K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 9 2023

Khi cô giáo cho biết Thi Ca phải vào bệnh viện, Minh đã nhớ lại Thi Ca hay giấu tay mặt trong hộc bàn, ánh mắt buồn của Thi Ca khi Minh kẻ vạch phấn trắng. 

27 tháng 9 2023

Khi biết tin Thi Ca phải đi bệnh viện chữa tay, Minh ân hận về hành động của mình và mím môi, đè mạnh chiếc khăn xóa vệt phấn trên mặt bàn.

26 tháng 11 2023

Minh định bụng sẽ làm quen với “người hàng xóm” mới thật vui vẻ.” khi cô giáo xếp Thi Ca ngồi cạnh mình.

27 tháng 9 2023

Khi đang viết thì bị Thi Ca đụng vào tay, Minh đã:

- Hai, ba lần Minh kêu lên: “Bạn xê ra chút coi! Đụng tay mình rồi nè!”

- Tới lần thứ tư, Minh lấy phấn kẻ một đường chia đôi mặt bàn: “Đây là ranh giới. Bạn không được để tay thò qua chỗ mình nhé!”

27 tháng 9 2023

- Tính từ chỉ đặc điểm của sự vật: trắng

- Tính từ chỉ đặc điểm của hoạt động: mạnh

18 tháng 10 2023

1.

Trong cuộc đời của mỗi người, ta sẽ gặp những người mà có lẽ ta không thể nào quên, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng ta. Tôi cũng vậy, tôi có một người giáo viên luôn tồn tại trong trái tim tôi, cô giáo chủ nhiệm của tôi.

Cô giáo tôi năm nay đã ngoài bốn mươi tuổi, là một nhà giáo luôn tận tâm và hết mình với nghề. Cô không cao lắm, dáng người cô hơi gầy. Cô có làn da hơi nâu sạm mà khỏe khoắn. Mái tóc cô đen óng, mượt mà, dài đến ngang gáy, ôm lấy khuôn mặt trái xoan, cân đối. Đôi mắt cô sáng ngời như vầng sao, ẩn hiện sau làn mi cong, đen láy. Nơi khóe mắt cô đã dần xuất hiện những nếp nhăn nhỏ, phải chăng đó là dấu hiệu của những năm tháng cô cống hiến hết mình cho nghề, cho học sinh thân yêu của mình. Đôi môi mỏng, lúc nào cũng nở nụ cười thân thiện với học trò, với mọi người xung quanh. Mỗi khi cô cười, sau làn môi lại là hàm răng trắng đều như sứ, cùng đôi má lúm đồng xu nhỏ ẩn hiện nơi cánh môi, khiến cô càng duyên dáng, gần gũi với học sinh.

Cô ăn mặc không quá cầu kỳ, ngày ngày đến lớp, cô chỉ mặc áo sơ mi, quần âu giản dị, đôi khi vào dịp lễ, cô mới diện những bộ váy, áo dài rực rỡ. Nhưng dù cô mặc trang phục gì, trong mắt tôi, cô vẫn luôn tỏa sáng, xinh đẹp. Cô có giọng nói trầm ấm, dịu dàng. Mỗi khi giảng bài, giọng nói cô như thu hút chúng tôi chú ý, đắm chìm vào trong từng bài giảng.

Cô ít khi trách mắng học sinh bao giờ mà thường chỉ nhắc nhở nhẹ nhàng. Mỗi khi phải nặng lời với học trò, đôi mắt cô thường buồn bã, giọng nói cô đầy u sầu, có lẽ cô cũng đau lòng lắm, những lúc như vậy, chúng tôi thường cảm thấy có lỗi với cô và thương cô nhiều lắm. Cô luôn không quản thời gian, vất vả để truyền đạt kiến thức cho chúng tôi, chỗ nào không hiểu hay có bài tập nào khó, cô đều sẵn sàng hướng dẫn cho chúng tôi cách làm bài. Có lẽ, niềm hạnh phúc của cô chính là được nhìn lũ học trò thơ ngây ngày một trưởng thành, tiếp thu được tri thức. Với cô phải chăng như vậy là quá đủ.

Cứ mỗi chuyến đò qua sông, người lái đò lại quay trở lại, tiếp tục những chuyến hành trình đưa đò với những hành khách khác của mình. Cũng giống như cô giáo tôi vậy, cô đã đưa bao lứa học trò qua sông, hoàn thành nhiệm vụ, trọng trách của một nhà giáo. Tôi rất yêu quý cô giáo của tôi. Tôi sẽ luôn cố gắng học tập thật tốt để khiến cô có thể tự hào.
2. 

Học sinh bình chọn với bạn tại lớp 

Cho đoạn văn sau: Ôi! Cô giáo rất tốt của em, không, chẳng bao giờ, chẳng bao giờ em lại quên cô được! Sau này, khi em đã lớn, em vẫn sẽ nhớ đến cô, và em sẽ tìm gặp cô giữa một đám học trò nhỏ. Mỗi bận đi ngang qua một trường học và nghe tiếng một cô giáo giảng bài, em sẽ tưởng chừng như nghe tiếng nói của cô. Em sẽ nhớ lại hai năm ngồi trong lớp học của cô, ở đó, em đã học được bao nhiêu...
Đọc tiếp
Cho đoạn văn sau: Ôi! Cô giáo rất tốt của em, không, chẳng bao giờ, chẳng bao giờ em lại quên cô được! Sau này, khi em đã lớn, em vẫn sẽ nhớ đến cô, và em sẽ tìm gặp cô giữa một đám học trò nhỏ. Mỗi bận đi ngang qua một trường học và nghe tiếng một cô giáo giảng bài, em sẽ tưởng chừng như nghe tiếng nói của cô. Em sẽ nhớ lại hai năm ngồi trong lớp học của cô, ở đó, em đã học được bao nhiêu điều bổ ích; ở đó, em đã bao nhiêu lần nhìn thấy cô mệt nhọc và đau đớn, nhưng luôn luôn theo dõi lớp học, luôn luôn yêu thương mọi người. Cô đã thất vọng khi thấy một em bé cứ cầm sai cây bút khi viết mà không sao mà uốn nắn lại được; cô đã lo lắng cho chúng em đến biến sắc mặt khi các vị thanh tra vào lớp và hỏi bài chúng em; cô lấy làm sung sướng khi chúng em đạt được những kết quả xuất sắc. Lúc nào cô cũng có lòng tốt và dịu hiền như một người mẹ. Không bao giờ, phải, không bao giờ em lại có thể quên cô được, cô giáo yêu quý của em!

a) Mở đầu từ đâu đến đâu,

triển khai từ đâu đến đâu,

kết thúc từ đâu đến đâu

b) Tìm từ ngữ thể hiện tình cảm, cảm xúc của bạn học sinh

c) Ghi lại các ý bạn học sinh thể hiện tình cảm, cảm xúc với cô giáo

 
1
7 tháng 1

a) Mở đầu từ đâu đến đâu: Mở đầu của đoạn văn bắt đầu từ câu: "Ôi! Cô giáo rất tốt của em, không, chẳng bao giờ, chẳng bao giờ em lại quên cô được!"

Triển khai từ đâu đến đâu:

Sau câu mở đầu, đoạn văn triển khai nêu rõ tình cảm và cam kết của người học sinh đối với cô giáo.Học sinh tuyên bố rằng sẽ nhớ mãi về cô giáo, và khi lớn lên, sẽ tìm gặp cô giữa một đám học trò nhỏ.Học sinh miêu tả cảm nhận và kí ức về lớp học của cô giáo, nhấn mạnh vào những giảng dạy bổ ích, những cảm xúc của cô giáo trong những tình huống khác nhau.

Kết thúc từ đâu đến đâu:

Đoạn văn kết thúc bằng câu: "Không bao giờ, phải, không bao giờ em lại có thể quên cô được, cô giáo yêu quý của em!" thể hiện sự khắc sâu và vĩnh cửu của tình cảm của người học sinh đối với cô giáo.

b) Tìm từ ngữ thể hiện tình cảm, cảm xúc của bạn học sinh:

"Ôi! Cô giáo rất tốt của em": Từ ngữ "rất tốt" thể hiện sự kính trọng và tôn trọng."Chẳng bao giờ em lại quên cô được!": Sự nhấn mạnh và cam kết về việc không bao giờ quên đi cô giáo."Em sẽ nhớ đến cô, và em sẽ tìm gặp cô giữa một đám học trò nhỏ": Từ ngữ "nhớ" và "tìm gặp" thể hiện sự gắn bó và mong muốn gặp lại.

c) Ghi lại các ý bạn học sinh thể hiện tình cảm, cảm xúc với cô giáo:

Học sinh cam kết nhớ mãi về cô giáo và tìm gặp cô trong tương lai.Kí ức về lớp học được miêu tả với những chi tiết bổ ích và cảm xúc, như nhìn thấy cô giáo mệt nhọc nhưng vẫn yêu thương học trò, cảm xúc lo lắng khi có thanh tra, và sự sung sướng khi học trò đạt được kết quả xuất sắc.So sánh cô giáo như người mẹ với lòng tốt và dịu dàng.   
7 tháng 1

Thanks

Cho đoạn văn sau: Ôi! Cô giáo rất tốt của em, không, chẳng bao giờ, chẳng bao giờ em lại quên cô được! Sau này, khi em đã lớn, em vẫn sẽ nhớ đến cô, và em sẽ tìm gặp cô giữa một đám học trò nhỏ. Mỗi bận đi ngang qua một trường học và nghe tiếng một cô giáo giảng bài, em sẽ tưởng chừng như nghe tiếng nói của cô. Em sẽ nhớ lại hai năm ngồi trong lớp học của cô, ở đó, em đã học được bao nhiêu...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau: Ôi! Cô giáo rất tốt của em, không, chẳng bao giờ, chẳng bao giờ em lại quên cô được! Sau này, khi em đã lớn, em vẫn sẽ nhớ đến cô, và em sẽ tìm gặp cô giữa một đám học trò nhỏ. Mỗi bận đi ngang qua một trường học và nghe tiếng một cô giáo giảng bài, em sẽ tưởng chừng như nghe tiếng nói của cô. Em sẽ nhớ lại hai năm ngồi trong lớp học của cô, ở đó, em đã học được bao nhiêu điều bổ ích; ở đó, em đã bao nhiêu lần nhìn thấy cô mệt nhọc và đau đớn, nhưng luôn luôn theo dõi lớp học, luôn luôn yêu thương mọi người. Cô đã thất vọng khi thấy một em bé cứ cầm sai cây bút khi viết mà không sao mà uốn nắn lại được; cô đã lo lắng cho chúng em đến biến sắc mặt khi các vị thanh tra vào lớp và hỏi bài chúng em; cô lấy làm sung sướng khi chúng em đạt được những kết quả xuất sắc. Lúc nào cô cũng có lòng tốt và dịu hiền như một người mẹ. Không bao giờ, phải, không bao giờ em lại có thể quên cô được, cô giáo yêu quý của em!

a) Mở đầu từ đâu đến đâu,

triển khai từ đâu đến đâu,

kết thúc từ đâu đến đâu

b) Tìm từ ngữ thể hiện tình cảm, cảm xúc của bạn học sinh

c) Ghi lại các ý bạn học sinh thể hiện tình cảm, cảm xúc với cô giáo

 

1
19 tháng 1

Xin câu trả lời ạ 

14 tháng 10 2023

Khi gặp lại người đã giúp đỡ mình năm xưa ở bệnh viện, Ke-ly đã đứng bật dậy đi đến phòng bệnh nhân và nhận ngay ra người đã giúp đỡ mình năm xưa. 

CÔ GIÁO VÀ HAI EM NHỎNết sinh ra đã bất hạnh với bàn chân trái thiếu ba ngón. Càng lớn, đôi chân Nết lại càng teo đi và rồi Nết phải bò khi muốn di chuyển.Khi em Na vào lớp Một, ở nhà một mình Nết buồn lắm, chỉ mong Na chóng tan trường về kể chuyện ở trường cho Nết nghe. Na kể rất nhiều về cô giáo: tà áo dài của cô trắng muốt, miệng cô cười tươi như hoa, cô đi nhẹ nhàng đến bên từng học sinh dạy các...
Đọc tiếp

CÔ GIÁO VÀ HAI EM NHỎ

Nết sinh ra đã bất hạnh với bàn chân trái thiếu ba ngón. Càng lớn, đôi chân Nết lại càng teo đi và rồi Nết phải bò khi muốn di chuyển.

Khi em Na vào lớp Một, ở nhà một mình Nết buồn lắm, chỉ mong Na chóng tan trường về kể chuyện ở trường cho Nết nghe. Na kể rất nhiều về cô giáo: tà áo dài của cô trắng muốt, miệng cô cười tươi như hoa, cô đi nhẹ nhàng đến bên từng học sinh dạy các bạn viết, vẽ...Nghe Na kể, Nết ước mơ được đi học như Na.

Trong một tiết học vẽ, cô giáo cầm vở vẽ của Na. Na vẽ một cô gái đang cầm đôi đũa nhỏ đứng bên một cô gái. Na giải thich: “ Em vẽ một cô tiên đang gõ đôi đũa thần chữa đôi chân cho chị em, để chị em cũng được đi học”. Cô giáo ngạc nhiên khi biết chị gái Na bị tật nguyền. Tối hôm ấy, cô đến thăm Nết. Biết Nết ham học, mỗi tuần ba buổi tối, cô dạy Nết học.

Còn một tháng nữa là kết thúc năm học. Mấy hôm nay, cô giáo thường kể cho 35 học trò của mình về một bạn nhỏ. Đôi chân bạn ấy không may bị tê liệt nên bạn phải ngồi xe lăn nhưng bạn vẫn quyết tâm học. Có lúc đau tê cứng cả lưng nhưng bạn vẫn cố viết và viết rất đẹp. Năm học sau, bạn ấy sẽ vào học cùng các em. Nghe cô kể, mắt Na sáng lên, Na vui và tự hào về chị mình lắm.

Bố mẹ Nết rơm rớm nước mắt khi biết nhà trường sẽ đặc cách cho Nết vào học lớp Hai. Còn Nết, cô bé đang hình dung cách cô giáo cùng các bạn nhỏ xúm xít đầy chiếc xe lăn.

Theo Tâm huyết nhà giáo

1. Nết là một cô bé? (0,5 điểm)

A. Thích chơi hơn thích học.

B. Có hoàn cảnh bất hạnh.

C. Yêu mến cô giáo.

D. Thương chị.

 

2. Hoàn cảnh của bạn Nết có gì đặc biệt? (0,5 điểm)

A. Bị tật bẩm sinh và càng lớn đôi chân càng teo đi .

B. Gia đình Nết khó khăn không cho bạn đến trường.

C. Nết mồ côi cha mẹ từ nhỏ.

D. Nết học yếu nên không thích đến trường.

 

3. Vì sao cô giáo lại biết được hoàn cảnh của Nết mà giúp đỡ bạn? (0,5 điểm)

A. Vì cô gặp Nết đang ngồi xe lăn trên đường đi dạy về .

B. Vì Na đã kể cho cô nghe về hoàn cảnh của chị mình.

C. Vì ba mẹ đến trường kể cho cô nghe và xin cho Nết đi học.

D. Vì cô đọc được hoàn cảnh của nết trên báo.

 

4. Cô giáo đã làm gì để giúp Nết? (0,5 điểm)

A. Mua cho bạn một chiếc xe lăn.

B. Cho Nết sách vở để đến lớp cùng bạn.

C. Đến nhà dạy học, kể cho học trò nghe về Nết, xin cho Nết vào học lớp Hai

D. Nhờ học sinh trong lớp kèm cặp cho Nết việc học ở nhà cũng như ở trường.

 

5. Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? (1 điểm)

 

6. Em học được điều gì từ bạn Nết qua câu chuyện trên? (1 điểm)

 

7. Câu: “Na vẽ một cô gái đang cầm đôi đũa nhỏ đứng bên một cô gái.” thuộc kiểu câu kể nào? (1 điểm)

 

8. Trong giờ học, một bạn bên cạnh nói chuyện không nghe cô giảng bài, em đặt một câu khiến đề nghị bạn giữ trật tự trong giờ học: (1 điểm)


mấy bạn giúp mik với

1
16 tháng 3 2022

mấy bạn giúp mình với mình đang cần gấp