Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Điểm chung về tinh thần chống giặc ngoại xâm của vua quan và nhân dân nhà Trần đó là: tất cả vua quan, cùng toàn bộ nhân dân nhà Trần đều chung một lòng quyết tâm chống giặc ngoại xâm, quyết không đầu hàng địch.
Cách kết thúc cuộc kháng chiến của Lý Thường Kiệt:
- Đuổi được quân Tống về nước. Bảo vệ được nền độc lập dân tộc.
- Đảm bảo được mối quan hệ bang giao hòa hiếu của hai nước sau chiến tranh. Không làm tổn hại đến danh dự của nhà Tống. Đảm bảo hòa bình lâu dài.
- Lý Thường Kiệt đề nghị giảng hòa qua đó ta thấy được Lý Thường Kiệt là một bậc thầy ngoại giao, có cách ngoại giao rất khôn khéo và mềm dẻo.
- Thể hiện sức mạnh của đất nước vừa tránh gây mất danh dự của nước lớn và quan trọng nhất là giữ quan hệ và hòa bình giữa hai nước
Cách kết thúc rất nhân văn, mang đậm tình người của Lý Thường Kiệt. Bên cạnh đó, nó còn giúp cho cuộc chiến mau chóng kết thúc để không còn thêm những sinh mạng đổ xuống nữa
Cuộc kháng chiến chống Minh của nhà Hồ thất bại nhanh chóng vì:
- Nhà Hồ lên ngôi bằng con đường thoán đoạt (cướp ngôi) nhà Trần do đó gây lên những bất bình rất lớn trong quần chúng nhân dân.
- Không dựa vào nhân dân để chống giặc mà chỉ chiến đấu đơn độc, chỉ biết dựa vào các thành lũy để chống giặc.
- Nhà Hồ còn sử dụng những biện pháp hà khắc, cưỡng chế nhân dân.
Tham khảo:
Cuộc kháng chiến chống Minh của nhà Hồ thất bại nhanh chóng vì:
- Nhà Hồ lên ngôi bằng con đường thoán đoạt (cướp ngôi) nhà Trần do đó gây lên những bất bình rất lớn trong quần chúng nhân dân.
- Không dựa vào nhân dân để chống giặc mà chỉ chiến đấu đơn độc, chỉ biết dựa vào các thành lũy để chống giặc.
- Nhà Hồ còn sử dụng những biện pháp hà khắc, cưỡng chế nhân dân.
- Câu nói "Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo" thể hiện:
+ Nói lên con người của Trần thủ Độ một con người có lòng yêu nước nồng nàn quyết tâm bảo vệ đất nước đủ có phải hi sinh
+ nói lên sự quyết tâm chống giặc ngoại xâm của trần thủ độ một lòng chống giặc ngoại xâm ý chí quyết chiến với giặc
Câu nói của Thái sư Trần Thủ Độ thể hiện sự tự tôn dân tộc và ý chí quyêt tâm chiến đấu đến cùng, sẵn sàng hi sinh xương máu để chống quân xâm lược, bảo vệ nền độc lập, tự chủ của dân tộc.
- Từ thế kỉ XV đến XVII là thời kì phát triển thịnh vượng của vương quốc Lan Xang về mặt kinh tế:
+ Sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp và chăn nuôi gia súc khá phát triển. Việc khai thác các sản vật quý được chú trọng.
+ Những sản vật quý của vùng này thường được trao đổi ra bên ngoài có thể kể đến như: tê, voi sáp trắng, vải bông, chiêng đồng.
+ Nhiều người châu Âu đến buôn bán thời kì này đã miêu tả cuộc sống thanh bình, trù phú của người Lào
=> Kinh tế phát triển thịnh đạt, xã hội ổn định, văn hóa phát triển.
– Nhà Lê Sơ chú trọng giáo dục – khoa cử để tuyển chọn nhân tài cho đất nước, vì:
+ Người “hiền tài” ở đây được hiểu là những người vừa có tài, vừa có đức trong xã hội.
+ Những người “hiền tài” sẽ có những đóng góp lớn đối với sự phát triển cường thịnh của đất nước.
tham khảo
VẤN ĐỀ KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ THIÊN NHIÊN Ở RỪNG A-MA-DÔN
1. Khái quát về rừng A-ma-dôn
- Vị trí:
+ Nằm ở phía bắc của Nam Mỹ.
+ Tiếp giáp: phía bắc giáp sơn nguyên Guy-a-na, phía tây giáp dãy An-đét, phía nam giáp sơn nguyên Bra-xin và phía đông giáp Đại Tây Dương.
- Diện tích: khoảng 6 triệu km².
- Hệ sinh thái:
+ Phong phú và đa dạng nhất thế giới.
+ Thực vật: nhiều loài như nguyệt quế, cọ, keo, cao su, nhiều cây gỗ quý (gụ, tuyết tùng,...),...
+ Động vật (hơn 2 000 loài): nhiều loài động vật hoang dã gồm báo đốm, hươu đỏ,... nhiều loài động vật gặm nhấm và một số loại khỉ,...
2. Các hoạt động khai thác, sử dụng thiên nhiên ở rừng A-ma-dôn
- Khai thác khoáng sản: Trong khu vực rừng A-ma-dôn rất giàu tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là vàng, đồng,...
=> Ngành khai thác mỏ phát triển.
- Sản xuất nông nghiệp: Với diện tích rộng, đất đai màu mỡ, mạng lưới sông ngòi rộng lớn và dày đặc thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
- Xây dựng thủy điện: do có các con sông lớn (sông A-ma-dôn, sông A-ra-goay-a,...) bắt nguồn từ các dãy núi và sơn nguyên cao đổ về phía Đại Tây Dương => thuận lợi để xây dựng các đập thủy điện lớn.
Ví dụ: Đập thủy điện Belo Montre dài 6 km với công suất 11 233 MW (đập thủy điện lớn thứ 3 thế giới) sẽ cung cấp điện cho 23 triệu hộ gia đình trong khu vực và tạo ra hàng trăm ngàn việc làm cho người dân địa phương.
3. Ảnh hưởng của các hoạt động khai thác, sử dụng thiên nhiên đến rừng A-ma-dôn
- Việc khai thác mỏ bất hợp pháp cũng đã kéo theo nạn phá rừng, làm ô nhiễm sông ngòi, đe dọa cuộc sống của hàng trăm cộng đồng bản địa. Bên cạnh đó, việc sử dụng thủy ngân trong sản xuất, khai thác khoáng sản cũng đang làm ô nhiễm nặng nề nguồn nước.
- Rừng đang bị tàn phá với tốc độ khủng khiếp do việc chuyển đổi thành đồng cỏ chăn nuôi và đất trồng thức ăn cho gia súc.
- Chặt phá rừng khiến hơn 10 000 loài động và thực vật có nguy cơ tuyệt chủng cao.
- Việc xây dựng các đập thủy điện khiến môi trường sinh thái rừng A-ma-dôn bị phá hủy và nhiều người dân địa phương bị mất nhà cửa.
4. Các biện pháp bảo vệ thiên nhiên trong rừng A-ma-dôn
- Thiết lập các cơ sở để lực lượng chức năng có mặt thường trực quản lí hoạt động khai thác khoáng sản, tịch thu hàng hóa bất hợp pháp, kiểm soát các tuyến đường và bảo vệ rừng.
- Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên.
- Giáo dục người dân cách làm nông và chăn nuôi bền vững.
- Những cụm từ miêu tả về thành Đại La:
+ Ở giữa khu vực trời đất.
+ Thế rồng quận hổ ngồi.
+ Chính giữa Nam Bắc Đông Tây, tiện nghi núi sông sau trước.
+ Mặt đất rộng và bằng phẳng.
+ Thế đất cao mà sáng sủa.
+ Muôn vật hết sức tốt tươi, phồn thịnh,
+ Thắng địa, tụ hội quan yếu của bốn phương.
- Những thông tin chứng tỏ Đại La là một nơi có địa hình bằng phẳng, thuận tiện về mọi mặt để phát triển đất nước.
- Ý nghĩa của việc dời đô:
+ Việc dời đô từ Hoa Lư ᴠề Đại La (Thăng Long) thể hiện quуết định ѕáng ѕuốt của ᴠua Lý Công uẩn, tạo đà cho ѕự phát triển đất nước
+ Dời đô ra Thăng Long là một bước ngoặc rất lớn. Nó đánh dấu ѕự trường thành của dân tộc Đại Việt. Đại Việt không cần phải ѕống phòng thủ, phải dựa ᴠào địa thế hiểm trở của Hoa Lư để đối phó ᴠới kẻ thù. Thế và lực của Đại Việt đã đủ lớn mạnh để lập đô ở nơi có địa thể rộng mở, tạo đà đưa nước phát triển đi lên.
– Kết quả: cuối năm 1424, nghĩa quân Lam Sơn giải phóng Nghệ An, sau đó giải phong được một vùng rộng lớn từ Thanh Hóa đến đèo Hải Vân.
=> Những thắng lợi này đã làm thay đổi căn bản cục diện cuộc chiến và so sánh lực lượng giữa hai bên theo hướng có lợi cho nghĩa quân Lam Sơn.
Nguyễn Chích đề xuất kế hoạch chuyển địa bàn hoạt động chính của nghĩa quân vào Nghệ An:
- Nghệ An là nơi hiểm yếu, đất rộng, người đông…
- Dùng Nghệ An làm đất dừng chân, dựa vào sức người, của cải ấy để đánh Đông Đô.
Kế hoạch đánh chiếm Nghệ An đã giành thắng lợi lớn, giải phóng một vùng rộng lớn từ Thanh Hóa vào đến đèo Hải Vân.
- Ý chí quyết tâm tiêu diệt xâm lược Mông – Nguyên của quân dân nhà Trần đã thể hiện tinh thần đoàn kết cao độ, trên dưới đồng lòng đánh giặc:
+ Khi vua Trần hỏi Trần Thủ Độ nên đánh hay hòa, Trần Thủ Độ đã khẳng khái trả lời: “ Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”.
+ Tại hội nghị Điện Diên Hồng, khi vua Trần hỏi nên đánh hay hòa, cả điện đồng thanh hô “ Đánh”.
+ Trần Hưng Đạo viết Hịch tướng sĩ , có câu: “Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng…”.
+ Các chiến sĩ tự mình thích vào cánh tay hai chữ “Sát thát”. (giết giặc Mông Cổ).