Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1.
Bài văn Cô Tô có thể chia làm ba đoạn:
- Đoạn một: từ đầu đến “theo mùa sóng ở đây". Toàn cảnh Cô Tô với vẻ đẹp trong sáng sau khi trận bão đã qua đi.
- Đoạn hai: tiếp theo đến “là là nhịp cánh”: Cảnh mặt trời mọc trên biển quan sát được từ đảo Cô Tô - một cảnh tượng tráng lộ, hùng vĩ và tuyệt đẹp.
- Đoạn ba: từ “Khi mặt trời đã lên” đến hết: Cảnh sinh hoạt buổi sớm trên đảo bên một cái giếng nước ngọt và hình ảnh những người lao động chuẩn bị cho chuyến ra khơi.
2.
Vẻ đẹp trong sáng của đảo Cô Tô sau trận bão:
- Không gian trong trẻo, sáng sủa.
- Cây cối trên đảo thêm xanh mượt.
- Nước biển lam biếc, đậm đà.
- Cát lại vàng giòn.
- Lưới càng thêm nặng mẻ.
Những từ ngữ chủ yếu là tính từ đó cho thấy màu trắng trong sáng, khung cảnh bao la, vẻ đẹp tươi sáng của đảo Cô Tô.
3.Cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh tuyệt đẹp, rực rỡ tráng lệ. Cảnh mặt trời mọc đặt trong một khung cảnh rộng lớn bao la và hết sức trong trẻo, tinh khôi: "Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi”. Tác giả đã dùng hình ảnh so sánh đặc sắc “Mặt trời tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả ttrứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mám bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửtig hồng ". Những so sánh thật bất ngờ, thật thú vị. Nhưng đến liên tưởng sau đây thì mới thực sự tài hoa ‘Y như một mâm lễ tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông,m. Màu sắc hài hoà rực rỡ “đò hồng, bạc, ngọc trai”; chi tiết hình ảnh độc đáo đã tạo nên vẻ đẹp độc đáo, hùng vĩ, đường bệ, tráng lệ của biển trời Cô Tô.
4.
Cảnh sinh hoạt và lao động trên đảo trong buổi sáng được tác giả miêu tả tập trung vào một địa điểm quanh cái giếng nước ở ria đảo và những người dân chài gánh nước ngọt từ giếng xuống thuyền. Cảnh bình dị lao động khẩn trương nhưng lại thanh bình được bộc lộ rõ qua các chi tiết “ cái giếng nước ngọt đảo Thanh Luân sớm nay có không biết bao nhiêu là người đến gánh và múc... Từ đoàn thuyền sắp ra khơi đêh cái giếng ngọt, thùng và cong gánh nối tiếp đi đi về về”.
- Cảnh tác giả và mọi người tắm quanh giếng.
Cảnh chị Châu Hoà Mẫn địu con dịu dàng, yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành.
Bài làm
Hình tượng bay bổng diệu kì nhằm kì vĩ hóa, tô đậm chất lãng mạn để bất tử hóa về vẻ đẹp của người anh hùng sinh ra phi thường, ra đi đánh giặc phi thường, bay về trời hóa thành bất tử, sống mãi trong lòng mọi người. Con người vĩ đại không nhận công danh, ơn vua lộc nước, không màng danh lợi, tất cả để lại cho đất nước, cho nhân dân.
# Chúc bạn học tốt #
`-` Hình ảnh:
`+` Bầu trời: Trong sáng, sạch sẽ như tấm kính lau hết mây bụi.
`+` Cây cối: Xanh mượt hơn.
`+` Nước biển: Lam biếc, đậm đà hơn.
`+` Cát: Vàng giòn hơn.
`+` Mặt trời: Mặt trời mọc tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên, hồng hào và đứng bệ đặt lên một mâm bạc.
`-` Nghệ thuật:
`+` So sánh: Mặt trời được so sánh với lòng đỏ quả trứng thiên nhiên.
`+` Nhân hóa: Mặt trời được miêu tả như có tính cách, phúc hậu.
`+` Liệt kê: Liệt kê các màu sắc, hình ảnh tạo nên một bức tranh toàn cảnh về đảo Cô Tô.
`+` Ngôn ngữ: Sử dụng từ ngữ tinh tế, giàu hình ảnh và cảm xúc, tạo nên bức tranh thiên nhiên sống động và tươi đẹp.
`-` Nhận xét về cảnh Cô Tô trong và sau bão
Trước bão, cảnh vật có phần u ám, biển động, cá vắng tăm. Sau bão, cảnh vật trở nên trong sáng, tươi đẹp hơn. Bầu trời trong trẻo, cây cối xanh mượt, nước biển lam biếc, cát vàng giòn. Mặt trời mọc rực rỡ, tráng lệ, tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp và hùng vĩ.
`-` Cảm xúc của tác giả khi cơn bão đi qua
Nguyễn Tuân cảm thấy yêu mến và trân trọng vẻ đẹp của thiên nhiên Cô Tô sau bão. Ông miêu tả cảnh vật với sự tinh tế và cảm xúc sâu sắc, thể hiện niềm vui và sự phấn khởi khi thấy cảnh vật hồi sinh và tươi đẹp hơn sau cơn bão.