K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 8 2023

Tham khảo

- Nhận xét:

Với cuộc Cải cách Minh Mạng, bộ máy hành chính nhà nước từ Trung ương xuống địa phương càng được hoàn thiện. Cả nước được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ (Thừa Thiên).

+ Tên gọi các tỉnh (thời Nguyễn) cơ bản giống với tên gọi các tỉnh trong bộ máy hành chính của Việt Nam hiện nay.

15 tháng 8 2023

Tham khảo

 

Dưới thời Nguyễn, cả nước được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc (Thừa Thiên). Đứng đầu mỗi tỉnh lớn là chức tổng đốc, còn các tỉnh nhỏ là chức tuần phủ.

=> Nhận xét về cách tổ chức đơn vị hành chính dưới triều nguyễn :

Nhà Nguyễn vẫn duy trì chế độ quân chủ chuyên chế Trung ương tập quyền, tổ chức bộ máy nhà nước quy cũ và hoàn chỉnh.Đơn vị hành chính chặt chẽ hơn
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
13 tháng 9 2023

Trong các thế kỉ XVI - XVIII, đất nước diễn ra nhiều biến động chính trị lớn, tuy nhiên, nhân dân Đại Việt vẫn đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và tôn giáo.

14 tháng 9 2023

- Thời gian bùng nổ: Giữa thế kỉ XVIII

- Diễn biến chính một số cuộc khởi nghĩa nông dân

Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu/Thời gian diễn ra

Diễn biến chính

Nguyễn Hữu Cầu
(1741-1751)

- Địa bàn: Đồ Sơn, Văn Đón... 

- Diễn biến: Từ Đồ Sơn, Văn Đón, nghĩa quân đánh lên Kinh Bắc, uy hiếp kinh thành Thăng Long, rồi mở rộng hoạt động xuống Sơn Nam, vào Thanh Hóa, Nghệ An. - Năm 1751, quân Trịnh tấn công dồn dập, khởi nghĩa thất bại.

Hoàng Công Chất
(1739-1769)

Hoàng Công Chất tập hợp dân nghèo ở Sơn Nam
khởi nghĩa. Ông xây dựng căn cứ ở Điện Biên và được
nhân dân Tây Bắc hết lòng ủng hộ. Ông có công bảo
vệ vùng biên giới và giúp dân ổn định cuộc sống sau
khi ông mất, con trai ông tiếp tục chỉ huy cuộc khởi
nghĩa kéo dài đến năm 1769 thì bị dập tắt.

Nguyễn Danh Phương
(1740-1751)

- Địa bàn: Tam Đảo (Vĩnh Phúc), rồi mở rộng hoạt
động ra các trấn Sơn Tây, Tuyên Quang. Uy thế của
nghĩa quân ngày một lên cao. 

- Năm 1751, trước sự tấn công ồ ạt của quân Trịnh, Nguyễn Danh Phương bị bắt. Khởi nghĩa thất bại.

14 tháng 8 2023

Tham khảo

* Tình hình chính trị Việt Nam thời Nguyễn:

- Về hành chính:

+ Nhà Nguyễn xây dựng nhà nước quân chủ tập quyền trên toàn lãnh thổ, nối liền một dải từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau.

+ Năm 1804, vua Gia Long đổi tên nước thành Việt Nam. Cả nước được chia làm 3 vùng là: Bắc thành; Gia Định thành và 4 trấn,7 doanh (ở khu vực miền Trung)

+ Đến thời Minh Mạng, cả nước được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.

=> Bộ máy nhà nước quân chủ hoàn thiện từ trung ương đến địa phương.

- Về luật pháp:

+ Năm 1815, nhà Nguyễn ban hành Hoàng Việt luật lệ, còn gọi là Luật Gia Long.

+ Nội dung của Luật Gia Long bao quát hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội thời Nguyễn.

- Về quân đội: chia thành 3 bộ phận:

+ Thân binh (bảo vệ nhà vua)

+ Cấm binh (phòng thủ hoàng thành)

+ Tinh binh (ở kinh đô và các địa phương).

- Về đối ngoại:

+ Thực thi “bang giao triều cống” với nhà Thanh; đối đầu với Xiêm; buộc Lào, Chân Lạp thần phục;

+ Thiết lập ngoại giao, buôn bán với Ấn Độ và các nước Đông Nam Á.

+ Thời Gia Long, quan hệ với Pháp khá cởi mở. Thời Minh Mạng, nhà Nguyễn khước từ tất cả yêu cầu bang giao của các nước phương Tây.

* So sánh cơ cấu hành chính Việt Nam thời Gia Long và Minh Mạng:

- Thời vua Gia Long: cả nước được chia làm 3 vùng là:

+ Bắc thành (gồm các trấn thuộc Bắc bộ ngày nay);

+ Gia định thành (gồm các trấn thuộc Nam Bộ ngày nay).

+ 4 trấn và 7 doanh do nhà vua trực tiếp quản lí (thuộc khu vực Trung Bộ ngày nay).

- Thời vua Minh Mạng:

+ Cả nước được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.

+ Đứng đầu liên tỉnh là Tổng đốc, đứng đầu tỉnh là Tuần phủ.

14 tháng 8 2023

Tham khảo:

* Tình hình chính trị Việt Nam thời Nguyễn:

- Về hành chính:

+ Nhà Nguyễn xây dựng nhà nước quân chủ tập quyền trên toàn lãnh thổ, nối liền một dải từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau.

+ Năm 1804, vua Gia Long đổi tên nước thành Việt Nam. Cả nước được chia làm 3 vùng là: Bắc thành; Gia Định thành và 4 trấn,7 doanh (ở khu vực miền Trung)

+ Đến thời Minh Mạng, cả nước được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.

=> Bộ máy nhà nước quân chủ hoàn thiện từ trung ương đến địa phương.

- Về luật pháp:

+ Năm 1815, nhà Nguyễn ban hành Hoàng Việt luật lệ, còn gọi là Luật Gia Long.

+ Nội dung của Luật Gia Long bao quát hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội thời Nguyễn.

- Về quân đội: chia thành 3 bộ phận:

+ Thân binh (bảo vệ nhà vua)

+ Cấm binh (phòng thủ hoàng thành)

+ Tinh binh (ở kinh đô và các địa phương).

- Về đối ngoại:

+ Thực thi “bang giao triều cống” với nhà Thanh; đối đầu với Xiêm; buộc Lào, Chân Lạp thần phục;

+ Thiết lập ngoại giao, buôn bán với Ấn Độ và các nước Đông Nam Á.

+ Thời Gia Long, quan hệ với Pháp khá cởi mở. Thời Minh Mạng, nhà Nguyễn khước từ tất cả yêu cầu bang giao của các nước phương Tây.

* So sánh cơ cấu hành chính Việt Nam thời Gia Long và Minh Mạng:

- Thời vua Gia Long: cả nước được chia làm 3 vùng là:

+ Bắc thành (gồm các trấn thuộc Bắc bộ ngày nay);

+ Gia định thành (gồm các trấn thuộc Nam Bộ ngày nay).

+ 4 trấn và 7 doanh do nhà vua trực tiếp quản lí (thuộc khu vực Trung Bộ ngày nay).

- Thời vua Minh Mạng:

+ Cả nước được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.

+ Đứng đầu liên tỉnh là Tổng đốc, đứng đầu tỉnh là Tuần phủ.

14 tháng 8 2023

Tham khảo
* Nét chính về tình hình thương nghiệp trong các thế kỉ XVI - XVIII:

- Nội thương:

+ Hoạt động buôn bán trong dân đã trở nên phổ biến.

+ Chợ làng, chợ huyện, chợ phủ mọc lên khắp nơi và thường hợp theo phiên.

Ngoại thương phát triển mạnh:

+ Có quan hệ giao thương với thương nhân nhiều nước trên thế giới, như: Bồ Đào Nha, Hà Lan, Nhật Bản,…

+ Trong quá trình giao thương: người Việt bán các sản phẩm: tơ lụa, đường trắng, đồ gốm, lâm sản,... và mua về các mặt hàng như: len dạ, bạc, đồng, vũ khí...

+ Thương nhân nhiều nước đã xin lập phố xá, thương điếm để buôn bán lâu dài

- Nhiều đô thị hưng khởi do sự phát triển của thương mại:

+ Ở Đàng Ngoài có: Kẻ Chợ (Thăng Long), Phố Hiến (Hưng Yên),…

+ Ở Đàng Trong có: Thanh Hà (Thừa Thiên Huế), Hội An (Quảng Nam), Bến Nghé - Sài Gòn,…

* Điểm mới so với những giai đoạn trước đó:

- Chính quyền Đàng Trong và Đàng Ngoài có quan hệ giao thương với thương nhân nhiều nước trên thế giới, như: Nhật Bản, Trung Hoa, Hà Lan, Anh, Pháp,… Thương nhân các nước (nhất là các nước phương Tây) xin lập phố xá, thương điếm để buôn bán lâu dài.

- Bên cạnh những đô thị được hình thành từ trước đó, ở các thế kỉ XVI - XVIII, xuất hiện nhiều đô thị mới với hoạt động giao thương sầm uất, tấp nập, như: Hội An (Quảng Nam); Bến Nghé - Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh); Cù Lao Phố (Biên Hòa, Đồng Nai); Mỹ Tho (Tiền Giang); Hà Tiên (Kiên Giang),…

16 tháng 8 2023

Tham khảo

- Đoạn tư liệu trên cho biết 3 thông tin sau:

+ Thông tin 1: vấn đề xây đắp đê điều để chế ngự chế độ nước sông Hồng đã được các triều đại phong kiến trước đó thực hiện (thể hiện ở chi tiết: những huyện ven sông Hồng, từ trước đã đắp đê phòng lụt).

+ Thông tin 2: dưới thời Nguyễn, tình trạng lụt lội ở vùng đồng bằng sông Hồng thường xuyên diễn ra, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của cư dân (thể hiện ở chi tiết: hễ đến mùa lụt thì đê lại vỡ lở, lúa ruộng bị ngập lụt, người và vật đều bị hại)

+ Thông tin 3: chính quyền phong kiến nhà Nguyễn rất quan tâm đến vấn đề đắp đê phòng lụt ở vùng châu thổ sông Hồng. Tuy nhiên, triều đình đang lâm vào thế bối rối, cân nhắc lợi - hại của việc nên tiếp tục đắp đê hay bỏ đê (thể hiện ở chi tiết: vậy đắp đê hay bỏ đê, cách nào lợi, cách nào hại, cho được bày tỏ)

15 tháng 8 2023

Tham khảo

- Vào giữa thế kỉ XIX, Trung Quốc trở thành “miếng mồi” cho các nước đế quốc phân chia, xâu xé.

+ Trong những năm 1840 - 1842, Anh gây chiến với Trung Quốc (thường gọi là Chiến tranh thuốc phiện). Bị thất bại, triều đình nhà Thanh buộc phải kí với Anh bản Hiệp ước Nam Kinh.

- Tiếp sau Anh, các nước đế quốc khác đẩy mạnh xâu xé Trung Quốc.

+ Anh chiếm vùng châu thổ sông Trường Giang

+ Đức chiếm Sơn Đông

+ Pháp chiếm vùng Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây,…

+ Nga, Nhật Bản chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc.

- Năm 1901, sau khi kí Hiệp ước Tân Sửu với các nước đế quốc, Trung Quốc trở thành một nước phong kiến, nửa thuộc địa.

15 tháng 8 2023

Tham khảo

 

- Vào giữa thế kỉ XIX, Trung Quốc trở thành “miếng mồi” cho các nước đế quốc phân chia, xâu xé.

+ Trong những năm 1840 - 1842, Anh gây chiến với Trung Quốc (thường gọi là Chiến tranh thuốc phiện). Bị thất bại, triều đình nhà Thanh buộc phải kí với Anh bản Hiệp ước Nam Kinh.

- Tiếp sau Anh, các nước đế quốc khác đẩy mạnh xâu xé Trung Quốc.

+ Anh chiếm vùng châu thổ sông Trường Giang

+ Đức chiếm Sơn Đông

+ Pháp chiếm vùng Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây,…

+ Nga, Nhật Bản chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc.

- Năm 1901, sau khi kí Hiệp ước Tân Sửu với các nước đế quốc, Trung Quốc trở thành một nước phong kiến, nửa thuộc địa.

20 tháng 7 2023

Tham Khảo : 

 

- Đoạn tư liệu trên phản ánh về chính sách “chia để trị” của chính quyền thực dân ở một số nước Đông Nam Á.

+ “Chia để trị” là một chính sách thâm độc của các nước thực dân phương Tây, thông qua việc dùng nhiều biện pháp chia rẽ khác nhau, các nước thực dân muốn: cắt đứt những mối liên hệ cơ bản, cần thiết của nước thuộc địa trên nhiều phương diện; từ đó giảm dần và đi đến xóa bỏ ý chí đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước của nhân dân thuộc địa.

+ Việc các nước thực dân phương Tây tiến hành chính sách “chia để trị” đã để lại nhiều hậu quả cho nhân dân Đông Nam Á, ví dụ như: tạo ra sự chia rẽ, rạn nứt khối đoàn kết, mâu thuẫn giữa các vùng trong cả nước và giữa các nước với nhau; bộ máy cai trị của chính quyền thực dân được củng cố,…

14 tháng 9 2023

- Chính sách đối nội:

+ Nền Cộng hoà thứ ba được thành lập nhưng thường xuyên xảy ra khủng hoảng nội các (trong vòng 40 năm, từ năm 1870 đến 1914, nước Pháp đã 50 lần thay đổi chính phủ).

+ Chính phủ Cộng hoà thi hành chính sách đàn áp nhân dân và các cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân.

- Chính sách đối ngoại: Pháp đẩy mạnh xâm lược, bóc lột thuộc địa, là nước có hệ thống thuộc địa lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Anh.

15 tháng 8 2023

Tham khảo

- Dưới tác động từ cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, đời sống của người lao động ở Việt Nam rất khổ cực:

+ Nông dân bị cướp đoạt ruộng đất, phải chịu sưu cao, thuế nặng nên lâm vào tình cảnh bần cùng hóa.

+ Công nhân: phải lao động cực nhọc trong các đồn điền, hầm mỏ, xí nghiệp, điều kiện sống tồi tàn và nhận những đồng lương rẻ mạt, lại thường xuyên bị đánh đập, cúp phạt.