Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hình ảnh hai cây phong gắn với kỉ niệm thời thơ ấu của bọn trẻ, xuất hiện trong mạch kể với sự dẫn dắt của "chúng tôi"
- Có 2 đoạn kể về kỉ niệm của "chúng tôi":
+ Đoạn 1: kể về kỉ niệm về trò chơi tinh nghịch của bọn trẻ trước kì nghỉ hè năm cuối
+ Đoạn 2: mở ra những chân trời mới đẹp đẽ, bao la trước mắt bọn trẻ.
- Điều thu hút người kể chuyện cùng bọn trẻ và làm cho chúng ngây ngất chính là thế giới sinh động, nhiệm màu ở những vùng đất xa lạ chưa biết tới.
- Quang cảnh nơi có hai cây phong được miêu tả bằng ngòi bút đậm chất hội họa:
+ Hình ảnh hai cây phong: khổng lồ, nghiêng ngả, bóng mát rượi, cao ngang tầm cánh chim, tiếng lá xào xạc dịu hiền, cành cao ngất…
+ Quang cảnh: đất rộng bao la, dải thảo nguyên hoang vu mất hút trong sương mờ đục, dòng sông lấp lánh tận chân trời…
=> Bức tranh thiên nhiên qua lời kể có màu sắc, đường nét, sinh động… thông qua ngòi bút quan sát tài tình, miêu tả có hồn của tác giả.
Nếu bỏ hết các yếu tố tự sự, trong đoạn văn chỉ để lại yếu tố miêu tả và biểu cảm thì đoạn văn sẽ lộn xộn. Phải có yếu tố là cốt, những yếu tố miêu tả, biểu cảm thêm vào tạo cảm xúc và lớp lang.
TK:
Em bé bán diêm thật tội nghiệp. Người đời đối xử tàn nhẫn với em biết mấy. Họ chẳng thèm để ý đến những lời chào hàng tha thiết của em thậm chí đến lúc chết, cái thi thể lạnh cóng của em cũng chỉ nhận được những ánh nhìn lạnh nhạt. Trong cái xã hội thiếu tình thương ấy, nhà văn An-đéc-xen đã tỏ lòng thương cảm sâu sắc đối với em bé bất hạnh. Chính tình yêu ấy đã khiến nhà văn miêu tả thi thể em với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, đồng thời tưởng tượng ra cảnh huy hoàng của hai bà cháu lúc về trời. Song nhìn chung cả câu chuyện nói chung và đoạn kết của truyện nói riêng là một cảnh tượng thương tâm thực sự. Nó gợi lên ở chúng ta bao nỗi xót xa cho những kiếp người nghèo khổ.
Bai làm:Cả cuộc đời Lão Hạc là một chuỗi những bất hạnh liên tiếp, dai dẳng và triền miên: vợ chết, lão sống cảnh gà trống nuoi con , khi con trai lão trưởng thanh, phẫn uất vì không đủ tiền cười vợ cũng đã bỏ đi làm đồn điền cao su lão sống thui thủi trong cảnh già cũng với con chó vàng , mon fmỏi chờ tin con tuyệt vong. Cả cuộc đời lão phải gánh chịu cả những vật chât và tinh thần.Rồi mất mùa, đói kém. Rồi bệnh tật không có việc làm. Cái nghèo, cái đói cùng sự phẫn uất bế tắc đã đẩy lão đến bước đường cùng. Lão bán con chó vàng, kỉ vật của người con trai để lại. Phải trải qua bao day dứt, đau đớn lão mứoi thực hiện được quyết định này. để rồi sau khi bán con chó vàng, lão rơi vào một cuộc khủng hoảng tâm lí- ân hận vì trót lừa một con chó. Nỗi ân hận ấy dễ lí giải bởi vì mất con chó vàng cũng có nghĩa là mật đi chỗ dựa tinh thần cuối cùng trong cảnh già.
Lão Hạc quý con Vàng lắm. Chẳng gì nó cũng là một kỉ vật. Vợ lão mất đi, tất cả những gì yêu thương lão dồn cả vào cậu con trai. Nhưng nhà lão nghèo quá, không đủ tiền cưới vợ cho con , con lão bỏ đi. Cậu Vàng lúc này có khác gì cậu con trai quý tử của Lão. Lão chăm lo cho nó chu đáo lắm. Lão ăn gì cũng cho nó ăn theo. Cậu Vàng lớn nhanh và cũng rất trung thành với chủ. Nhưng rồi những trận ốm nặng khiên lão tiêu hết cả chỗ tiền bòn. Lão đành bán chó. Chuyện tưởng chỉ đơn giản như vậy như người ta bán đi con vật nào đó trong nhà. nhưng với Lão Hạc, chuyện bán con vàng là to tát lắm.
Tôi hiểu. tôi biết vì sau khi bán con chó vàng ông đã sang báo tin cho tôi. Lão cố làm ra vr nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão cứ ầng ậng nước. Lão đau xót thật. Nỗi đau của Loac khiến tôi còn cảm thấy không xót xa bằng năm quyển sách mà tôi cho đó là vật tùy thân hồi trước. Tôi chẳng biết nói gì cả, hỏi cho có chuyện:
-Thế nó cho bắt à?
KHông ngờ nó lại đụng đến nỗi đau đang chỉ chực dâng lên và cứ thế là mặt lõa tự dưng co dúm lại. Những nếp nhăn xô vào nhau, ép chp nước mắt chảy ra... lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc. Bộ dạng lão trông thật là tội ngiệp. Những giọt nước mắt khó khăn tưởng không thể có ở cái tuổi gần đất xa trời đã rơi vì thấy mình có lỗi với chú chó vàng. Lão khóc như đứa con nít giận dỗi vì bị ai đe nẹt và quát mắng.
Tôi cảm thấy bồi ngồi khi ngồi nghe lão kể. Lão kể chuyện bán chó mà thực chất là để tự xỉ vả mình. Lão nói: ********.. ông giáo ơi..! Nó có biết gì đâu.
Một câu chửi thề, một lời tự trách , con chó được lão hạc coi như một đứa con mà mình chẳng khác gì một ông già chuyên lừa lọc. Lõa tưởng tượng trong ánh mắt của con Vàng lúc nso bị trói chặt cả bốn chân là mộo lời trách móc nặng nề.: A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối xử vứoi tôi như thế này à?
Lời tự vấn chứng tỏ lão đã dằn vtj mình lắm.
Thế rồi Lão cũng nguôi dần nhờ sự động viên , khich lệ thêm chút an ủi của tôi. Thôi thì đằng nào nso cũng chết rồi . Lão chua chát bảo Kiếp con chó là kiếo khổ, thì ta hóa kiếp cho nó làm kiếp ngưưoì, may ra có sung sướng hơn một chút... kiếo ngươi như kiếp tôi chẳng hạn.
Câu nói của Lão chua xót biết bao. Chắc gì cái kiếp của lão đã sung sướng hơn kiếp chó. CÒn lõa vẫn phải sông kiếp người àm nào có ra gì. Và rồi đây, cái chết của lão đâu có nhẹ hơn cái chết của cậu Vàng.
Tình yêu của Lão Hạc đối với cậu Vàng không đơn giản là thứ tình yêu dành cho con vật. cạu Vàng là kỉ niệm , là nơi duy nhất lão ngày ngày tâm sự chuyện mình. Nói chuyện vứoi cậu, Lão có cảm giác như đang được gần cậu con trai yêu quý. CHính điều kiện này khiến tôi - một nhà tri thức nghèo, và các bạn dễ dàng hiểu được tại sao lão Hạc lại dằn vặt và đau đơn khi bán chó. Đoạn truyện tuy ngắn nhưng đã gợi ra nhưng phẩm chất vô cùng tốt đẹp của lõa nông dân, một con người luôn sống vị tha và thương yêu hết mực.
*_______________________________________
đây là dàn ý . dựa vào vít theo nhá
- Trước tiên, phải xác định yêu cầu của đề đã này:
+ Thể loại: tự sự + miêu tả + biểu cảm
+ Nội dung: câu chuyện của lão Hạc với ông giáo bán con chó vàng
- Dàn ý:
1. MB: Ngôi kể thứ I( tôi) có mặt trong câu chuyện như người thứ 3 ngoài lão Hạc với ông giáo (phân biệt với người kể ở trong truyện của Nam Cao chính là ông giáo)
Giới thiệu hoàn cảnh lão Hạc sang nhà ông giáo để kể chuyện bán chó. Ở đó có ông giáo và người kể.
2. TB:
- Kể: lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo:
+ Lão Hạc báo tin bán chó
+ Lão Hạc kể lại chuyện bán chó
Miêu tả: nét mặt đau khổ của lão Hạc
Biểu cảm: nỗi ân hận của lão Hạc về việc bán chó và thái độ của ông giáo.
+ lão Hạc: chua chát kết thúc việc bán chó.
- Miêu tả: nét mặt của ông giáo khi nhận được tin => suy tư nghĩ ngợi và đau khổ với lão Hạc
- Biểu cảm:
+ Nêu những suy nghĩ của bản thân với câu chuyện
+ ________________ về các nhân vật ở trong đó (về ông giáo và lão Hạc)
3. KB: Nhắc lại sự việc bán chó. Đặc biệt là khi sự việc kết thúc. Nhận định, đánh giá chung về sự việc đó. Trở lại hoàn cảnh thực tại của mình.
Ví dụ về MB và KB:
MB: Hôm nay là một ngày đẹp trời. Tôi đang đi trên con đường làng ra bờ ao câu cá, bỗng gặp lão Hạc với vẻ mặt buồn buồn. Lão Hạc là người làng tôi, nhà lão có mấy sào vườn. Vợ lão chết, con lại đi phu ở đồn điền cao su, lão thui thủi sống với con chó Vàng. Chợt tôi nhận ra rằng, lão đang đi đến nhà ông giáo. Có lẽ lão có việc hệ trọng gì đây. Nghĩ vậy tôi bèn đi theo lão........
KB: Đúng lúc lão Hạc từ chối khoai và chè của ông giáo, tôi mới chợt nhận ra rằng mặt trời đã lên đến đỉnh đầu, mình thì đói meo rồi. Vậy mà tôi còn chưa ra bờ ao câu cá để mang về uống rượu. Tôi lại lững thững đi ra bờ ao đầu làng, tâm trạng buồn khó tả.....( chỗ này là tâm trạng buồn với lại thông cảm với lão Hạc đấy nhá, mà thôi, đến đây cũng được rồi, thân bài thì khai triển ra thôi
Bài làm :
Phía cuối làng tôi là nhà lão Hạc_một căn nhà lá xơ xác và tồi tàn. Lão sống cô đơn một mình bên con chó, cuộc sống đầy vất vả khó khăn. Sở dĩ tôi biết lão rõ như vậy là vì nơi tôi ở, ngay sát cạnh nhà lão, chỉ cách nhau có một bức tường gạch. Lão Hạc sống một mình, già rồi mà chẳng có ai chăm.Tôi thương và muốn giúp lão nhiều nhưng hoàn cảnh nhà tôi cũng chẳng hơn gì lão nên đành ngậm ngùi nhìn vậy, mặc cho tháng ngày trôi đi.
Thế rồi vào một ngày, sáng đó tôi dậy sớm lắm. Mặt trời chưa lên, cả đất trời tối sầm với một màn sương đêm đọng lại. Tôi thong thả bước đi chợ. Nói đi chợ là nói đó thôi chứ tôi muốn đi bộ để tận hưởng cái gió mát đầu ngày.Tôi bước đi trên con đường làng quanh co dẫn đến cuối xóm. Tiếng chó sủa, gà gáy vang lên làm phá đi cái không khí tĩnh lặng lúc nào. Rồi trong tôi bỗng sực nhớ tới một việc. Chả là thế này. Cô Thị vợ Ông giáo có nói với tôi là mắc chứng bệnh đau lưng kinh liên, cô nhờ tôi kiếm giúp chỗ nào chữa tốt thì mách cho cô ấy. Tôi đã tìm ra và định đến trưa sang nhà. Mặt trời mỗi lúc càng lên cao, tôi đến nhà Ông giáo. Đi dưới những lũy tre xanh, tôi cảm thấy dễ chịu và khoan khoái lạ thường. Tôi rảo bước thật nhanh tới nhà. Phía sau cánh cổng nhà Ông giáo là khoảng sân rộng. Thị đang đứng trong bếp, tôi chạy ào vào và mách luôn. Nhưng thật vô tình làm sao tôi nghe được cuộc nói chuyện đầy ý nghĩa của lão Hạc và Ông giáo. Tôi nghe mà trong lòng thấy rằng cuộc đời này thật là trớ trêu!!!
Tôi đứng dưới sân, dưới ánh nắng gắt của buổi ban trưa, đang mách cho Thị thì thấy lão Hạc tất tưởi, hớt hải chạy vào. Nhìn lão chạy mà tôi thấy buồn cười. Cái dáng đã già vừa thấp lại gù gù của lão nhìn thật khó coi. Những nỗi khắc khổ hiện lên trên khuôn mặt lão khiến ai nhìn vào cũng thấy thương. Nhưng lạ một điều, tại sao lão lại căng thẳng và lo lắng đến vậy. Tôi băn khoăn trong lòng tự hỏi. Lão chạy thằng một mạch vào nhà, vừa thấy Ông giáo, lão bắt đầu ngay câu nói:
-Cậu Vàng đi đời rồi, Ông giáo ạ!
Không khí trong nhà trùng xuống, nặng nề một cách lạ. Ông giáo thốt lên tiếng rồi ấp úng đáp:
-Lão... lão bán con chó rồi sao?
Lão Hạc không nói gì, khuôn mặt hốc hác ấy cúi gằm xuống. Lão trả lời bằng giọng run run:
-Bán rồi, họ vừa bắt xong.
Ông giáo đứng yên như chết lặng, buồn, thương thay cho lão Hạc. Đứng ở ngoài nhìn vào, nghe nhưng tiếng nói chua xót của hai người ấy mà tôi thấy trạch lòng. Chắc lão Hạc phải suy nghĩ nhiều lắm, day dứt lắm khi quyết định bán con chó. Lão và con chó thân nhau lắm. Lúc đầu thấy lão nuôi chó tôi nghĩ chắc lão nuôi để bán lấy tiền hay làm thịt đó thôi. Nhưng giờ thì... Lão Hạc buồn, đau đớn, xót xa, ân hận đến cùng cực. Những nếp nhăn xô lại với nhau, hằn rõ mồn một. Đôi mắt ầng ậc nước của lão ánh lên nỗi buồn đau khôn xiết. Lão bật khóc huhu rồi như trẻ con mếu. Ông giáo nhìn lão Hạc một cách cảm thông, chắc ông ấy hiểu được tình cảm đó. Tôi nhìn vào trong nhà mà xót xa. Lão khóc to hơn, nước mắt giàn giụa chảy ra một cách đau khổ:
-********... ông giáo ơi!... Nó có biết gì đâu!
Ông giáo ngồi nghe mà đau xót. Lão Hạc kể chuyện con chó bị bắt. Trong những lời nói run run ấy, tôi cảm nhận được sự hối hận, xót xa trong lòng lão đến mức độ nào. Rồi bầu không khí ấy bị phá tan bởi giọng nói của Ông giáo:"Mẹ nó à, vào nhà lấy cho tôi cái chõng tre và mang một ấm nước chè pha sẵn cho tôi". Tiếng gọi với phát ra trong nhà. Nghe thấy vậy, Thị liền làm ngay. Hai ông bạn vẫn tiếp tục nói chuyện một cách chân tình. Ông giáo nói bằng giọng lo lắng:
-Lão Hạc à! Ông không sao đấy chứ? Thôi thì bán nó đi cũng tốt, coi như là ta đã hóa kiếp cho nó, giúp nó đến với một cuộc sống tốt hơn. Lão thấy có đúng không?
Lão nhìn Ông giáo với ánh mắt nặng trĩu nỗi buồn nhưng vẫn cố gượng cười:
-Ông giáo nói phải, thôi thì ta hóa kiếp cho nó vậy.
Tôi nghe mà thương lão Hạc quá. Bán con chó rồi, một mình còm cõi ở nhà lão biết làm bạn với ai. Dẫu biết cuộc sống khó khăn và thiếu thốn nhưng có bạn ở bên thì sẽ vui hơn nhiều. Nhìn lão Hạc, tôi càng thấy tội nghiệp cuộc sống già cô đơn. Hai khuôn mặt nặng trĩu nỗi buồn. cuộc nói chuyện im lặng một lúc lâu. Họ nhìn nhau như thể thương cảm bằng những con mắt biết nói. Ngoài trời, nắng vẫn chói chang. Từng ngọn gió vi vu xô nhẹ nhưng rặng tre tạo nên tiếng xào xạc lạ kì. Trong bầu không khí im lặng của làng quê nghèo, tiếng lá vẫn reo. Cả hai người ngồi thừ ra, ngẫm nghĩ cuộc đời.
-Lão Hạc ạ! Tôi cũng như ông, đều có những vật mà tôi quý giá vô cùng nhưng rồi cũng phải bán. Lão có biết tại sao không? Chính là do cuộc sống hàng ngày khiến tôi thấy một điều: không bán thì sẽ chết. Cuộc sống không ai có thể lường trước được tất cả, có những việc ta phải chấp nhận và đối mặt với nó. Bởi sở dĩ cuộc sống này là vậy.
Ông giáo nói như phân tích vấn đề. Khuôn mặt nghiêm nghị một cách rất chín chắn. Lão Hạc ngồi gật gù công nhận câu nói ấy của bạn. Tôi đứng ngoài sân, miên man suy nghĩ về nỗi khổ cuộc đời. Lão đã bớt buồn. Nhìn lão Hạc tôi cũng thấy đỡ lo. Hai người vẫn tiếp tục nói nhưng tôi thì phải về. Ông mặt trời đã bắt đầu lặn.
Tôi lững thững bước đi về nhà mà trong lòng miên man một nỗi buồn khó nói.
Nguồn : In
Từ nhỏ, tôi rất thích đi học nhưng vì hoàn cảnh khó khăn nên không được đến trường. Khi ông giáo dọn nhà về đây, tôi qua làm quen và nhờ ông giáo chỉ dạy những con chữ. Kể từ đó, tôi trở thành học trò của một ông giáo tốt bụng mặc dù lúc đó tôi cũng đã lớn tuổi. Do thường hay qua nhà ông giáo nên một lần tôi được chứng kiến câu chuyện hết sức xúc động: lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo. Bạn có thể nghĩ: “Có gì to tát đâu, chỉ là bán một con chó thôi mà!”. Nhưng bạn ơi, nếu bạn hiểu về hoàn cảnh sống và phẩm chất của lão Hạc thì hẳn bạn sẽ hiểu vì sao đây là một câu chuyện mà dù nhiều năm trôi qua nhưng tôi vẫn không thể nào quên.
Thân bài:
Tôi vẫn nhớ như in hôm ấy! Khi đang ngồi trò chuyện cùng ông giáo thì bất chợt thấy lão Hạc từ đằng xa đi lại. Cả cái làng này ai cũng biết lão Hạc – một lão nông già có hoàn cảnh hết sức đáng thương.Lão Hạc rất nghèo, vợ lão mất, lão sống cô độc, chỉ có con chó Vàng làm bạn. Con trai lão vì nghèo, không lấy được vợ đã phẫn chí bỏ làng đi xa. Lão ở nhà chờ con về, làm thuê để sống. Dù đói, lão quyết không bán đi mảnh vườn và ăn vào tiền dành dụm do “bòn vườn”, lão giữ cả lại cho con trai. Nhưng một trận ốm dai dẳng, lão không còn sức đi làm thuê nữa. Và mấy ngày nay, tôi cũng ít thấy lão. (tóm tắt hoàn cảnh lão Hạc)
Thế mà, có ngờ đâu, hôm nay trông lão tiều tuỵ quá. Dáng đi thất thiểu như một người không còn sức sống. Da lão xanh xao, vàng vọt, gương mặt sầu khổ và vừng trán hiện lên rất nhiều nếp nhăn. Mái tóc lão bạc phơ, trông xơ xác quá. Nhìn thấy lão như thế ai mà không chạnh lòng cho được. Mà hình như lão có chuyện gì đó thì phải?! (miêu tả và biểu cảm)
Đúng như dự đoán, vừa bước vào nhà, thấy chúng tôi, lão báo ngay:
- Cậu Vàng đi đời rồi, các bác ạ!
- Cụ bán rồi? – Ông giáo hỏi với vẻ ngạc nhiên.
- Bán rồi! Họ vừa bắt xong. – lão trả lời giọng như có vật gì trong cổ họng.
Rồi sau đó, lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước. Thấy thế, trong chúng tôi, ai muốn ôm choàng lấy lão mà oà lên khóc, vì chúng tôi hiểu lão quý “cậu vàng” như thế nào. Thật ái ngại cho lão Hạc làm sao. Như để thay đổi không khí trầm lắng, ông giáo hỏi lão Hạc:
- Thế nó cho bắt à?
Sau câu hỏi của ông giáo, tôi bỗng thấy mặt lão đột nhiên co dúm và những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc... Tội nghiệp cho lão! Như muốn bộc lộ nỗi lòng dằn vặt, lão chợt thốt lên:
- Khốn nạn... Ông giáo ơi! Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại. Bấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết! Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này?”. Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!
Rất khéo léo, ông giáo vội an ủi lão:
- Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả biết đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt? Ta giết nó chính là hoá kiếp cho nó đấy, hoá kiếp để cho nó làm kiếp khác.
Thế nhưng, lão chua chát bảo:
- Ông giáo nói phải! Kiếp cho chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút... kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn...
- Tôi cũng bùi ngùi nhìn lão, chua chát nói:
- Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng chúng tôi sung sướng hơn chăng?
- Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng
Lão cười và ho sòng sọc. Ông giáo nắm lấy cái vai gầy của lão, ôn tồn bảo:
- Chẳng kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này là sung sướng: bây giờ cụ ngồi xuống phản này chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu một ấm nước chè tươi thật đặc; ông con mình ăn khoai, uống nước chè, rồi hút thuốc lào... Thế là sướng.
- Vâng! Ông giáo dạy phải! Ðối với chúng mình thì thế là sung sướng.
Lão nói xong lại cười đưa đà. Tiếng cười gượng nhưng nghe đã hiền hậu lại. Chúng tôi đều nhẹ người hẳn lại.
Tôi vui vẻ bảo:
- Thế là được, chứ gì? Vậy cụ ngồi xuống đây, nói chuyện với thầy tôi, để tôi đi luộc khoai, nấu nước.
- Nói đùa thế, chứ ông giáo và bác để khi khác vậy?...
Chúng tôi hết sức ngỡ ngàng vì câu nói của lão. Hình như lão có chuyện gì chăng???
- Việc gì còn phải chờ khi khác?... Không bao giờ nên hoãn sự sung sướng lại cụ ơi. Cụ cứ ngồi xuống đây đi ạ! Tôi làm nhanh lắm!
- Ðã biết thế, cảm ơn bác, nhưng tôi còn muốn nhờ ông giáo một việc...
Rồi tự dưng mặt lão nghiêm trang lại...
- Việc gì thế, cụ? – Ông giáo nhẹ nhàng hỏi.
- Ông giáo để tôi nói... Nó hơi dài dòng một tí.
- Vâng, cụ nói.
- Nó thế này, ông giáo ạ!
Tôi cũng thôi nấu khoai, ngồi xuống cùng ông giáo nghe lão Hạc kể. Lão kể nhỏ nhẹ và dài dòng thật. Nhưng đại khái có thể rút vào hai việc. Việc thứ nhất: Lão thì già, con đi vắng, vả lại nó cũng còn dại lắm, nếu không có người trông nom cho thì khó mà giữ được vườn đất để làm ăn ở làng này. Thầy của tôi là người nhiều chữ nghĩa, nhiều lý luận người ta kiêng nể, vậy lão muốn nhờ thầy cho lão gửi ba sào vườn của thằng con lão, lão viết văn tự nhượng cho thầy tôi để không ai còn tơ tưởng dòm nhó đến; khi nào con lão về thì nó sẽ nhận vườn làm, nhưng văn tự cứ để tên thầy tôi cũng được,... Việc thứ hai: Lão già yếu lắm rồi, không biết sống chết lúc nào: con không có nhà, lỡ chết không biết ai đứng ra lo cho được; để phiền cho hàng xóm thì chết không nhắm mắt: lão còn được hăm nhăm đồng bạc với năm đồng vừa bán chó là ba mươi đồng bạc, muốn gửi thầy để lỡ có chết thì thầy đem ra, nói với hàng xóm giúp, gọi là của lão có tí chút, còn bao nhiêu đành nhờ hàng xóm cả... ôi lão Hạc quả thật xứng đáng để người ta kính trọng và yêu quý. Sau đó, lão về. Chúng tôi nhìn theo dáng gầy gò của lão mà không cầm được nước mắt. Rồi lão sẽ sống ra sao những ngày tháng sau này?... Cuộc đời sao mà thật đáng buồn!!!
Kết bài:
Nhìn đời sống hạnh phúc ấm no và khá đầy đủ của người nông dân thời bây giờ, tôi chợt chạnh lòng xót xa cho số phận cùng cực khổ đau mà người nông dân trong xã hội cũ âm thầm gánh chịu. Câu chuyện tôi chứng kiến cảnh lão Hạc kể chuyện bán chó mãi mãi in sâu vào trong tâm trí cũng như làm sao tôi có thể quên hình ảnh người nông dân nghèo nhưng giàu tình cảm, giàu lòng tự trọng, yêu thương con – Lão Hạc!
Tôi là con trai lão Hạc. Sau tám năm ròng đi đồn điền cao su, nay tôi mới có dịp trở về quê hương, thăm người cha già kính yêu và thăm cậu Vàng yêu quý.
Cũng giống như bao người xa quê khác, tôi vô cùng hồi hộp, háo hức và xúc động khi được trở về quê nhà, gặp lại người cha đáng kính sau bao năm xa cách.
Ngần ấy năm trời, tôi không viết thư cho cha nên không biết cuộc sống của cha đã ra sao rồi và trong túi của tôi đã dành dụm được chút tiền gọi là để biếu cha và để về quê cưới vợ. Cảnh vật quê hương vẫn thân thuộc như ngày nào. Trong tâm trí tôi vẫn nhớ như in từng đường thôn ngõ xóm, từng dòng sông, ngọn đồi nhưng dường như cảnh vật dần dần tiều tụy, xơ xác hơn so với ngày tôi bỏ làng ra đi. Bỗng nhiên, một cảm giác lạnh lẽo bao trùm khắp không gian khi tôi đặt chân đến mảnh vườn của cha. Cây cỏ thì khô héo, cây cối xung quanh tiêu điều, trơ trụi như rất lâu rồi chưa có người đặt chân đến chăm sóc. Ngôi nhà bằng rơm của cha tôi thì siêu vẹo, tưởng chừng như sắp đổ. Tôi vội vàng ngó vào trong nhà nhưng chẳng thấy cha tôi đâu.
Tôi gọi lớn: “Cha ơi, cha ơi con đã về rồi đây cha ơi, cha ơi!...” nhưng mãi không có một tiếng trả lời. Tôi bỗng đâm ra lo sợ. Bất chợt, có một người hàng xóm đi qua, đã nhận ra tôi là con trai lão Hạc liền nói: “ơ, cháu đã về rồi à, nhưng bây giờ về thì đã quá muộn rồi, cha cháu đã mất cách đây năm năm trước và mảnh vườn cũng đã bán cho ông giáo rồi, cháu thử sang hỏi ông giáo mà xem”. Tôi sững sờ không tin vào tai mình, quên cả cảm ơn bác hàng xóm rồi chạy một mạch tới nhà ông giáo.
Vừa đến nơi, ông giáo đã nhận ra tôi ngay, ông “à”, lên một tiếng rồi mời tôi vào nhà. Ngay lập tức tôi vào thẳng vấn đề chính:
- Ông giáo ơi, ông giáo cho cháu biết chuyện gì đã xảy ra với cha cháu, à và còn về mảnh vườn nữa, chuyện cha cháu bán mảnh vườn cho ông giáo là như thế nào vậy?
- Cậu cứ từ từ đã, chuyện còn dài lắm, trước tiên tôi dẫn cậu đến mộ của cha cậu trước đã. Ông giáo từ từ đáp lại. Đến mộ của cha, ông giáo và tôi thắp vài nén hương khấn cha tôi và ông giáo nghẹn ngào nói:
- Lão Hạc ơi, cuối cùng con trai lão cũng đã trở về rồi đây, đã đến lúc tôi thực hiện lời hứa là trao trả mảnh vườn mà lão đã hi sinh cuộc đời để giữ lại cho con. Bây giờ thì lão có thể yên nghỉ dưới suối vàng rồi chứ?
Nghe đến đây, chưa rõ chuyện gì xảy ra nhưng tôi vô cùng xót xa, ân hận nói:
- Cha ơi, con quả là đứa con bất hiếu phải không cha, trong lúc cha cần có một bờ vai để nương tựa nhất thì con lại không có ở bên. Con chỉ mải mê lo kiếm tiền để hai cha con có thể sông một cuộc sống đầy đủ hơn sau này, con thật có lỗi quá
- Tôi tự dằn vặt bản thân mình.
Tôi vừa dứt lời thì ông giáo vỗ vai an ủi tôi rồi cả hai cùng trở về nhà ông giáo để nói chuyện tiếp. Ông giáo rót nước mời tôi uống rồi từ từ kể lại toàn bộ câu chuyện cho tôi nghe. Từ lúc mùa màng đói kém, cha tôi day dứt về chuyện bán cậu Vàng đến lúc ân hận, xót xa đã nỡ lừa một con chó. Cha tôi đã phải tự giải thoát cuộc đời bằng cách ăn bả chó xin được của Binh Tư để không tiêu vào số tiền dành dụm cho tôi và giữ lại mảnh vườn cho tôi. Cha tôi đã nhờ ông giáo viết văn tự bán vườn để nhằm giữ nguyên mảnh vườn khi tôi trở về.
Nghe xong câu chuyện mà ông giáo kể, tôi không thể nào kiềm chê được nỗi xúc động, hai dòng nước mắt cứ thế chảy ra. Tôi ân hận lắm, xót xa lắm, chỉ vì tôi mà cha đã nhịn đói, chỉ vì tôi mà cha đã phải tự tìm đến cái chết thảm khốc để giải thoát bản thân. Đầu óc tôi choáng váng, tôi cảm thấy mình thật đáng chết, mình là người con bất hiếu, việc gì mà cha phải hi sinh cuộc đời cho một người con như tôi chứ. Trong lòng tôi tràn đầy cảm giác tội lỗi, ân hận. Tôi thương cha vô cùng. Thực ra ngày ấy phần vì nông nổi sau khi người yêu đi lấy chồng do tôi nghèo khó không có đủ tiền cưới vợ, phần vì thấy cha đã già mà phải làm việc vất vả tôi mới bỏ làng ra đi để kiếm chút ít tiền vừa để có chút vốn liếng lập nghiệp về sau, vừa để cho cha an hưởng lúc về già, ai ngờ sự việc lại xảy ra như thế này. Tôi chỉ nghĩ vùng đất ấy là một vùng đất đầy hứa hẹn, có thể kiếm được nhiều tiền để sau này về biếu cha rồi lập nghiệp và cưới vợ.
Ông giáo liền đưa cho tôi xem văn tự mảnh vườn và nói: “Giờ đây, văn tự này chẳng còn ý nghĩa gì nữa” rồi ông giáo liền xé nó đi và đưa trả lại tôi cả mấy chục đồng bạc mà cha tôi nhờ ông giáo cất giữ. Trước khi ra về, tôi có đưa cho ông giáo mấy đồng bạc nhưng ông giáo nhất quyết không nhận, ông bảo không có lí do gì để nhận số tiền ấy cả.
Sau sáu năm đi phu đồn điền cao su, tôi trở về quê nhà thân yêu, trong lòng thấy rạo rực lạ thường. Phần vì tôi đã có đủ tiền cưới vợ, phần vì nhớ cha, cũng lâu rồi tôi không gặp cha, không biết giờ đây cha tôi sống ra sao rồi. Rảo bước trên con đường đất dài và hẹp, tôi bước nhanh về nhà, thầm nghĩ rằng cha tôi sẽ bất ngờ lắm bởi vì tôi về nhà mà không hề báo trước cho cụ. Đứng trước cánh cửa cũ đã mục của ngôi nhà nhỏ tồi tàn, tôi có cảm giác bất an khó tả đến kì lạ. Đẩy nhẹ cánh cửa nhỏ và bước vào bên trong, không khí trong nhà thật lạnh lẽo, thật ngột ngạt, tựa như không có người ở từ lâu. Lấy làm lạ, tôi sang nhà hàng xóm hỏi chuyện. Tôi gặp ông giáo và ông nói với tôi: '' Cụ nhà đã mất được 3 năm rồi'' xong ông giáo đưa ra một tờ giấy và ba mươi đồng bạc rồi bảo:'' Đây là số tiền và cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn; cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào.'' Chưa nghe hết lời ông giáo nói, sống mũi tôi đã cay xộc, khóe mắt trở nên nóng rát và trĩu nặng. Tim tôi thắt lại như bị ai đó bóp nghẹt, những giọt nước mắt ấm nóng và mặn chát trào ra, lăn dài trên gương mặt thất thần không tin vào sự thật phũ phàng. Tôi ân hận lắm, ân hận vì đã không báo hiếu, phụng sự cho cha tôi nhưng năm tháng của cuối cuộc đời. Chỉ vì một phút phẫn chí do không lấy được vợ cùng cái suy nghĩ bồng bột của tuổi trẻ rằng sức khỏe của cha tôi vẫn tốt, không cần người khác phải ở cạnh chăm sóc mà tôi đã đi phu đồn điền cao su để lại cha ở lại quê nhà với tuổi già, bệnh tật và những cô đơn khó có thể bù đắp. Cảm giác tội lỗi bao trùm xung quanh, không gian quanh tôi như tối xầm lại, đôi mắt đẫm nước nhắm nghiền, tôi tự trách bản thân quá ích kỉ, bất hiếu và vô tâm...Ông giáo đứng đó, đôi mắt hơi trùng xuống ẩn chưa một nỗi buồn nhạt kiên nhẫn chờ tâm trạng tôi ổn định lại. Ông đưa tôi đến trước ngôi mộ nhỏ của người cha quá cố, gọi là để thắp cho cụ nén nhang. Tôi quì gối, cúi đầu ôm mặt bật khóc nức nở như đứa trẻ. Bởi tôi ân hận quá. Tôi muốn được nói một lời xin lỗi với cha tôi, muốn lắm nhưng không thể nữa. Cha tôi đã qua đời, cụ mất rồi. Dẫu cho bây giờ tôi có khắc lên bia mộ này triệu lời xin lỗi, ngàn lời yêu thương thì ...... bia đá vô tri có nghĩa gì.
Thời gian trôi qua thật nhanh. Mới ngày nào tôi còn là một chú bé Hồng loắt choắt nhanh nhẹn với một tuổi thơ bất hạnh, đầy đau khổ. Tưởng rằng thời gian sẽ làm phai mờ đi những kí ức đau thương đó mà giờ đây những hình ảnh đó vẫn còn đọng lại trong tâm trí tôi cho đến khi tôi gặp lại "cái bóng" người mẹ của mình .
Chiều hôm đó khi đi học về, tôi chợt thấy thấy một người giống mẹ, tôi liền chạy theo vừa chạy vừa gọi: "mẹ ơi ! mẹ ơi!". Tôi chợt nghĩ nếu người ngồi trên xe kéo không phải mẹ mình thì bọn bạn sẽ cười cho thúi mũi mất. Chiếc xe kéo dừng lại, tôi chạy đến thì thấy. ÔI!!!!!!!!! tôi thốt lên. Hóa ra người phụ nữ ngồi trên xe kéo là mẹ. Hai mẹ con sụt sùi, cảm xúc dâng trào . Sau đó tôi cũng không nhớ là mẹ đã hỏi tôi những gì nữa, chỉ nhớ là từng giây phút đều tuyệt đẹp. Đi được 1 đoạn thì tui bất chợt gặp lại bà Tám, bà là hàng xóm cũ của tôi từ hồi bố mẹ tôi còn sống với nhau. Hai bà cháu gặp nhau cũng mừng lắm, tâm sự với nhau biết bao nhiêu câu chuyện. Rồi tôi cũng kể lại cuộc hội ngộ của mình và mẹ ban nãy. Nghe tôi kể xong đột nhiên sắc mặt bà Tám khác hẳn. Mặt bà cắt không còn giọt máu, vẻ hoảng sợ. Tôi thấy lạ bèn hỏi thì bà bảo, từ khi tôi đi mẹ tôi như người mất hồn, bà cắt đứt mọi mối quan hệ với mọi người. Rồi vào một ngày bình thường, hàng xóm phát hiện bà treo cổ tự vẫn ở nhà với một bức thư chứa đựng những lời kêu gào, đau khổ thảm thiết. Sau khi mai táng cho bà xong, ngôi nhà đó như bị một linh hồn giận giữ nào đó chiếm giữ hễ bất cứ ai bước chân vào nhà là tai họa kinh hoàng sẽ ập đến. Nghe thấy bà kể chân tay tôi lạnh ngắt, mặt mũi xám xịt. Tôi tự hỏi người ngồi trên xe kéo là ai và trong suốt cuộc trò truyện trước cổng trường tôi đã nói chuyện với người hay là ma nữa. Tôi lạnh lùng bước về nhà. Đầu óc quay cuồng, cố quên đi những chuyện đã từng xảy ra. Rồi tôi cũng không xác định được mình đang đi đâu nữa. Đôi chân tôi mỏi dần, mỏi dần và rồi ... uỵch. Tôi ngất lịm đi trên đường.
Vì không có tiền để cưới người con gái mình yêu nên tôi phẫn chí bỏ làng ra đi, vào tận Nam Kì làm phu ở đồn điền cao su đất đỏ. Biền biệt suốt mấy năm trời, tích cóp được ít tiền, nay tôi mới trở về quê.
Về tới đầu làng,tôi thấy cảnh xóm làng tuy vẫn còn xơ xác, tiêu điều vì trận đói khủng khiếp vừa qua nhưng khí thế cách mạng của bà con nông dân thì sôi nổi lắm. Tiếng trống, tiếng mõ vang rền. Các kho thóc của phát xít Nhật bị phá tung, cán bộ Việt Minh chia thóc cho dân chúng. Từng đoàn, trai tráng kéo nhau đi rầm rập trên con đê chạy dọc bờ sông, miệng hô to những khẩu hiệu đả đảo Pháp, Nhật, ủng hộ chính quyền cách mạng. Dẫn đầu đoàn người là lá cờ đỏ sao vàng phấp phới.
Quả là một cảnh tượng tôi chưa từng được chứng kiến trong đời. Tim tôi đập rộn lên khi đặt chân về đến rặng tre đầu ngõ. Khu vườn quen thuộc đây rồi! Ba gian nhà tranh cũ kĩ, xiêu vẹo, im lìm đứng giữa vườn cây xơ xác. Lối vào nhà và miếng sân đất um tùm cỏ dại.
Tôi cất tiếng gọi cha, không một lời đáp lại. Nhấc chiếc cửa liếp ra, tôi ngó vào trong:
Mạng nhện chăng đầy; nắng chiếu qua lỗ thủng trên mái rạ, in trên mặt đất gồ ghề những vệt sáng không đều. Không khí lạnh lẽo và mùi ẩm mốc xông lên khiến anh bất chợt rùng mình. Tôi sang nhà ông giáo để hỏi thăm về người cha già yếu của mình.
Ông giáo Tri, người hàng xóm thân cận pha nước mời tôi uống rồi khuyên tôi hãy bình tĩnh nghe ông kể về những ngày cuối đời của người cha tội nghiệp:
- Từ hôm anh đi, ông cụ buồn lắm! Sớm tối chỉ có con chó Vàng quanh quẩn bên ông cụ mà thôi. Cả tổng đói, cả làng đói. ông cụ đứt bữa thường xuyên, Thôi thì kiếm được cái gì ăn cái nấy cho qua ngày. Thỉnh thoảng sang bên tôi chơi, ông cụ cứ tự trách mình vì nghèo mà không cưới được vợ cho con, để con phải lưu lạc tha phương kiếm sống. Một buổi chiều, ông cụ nhờ tôi trông coi hộ mảnh vườn ba sào để sau này anh về thì có sẵn đất đấy mà làm ăn. Ông cụ còn gửi tôi giữ giùm ba mươi đồng bạc dành dụm từ việc bán hoa lợi thu được từ mảnh vườn suốt mấy năm qua và tiền bán con chó Vàng. Khốn khổ! Nhắc đến chuyện phải buộc lòng bán nó vì không nuôi nổi nữa, ông cụ cứ khóc vì ân hận là đã lừa nó. Ông cụ bảo thà chết chứ không bán mảnh vườn của mẹ anh để lại cho anh.
Tôi có ngờ đâu ông cụ lại chọn cái chết, ông cụ xin Binh Tư ít bả chó. Lúc thấy ồn ào, tôi chạy vội sang thì ông cụ đang quằn quại. Chẳng thể làm thế nào cứu được nữa! Số tiền ông cụ gửi, tôi chỉ một ít lo ma chay, chôn cất ông cụ; số còn lại, tôi vẫn giữ đây chờ anh về. Lát nữa, tôi sẽ dẫn anh ra thăm mộ ông cụ. Ôi Chao! Trên đời này, thật hiếm có người cha nào thương con như thế!
Tôi ngồi lặng đi, hai hàng nước mắt lăn dài trên má. ông giáo lấy văn tự nhà đất cùng túi tiền cất ở trên bàn thờ xuống, đưa cho tôi .Tôi run run đưa tay ra đón lấy rồi nghẹn ngào thốt lên hai tiếng: “Cha ơi!”.
Thắp mấy nén nhang cắm lên nấm mộ chưa xanh cỏ, tôi thổn thức tâm sự với người cha mà tôi yêu quý và thương nhớ: “Cha ơi! Con là đứa con bất hiếu, không đỡ đần được gì cho cha lúc tuổi già sức yếu! Con mong cha tha thứ cho con! Con lầm tưởng là bỏ làng ra đi thì sẽ dễ dàng kiếm được tiền, nhưng ở đâu dân mình cũng cơ cực, cha ạ! Trong những ngày làm phu cạo mủ cao su ở đồn điền của lũ chủ Tây ở đất Đồng Nai, con đã được cán bộ cách mạng giác ngộ, chỉ cho con đường đúng nên theo, về làng lần này, con những mong được gặp lại cha, để cha mừng cho con đã trưởng thành. Nào ngờ buổi chia tay cũng là vĩnh biệt!”.
Tôi chỉ ở nhà được mấy hôm.Tôi dọn dẹp nhà cửa, vườn tược gọn gàng rồi nhờ ông giáo tiếp tục trông nom. Trước lúc ra đi, tôi chào và cảm ơn khắp lượt bà con hàng xóm đã giúp đỡ cha tôi lúc tôi vắng nhà. Ông giáo tiễn tôi ra tới đầu làng, vắt chiếc tay nải đựng quần áo lên vai, tôi rảo bước về phía nhà ga. Mặt trời đã lên cao, tiếng còi tàu giục giã ngân dài trong gió.
Tôi là con trai lão Hạc. Sau tám năm ròng đi đồn điền cao su, nay tôi mới có dịp trở về quê hương, thăm người cha già kính yêu và thăm cậu Vàng yêu quý.
Cũng giống như bao người xa quê khác, tôi vô cùng hồi hộp, háo hức và xúc động khi được trở về quê nhà, gặp lại người cha đáng kính sau bao năm xa cách.
Ngần ấy năm trời, tôi không viết thư cho cha nên không biết cuộc sống của cha đã ra sao rồi và trong túi của tôi đã dành dụm được chút tiền gọi là để biếu cha và để về quê cưới vợ. Cảnh vật quê hương vẫn thân thuộc như ngày nào. Trong tâm trí tôi vẫn nhớ như in từng đường thôn ngõ xóm, từng dòng sông, ngọn đồi nhưng dường như cảnh vật dần dần tiều tụy, xơ xác hơn so với ngày tôi bỏ làng ra đi. Bỗng nhiên, một cảm giác lạnh lẽo bao trùm khắp không gian khi tôi đặt chân đến mảnh vườn của cha. Cây cỏ thì khô héo, cây cối xung quanh tiêu điều, trơ trụi như rất lâu rồi chưa có người đặt chân đến chăm sóc. Ngôi nhà bằng rơm của cha tôi thì siêu vẹo, tưởng chừng như sắp đổ. Tôi vội vàng ngó vào trong nhà nhưng chẳng thấy cha tôi đâu. Tôi gọi lớn: “Cha ơi, cha ơi con đã về rồi đây cha ơi, cha ơi!...” nhưng mãi không có một tiếng trả lời. Tôi bỗng đâm ra lo sợ. Bất chợt, có một người hàng xóm đi qua, đã nhận ra tôi là con trai lão Hạc liền nói: “ơ, cháu đã về rồi à, nhưng bây giờ về thì đã quá muộn rồi, cha cháu đã mất cách đây năm năm trước và mảnh vườn cũng đã bán cho ông giáo rồi, cháu thử sang hỏi ông giáo mà xem”. Tôi sững sờ không tin vào tai mình, quên cả cảm ơn bác hàng xóm rồi chạy một mạch tới nhà ông giáo.
Vừa đến nơi, ông giáo đã nhận ra tôi ngay, ông “à”, lên một tiếng rồi mời tôi vào nhà. Ngay lập tức tôi vào thẳng vấn đề chính:
— Ông giáo ơi, ông giáo cho cháu biết chuyện gì đã xảy ra với cha cháu, à và còn về mảnh vườn nữa, chuyện cha cháu bán mảnh vườn cho ông giáo là như thế nào vậy?
— Cậu cứ từ từ đã, chuyện còn dài lắm, trước tiên tôi dẫn cậu đến mộ của cha cậu trước đã. Ông giáo từ từ đáp lại. Đến mộ của cha, ông giáo và tôi thắp vài nén hương khấn cha tôi và ông giáo nghẹn ngào nói:
— Lão Hạc ơi, cuối cùng con trai lão cũng đã trở về rồi đây, đã đến lúc tôi thực hiện lời hứa là trao trả mảnh vườn mà lão đã hi sinh cuộc đời để giữ lại cho con. Bây giờ thì lão có thể yên nghỉ dưới suối vàng rồi chứ?
Nghe đến đây, chưa rõ chuyện gì xảy ra nhưng tôi vô cùng xót xa, ân hận nói:
— Cha ơi, con quả là đứa con bất hiếu phải không cha, trong lúc cha cần có một bờ vai để nương tựa nhất thì con lại không có ở bên. Con chỉ mải mê lo kiếm tiền để hai cha con có thể sông một cuộc sống đầy đủ hơn sau này, con thật có lỗi quá - Tôi tự dằn vặt bản thân mình.
Tôi vừa dứt lời thì ông giáo vỗ vai an ủi tôi rồi cả hai cùng trở về nhà ông giáo để nói chuyện tiếp. Ông giáo rót nước mời tôi uống rồi từ từ kể lại toàn bộ câu chuyện cho tôi nghe. Từ lúc mùa màng đói kém, cha tôi day dứt về chuyện bán cậu Vàng đến lúc ân hận, xót xa đã nỡ lừa một con chó. Cha tôi đã phải tự giải thoát cuộc đời bằng cách ăn bả chó xin được của Binh Tư để không tiêu vào số tiền dành dụm cho tôi và giữ lại mảnh vườn cho tôi. Cha tôi đã nhờ ông giáo viết văn tự bán vườn để nhằm giữ nguyên mảnh vườn khi tôi trở về.
Nghe xong câu chuyện mà ông giáo kể, tôi không thể nào kiềm chê được nỗi xúc động, hai dòng nước mắt cứ thế chảy ra. Tôi ân hận lắm, xót xa lắm, chỉ vì tôi mà cha đã nhịn đói, chỉ vì tôi mà cha đã phải tự tìm đến cái chết thảm khốc để giải thoát bản thân. Đầu óc tôi choáng váng, tôi cảm thấy mình thật đáng chết, mình là người con bất hiếu, việc gì mà cha phải hi sinh cuộc đời cho một người con như tôi chứ. Trong lòng tôi tràn đầy cảm giác tội lỗi, ân hận. Tôi thương cha vô cùng. Thực ra ngày ấy phần vì nông nổi sau khi người yêu đi lấy chồng do tôi nghèo khó không có đủ tiền cưới vợ, phần vì thấy cha đã già mà phải làm việc vất vả tôi mới bỏ làng ra đi để kiếm chút ít tiền vừa để có chút vốn liếng lập nghiệp về sau, vừa để cho cha an hưởng lúc về già, ai ngờ sự việc lại xảy ra như thế này. Tôi chỉ nghĩ vùng đất ấy là một vùng đất đầy hứa hẹn, có thể kiếm được nhiều tiền để sau này về biếu cha rồi lập nghiệp và cưới vợ. Ông giáo liền đưa cho tôi xem văn tự mảnh vườn và nói: “Giờ đây, văn tự này chẳng còn ý nghĩa gì nữa” rồi ông giáo liền xé nó đi và đưa trả lại tôi cả mấy chục đồng bạc mà cha tôi nhờ ông giáo cất giữ. Trước khi ra về, tôi có đưa cho ông giáo mấy đồng bạc nhưng ông giáo nhất quyết không nhận, ông bảo không có lí do gì để nhận số tiền ấy cả.
Tôi ra về, trong lòng thầm nghĩ sẽ trân trọng mảnh vườn cha tôi để lại suốt đời, tôi sẽ không bao giờ bán đi một tấc đất nào vì nó là mồ hôi, công sức và cả cuộc sống của cha để lại cho tôi. Tôi sẽ lập nghiệp ở chính nơi đây, sẽ cưới vợ, sẽ làm lụng chăm chỉ và sẽ luôn tiếp tục hướng về tương lai tốt đẹp để cha có thể mỉm cười dưới suối vàng. “Cha ơi, cha hãy luôn theo dõi con, phù hộ cho con, cha nhé!”
Mới đó mà đã ngót bảy năm trôi qua kể từ ngày tôi phẫn trí, bỏ quê đi phu đồn điền mãi tận Phú Riềng. Suốt những năm tháng đó, tôi đã phải sống cuộc đời cay cực, lầm than để bòn từng cắc bạc. Tương lai mờ mịt, tưởng chừng chẳng bao giờ còn được về lại quê hương. Cách mạng tháng Tám nổ ra, tôi cùng các dân phu tham gia Việt Minh đánh lại bọn chủ đồn điền và bọn thực dân để giải phóng dân tộc, giải phóng mình. Và hôm nay, tôi đã có thể trở lại quê xưa để gặp người cha già thân yêu sau bao năm cách biệt.
Trên suốt chặng đường về quê, tôi bâng khuâng ngắm nhìn từng cảnh vật. Khung cảnh làng quê tuy vẫn nghèo với những vườn cây vàng võ, những mái tranh tiêu điều, những mảnh ruộng cằn khô nhưng vẫn cảm nhận được khí thế cách mạng thể hiện qua nét mặt hân hoan của mọi người. Tôi miên man nghĩ về thầy tôi, không biết giờ này thầy đang làm gì, mắt đã mờ, chân đã chậm nhiều chưa? Tôi thấy mình có lỗi vì một phút nông nổi đã bỏ lại người cha già yếu mà đi. Bất giác, tôi ước mình có đôi cánh để bay nhanh về ngôi làng nhỏ bé, thân thuộc, nơi ấy có một người thân yêu đang ngóng đợi tôi về.
Mải suy nghĩ, tôi ngỡ ngàng khi nhận ra mình đã bước về làng cũ. Vẫn còn đó cây đa, bến nước, sân đình,… Tất cả vẫn thân thuộc, gần gũi làm sao! Rồi những hồi ức, kỉ niệm của những tháng ngày sống kham khổ với rau chuối, củ riềng, củ ráy nhưng ấm áp hương vị quê hương lại ùa về nguyên vẹn trong tôi. Tôi hối hả bước về ngôi nhà tranh với bờ rào râm bụt đỏ quen thuộc, trong lòng vang lên tiếng gọi tha thiết: “Thầy ơi! Con đã về rồi!”.
Nhưng đáp lại tiếng kêu thảng thốt của tôi là cảnh im vắng của khu vườn rộng thênh, cỏ vườn tốt um, căn nhà heo vắng, không thấy bóng dáng của thầy, Cậu Vàng đâu, sao không chạy ra đón?... Sự ngạc nhiên cùng tâm trạng bồn chồn lo lắng cùng lúc xuất hiện trong lòng tôi. Tôi khẽ khàng đẩy cánh cửa. Trời ơi! Một cảnh tượng thê lương đập vào mắt khiến tôi khuỵu xuống. Trên ban thờ cũ kĩ có thêm một bát hương mới. “Có lẽ nào, cha tôi đã…” Tôi đã không dám nghĩ tiếp, vội chạy sang nhà ông giáo, người mà trước đây thầy tôi vẫn hay tâm sự, truyện trò để hỏi thăm.
Ông giáo đón tôi với vẻ mặt trầm buồn, rồi ông chậm rãi kể cho tôi nghe những ngày tháng cuối cùng của thầy tôi trước khi rời xa thế giới này. Thì ra, suốt những năm qua, thầy tôi sống tằn tiện, chắt chiu, cực khổ, bòn từng hào lẻ để dành dụm cho tôi. Ông trời lại khéo trêu cợt khiến thầy gặp phải trận ốm thập tử nhất sinh, tiền bạc dành dụm bấy lâu cũng đội nón ra đi. Bồi thêm trận bão làm cho hoa màu trong vườn điêu tàn khiến cuộc sống của thầy tôi lại càng cơ cực. Cuối cùng thầy đã bán con Vàng - niềm vui tuổi già của thầy trong tột cùng đau xót và chọn một cái chết tức tưởi, đớn đau nhằm chấm dứt tình trạng sống mòn để giữ cho tôi chút tài sản cuối. Tai tôi ù đi, lòng tôi tê tái khi nghe câu nói của ông giáo: “Đây là văn tự mảnh vườn mà ông cụ đã cố để lại cho anh trọn vẹn. Cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào”.
Cầm tờ văn tự trong tay, tôi như người mộng du theo chân ông giáo ra bãi tha ma cuối làng. Khung cảnh nghĩa địa buồn hiu hắt dưới ráng chiều chạng vạng. Trên mộ thầy tôi cỏ mọc xanh tốt như thể được chăm chút thường xuyên. Liệu có phải ông trời thương xót thầy tôi mà độ cho không?
“Đốt nén hương thơm mát dạ người. Con đã về đây ơi thầy ơi!”. Tôi nghẹn ngào gọi thầy trong tâm tưởng. Thầy ơi! Đứa con bất hiếu đã trở về bên thầy đây. Thầy ơi! Con vô cùng hối hận vì trong lúc phẫn chí đã bỏ quê đi, bỏ lại thầy một mình, thân già quạnh quẽ, cô đơn không người nương tựa. Những khi trái gió, ốm đau, một mình thầy chịu đựng mà không một lời trách cứ về con. Thầy ơi! Con đã hiểu công ơn, tình cảm yêu thương vô bờ thầy đã thầm lặng dành cho con bao lâu nay. Thầy đã ngày đêm thương nhớ, lo lắng, mong ngóng con trở về. Mọi suy nghĩ, việc làm của thầy đều hướng về con. Thầy sống tằn tiện, kham khổ, làm việc chăm chỉ, chẳng quản nắng mưa cũng là để vun vén cho con. Thầy đã hi sinh cả điểm tựa tinh thần, niềm vui của tuổi già, cả mạng sống của chính mình cũng là vì hạnh phúc của con. Con cũng hiểu và căm giận vô cùng cái xã hội thực dân nửa phong kiến tối tăm, ngột ngạt, bất công đã đẩy thầy và những người có nhân cách cao đẹp vào cảnh đói nghèo, bế tắc, phải chọn cái chết thảm thương. Nếu có thể cho thời gian quay trở lại, con nguyện sẽ không bao giờ rời bỏ thầy trong cô đơn, hiu quạnh mà đi. Nhưng giờ đây, mọi sự hối hận đều đã muộn màng, con xin thầy tha thứ cho con và ở nơi suối vàng, xin thầy hãy bình an yên nghỉ! Thầy hãy yên tâm về con thầy nhé! Con sẽ sống một cuộc sống tốt đẹp, lương thiện, ngay thẳng, trung thực như thầy đã từng sống. Mảnh vườn thầy đã giữ lại bằng chính mạng sống, con sẽ vun xới, chăm chút để cho ra nhiều hoa thơm, trái ngọt dâng thầy.
Chợt một bàn tay nhẹ nhàng khẽ đặt trên vai tôi, giọng nói ông giáo ôn tồn: “Thôi! Anh về thế này chắc cụ mãn nguyện rồi. Người chết đã chết. Người sống vẫn phải sống. Anh phải sống sao cho xứng với sự hi sinh của cụ”.
Vâng! Cháu hiểu lời ông nói: "Trong cuộc đời cũ, hạnh phúc chỉ là cái chăn quá hẹp. Người này co thì người kia hở ". Và thầy cháu, vì tình thương con sâu nặng đã chấp nhận giá lạnh của cuộc đời để nhường chút hơi ấm của tấm chăn hạnh phúc cho người con xa nhà. Vì thế cháu quyết sẽ không bao giờ để thầy cháu phải hổ thẹn vì cháu.
Có vì như vậy câu chuyện mới theo 1 thứ tự hợp lí, đầu cuối rõ ràng...