K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 12 2018

- Tuyến đường vận chuyển chiến lược Bắc - Nam (đường Hồ Chí Minh trên bộ và trên biển) được khai thông từ tháng 5-1959.

- Trong 4 năm (1965 - 1968), miền Bắc đã đưa vào miền Nam hơn 30 vạn cán bộ, bộ đội và hàng chục vạn tấn vũ khí, đạn dược... phục vụ cho miền Nam đánh Mĩ.

18 tháng 2 2021

- Hậu phương miền Bắc đã chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến miền Nam:

+ Miền Bắc phấn đấu “Mỗi người làm việc bằng hai”, “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”.

+ Đưa hơn 300.000 cán bộ, bộ đội vào Nam tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu, xây dựng kinh tế, văn hóa tại các vùng giải phóng.

+ Hàng chục vạn tấn vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng, xăng dầu, lương thực,…

+ Tính chung, trong vòng 4 năm (1965 - 1968), sức người sức của miền Bắc chuyển vào miền Nam đã tăng gấp 10 lần so với thời kì trước.

- Thông qua hai tuyến đường vận chuyển chiến lược Bắc - Nam:

+ Trên bộ (dọc theo dãy Trường Sơn) mang tên đường Hồ Chí Minh.

+ Trên biển (dọc theo bờ biển).

- Hậu phương miền Bắc đã chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến miền Nam:

+ Miền Bắc phấn đấu “Mỗi người làm việc bằng hai”, “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”.

+ Đưa hơn 300.000 cán bộ, bộ đội vào Nam tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu, xây dựng kinh tế, văn hóa tại các vùng giải phóng.

+ Hàng chục vạn tấn vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng, xăng dầu, lương thực,…

+ Tính chung, trong vòng 4 năm (1965 - 1968), sức người sức của miền Bắc chuyển vào miền Nam đã tăng gấp 10 lần so với thời kì trước.

- Thông qua hai tuyến đường vận chuyển chiến lược Bắc - Nam:

+ Trên bộ (dọc theo dãy Trường Sơn) mang tên đường Hồ Chí Minh.

+ Trên biển (dọc theo bờ biển).

24 tháng 5 2022

C

29 tháng 3 2019

Đáp án D

Trong những năm 1965-1968, Miền Bắc vừa là hậu phương lớn của tiền tuyến miền Nam, vừa là chiến trường trực tiếp đánh Mĩ. Đồng thời Miền Bắc cũng là cầu nối nối cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân miền Nam với phong trào cách mạng thế giới. Phải đến khi Mĩ thực hiện chiến lược Đông Dương hóa chiến tranh, nghĩa vụ quốc tế với Lào và Campuchia mới được miền Bắc thực hiện.

=> Loại trừ đáp án: D

5 tháng 9 2018

- Về vật chất:

+ Miền Bắc đã tổ chức tiếp nhận hàng triệu tấn vật chất, vũ khí, phương tiện kỹ thuật do nước ngoài viện trợ; tổ chức nghiên cứu, thiết kế, cải biên, cải tiến nhiều loại vũ khí, khí tài; tổ chức vận chuyển vượt hàng nghìn kilômét dưới bom đạn đánh phá của địch tới các chiến trường, các vùng giải phóng.

+ Miền Bắc đưa vào miền Nam khối lượng vật chất gấp 10 lần so với những năm từ 1961 đến 1964. Con số đó trong những năm chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” còn tăng gấp nhiều lần.

- Về tinh thần:

Miền Bắc thực sự là chỗ dựa vững chắc về tinh thần cho những người ra trận, cho đồng bào, cán bộ, chiến sĩ đang ngày đêm chiến đấu ở miền Nam, đặc biệt trong những lúc cách mạng miền Nam bị tổn thất, gặp nhiều thử thách, khó khăn…

6 tháng 6 2021

Câu 37: Điểm nào dưới đây nằm trong chương trình của “Viêt Nam hóa “chiến tranh mà Mĩ áp dụng ở miền Nam Viêt Nam?

A.Đưa quân Mĩ ào ạt vào miền Nam để giúp quân ngụy đứng vững trên chiến trường miền Nam

B.Tăng cường viện trợ quân sự giúp quân đội ngụy tăng số lượng và trang bị để “tự đứng vững” và “tự gánh vác lấy chiến tranh”

C.Mở rộng chiến tranh phá hoại miền bắc, tăng cường mở rộng chiến tranh xâm lược Lào Campuchia.

D.Phương án B và C đúng

6 tháng 6 2021

D

14 tháng 4 2017

- Tuyến đường vận chuyển chiến lược Bắc — Nam (đường Hồ Chí Minh trên bộ và trên biển) được khai thông từ tháng 5-1959.
- Trong 4 năm (1965 - 1968), miền Bắc đã đưa vào miền Nam hơn 30 vạn cán bộ, bộ đội và hàng chục vạn tấn vũ khí, đạn dược... phục vụ cho miền Nam đánh Mĩ.

14 tháng 4 2017

1.Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam

Từ cuối năm 1960, hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai độc tài Ngô Đinh Diệm bị thất bại, đế quốc Mĩ buộc phải chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965).

“Chiến tranh đặc biệt” là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới, được tiến hành bằng quân đội tay sai, dưới sự chỉ huy của hệ thống “cố vấn” Mĩ, dựa vào vũ khí,trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của Mĩ nhằm chống lại các lực lượng cách mạng và nhân dân ta. Âm mưu cơ bản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là “dùng người Việt đánh người Việt”.

Mĩ đề ra kế hoạch Xtalây-Taylo mà nội dung chủ yếu là bình định miền Nam trong vòng 18 tháng,. Thực hiện kế hoạch, Mĩ tăng cường viện trợ quân sự cho Diệm đưa vào miền Nam nhiều cố vấn quân sự, tăng nhanh lực lượng quân đội Sài Gòn, tiến hành dồn dập dân “ấp chiến lược”, trang bị phương tiện chiến tranh hiện địa, sử dụng phổ biến các chiến thuật mới như “trực thăng vận”,”thiết xa vận”. Bộ chỉ huy quân sự Mĩ ở miền Nam (MACV) được thành lập để trực tiếp chỉ đạo quân đội Sài Gòn.

“Ấp chiến lược” (sau đó gọi là “ấp tân sinh”) được Mĩ và chính quyền Sài Gòn coi như “xương sống” của Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và nâng lên thành “quốc sách”. Chúng coi việc “ấp chiến lược” như một cuộc chiến tranh tổng lực nhằm đẩy lực lượng cách mạng ra khỏi các xã, ấp, tách dân khỏi cách mạng, tiến tới nắm dân, thực hiện chương trình “bình định” miền Nam. Chúng dựu định dồn 10 triệu nông dân vào 16 000 ấp trong tổng số 17 000 ấp toàn miền Nam.

Được Mĩ hỗ trợ chiến đấu và chỉ huy bằng hệ thống cố vấn, quân đội Sài Gòn liên tiếp mở các cuộc hành quân càn quét nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng, tiến hành những hoạt động phá hoại miền Bắc, phong tỏa biên giới, vùng biển nhằm ngăn chặn sự chi viện của hậu phương miền Bắc cho chiến trường miền Nam.

2. Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ

Đáp ứng yêu cầu phát triển của cách mạng miền Nam, tháng 1-1961, Trung ương Cục miền Nam ra đời; tháng 2-1961, các lực lượng vũ trang thống nhất thành Quân giải phóng miền Nam.

Dưới ngọn cờ đoàn kết cứu nước của Mặt trận Dân tộc giải phóng do Đảng lãnh đạo, quân dân miền Nam đẩy mạnh đấu tranh chống Mĩ và chính quyền Sài Gòn, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, nổi dậy tiến công địch trên cả ba vùng chiến lược (rừng núi, nông thôn đồng bằng và đô thị), tiến công địch bằng cả ba mũi (chính trị, quân sựu, binh vận).

Trong những năm 1961-1962, Quân giải phóng đã đẩy lùi nhiều cuộc tiến công của địch, tiêu diệt nhiều đồn bốt lẻ của chúng.

Cuộc đấu tranh chống và phá “ấp chiến lược: diễn ra gay go, quyết liệt giữa ta và địch; có hàn chục triệu người tham gia phá “ấp chiến lược” đi đôi với xây dựng làng chiến đấu. Với quyết tâm “Một tấc không đi, một li không rời”, nhân dân miền Nam kiên quyết bám đất, giữ làng, phá thế kìm kẹp của địch.

Mĩ và chính quyền Sài Gòn dù tập trung sức dồn dân, lập “ấp chiến lược” nhưng cũng chỉ thực hiện được một phần kế hoạch (non nửa số 16 000 ấp).

Đến cuối năm 1962, trên nửa tổng số ấp với gần 70% nông dân ở miền Nam vẫn do cách mạng kiểm soát.

Trên mặt trận quân sự, quân dân ta giành thắng lợi mở đầu vang dội trong trận chiến Ấp Bắc (Mĩ Tho) ngày 2-1-1963, đánh bại cuộc hành quân càn quét của hơn 2 000 binh lính quân đội Sài Gòn có cố vấn Mĩ chỉ huy được pháo binh, máy bay, xe tăng, xe bọc thép yểm trợ. Sau trận Ấp Bắc, khắp miền Nam dấy lên phong trào “Thi đau Ấp Bắc, giết giặc lập công”.

Phong trào đấu tranh chính trị của các tầng lớp nhân dân trong các đô thị, cả những đô thị lớn như Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng, có những bước phát triển mạnh mẽ, nổi bật là cuộc đấu tranh của các tín đồ Phật giáo, “đội quân tóc dài” chống lại đàn áp của chính quyền chính Diệm.

Phong trào đấu tranh chính trị ở các đô thị cùng với phong trào phá “ấp chiến lược ở nông thôn và những đòn tiến công liên tiếp của lực lượng vũ trang cách mạng đã đẩy nhanh quá trình suy sụp của chính quyền Ngô Đình Diệm.

Ngày 1-11-1963, Mĩ giật dây các tướng lĩnh trong quân đội Sài Gòn do Dương Văn Minh cầm đầu làm cuộc đảo chính giết Diệm-Nhu, đưa tay sai mới lên cầm quyền, với hi vọng ổn định tình hình để đẩy mạnh chiến tranh xâm lược. Cuộc đảo chính này đã làm cho chính quyền Sài Gòn lâm vào khủng hoảng triền miên. Chỉ trong vòng 18 tháng sau đó, liên tục diễn ra hơn 10 cuộc đảo chính.

Sau khi lên làm Tổng thống (thay Kennơđi bị ám sát ngày 22-11-1963), Giônxơn quyết định đẩy mạnh hơn nữa “Chiến tranh đặc biệt”. Kế hoạch Giônxơn-Mác Namara thay thế kê hoạch Xtalây-Taylo, nhằm tăng cường viện trợ quân sự, ổn định chính quyền Sài Gòn, bình định miền Nam có trọng điểm trong 2 năm (1964-1965).

Mặc dù vậy, từng mảng lớn “ấp chiến lược” của địch bị phá vỡ. Cuối năm 1964, địch chỉ còn kiểm soát được 3 300 ấp (khoảng 1/5 số ấp dự kiến); tới tháng 6-1965, giảm xuống mức thấp nhất, chỉ còn kiểm soát 2 200 ấp. “ấp chiến lược”- xương sống của “Chiến tranh đặc biệt” đã bị phá sản về cơ bản. Vùng giải phóng ngày càng mở rộng, trở thành hậu phương trực tiếp của cách mạng. Tại vùng giải phóng, chính quyền cách mạng các cấp đã được thành lập, ruộng đất của Việt gian bị tịch thu chia cho dân cày nghèo.

Sau chiến thắng Ấp Bắc, Quân giải phóng nhanh chóng trưởng thành và tiến lên đánh những trận có quy mô lớn.

Trong đông –xuân 1964-1965, quân dân ta mở chiến dịch tiến công địch ở miền Đông Nam Bộ với trận mở màn đánh vào ấp Bình Giá (Bà Rịa ngày 2-12-1964). Trong trận này, ta đã loại khỏi vòng chiến đấu trên 1700 tên địch, phá hủy hàng chục máy bay và xe bọc thép, đánh thắng các chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” của địch; chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” bị phá sản về cơ bản. Tiếp đó, quân ta giành thắng lợi ở An Lão (Bình Định), Ba Gia (Quảng Ngãi), Đồng Xoài (Bình Phước) v.v…gây cho quân đội Sài Gòn những thiệt hại nặng, có nguy cơ tan rã, làm phá sản hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ.

17 tháng 3 2018

Đáp án: C

Giải thích:

(SGK – trang 155)

6 tháng 5 2022

Vãii