Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Phan Bội Châu vị lãnh tụ của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX. Mặc dù mang trong mình tâm huyết lớn lao song sự nghiệp của ông lại không thành, nhưng lòng yêu nước nồng nàn, cháy bỏng của ông vẫn lưu mãi muôn đời. Ông dùng thơ văn của mình như một thứ vũ khí đắc lực để cổ vũ, tuyên truyền cách mạng. Xuất dương khi lưu biệt là một trong những bài thơ như vậy.
Thực dân Pháp xâm lược nước ta, đã có nhiều phong trào nổ ra, trong đó nổi bật nhất là phong trào Cần Vương nhưng cuối cùng vẫn bị dập tắt, nó là sự báo hiệu cho việc cứu nước theo con đường phong kiến đã không còn thích hợp. Trước thực trạng chưa tìm được con đường cứu nước đúng đắn, phong trào cách mạng mới của Phan Bội Châu đã hé mở một hy vọng mới, ông cùng những người cùng chí hướng đã lập ra Duy tân hội. Đầu năm 1905, Phan Bội Châu xuất dương sang Nhật, mở đầu cho phong trào Đông Du. Tác phẩm Xuất dương lưu biệt được viết trước khi ông lên đường. Tác phẩm thể hiện lòng yêu nước sâu lặng của tác giả.
Hoài bão cuộc đời, chí khí làm trai của Phan Bội Châu được bộc lộ trực tiếp ngay trong câu thơ đầu tiên của tác phẩm:
Làm trai phải lạ ở trên đờiHá để càn khôn tự chuyển dời.
Câu thơ bắt đầu bắt motip rất phổ biến trong văn học trung đại đó là “làm trai” tức để nói về nghĩa vụ, trách nhiệm của một nam nhi đối với cuộc đời, đối với đất nước. Đây là quan niệm nhập thế tích cực của Nho giáo. Câu thơ gợi cho ta nhớ đến rất nhiều bài thơ nói chí phổ biến trong văn học trung đại như: “Nam nhi vị liễu công danh trái/ Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu” (Thuật hoài – Phạm Ngũ Lão) hay “Đã mang tiếng ở trong trời đất/ Phải có danh gì với núi sông” (Nguyễn Công Trứ). Đến đầu thế kỉ XX, Phan Bội Châu tiếp tục nhắc lại quan niệm về chí làm trai, nhưng trong cách thể hiện của ông mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn. Làm trai là “phải lạ” tức là phải biết sống một cách phi thường, hiển hách, dám xoay vần, chuyển đất, không thể là một kẻ sống cuộc đời tầm thường, tẻ nhạt, buông xuôi theo thời thế, để con tạo tự xoay vần cuộc đời mình. Bởi vậy mà:
Trong khoảng trăm năm cần có tớSau này muôn thuở há không ai?
Trong khoảng trăm năm là cả một đời người với biết bao biến cố có thể xảy ra, Phan Bội Châu tự tin khẳng định: “cần có tớ” cái tôi cái nhân xuất hiện thật ngạo nghễ, thật chủ động. Cần có ông không phải để được vui chơi, hưởng lạc mà là để cống hiến tận lực, tận tâm cho đời, để tiếng thơm còn lưu danh muôn thuở. Trong thời cuộc lúc bấy giờ đầy rối ren, thử hỏi mấy ai có thể chủ động đứng ra nhận lấy trách nhiệm vừa cao cả, vừa nặng nề ấy cho bản thân. Câu thơ của ông càng khiến ta cảm phục hơn về nhân cách cao đẹp, lớn lao ấy.
Với bốn câu thơ đầu người đọc có thể thấy hình tượng người chí sĩ hiện lên là người có khát vọng làm những việc lớn lao, trọng đại. Đồng thời ông cũng đầy ý thức về cái tôi của bản thân nhưng không phải là cái tôi hưởng thụ mà là cái tôi công dân đầy trách nhiệm. Có ý thức cống hiến cho đời. Giữa thời buổi tối tăm đó ý thức làm chai, khát vọng xoay chuyển vũ trụ và hoài bão lớn lao của Phan Bội Châu có ý nghĩa vô cùng to lớn.
Bốn câu thơ cuối thể hiện chí làm trai trong hoàn cảnh thực tế:
Non sông đã chết sống thêm nhụcHiền thánh còn đâu học cũng hoàiMuốn vượt biển đông theo cánh gióMuôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.
Câu thơ là nỗi đau đớn, xót xa quặn thắt của nhân vật trữ tình trước thực tế nước nhà đã bị mất chủ quyền, nhân dân phải sống trong vòng nô lệ. Phan Bội Châu cũng ý thức rõ về sự hết thời của Nho học, sách vở thánh hiền không còn có ý nghĩa gì cho sự nghiệp giải phóng đất nước. Ông vốn xuất thân từ cửa Khổng sân Trình, vậy nhưng ông không hề bao biện mà thấy rõ sự bất lực, vô ích của lối học cũ, mang trong mình quyết tâm tìm ra con đường mới để giải phóng đất nước. Đây là một ý tưởng hết sức mạnh mẽ, táo bạo. Sự táo bạo đó bắt nguồn từ nhiệt huyết nồng cháy, lòng yêu nước nồng nàn, muốn nhanh chóng thực hiện sự nghiệp cứu nước. Đồng thời cũng do ông chịu ảnh hưởng từ những cuốn “tân thư” được truyền bá bí mật vào nước ta lúc bấy giờ. Chính những yếu tố đó đã thôi thúc ông tìm một hướng đi mới, con đường mới để cứu nước, cứu dân.
Với giọng điệu tràn đầy nhiệt huyết và cảm xúc, bài thơ đã khắc họa một cách chân thực và đầy đủ khí phách ngang tàng, táo bạo quyết liệt của nhà chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu. Đồng thời tác phẩm này cũng cho người đọc thấy nét tính cách nổi bật trong con người ông đó là cá tính mạnh mẽ, ưa hành động, lòng yêu nước nồng nàn, sâu đậm.
Thi nhân đọc thơ trong sự hào hứng, có phần tự đắc:
Đương cơn tự đắc đọc đã thích
Trời nghe, trời cũng lấy làm hay
Chửa biết con in ra mấy mươi
- Giọng của thi nhân truyền cảm, hóm hỉnh, sảng khoái, cuốn hút
Thái độ của chư tiên khi nghe Tản Đà đọc thơ:
- Trời khen nhiệt thành: văn thật tuyệt, chắc có ít, đẹp như sao băng...
- Chư tiên xúc động, tán thưởng và hâm mộ: Tâm như nở dạ, Cơ lè lưỡi
+ Hằng Nga, Chức Nữ chau đôi mày
+ Song Thành, Tiểu Ngọc lắng tai nghe
→ Tản Đà là người “ngông” khi lên lên Trời khẳng định tài năng thơ văn của mình.
- Nhà thơ ý thức về tài năng, thơ văn của mình, dám thể hiện cái tài đó
- Đó là phản ứng của người nghệ sĩ tài hoa, có cốt cách, tâm hồn không muốn chấp nhận sự bằng phẳng, sự đơn điệu, nên thường tự đề cao, phóng đại cá tính của mình
- Giọng thơ của Tản Đà cũng thể hiện niềm khát khao chân thành trong tâm hồn thi sĩ. Giữa chốn hạ giới rẻ như bèo, thân phận bị rẻ rúng, khinh bỉ, ông không tìm được tri kỉ
- Giọng kể của tác giả: đa dạng, hóm hỉnh có phần ngôn nghênh, tự đắc
Khác với thơ ca trung đại có tính phi ngã thì trong thơ của Tản Đà có tính phi ngã
Đặc điểm của hình ảnh, ngôn từ, nhịp điệu của đoạn thơ:
+ Hình ảnh trong đoạn thơ thứ ba gần gũi, quen thuộc, tươi mới, giàu sức sống, đầy tính quyến rũ, tình tứ nhưng cũng mới mẻ, đột phá
+ Ngôn ngữ gần với ngôn từ đời thường, được nâng lên tầng nghệ thuật
+ Cảm xúc chân thành, dạt dào, mãnh liệt đã tạo nên những làn sóng ngôn từ đan vào nhau, vừa cộng hưởng với nhau theo chiều tăng tiến.
+ Sử dụng nhiều động từ mạnh, tăng tiến, chỉ sự đắm say mãnh liệt, nồng cháy, cộng với những danh từ chỉ vẻ đẹp của tuổi trẻ; nhiều tính từ chỉ xuân sắc
+ Nhịp điệu thơ sôi nổi, hối hả, cuồng nhiệt.
Nguyễn Đình Chiểu và Nguyễn Trãi có những điều ấy gần gũi về tư tưởng nhân nghĩa
+ Nguyễn Trãi lấy nhân nghĩa là nền tảng, vì quyền lợi của nhân dân
+ Nguyễn Đình Chiểu thì phạm trù nhân nghĩa mới thực sự mở rộng đến nhân dân, gần gũi thực sự với nhân dân, đó là bước tiến dài của tư tưởng
Lòng yêu nước của các nhà thơ mới biểu hiện ở sự sáng tạo trong thơ ca
- Họ không chỉ sáng tạo ra những giá trị văn hóa mà còn trực tiếp tham gia vào phong trào cách mạng
- Nhà thơ mới yêu tiếng Việt, họ làm tiếng Việt giàu đẹp hơn
- Lòng yêu nước thể hiện trong sự trân trọng giá trị tinh thần, truyền thống của dân tộc
Những nhận thức mới về lẽ sống:
- Gắn cái tôi chặt chẽ với “cái ta” chung của muôn người: đây là quan niệm sống mới thể hiện sự hòa hợp
- Động từ “buộc” thể hiện sự gắn bó tự nguyện với mọi người
- Để tình trang trải với trăm nơi biểu hiện cho một tâm hồn trải rộng với cộng đồng, tạo ra khả năng đồng cảm sâu xa với hoàn cảnh từng con người cụ thể
- Hồn tôi gắn với bao hồn khổ: tình hữu ái giai cấp, đặc biệt quan tâm tới quần chúng lao khổ
- Hình ảnh gần gũi nhau thêm mạnh khối đời mang tính ẩn dụ chỉ đông đảo người cùng chung cảnh ngộ đoàn kết vì mục tiêu chung
→ Tố Hữu tìm thấy niềm vui, sức mạnh không chỉ bằng nhận thức còn bằng tình cảm mến yêu, sự giao cảm của những trái tim
- Quan niệm về lẽ sống gắn bó cái tôi cá nhân với cái ta chung của mọi người