viết rất gợi cảm:
“Còn núi non Cao Bằng
Đo làm sao cho hết
Như lòng yêu đất nước
Sâu sắc người Cao Bằng”
Như nước đầu nguồn có bao giờ vơi cạn; nước suối vẫn trong suốt, vẫn rì rào quanh năm cũng như tình yêu quê hương đất nước của con người Cao Bằng vừa “lặng thầm”, tiềm tàng, vừa bao la.
Khổ cuối khẳng định tầm vóc lịch sử lớn lao của Cao Bằng, đó là phên giậu của đất nước, là dải biên cương của Tổ quốc thân yêu mà dân tộc ta, đồng bào Cao Bằng “phải giữ lấy”. Giọng thơ cất lên thiết tha, tự hào:
“Bạn ơi có thấy đâu
Cao Bằng xa xa ấy
Vì ta mà giữ lấy
Một dải dài biên cương...”
Đọc bài thơ ngũ ngôn của Trúc Thông, ta tưởng như được thăm thú “nước non Cao Bằng”. Cao Bằng trong ca dao có “gạo trắng nước trong” còn Cao Bằng trong thơ Trúc Thông có mận ngọt, có cảnh quan hùng vĩ, là dải dài biên cương của Tổ quốc. Con người Cao Bằng tốt đẹp, giàu lòng yêu nước được Trúc Thông dành những lời thơ đẹp nhất ngợi ca.
Cao Bằng tuy ở xa, đường đến Cao Bằng tuy hiểm trở, nhưng Cao Bằng rất gần chúng ta, gắn bó yêu thương với tâm hồn chúng ta. Ý vị của bài thơ “Cao Bằng” là ở sự khơi gợi ấy
- Tình yêu của cha mẹ dành cho con cái, làm tất cả cho con cái. Tác giả muốn nói cha mẹ rất yêu thương con, họ yêu con hơn chính bản thân mình.
- Khuyên chúng ta biết trân trọng những tình yêu đó, biết vâng lời cha mẹ không để cha mẹ phải phiền lòng.
Em đã học và đọc nhiều bài thơ bốn chữ và năm chữ nhưng em đặc biệt ấn tượng và yêu thích bài thơ “Bóc lịch” của Bế Kiến Quốc.Tác phẩm “Bóc lịch” ghi lại cuộc trò chuyện đáng yêu của một em bé trong cuộc đối thoại với người bố khi em lật dở tờ lịch và hỏi bố “Ngày hôm qua đâu rồi?”.
Câu trả lời của người bố dành cho em thật nhẹ nhàng và sâu sắc.Người bố đã chìu mến nói với con “Ngày hôm qua ở lại” trên cành hoa,nụ hồng nở tỏa hương;trong hạt lúa mẹ trồng,chín vàng màu ước mơ;trong vở hồng,trong điểm 10,những kiến thức con tích lũy được.
Bởi vậy,có thể nói:”Ngày hôm qua”tuy đã qua đi nhưng để lại đó những kiến thức,thành quả mà ngày hôm qua ta đã tích lũy được. Bài thơ còn nói đến giá trị của thời gian sẽ ở lại mãi với chúng ta biết tận dụng thời gian làm những việc tốt. Với kết cấu bài thơ nhỏ nhắn,xinh xắn của nhà thơ Bế Kiến Quốc cho thiếu nhi gây cảm tình với bạn đọc bởi cách thể hiện sáng tạo,bởi thể thơ năm chữ ngắn gọn,nhẹ nhàng,dung dị,bởi bài thơ giàu hình ảnh và sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ đặc sắc.
Người yêu thơ sẽ còn mãi nhớ thơ “Bóc lịch” bởi thông điệp nhẹ nhàng,tinh tế mang tính giáo dục cao của người bố trong câu trả lời dành cho đứa con nhỏ của mình.
Tác giả muốn nói rằng : Giot sương tuy bé nhỏ như vậy nhưng nó sinh ra không phải là vô ích vì nó giúp ích cho chim vành khuyên . Những thân phận nhỏ bé nhưng vẫn có ích với đời
refer
: Tác giả muốn nói rằng : Giot sương tuy bé nhỏ như vậy nhưng nó sinh ra không phải là vô ích vì nó giúp ích cho chim vành khuyên . Những thân phận nhỏ bé nhưng vẫn có ích với đời