Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Đặc điểm của lãnh địa phong kiến Tây Âu:
+ Mỗi lãnh địa phong kiến là một đơn vị hành chính- kinh tế biệt lập, khép kín, thuộc về một lãnh chúa.
+ Lãnh chúa có toàn quyền trên vùng đất của họ như một “ông vua”, có quân đội riêng và tự đặt ra luật lệ trong lãnh địa của họ.
+ Lãnh chúa xây dựng lâu đài kiên cố, có hào sâu, tường bao quanh. Vùng đất đai ngoài lâu đài chủ yếu để nông nô canh tác.
+ Kinh tế nông nghiệp là chủ yếu. Đời sống kinh tế trong lãnh địa khép kín, tự cung tự cấp, trừ sắt và muối được mua ở bên ngoài.
- Mối quan hệ giữa lãnh chúa và nông nô trong xã hội phong kiến:
+ Lãnh chúa không phải lao động, họ chỉ luyện tập cung kiếm, đi săn. Họ bóc lột nông nô bằng địa tô và những thứ thuế do họ tự đặt ra.
+ Nông nô lệ thuộc lãnh chúa về thân phận và ruộng đất.
+ Nông nô canh tác trên khu đất lãnh chúa cho họ thuê và phải nộp tô rất nặng.
=> Mối quan hệ giữa lãnh chúa và nông nô trong xã hội phong kiến là mối quan hệ chủ- tớ.
- Về đặc điểm kinh tế:
+ Đóng vai trò chủ đạo ngành kinh tế là nông nghiệp. Nông nô trồng trọt, chăn nuôi và làm các nghề thủ công như dệt vải, rèn đúc công cụ, vũ khí, …
+ Tính tự nhiên, tự cấp, tự túc là đặc điểm củakinh tế trong lãnh địa.
+ Nông nô ít có sự trao đổi, buôn bán với bên ngoài, chủ yếu mua muối, sắt.
- Về đặc điểm xã hội:
+ Gia đình lãnh chúa và nông nô là những cư dân chủ yếu trong lãnh địa chủ.
+ Không phải lao động, lãnh chúa vui chơi, luyện tập trong lâu đài, dinh thự.
+ Tuy nông nô thuê ruộng đất của lãnh chúa để cày cấy và phải nộp tô nhưng họ có gia đình, nhà cửa, tài sản riêng.
+ Quan hệ giữa lãnh chúa với nông nô chính là quan hệ xã hội trong lãnh địa.
Nguyên nhân dẫn tới các cuộc phát kiến địa lí:
- Do yêu cầu phát triển sản xuất, nhu cầu hương liệu, vàng bạc, nguyên liệu và thị trường buôn bán mới.
- Từ thế kỉ XV, con đường giao lưu, buôn bán truyền thống giữa châu Âu và châu Á qua Tây Á, Địa Trung Hải bị người Thổ chiếm giữ nên đi lại khó khăn.
Điều kiện tác động đến các cuộc phát kiến địa lí:
- Thế kỉ XV< các nhà hàng hải có nhiều hiểu biết mới về đại dương, có quan niệm mới về Trái Đất.
- Biết vẽ bản đồ, hải đồ ghi rõ các vùng đất, sử dụng các thiết bị đo lường thiên văn, la bàn.
- Kĩ thuật đóng tàu có tiến bộ, tàu có bánh lái, hệ thống buồm lớn.
- Ấn Độ là nơi sản sinh ra nhiều tôn giáo lớn như Ấn Độ giáo, Phật giáo, Giai-na giáo,…
- Các tôn giáo này chi phối mạnh mẽ đến đời sống chính trị, văn hóa, văn học nghệ thuật, kiến trúc…
- Nhiều công trình kiến trúc được xây dựng mới, cùng nghệ thuật điêu khắc rất đặc sắc. Tất cả các công trình kiến trúc như đền, chùa, lâu đài, tháp, lăng chịu ảnh hưởng của tôn giáo.
- Kiến trúc Phật giáo: nổi tiếng với hệ thống chùa hang A-gian-ta
- Kiến trúc Hồi giáo. Điển hình có lăng Ta-giơ Ma-han, lăng Hu-may-un,…
Nhận xét về văn hóa Ấn Độ thời phong kiến:
+ Văn hóa Ấn Độ mang đậm màu sắc tôn giáo: Phật giáo, Hin-đu giáo
+ Văn hóa Ấn Độ đại diện cho một nền văn minh lớn, có ảnh hưởng to lớn và đậm nét đến khu vực Đông Nam Á.
Ấn Độ là nước có nền văn hoá lâu đời và là một trong những trung tâm văn minh lớn của loài người.
Người Ấn Độ đã có chữ viết riêng của mình từ rất sớm, phổ biến nhất là chữ Phạn. Chữ Phạn đã trở thành ngôn ngữ-văn tự để sáng tác các tác phẩm văn học, thơ ca, các bộ kinh "khổng lồ", đồng thời là nguồn gốc của ngôn ngữ và chữ viết Hin-đu thông dụng hiện nay ở Ân Độ.
Kinh Vê-đa được viết bằng chữ Phạn là bộ kinh cầu nguyện xưa nhất của đạo Bà La Môn và đạo Hin-đu - một tôn giáo phổ biến ở Ân Độ hiện nay.
Gắn liền với đạo Hin-đu, nền văn học Hin-đu với các giáo lí, chính luận, luật pháp, sử thi, kịch thơ v.v... đã có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội Ấn Độ.
Nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của các tôn giáo. Kiến trúc Hin-đu với những đền thờ hình tháp nhọn nhiều tầng, được trang trí tỉ mỉ bằng các phù điêu ; kiến trúc Phật giáo với những ngôi chùa xây bằng đá hoặc khoét sâu vào vách núi, những tháp có mái tròn như chiếc bát úp. Những công trình kiến trúc độc đáo như thế đến nay vẫn còn được lưu giữ không chỉ ở Ấn Độ mà cả ở nhiều nước Đông Nam Á.
Nét chính về tình hình kinh tế thời Trần:
Lĩnh vực | Nội dung |
Nông nghiệp | - Kêu gọi dân phiêu tán trở về quê cũ sản xuất - Khuyến khích khai khẩn đất hoang - Đẩy mạnh việc làm thủy lợi - Cấm tự tiện giết mổ trâu bò để bảo vệ sức kéo. |
Thủ công nghiệp | - Thủ công nghiệp nhà nước: chuyên đúc tiền, sản xuất vũ khí, đóng thuyền. - Thủ công nghiệp dân gian: đồ gốm, rèn sắt, đúc đồng, dệt lụa… |
Thương mại | - Thăng Long là trung tâm kinh tế, buôn bán sầm uất của cả nước. - Ở quê nhiều chợ lớn hình thành và hoạt động theo phiên. - Nhiều cảng biển: Vân Đồn, Hội Thống, Hội Triều để buôn bán với nước ngoài. |
- Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Trần có tác động hỗ trợ lẫn nhau.
- Nền thủ công nghiệp phát triển, các sản phẩm được thương nhân nước ngoài ưa chuộng, thúc đẩy thương mại phát triển.
- Đồng thời trao đổi, giao lưu diễn ra giữa các quốc gia tiếp thu và biến đổi các kĩ thuật, hoa văn,… thúc đẩy thủ công nghiệp phát triển.
* Những cuộc phát kiến của Bồ Đào Nha :
- Từ năm 1415, hoàng tử Hen-ri đã khởi xướng và tổ chức những chuyến thám hiểm dọc theo bờ biển châu Phi.
- Năm 1487, B. Đi-a-xơ đi tới được mỏm cực Nam châu Phi thì bị bão tố đẩy ra xa bờ, khi quay lai, đoàn bất ngờ đi vòng qua điểm cực Nam của lục địa châu Phi và đặt tên nó là mũi Bão Tố, về sau được đổi thành mũi Hảo Vọng.
- Năm 1497, Va-xcô đơ Ga-ma với đội tàu 4 chiếc và 160 thủy thủ đã đi vòng qua châu Phi và đến Ca-li-cút trên bờ biển tây nam Ấn Độ (tháng 5/1498). Về sau, ông được phong phó vương Ấn Độ.
* Những cuộc phát kiến của Tây Ban Nha :
- Năm 1492, C. Cô-lôm-bô ra khơi cùng với 3 chiếc tàu và 90 thủy thủ. Ông đến đảo Cu-ba và một số đảo khác ở vùng biển Ăng-ti. Cô-lôm-bô đã phát hiện châu Mĩ, nhưng ông lầm tưởng đó là Ấn Độ.
- Năm 1519, Ph. Ma-gien-lăng tiến hành chuyến đi vòng quanh thế giới bằng đường biển.
Năm 939, Ngô Quyền xưng vương, chọn Cổ Loa (thuộc Đông Anh, Hà Nội) làm kinh đô.
Ở chính quyền Trung ương: Vua đứng đầu triều đình quyết định mọi công việc chính trị, ngoại giao, quân sự và đặt các chức quan văn, quan võ.
Ở địa phương, Ngô Quyền cử các tướng lĩnh có công trấn giữ và quản lí các châu quan trọng.
=> Mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài của đất nước.
- Vương triều Gúp-ta do San-đra gúp ta I sáng lập vào năm 319.
- Vương triều Hồi giáo Đê-li ra đời năm 1206, gắn liền với cuộc chinh chiến, xâm lược của người Tuốc vào miền Bắc Ấn Độ.
- Vương triều Mô-gôn ra đời vào năm 1526, gắn liền với cuộc xâm lược Ấn Độ của người Mông Cổ
- Quá trình Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước:
+ Năm 944, Ngô Quyền mất, Dương Tam Kha tiếm quyền, tự xưng vương.
+ Năm 965, các thế lực hào trưởng địa phương nổi dậy khắp nơi, đất nước lâm vào tình trạng phân tán, cát cứ.
+ Đinh Bộ Lĩnh liên kết với sứ quân Trần Lãm, chiêu dụ sứ quân Phạm Bạch Hổ và dẹp loạn các sứ quân khác.
+ Cuối năm 967, tình trạng cát cứ chấm dứt, đất nước trở lại bình yên, thống nhất.
+ Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng).
- Công lao của Đinh Bộ Lĩnh đối với dân tộc:
+ Đinh Bộ Lĩnh đã có công dẹp loạn 12 sứ quân, chấm dứt tình trạng loạn lạc, thống nhất đất nước.
+ Xây dựng nhà nước, đúc tiền để lưu hành, định quan chế, phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân. Đặt nền móng cho thời kì ổn định lâu dài của nước Việt ta.
- Mối quan hệ giữa lãnh chúa và nông nô là mối quan hệ giữa 2 giai cấp chủ đạo trong xã hội phong kiến Tây Âu.
- Đây là mối thống trị và bóc lột giữa giai cấp thống trị là lãnh chúa phong kiến với giai cấp bị trị là nông nô.
- Hình thức bóc lột: Lãnh chúa phong kiến chi phối mọi mặt đời sống đời sống nông nô. Nông nô nhận ruộng đất của lãnh chúa để canh tác và sau đó nộp tô thuế cho lãnh chúa.
- Nông nô phải thực hiện các nghĩa vụ đối với lãnh chúa từ nộp tô thuế và nghĩa vụ lao dịch, binh dịch.