Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cứ mỗi sáng thứ 2 đầu tuần, em lại háo hức mong chờ được đến trường để tham dự buổi lễ chào cờ. Đối với em, buổi lễ chào cờ có một ý nghĩa rất đặc biệt, nó mang lại cho em cảm giác thiêng liêng khó tả.
Như đã thành thói quen, thứ 2 nào em cũng đến trường sớm hơn thường lệ để chuẩn bị cho buổi lễ chào cờ. Buổi sáng ngày hôm nay thật đẹp. Bầu trời cao trong xanh vời vợi có vài áng mây trắng bay hững hờ. Ông mặt trời tỏa ánh nắng ấm áp khắp muôn nơi, vạn vật như căng tràn nhựa sống, tinh khôi và tươi mới. Không khí trong lành, mát mẻ, thỉnh thoảng lại có vài cơn gió thoảng qua tạo cảm giác rất dễ chịu. Cành cây rung rinh trong gió như muốn reo vui, trên cao, những chú chim hót líu lo làm cho khung cảnh thêm tưng bừng, rộn rã.
Lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới trong gió nhẹ và nắng mai, màu đỏ vốn rực rỡ hôm nay càng rực rỡ hơn. Cả sân trường chìm trong màu áo trắng học trò. Trên vai mỗi người học sinh là chiếc khăn quàng đỏ thắm tượng trưng cho Đội viên. Tiếng trống trường được đánh liền một hồi, các bạn học sinh dừng lại tất cả các hoạt động của mình, chẳng ai bảo ai xếp hàng thật ngay ngắn, đôi mắt ngước nhìn lên phía trên nơi các thầy cô giáo đang ngồi.
Khi cả trường đã ổn định, tiếng hô dõng dạc của bạn tổng phụ trách vang lên: “Nghiêm! Chào cờ! Chào”. Tất cả học sinh và thầy cô giáo đặt bàn tay búp măng lên đầu, ánh mắt nhìn theo lá quốc kì. Một bầu không khí trang trọng, thiêng liêng bao phủ lên toàn bộ ngôi trường. Chào cờ xong, mọi người đồng thanh hát Quốc ca. Ai cũng cố gắng hát to và dõng dạc nhất có thể. Bài hát gợi nhớ về một thời quá khứ vàng son của dân tộc Việt Nam, nhắc nhở chúng em phải kính trọng và biết ơn tới thế hệ đi trước, những người đã ngã xuống để chúng ta có cuộc sống độc lập, tự do như ngày hôm nay.
Sau bài hát quốc ca là đến bài hát đội ca. Bài hát có giai điệu tươi vui làm chúng em không khỏi phấn khởi và tự nhắc mình phải học tập thật tốt để xứng đáng cháu ngoan Bác Hồ. Cuối cùng, bạn tổng phụ trách lên nhận xét tình hình học tập và thực hiện nề nếp của cả trường trong tuần vừa rồi, khen ngợi những lớp thực hiện tốt, đồng thời phê bình và nhắc nhở một số cá nhân, tập thể về những khuyết điểm còn tồn tại.
Dù giờ chào cờ đã kết thúc nhưng hình ảnh của nó vẫn in đậm trong tâm trí em. Giờ chào cờ không chỉ là một tiết học lí thú mà còn tô đậm tình yêu đối với mái trường, với quê hương, đất nước trong lòng mỗi người học sinh.
Bài làm :
Sáng thứ hai nào cũng vậy, cả trường em lại tập hợp nơi chính giữa sân trường để cùng dự lễ chào cơ đầu tuần. Đó là tiêt sinh hoạt chung của toàn trường mà ai cũng háo hức.
Tiếng trống trường điểm một hồi dài lúc bảy giờ mười lăm phút sáng thứ hai, chúng em từ các lớp rất nhanh nhẹn xuống tập trung ở sân trường. Tâm trạng ai cũng vui vẻ hồ hởi bắt đầu tuần mới sau hay ngày nghỉ giữa tuần. Các lớp đều xếp thành hai hàng ngay ngắn. Ai cũng mặc đồng phục áo trắng, đeo khăn quàng đỏ nghiêm trang tạo nên một hình ảnh thật đẹp ở sân trường.
Bầu trời cao trong, cây lá xanh tươi rì rào trong gió, tiếng chim hót véo von như cũng vui chào đón tuần mới học tập nhiều niềm vui. Trên bục chào cờ là chiếc bàn với tượng Bác Hồ và lọ hoa rực rỡ. Từ phía trên bục, cô tổng phụ trách hô “Nghiêm! Chào cờ, chào”. Nghi lễ buổi chào cờ trang nghiêm bắt đầu. Tất cả nhìn theo lá cơ tổ quốc tung bay phấp phới rồi hát vang bài hát quốc ca.
Trong cái không khí trang nghiêm ấy, trên nền trời trong trẻo, lá cờ đỏ sao vàng bay bay nổi bật lên. Nhìn lá cờ tổ quốc cùng lời bài hát quốc ca hào hùng, trong em trào dâng những cảm xúc khó tả, đó là sự biêt ơn các anh hùng đã ngã xuống cho chúng em được học tập dưới mái trường thân yêu này. Trong giây phút xúc động ấy, những chú chim sơn ca cũng như nín lặng, ngừng hót để hòa mình vào buổi lễ. Chỉ có những tia nắng vàng của buổi ban mai hắt nhẹ chiếu xuống nhè nhẹ, lung linh khiến khung cảnh buổi lễ chào cờ trở nên thiêng liêng hơn bao giờ hết.
Sau khi bài hát quốc ca kết thúc, ca khúc đội ca của chúng em lại vang lên như một lời hứa của những người thiếu niên đeo khăn quàng đỏ cùng lời hô vang “sẵn sàng” vì tổ quốc xã hội chủ nghĩa và lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại. Kết thúc buổi lễ chào cờ đầu tuần, sân trường lại trở lại như bình thường với giờ ra chơi rộn rã tiếng cười. Cây lá xanh tươi hơn, chim sơn ca họa mi lại hót véo von. Còn chúng em lại chuẩn bị một tuần mới tràn đầy năng lượng học tập.
Thời học sinh, ngày khai trường luôn làm cho lòng của mỗi người học sinh nao núng, bỡ ngỡ nhiều bạn nhỏ lần đầu tiên bước vào ngôi trường mới mang một tâm trạng vừa mới lạ, vừa xa xăm. Ngày đầu tiên khai trường, cái vẻ nắng ấm, làn gió mát bao trùm lấy ngôi trường.
Sau 3 tháng nghỉ hè, mọi cuộc chơi đều phải dừng lại, ai ai cũng phải tập trung tinh thần vào học tập,từ tối hôm qua theo thông báo của nhà trường tôi đã chuẩn bị mọi thứ để chuẩn bị cho một năm học mới. Bước vào lớp 6, ngôi trường mới, bạn bè mới, cảnh vật xa lạ,… làm lòng tôi nao núng lắm, nhưng đây cũng là một bước khởi đầu mới và tốt đẹp cho cô nàng cấp hai là tôi
Trước khi làm lễ chào cờ là nghi thức đón chào các học sinh lớp 6, từng hàng một nối đuôi nhau rồi tách riêng từng lớp theo hàng ngũ thật là nghiêm túc và ngay ngắn. Miệng hát vang bài Quốc ca, mắt hướng thẳng tới lá cờ đỏ sao vàng.tiếp đó thầy tổng phụ trách lên giới thiệu buổi lễ và sự hiện diễn của các đại biểu , toàn thể học sinh của trường ai cũng trong tràng pháo tay nhiệt liệt hoan nghênh.
Và mời thầy hiểu trưởng lên đọc thư của chủ tịch Nguyễn Minh Triết gửi đến ttianf thể các em học sinh trong buổi lễ khai giảng năm học mới. Ai cũng chăm chú lắng nghe, đủ để khơi dậy trong mỗi thầy trò lòng quyết tâm phấn đấu dạy tốt – học tốt, thi đua lập nhiều thành tích trong năm học mới.
Chiếc trống trường được đặt ngay ngắn trên sân khấu, rất đẹp và chắc chắn chiếc dùi được cuộn khăn đỏ giờ chỉ cần đánh ba tiếng trống là mọi thứ lại trở về sự nhộn nhịp như cũ, bác trống trông có vẻ đã nghỉ ngơi đủ và giờ chỉ cần hoạt động nữa thôi . Tiếng trống âm vang trầm ấm bay lên từng ngọn cây , vang vọng khắp trường. Tiếng trống trường đại diện và gắn liền với thời học sinh chúng tôi, nó theo chúng tôi suốt thời gian học tập ngồi trên ghế nhà trường.
Phần cuối là tiết mục văn nghệ ,rất hay và hấp dẫn nên ai cũng hướng ánh mắt về sân khấu nhiều tiết mục như nhảy , múa. Hát…..ai cũng trầm trồ khen ngợi.
Kết thúc buổi lễ tôi phụ mọi người xếp ghế, và đi dạo dạo xung quanh trường cùng mấy đứa bạn học cùng lớp, ngôi trường rất rộng, bao quanh những cây bàng , phượng, và nhiều khuôn viên hoa rất đẹp,.. nơi đây có lẽ sẽ để lại nhiều kỉ niệm đẹp cho tôi. Tôi hi vọng mình có thể gắn liền với ngôi trường và có nhiều kỉ niệm học sinh ở nơi đây.
I. MỞ BÀI: Giới thiệu được vấn đề cần tả: buổi lễ khai giảng
II. THÂN BÀI:
- Tả tâm trạng, hành động trước khi buổi lễ bắt đầu
- Tả khái quát khung cảnh trường học chuẩn bị cho buổi lễ khai giảng
- Miêu tả khái quát giáo viên, học sinh trong buổi lễ
- Tả diễn biến buổi lễ
III. KẾT BÀI: Bày tỏ cảm xúc
Bài vănMùa thu - mùa tựu trường đã đến.
Ngôi trường thân yêu của chúng em đẹp hẳn lên trong ngày khai giảng năm học mới.
Ông Mặt Trời tỉnh giấc rồi từ từ vén bức màn mây gửi nắng ấm xuông sân trường. Cảnh vật trường em vui mừng đón nhận món quà đầu năm học mà thiên nhiên ban tặng trong buổi sáng đầu thu. Tất cả đều hân hoan, rạo rực đón chào.
Cổng trường rộng mở, mọi vật ở trường như sáng sủa hơn. Trên cổng chính, tấm biển ghi tên trường được sơn mới, hàng chữ trắng nổi bật lên nền xanh đậm, cống ngõ màu xanh lam, tường rào sơn trắng... Tất cả đều mới tinh.
Đi vào bên trong cổng ngôi trường hiện ra thật đẹp. Giữa sân là cột cờ cao chót vót, lá cờ tung bay trong gió sớm. Hàng cây bóng mát trong sân trường như xanh hơn. Những tia nắng vàng rải nhẹ trên cành cây, kẽ lá. Dọc theo các phòng học ở tầng trệt là những khóm hoa cúc vàng đang rập rờn trong vòm lá xanh non. Các phòng học thật đẹp, bàn ghế thẳng tắp và không một tí bụi mờ. Trên tường có những lẳng hoa tươi thắm, có ảnh Bác Hồ đang mỉm cười hiền hậu. Cảnh vật ở lớp đã thể hiện một vẻ trang nghiêm, thân thiện.
Sân trường mỗi lúc một đông. Tất cả học sinh chung em đều mặc đồng phục quần xanh, áo trắng, khăn quàng đỏ tươi trên vai các bạn đội viên. Nhìn các em nhỏ chạy nhay tung táng trên sân trường với những chiếc áo mới tinh trỏng thật giống đàn bướm trắng rập rờn, rập rờn trong buổi sáng mùa thu. Thật nhộn nhịp với các âm thanh sôi động không ngừng. Tiếng cười, tiếng nói, tiếng gọi nhau cùng với tiếng còi píp... píp... ở cổng trường càng làm âm thanh thêm náo nhiệt. Những trò chơi trên sân trường nhanh chóng xuất hiện. Các trò chơi ví bắt, đá cầu, bắn bi làm nhộn nhịp cả một góc sân trường. Những quả cầu bay lên, bay xuông tựa những cánh hoa so đũa lả tả bay trong gió sớm. Học sinh đến trường mỗi lúc một đông, âm thanh càng thêm sôi động. Thêm vào đó, tiếng chim non ríu rít trên mấy cây cao, tiếng thì thầm trò chuyện của hàng cây bàng trước sân trường khi có làn gió thổi qua. Tất cả như muôn nói với em rằng: Năm học mới đến rồi đấy bạn nhỏ ạ! Lúc ấy, lòng em vui sường biết bao.
Rồi hiệu lệnh tập trung vang lên, mọi trò chơi nhanh chóng khép lại. Trước lễ đài, chúng em xếp hàng ngay ngắn để chuẩn bị làm lễ khai, giảng năm học. Ôi! Lễ đài thật trang nghiêm, tượng Bác uy nghi trên bàn thờ Tổ quốc. Bình hoa huệ trắng ngần đặt cạnh đấy đang tỏa ngát hương thơm.
Buổi lễ bắt đầu. Các đại biểu và thầy cô giáo đã có mặt đông đủ trước lễ đài. Thầy hiệu phó điều khiển nghi lễ, cảnh tượng thật trang nghiêm: Lá cờ đỏ sao vàng được từ từ kéo lên và bay phần phật trong không gian. Bài hát Quốc ca và Đội ca vang lên hùng tráng. Ai cũng tưởng nhớ đến Bác Hồ kính yêu, tưởng nhớ đến các chiên sĩ cách mạng đã hi sinh đời mình cho dân tộc Việt Nam. Sau phần nghi lễ ấy là phần cô hiệu trưởng đọc diễn văn khai mạc. Bóng cô trải ra cùng với tà áo dài duyên dáng. Lời cô dõng dạc đi sâu vào lòng mỗi chúng em. Ai cũng lắng nghe, tin tưởng và phấn khởi vào năm học mới. Diễn văn khai mạc vừa xong lá hồi trông khai trường vang lên. Tùng!... Tùng!... Tùng!... Tùng!... Nghe tiếng trống, em cảm thấy hồi hộp và vui sướng. Tiếng trống như nhắn gọi chúng em hãy bắt tay vào nhiệm vụ đang chờ.
Mái trường mến yêu của em vào ngày khai giảng năm học thật vui. thật đẹp. thật ý nghĩa. Em thầm mong mái trường này luôn luôn tư- đẹp. mỗi ngày một khang trang và chắc chắn rằng em sẽ không quên nơi ấy. Nó là điểm tựa cho em ở ngày hôm nay đê hướng tới tương lai.
âm thanh thêm náo nhiệt. Những trò chơi trên sân trường nhanh chóng xuất hiện. Các trò chơi ví bắt, đá cầu, bắn bi làm nhộn nhịp cả một góc sân trường. Những quả cầu bay lên, bay xuống tựa những cánh hoa so đũa lả tả bay trong gió sớm. Học sinh đến trường mỗi lúc một đông, âm thanh càng thêm sôi động. Thêm vào đó, tiếng chim non ríu rít trên mấy cây cao, tiếng thì thầm trò chuyện của hàng cây bàng trước sân trường khi có làn gió thổi qua. Tất cả như muốn nói với em rằng: Năm học mới đến rồi đấy bạn nhỏ ạ! Lúc ấy, lòng em vui sướng biết bao.
Rồi hiệu lệnh tập trung vang lên, mọi trò chơi nhanh chóng khép lại. Trước lễ đài, chúng em xếp hàng ngay ngắn để chuẩn bị làm lễ khai giảng năm học. Ôi! Lễ đài thật trang nghiêm, tượng Bác uy nghi trên bàn thờ Tổ quốc. Bình hoa huệ trắng ngần đặt cạnh đấy đang tỏa ngát hương thơm.
Buổi lễ bắt đầu. Các đại biểu và thầy cô giáo đã có mặt đông đủ trước lễ đài. Thầy hiệu phó điều khiển nghi lễ, cảnh tượng thật trang nghiêm: Lá cờ đỏ sao vàng được từ từ kéo lên và bay phần phật trong không gian. Bài hát Quốc ca và Đội ca vang lên hùng tráng. Ai cũng tưởng nhớ đến Bác Hồ kính yêu, tưởng nhớ đến các chiến sĩ cách mạng đã hi sinh đời mình cho dân tộc Việt Nam. Sau phần nghi lễ ấy là phần cô hiệu trương đọc diễn văn khai mạc. Bóng cô trải ra cùng với tà áo dài duyên dáng. Lời cô dõng dạc đi sâu vào lòng mỗi chúng em. Ai cũng lắng nghe, tin tưởng và phấn khởi vào năm học mới. Diễn văn khai mạc vừa xong lá hồi trống khai trường vang lên. Tùng!... Tùng!... Tùng!... Tùng!... Nghe tiếng trống, em cảm thấy hồi hộp và vui sướng. Tiếng trống như nhắn gọi chúng em hãy bắt tay vào nhiệm vụ đang chờ.
Mái trường mến yêu của em vào ngày khai giảng năm học thật vui. thật đẹp, thật ý nghĩa. Em thầm mong mái trường này luôn luôn tươi đẹp, mỗi ngày một khang trang và chắc chắn rằng em sẽ không quên nơi ây. Nó là điếm tựa cho em ởngày hôm nay đế hướng tới tương lai.
Giờ đây, sau nhiều năm trôi qua, tôi mới có đủ dũng khí để nhớ về trường Marie Curie, nhớ về những năm tháng êm đềm của tuổi học trò qua kỷ niệm về một lần mắc lỗi – lần đầu tiên và cũng là duy nhất nhưng đủ để khiến tôi phải hổ thẹn đến tận bây giờ. Ngày đó, tôi chỉ là một con nhóc lớp 8 ngốc nghếch, dại dột.
Hằng ngày tôi đạp xe tới trường và nhận từ tay chú Thành bảo vệ một tấm vé xe. Tôi rất sợ bị mất vé vì nếu làm mất vé sẽ bị ghi tên vào sổ “đen”. Bây giờ nghĩ lại tôi không khỏi bật cười vì sự ngớ ngẩn của mình. Cuốn sổ bìa da màu đen đó chẳng qua chỉ là sổ ghi công tác của chú bảo vệ nhưng tôi cứ ngỡ đó là sổ đen ghi tên học sinh cá biệt và nếu bị ghi tên nhiều lần thì sẽ bị phạt nặng, thậm chí bị đuổi khỏi trường. Một buổi chiều, giờ tan học, tôi lục khắp túi áo, túi quần, đổ tung mọi thứ trong cặp sách ra nhưng vẫn không tìm thấy vé xe của ngày hôm ấy. Tôi hoảng hốt thực sự vì đây là lần thứ hai tôi làm mất vé xe mà lại cùng trong một tuần nữa chứ. Tôi lục lại cặp sách một lần nữa nhưng thay vì tìm thấy tấm vé xe hôm đó, tôi lại tìm thấy tấm vé mà tôi ngỡ đã đánh mất buổi trước. Một ý nghĩ vụt lóe lên trong đầu… tôi có thể dùng tấm vé này để thay thế cho tấm vé hôm nay, chỉ cần sửa ngày tháng là xong.
- Cháu này đứng lại – tiếng chú Thành làm tôi giật nảy mình, mặt cắt không còn hạt máu.
– Cháu đem xe lại kia, lát nữa nói chuyện. Dựng xe trong một góc lán, tôi thấy từng phút trôi qua dài như hàng thế kỷ với bao nỗi sợ hãi, hối hận mỗi lúc một tăng. Người cuối cùng lấy xe ra là tôi. Tôi lếch thếch dắt chiếc xe đạp lại phía chú, không dám ngẩng đầu như mọi ngày nữa. Cô Thơ – Phó trưởng ban quản lý học sinh đi lại hỏi:
- Có chuyện gì thế? - Học sinh này dùng vé giả!
Chú Thành đáp, giọng không giấu nổi bực mình rồi đưa tấm vé cho cô Thơ xem. Tôi muốn khóc nhưng không phải vì sợ nữa mà vì thẹn. Cô Thơ nhìn tôi, tôi không dám ngẩng mặt nhìn cô nhưng tôi biết thế vì tôi cảm thấy ánh mắt cô đốt trên da thịt nóng ran
- Đây là em Phương Thu, lớp 8I của cô Liên. Cô bảo chú Thành, giọng buồn buồn.
– Tôi bảo lãnh cho em ấy.
Rồi cô bảo tôi:
- Em về làm bản tường trình gửi cô chủ nhiệm và đừng bao giờ tái phạm nữa. Dối trá là xấu lắm. Cô nói nhẹ nhàng nhưng từng từ, từng chữ như cứa sâu vào lòng tôi. Tôi lí nhí:
- Vâng ạ.
Chiều hôm đó, tôi không đi chơi như mọi khi mà chui vào phòng trùm chăn kín mít. Tôi nhắm mắt nhưng không thể ngủ được, nỗi sợ hãi lấn át tâm hồn tôi. Chỉ nay mai thôi, chuyện này sẽ được nêu ra trước toàn trường, ai ai cũng sẽ biết tôi là một kẻ dối trá. Bố mẹ tôi sẽ ra sao khi biết mình sinh ra một đứa con dối trá? Và còn lớp tôi nữa, tôi có làm cô chủ nhiệm và bạn bè phải xấu hổ vì “dây dưa” với một đứa hư hỏng như tôi? “Phải cứu vãn cái gì còn có thể cứu vãn! Mình là người bỏ đi rồi nhưng không được làm ảnh hưởng thêm tới ai nữa!”. Tôi vùng dậy, bắt đầu viết ba bản kiểm điểm, một gửi cô Thơ, một gửi cô chủ nhiệm và một gửi chú Thành, trong đó tôi tường trình lại toàn bộ sự việc.
Tôi nhận lỗi nhưng không xin tha thứ vì trong thâm tâm tôi hiểu tội tôi to lắm… Tôi chỉ xin đừng nêu việc này trước toàn trường để cô giáo chủ nhiệm và bạn bè không phải xấu hổ vì tôi, để danh dự của một tập thể lớp đứng đầu khối không bị bôi bẩn. Còn về phần mình, tôi sẵn sàng nhận án kỷ luật cao nhất: buộc thôi học. Những ngày tiếp theo sau đó tôi sống trong sự thấp thỏm chờ đợi cái án kỷ luật nhưng mãi không thấy. Dường như mọi người đã quên hẳn lỗi lầm của tôi. Một ngày cuối năm, khi chia tay với chúng tôi, cô Thơ nói:
- Tập thể lớp của các em tuy rất hiếu động, nghịch ngợm nhưng cô nhận thấy sự đoàn kết yêu thương nhau và sự hết lòng với tập thể lớp của mỗi cá nhân. Cô ngừng lời ở đó và mỉm cười với tôi. Nụ cười kín đáo chứa đựng thông điệp: các thầy cô và chú Thành đã tha thứ cho tôi rồi.
Đã ba năm trôi qua, mỗi khi nghĩ lại tôi vẫn tự hỏi nếu ngày đó không có sự bao dung, rộng lượng của cô Thơ, cô chủ nhiệm và cả chú Thành nữa thì tôi sẽ ra sao? Có thể tôi chỉ phải chịu một án kỷ luật nhẹ, có thể là nêu tên trước toàn trường… chỉ thế thôi cũng quá đủ cho một dấu chấm hết đối với một học sinh ngoan ngoãn. Một ai đó đã nói: “Đình chỉ học, buộc thôi học… án kỷ luật nặng nhẹ khác nhau nhưng đều làm một học sinh tuột dốc nhanh hơn mà thôi”. Sự bao dung của các cô và chú đã ngăn không cho tôi tự coi mình là người bỏ đi để mà tự do tuột dốc, để giờ đây tôi luôn cố gắng phấn đấu trở thành con người trung thực và để câu chuyện này mãi là lần mắc lỗi đầu tiên và duy nhất của tôi.
BL
Đọc sách, tôi rất thích một câu nói của nhà văn người Úc: "Không có gì là hoàn hảo, có chăng chỉ là sự đề cao mà thôi". Đúng, thử hỏi trong chúng ta có ai dám tự nói mình chưa mắc lỗi dù chỉ một lần không? Tôi cũng vậy, có lẽ tôi không thể quên lỗi lầm mình gây ra hôm đó, khiến người tôi yêu quý nhất – mẹ tôi, buồn lòng...
Hôm ấy, đất dát vàng ánh nắng, trời mát dịu, gió khẽ hôn lên má những người đi đường. Nhưng nó sẽ là ngày tuyệt đẹp, nếu tôi không có bài kiểm tra khoa học tệ hại đến như vậy, hậu quả của việc không chịu ôn bài. Về nhà, tôi bước nhẹ lên cầu thang mà chân nặng trĩu lại. Tôi buồn và lo vô cùng, nhất là khi gặp mẹ, người tôi nói rất chắc chắn vào tối qua: "Con học bài kỹ lắm rồi". Mẹ đâu biết khi mẹ lên nhà ông bà, ba đi công tác, tôi chỉ ngồi vào bàn máy tính chứ nào có ngồi vào bàn học, bởi tôi đinh ninh rằng cô sẽ không kiểm tra, vì tôi được mười điểm bài trước, nào ngờ cô cho làm bài kiểm tra mười lăm phút. Chả lẽ bây giờ lại nói với mẹ: "Con chưa học bài hôm qua" sao? Không, nhất định không. Đứng trước cửa, tôi bỗng nảy ra một ý "Mình thử nói dối mẹ xem sao". Nghĩ như vậy, tôi mở cửa bước vào nhà. Mẹ tôi từ trong bếp chạy ra. Nhìn mẹ, tôi chào lí nhí "Con chào mẹ". Như đoán biết được phần nào, mẹ tôi hỏi: "Có việc gì thế con"? Tôi đưa mẹ bài kiểm tra, nói ra vẻ ấm ức: Con bị đau tay, không tập trung làm bài được nên viết không kịp"... Mẹ tôi nhìn, tôi cố tránh hướng khác. Bỗng mẹ thở dài! "Con thay quần áo rồi tắm rửa đi!". Tôi "dạ" khẽ rồi đi nhanh vào phòng tắm và nghĩ thầm: "Ổn rồi, mọi việc thế là xong". Tôi tưởng chuyện như thế là kết thúc, nhưng tôi đã lầm. Sau ngày hôm đó, mẹ tôi cứ như người mất hồn, có lúc mẹ rửa bát chưa sạch, lại còn quên cắm nồi cơm điện. Thậm chí mẹ còn quên tắt đèn điện, điều mà lúc nào mẹ cũng nhắc tôi. Mẹ tôi ít cười và nói chuyện hơn. Đêm đêm, mẹ cứ trở mình không ngủ được. Bỗng dưng, tôi cảm thấy như mẹ đã biết tôi nói dối. Tôi hối hận khi nói dối mẹ. Nhưng tôi vẫn chưa đủ can đảm để xin lỗi mẹ. Hay nói cách khác, tôi vẫn chưa thừa nhận lỗi lầm của mình. Sáng một hôm, tôi dậy rất sớm, sớm đến nỗi ở ngoài cửa sổ sương đêm vẫn đang chảy "róc rách" trên kẽ lá.
Nhìn mẹ, mẹ vẫn đang ngủ say. Nhưng tôi đoán là mẹ mới chỉ ngủ được mà thôi. Tôi nghĩ: Quyển "Truyện về con người" chưa đọc, mình đọc thử xem". Nghĩ vậy, tôi lấy cuốn sách đó và giở trang đầu ra đọc. Phải chăng ông trời đã giúp tôi lấy cuốn sách đó để đọc câu chuyện "lỗi lầm" chăng ! "...Khi Thượng đế tạo ra con người, Ngài đã gắn cho họ hai cái túi vô hình, một túi chứa lỗi lầm của mọi người đeo trước ngực, còn cái túi kia đeo ở sau lưng chứa lỗi lầm của mình, nên con người thường không nhìn thấy lỗi của mình". Tôi suy ngẫm: "Mình không thấy lỗi lầm của mình sao?". Tôi nghĩ rất lâu, bất chợt mẹ tôi mở mắt, đi xuống giường. Nhìn mẹ, tự nhiên tôi đi đến một quyết định: Đợi mẹ vào phòng tắm, rồi lấy một mảnh giấy nắn nót đề vài chữ. Mẹ tôi bước ra, tôi để mảnh giấy trên bàn rồi chạy ù vào phòng tắm. Tôi đánh răng rửa mặt xong, đi ra và... chuẩn bị ăn bữa sáng ngon lành do mẹ làm. Và thật lạ, mảnh giấy ghi chữ: "Con xin lỗi mẹ" đã biến đâu mất, thay vào đó là một chiếc khăn thơm tình mẹ và cốc nước cam. Tôi cười, nụ cười mãn nguyện vì mẹ đã chấp nhận lời xin lỗi của tôi.
Đến bây giờ đã ba năm trôi qua, mảnh giấy đó vẫn nằm yên trong tủ đồ của mẹ. Tôi yêu mẹ vô cùng, và tự nhủ sẽ không bao giờ để mẹ buồn nữa. Tôi cũng rút ra được bài học quý báu: Khi bạn biết xin lỗi bố mẹ, bạn sẽ có nhiều hơn một thứ bạn vẫn đang có, đó là tình thương.
"Từ thuở sinh ra tình mẫu tử
Trao con ấm áp tựa nắng chiều".
đây chỉ là bài tham khảo thôi nha
kb nha
CHÚC BẠN HỌC TỐT
Cộng hòa ....
Độc lập....
BẢN ĐÁNH GIÁ CÁ NHÂN HỌC SINH
Kính gửi:
Tên em là:
Học sịnh lớp:
Em xin tự đánh giá về bản thân mình như sau
1. Về ưu điểm:
2. Về nhược điểm
Rất mong được thầy cô và các bạn giúp đỡ em khắc phục nhược điểm và phát huy ưu điểm của mình. Em xin chân thành cảm ơn!
Người viết
(kí tên)
Em tham khảo nhé !
Nguyễn Nhật Ánh – một nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Chuyên viết truyện dành cho tuổi mới lớn. Là tác giả của những tác phẩm nổi tiếng như: Kính vạn hoa, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh và đã được chuyển thể thành phim. Trong những tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh. Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh là tác phẩm mà tôi thích nhất. Bởi trong thời đại ngày nay, con người chúng ta chỉ lo chạy đua theo thời đại, nhiều người vì bận rộn với cơm áo gạo tiền và những nỗi lo trong cuộc sống mà đã quên đi một thứ quan trọng mà mỗi người chúng ta ai cũng đã từng trải qua đó chính là tuổi thơ. Vì thế mà tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh như một lần nữa đưa ta trở về tuổi thơ.
Câu chuyện là những trang nhật kí viết về cuộc sống hằng ngày và tâm sự của cậu bé Thiều về chuyện tình cảm của cô Vinh và chú Đàn bị cấm đoán vì “tay chú bị cuốn vào cối xoay mía nên bác sĩ phải cưa bỏ”. Về tình cảnh nhà con Mận: ba bị bệnh, mẹ mở tiệm tạm hóa nhưng rồi một hôm, bị cháy rụi. Hay đó là “tiếng thở dài sầu não” của ông Tám Tàng khi đứa con gái đang tuổi lớn bỗng dở dở ương ương sau một tai nạn, luôn cho rằng mình là một công chúa còn cha mình là đức vua… Những phận người tưởng chừng như bế tắc, cùng quẫn nhưng vẫn tìm được lối ra bằng nghị lực và bằng hai chữ có sức nặng: Tình thương!
Khi đọc truyện “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” tôi cảm thấy cảm động về tình cảm anh em giữa hai cậu bé Thiều và Tường. Cậu bé Thiều sống theo lối hướng ngoại nên hay nghịch ngợm, quậy phá, bày trò và kết quả của những trò đùa của cậu là Tường lãnh phải. Còn Tường, một cậu bé theo lối hướng nội nên trầm tĩnh. Khi đọc truyện, có nhiều người không thích nhân vật Thiều bởi cậu luôn ức hiếp và không nhận lỗi của mình. Nhưng tôi lại thích nhân vật Thiều mặc dù cậu hay quậy phá, thường ức hiếp em trai nhưng lại rất yêu thương em trai mình. Và Tường cũng vậy, vẫn luôn yêu thương anh trai, luôn nhường nhịn Thiều, khi Thiều phạm lỗi thì Tường phải chịu phạt cùng với Thiều. Vì thế mà tình cảm giữa hai anh em họ ngày càng sâu sắc hơn. Tuy không hòa thuận với nhau nhưng vốn rất yêu thương nhau, che chở, giúp đỡ nhau lúc khó khăn.
Ngoài ra truyện còn lôi cuốn với các tình tiết hấp dẫn người đọc. Tuổi thơ trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh không phải gắn liền với điện thoại, máy tính hay đắm chìm trong các thế giới game online mà là một tuổi thơ với những cánh diều bay lượn trên bầu trời xanh thẫm; là được tự do chạy nhảy trên những thảm cỏ xanh tươi; là được đắm mình dưới những làn nước trong vắt, mát mẻ của con sông quê; là được thả mình vào những cánh đồng thơm ngát mùa lúa chín; và được dầm mưa cùng những đứa trẻ khác. Tất cả tạo nên cho ta một tuổi thơ đẹp, gắn liền với thiên nhiên.
Kết thúc của câu chuyện đã nói lên được một điều rằng: trong cuộc sống đôi khi gặp phải khó khăn nhưng khi ta có ý chí, nghị lực để chiến đấu với nó thì ta sẽ nhận lại được kết quả tốt đẹp. Ví như một bông hoa vàng nhỏ nhắn phải chống chọi với sự khắc nghiệt của thời tiết nhưng vẫn mạnh mẽ vươn lên để có thể nở ra một bông hoa vàng rực rỡ trên thảm cỏ xanh mướt.
Tác phẩm “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” đã mang lại cho tôi một cảm giác thoải mái và vui vẻ khi đọc vì khi đọc truyện như thế tôi đang được trở lại tuổi thơ của mình cùng nhân vật trong truyện. Nếu ai đã từng đọc qua tác phẩm này chắc hẳn cũng cảm nhận được giống tôi. Còn ai chưa được biết về tác phẩm này thì tôi khuyên bạn hãy một lần đọc và cảm nhận câu chuyện này, nó sẽ giúp cho bạn thoải mái hơn vì nó sẽ gợi lại cho bạn nhớ về tuổi thơ của mình. Nếu bạn bỏ lỡ câu chuyện này thì bạn sẽ phải nuối tiếc lắm đấy!
Tham khảo:
“Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” – một quyển truyện kể về những giai đoạn mà đời người ai cũng từng trải qua nhưng đôi khi bộn bề với cuộc sống, cơm áo gạo tiền và những nỗi lo không đặt hết tên chúng ta quên mất đi sự tồn tại của nó. Nó là “tuổi thơ”.
Câu chuyện xoay quanh nhân vật Thiều - một học sinh lớp 7 sống ở vùng quê nghèo cùng với người em trai tên tường, là một cậu bé dễ thương, hiền lành, rất yêu mến anh trai và rất thích chơi đùa cùng các loài động vật, lại say mê những câu chuyện cổ tích, đặc biệt là Cóc Tía. Thiều lại là một người hướng ngoại, tinh quái, nhiều lần khiến em mình chịu những tai họa nhưng lại rất thương em. Về gần cuối câu chuyện Thiều thích một cô gái cùng lớp nhưng lại lớn hơn mình một tuổi tên là Mận. Mận xinh xắn lại ngây thơ nhưng lại học không được tốt do chăm sóc người cha mắc bệnh phong bị mẹ giam trên gác nhà. Lại một nhân vật khác tên Đàn, chú Đàn là em trai của ba Thiều, bị mất một cánh tay do tai nạn nhưng vẫn yêu đời và thường kể chuyện cho hai anh em Thiều, Tường nghe. Nỗi muộn phiền duy nhất do ở chuyện tình trắc trở do cánh tay cụt gây ra. Chú đang yêu chị Vinh – một cô gái cùng xóm, lại là con gái thầy chủ nhiệm lớp Thiều, người thầy mà lúc nào Thiều cũng sợ chết khiếp. Nhiều chuyện liên tiếp xảy ra. Phải kể đến chính là khi căn gác nhà Mận bị bốc cháy. Mận suy sụp hoàn toàn bởi chịu cú sốc lớn gia đình Thiều đã giúp đỡ Mận trong lúc khó khăn nhất và đưa cô bé về ở chung với mình. Về sau, và sau khi chú Đàn và chị Vinh cùng dắt nhau bỏ trốn vì không nhận được sự chấp thuận của hai gia đình cùng với những tai họa khác nhau mà Thiều đã gây ra cho Tường. Mận lại được mẹ đón đi tìm cha và Thiều lại tận tình chăm sóc cho Tường sau những rủi ro mà chính Thiều gây ra cho em. Một hôm, Thiều mừng rỡ khi hay tin em mình tỉnh dậy, và được nghe em kể chuyện về nàng công chúa. Nàng công chúa ấy là Nhi – con một người mổ lợn trong làng. Người làng lầm tưởng Nhi đã chết sau vụ tai nạn ba năm trước nhưng đã có vấn đề về thần kinh. Sự nôn nóng muốn gặp Nhi càng làm cho Tường quyết tâm tập đi lại. Một ngày nọ hai anh em nhìn thấy Nhi đang bị đám trẻ trong làng bắt nạt, Tường đã dùng hết sức bằng chính đôi chân mình để bảo vệ Nhi. Kì diệu thay, nghĩa cử này lại giúp cô bé nhớ ra mọi chuyện và trở lại bình thường. Ngoài ra câu chuyện còn xuất hiện các nhân vật khác như ba của Thiều, thầy chủ nhiệm, thằng Sơn, bạn Xin, Sơn... Họ đều giúp ta mở ra chân trời mới và biết yêu thương nhau, biết trân trọng tuổi thơ của mình nhiều hơn.
Ta bắt gặp thấy trong “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” là một thế giới đầy bất ngờ và thú vị, non trẻ với những suy ngẫm giản dị thôi nhưng vẫn giản dị đến lạ. Giúp ta soi mình trong đó một chút của bản thân khờ khạo. Một chút ký ức về tuổi thơ tươi đẹp, có thể là những lần bóng mát của hai anh em, có thể là cái tình yêu trẻ con của Thiều và mận... thật rất ngây thơ, khờ khạo.
Tôi thấy mình của ngày hôm qua trong từng trang sách. Tôi thấy cánh diều nhỏ bay giữa trời, thấy mình ngỗ ngịch, hơn thua, tôi thèm viết một bức thư tay ngày ấy, thèm một buổi chiều hóng gió sau bãi đất đầy hoa vàng, đỏ, xanh,...tôi thấy sự nhọc nhằn của ba, thấy lo toan của mẹ, con người trên đất nước này đã được bước qua khổ đau như thế nào,...tuổi thơ mình đẹp biết bao sau khi khép lại quyển sách thấy lòng mình nhẹ tênh, thấy yêu thương mình và cả những tuổi thơ đầy màu sắc.
Có thể xem quyển sách “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” là một chiếc máy bay về tuổi thơ, mỗi một mẩu chuyện nhỏ là một toa tàu, mỗi một toa tàu là những màu sắc thú vị khác nhau, có người sẽ bật cười, có người sẽ rưng lệ. Với người trẻ có thể đó là hình bóng của mình, nhưng với người lớn, câu chuyện cũng có thể là nỗi ăn năn về tuổi thơ, những hoài bão cao đẹp. Nguyễn Nhật Ánh đã dùng sự chiêm nghiệm cả cuộc đời để viết nên quyển truyện dài tuyệt vời đến thế, còn bạn? Liệu bạn có muốn viết cho mình một cuốn sách về cuộc đời đầy màu sắc ấy không?
Tại lễ trao thưởng văn học ASEAN tại Thái Lan, Nguyễn Nhật Ánh đã nói: “Mỗi dân tộc đều có treo một quả chuông trước của sổ tâm hồn của mình. Nhà văn có sứ mệnh phải rung nói bằng văn chương. Và thế, tôi thấy mình ở trên cỏ xanh”, đúng thế, Nguyễn Nhật Ánh đã rung lên chạm đếm tuổi thơ đầy màu sắc của độc giả, để khi con tàu Nguyễn Nhật Ánh về tuổi thơ một lòng, người ta khó lòng bỏ qua một tấm vé cùng ông lên chuyến tàu.
a, Tại sao sử cũ gọi giai đoạn lịch sử nước ta từ năm 179 TCN đến thế kỉ X là thời Bắc thuộc?
b, Trong thời gian Bắc thuộc, nước ta đã bị mất tên, bị chia ra, nhập vào với các quận, huyện của Trung Quốc với những tên gọi khác nhau như thế nào? Hãy thống kê cụ thể qua từng giai đoạn bị đô hộ.
c, Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nhân dân ta trong thời Bắc thuộc như thế nào? Chính sách thâm hiểm nhất của họ là gì?
a,Từ năm 179TCN cho đến TK X, nước ta chịu sự đô hộ của phương Bắc (Trung Quốc bây giờ). Vì vậy, trong sử cũ, người ta gọi giai đoạn từ năm 179TCN đến thế kỷ X là thời kỳ Bắc thuộc.
b,-Trong suốt hơn 1000 năm đô hộ, đất nước ta bị bọn phong kiến phương Bắc chia ra, nhập vào lãnh thổ Trung Quốc với những tên gọi khác nhau : Nhà Triệu chia nước ta thành hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân rồi nhập vào Nam Việt. Nhà Hán chia lại thành ba quận Giao Chỉ, Cửu Chán và Nhật Nam rồi gộp với 6 quận của Trung Quốc gọi là châu Giao. Nhà Ngô chia châu Giao thành Quảng Châu và Giao Châu. Nhà Đường đổi thành An Nam đô hộ phủ.
c,-Chính sách cai trị của bọn đỏ hộ đối với nhân dân ta vô cùng tàn bạo, chia lại đơn vị hành chính, cử quan lại người Hán cai trị tới cấp huyện, tiến hành bóc lột dã man bằng các loại thuế và lao dịch nặng nề, vơ vét tài nguyên bằng cách bắt cống nộp, đẩy nhân dân ta vào cảnh khốn cùng. Thâm hiểm nhất là chính sách đồng hoá dân ta về mọi mặt hòng xoá bỏ dân tộc ta...
Bạn tham khảo
Tham khảo bạn nhé: Mùa hè đã vội đi qua, thu vàng đến với bao người, đến với tắt cả học sinh, đến với ngôi trường đã thức giấc sau những ngày hè oi bức.Chúng em rạo rực bước vào năm học mới. Một trong những ngày vui nhất của chúng em đó là ngày khai giảng năm học mới.
Hôm ấy, bầu trời mùa thu trong xanh, từng đám mây trắng nhởn nhơ bay cùng những cánh cò, em cùng các bạn đến trường rất sớm, các thầy cô cũng đã có mặt đông đủ, lễ đài đã chuẩn bị từ chiều hôm trước, một tấm phông màn màu xanh ngọc bích, nổi bật trên ấy là dòng chữ trắng: LẾ KHAI GIẢNG NĂM HỌC MỚI NĂM. Bàn thờ tổ quốc trang nghiêm, ảnh bác đặt trên bàn, nơi có bình hoa huệ trắng ngần đang tỏa ngát hương thơm. Lá cờ tổ quốc tung bay trong gió sớm. Tất cả thể hiện một sự trang nghiêm, long trọng.
Đúng bảy giờ, buổi lễ bắt đầu. Học sinh toàn trường và các thầy cô giáo tập trung trước lễ đài. Cảnh tượng học sinh một màu đồng phục quần xanh áo trắng, khắn quàng đội viên đỏ thắm trên vai đã làm ngôi trường em thêm đẹp. Thầy hiệu phó nhà trường điều khiển nghi lễ chào cờ. Khi bài hát Quốc ca hùng tráng vang lên, em hình dung hình ảnh đoàn quân Việt Nam đang rầm rập tiến ra mặt trận ngày nào. Lúc ấy, em cảm thấy như chim ngừng hót, gió ngừng thổi, mọi thứ xung quanh như dừng lại trong giây lát. Những trang sử hào hùng của Việt Nam như sống lại. Bài hát đội ca tiếp tục nối vang sau bài Quốc ca. Nó như nhắc thế hệ trẻ sau này phải vươn lên nối gót cha anh xây dựng nước nhà. Nghi thức buổi thức buổi lễ đã xong, ánh mặt trời rọi xuống sân trường đầy những con trẻ. Chúng em và các thầy cô ngồi xuống sau hiệu lệnh của thầy hiệu phó. Sau đó hàng loạt các đoạn diễn văn được đọc to và rõ ràng trên khán đài.
Sau ki diễn văn xong, chương trình văn nghệ được bắt đầu, các lớp thi đua biểu diến những tiết mục múa nhảy vô cùng đẹp mắt. Những con người nhảy múa theo nhịp nhạc trên sân khấu, vui vẻ, nét mặt ai cũng rạng rỡ. Những tiết mục văn nghệ góp phần tạo nên một buổi khai trường sôi động, vui vẻ mà không bị nhàm chán. Nhạc vang lên khắp từng ngóc ngách trong trường, ai cũng thích thú.
Cuối cùng khi chương trình văn nghệ kết thúc, cũng đã đến lúc nhân vật quan trọng nhất trongbuooir khai trường ngày hôn nay ra mắt. Đó chính là bác trống trường. Chiếc trống được trang trí đẹp với những giấy hoa văn đầy màu sắc. Cô hiệu trưởng bước lên khán đài, cầm dùi đánh ba tiếng trống khai trường, vậy là một năm học mới đã bắt đầu, mọi người ở dưới vỗ tay rầm rộ chào đón năm học mới. Buổi lễ hôn ấy kết thúc một cách thành công tốt đẹp
Sau buổi lễ khai giảng, em đã cảm nhận được khung cảnh tươi đẹp của ngôi trường yêu dấu. Em thấy yêu trường, yêu lớp, yêu thầy cô, bè bạn. Em nguyện sẽ chăm ngoan, học giỏi để xứng đáng với sự quan tâm của nhà trường, xứng đnags với sự chăm lo của thầy cô, bố mẹ
HT^^, k cho cj nha em, cj vít mỏi tay lém á
Mùa thu - mùa tựu trường đã đến.
Ngôi trường thân yêu của chúng em đẹp hẳn lên trong ngày khai giảng năm học mới.
Ông Mặt Trời tỉnh giấc rồi từ từ vén bức màn mây gửi nắng ấm xuống sân trường. Cảnh vật trường em vui mừng đón nhận món quà đầu năm học mà thiên nhiên ban tặng trong buổi sáng đầu thu. Tất cả đều hân hoan, rạo rực đón chào.
Cổng trường rộng mở, mọi vật ở trường như sáng sủa hơn. Trên cổng chính, tấm biển ghi tên trường được sơn mới, hàng chữ trắng nổi bật lên nền xanh đậm, cống ngõ màu xanh lam, tường rào sơn trắng... Tất cả đều mới tinh.
Đi vào bên trong cổng ngôi trường hiện ra thật đẹp. Giữa sân là cột cờ cao chót vót, lá cờ tung bay trong gió sớm. Hàng cây bóng mát trong sân trường như xanh hơn. Những tia nắng vàng rải nhẹ trên cành cây, kẽ lá. Dọc theo các phòng học ở tầng trệt là những khóm hoa cúc vàng đang rập rờn trong vòm lá xanh non. Các phòng học thật đẹp, bàn ghế thẳng tắp và không một tí bụi mờ. Trên tường có những lẳng hoa tươi thắm, có ảnh Bác Hồ đang mỉm cười hiền hậu. Cảnh vật ở lớp đã thể hiện một vẻ trang nghiêm, thân thiện.
Sân trường mỗi lúc một đông. Tất cả học sinh chung em đều mặc đồng phục quần xanh, áo trắng, khăn quàng đỏ tươi trên vai các bạn đội viên. Nhìn các em nhỏ chạy nhay tung táng trên sân trường với những chiếc áo mới tinh trỏng thật giống đàn bướm trắng rập rờn, rập rờn trong buổi sáng mùa thu. Thật nhộn nhịp với các âm thanh sôi động không ngừng. Tiếng cười, tiếng nói, tiếng gọi nhau cùng với tiếng còi píp... píp... ở cổng trường càng làm âm thanh thêm náo nhiệt. Những trò chơi trên sân trường nhanh chóng xuất hiện. Các trò chơi ví bắt, đá cầu, bắn bi làm nhộn nhịp cả một góc sân trường. Những quả cầu bay lên, bay xuống tựa những cánh hoa so đũa lả tả bay trong gió sớm. Học sinh đến trường mỗi lúc một đông, âm thanh càng thêm sôi động. Thêm vào đó, tiếng chim non ríu rít trên mấy cây cao, tiếng thì thầm trò chuyện của hàng cây bàng trước sân trường khi có làn gió thổi qua. Tất cả như muôn nói với em rằng: Năm học mới đến rồi đấy bạn nhỏ ạ! Lúc ấy, lòng em vui sường biết bao.
Rồi hiệu lệnh tập trung vang lên, mọi trò chơi nhanh chóng khép lại. Trước lễ đài, chúng em xếp hàng ngay ngắn để chuẩn bị làm lễ khai, giảng năm học. Ôi! Lễ đài thật trang nghiêm, tượng Bác uy nghi trên bàn thờ Tổ quốc. Bình hoa huệ trắng ngần đặt cạnh đấy đang tỏa ngát hương thơm.
Buổi lễ bắt đầu. Các đại biểu và thầy cô giáo đã có mặt đông đủ trước lễ đài. Thầy hiệu phó điều khiển nghi lễ, cảnh tượng thật trang nghiêm: Lá cờ đỏ sao vàng được từ từ kéo lên và bay phần phật trong không gian. Bài hát Quốc ca và Đội ca vang lên hùng tráng. Ai cũng tưởng nhớ đến Bác Hồ kính yêu, tưởng nhớ đến các chiên sĩ cách mạng đã hi sinh đời mình cho dân tộc Việt Nam. Sau phần nghi lễ ấy là phần cô hiệu trưởng đọc diễn văn khai mạc. Bóng cô trải ra cùng với tà áo dài duyên dáng. Lời cô dõng dạc đi sâu vào lòng mỗi chúng em. Ai cũng lắng nghe, tin tưởng và phấn khởi vào năm học mới. Diễn văn khai mạc vừa xong lá hồi trông khai trường vang lên. Tùng!... Tùng!... Tùng!... Tùng!... Nghe tiếng trống, em cảm thấy hồi hộp và vui sướng. Tiếng trống như nhắn gọi chúng em hãy bắt tay vào nhiệm vụ đang chờ.
Mái trường mến yêu của em vào ngày khai giảng năm học thật vui. thật đẹp. thật ý nghĩa. Em thầm mong mái trường này luôn luôn tư- đẹp. mỗi ngày một khang trang và chắc chắn rằng em sẽ không quên nơi ấy. Nó là điểm tựa cho em ở ngày hôm nay đê hướng tới tương lai.
âm thanh thêm náo nhiệt. Những trò chơi trên sân trường nhanh chóng xuất hiện. Các trò chơi ví bắt, đá cầu, bắn bi làm nhộn nhịp cả một góc sân trường. Những quả cầu bay lên, bay xuống tựa những cánh hoa so đũa lả tả bay trong gió sớm. Học sinh đến trường mỗi lúc một đông, âm thanh càng thêm sôi động. Thêm vào đó, tiếng chim non ríu rít trên mấy cây cao, tiếng thì thầm trò chuyện của hàng cây bàng trước sân trường khi có làn gió thổi qua. Tất cả như muốn nói với em rằng: Năm học mới đến rồi đấy bạn nhỏ ạ! Lúc ấy, lòng em vui sướng biết bao.
Rồi hiệu lệnh tập trung vang lên, mọi trò chơi nhanh chóng khép lại. Trước lễ đài, chúng em xếp hàng ngay ngắn để chuẩn bị làm lễ khai giảng năm học. Ôi! Lễ đài thật trang nghiêm, tượng Bác uy nghi trên bàn thờ Tổ quốc. Bình hoa huệ trắng ngần đặt cạnh đấy đang tỏa ngát hương thơm.
Buổi lễ bắt đầu. Các đại biểu và thầy cô giáo đã có mặt đông đủ trước lễ đài. Thầy hiệu phó điều khiển nghi lễ, cảnh tượng thật trang nghiêm: Lá cờ đỏ sao vàng được từ từ kéo lên và bay phần phật trong không gian. Bài hát Quốc ca và Đội ca vang lên hùng tráng. Ai cũng tưởng nhớ đến Bác Hồ kính yêu, tưởng nhớ đến các chiến sĩ cách mạng đã hi sinh đời mình cho dân tộc Việt Nam. Sau phần nghi lễ ấy là phần cô hiệu trương đọc diễn văn khai mạc. Bóng cô trải ra cùng với tà áo dài duyên dáng. Lời cô dõng dạc đi sâu vào lòng mỗi chúng em. Ai cũng lắng nghe, tin tưởng và phấn khởi vào năm học mới. Diễn văn khai mạc vừa xong lá hồi trống khai trường vang lên. Tùng!... Tùng!... Tùng!... Tùng!... Nghe tiếng trống, em cảm thấy hồi hộp và vui sướng. Tiếng trống như nhắn gọi chúng em hãy bắt tay vào nhiệm vụ đang chờ.
Mái trường mến yêu của em vào ngày khai giảng năm học thật vui. thật đẹp, thật ý nghĩa. Em thầm mong mái trường này luôn luôn tươi đẹp, mỗi ngày một khang trang và chắc chắn rằng em sẽ không quên nơi ấy. Nó là điếm tựa cho em ở ngày hôm nay đế hướng tới tương lai.
Giọng của người không phải là sám trên cao
Ấm từng tiếng, thấm vào lòng mong ước.
\(\rightarrow\) Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
Nhằm nói rằng tiếng của ng cha làm cho các con cảm thấy ấm áp và thấm sâu ko thể quên
Giọng của người không phải sấm trên cao
Ấm từng tiếng thấm vào lòng mong ước
=>Ẩn dụ phẩm chất
ý nói : lên giọng trầm ấm của bác như thế nào , miêu tả rõ hơn làm cho câuu thơ gần gũi với người đọc , làm nổi bật tấm lòng của một nguười cháu với Bác.
Câu hỏi
khai bút đầu xuân cháu