Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Sự chuyển biến và thái độ cách mạng của các tầng lớp, giai cấp trong xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp.
* Giai cấp cũ trong xã hội bị phân hóa
- Địa chủ: Vua, quan, phong kiến, người có nhiều ruộng đất. Họ là những tầng lớp trên của xã hội, có nhiều của cải và sống sung sướng. Dưới tác động công cuộc khai thác, họ cũng bị phân hóa thành nhiều bộ phận với thái độ cách mạng khác nhau.
+ Đại bộ phận địa chủ lớn đã cấu kết với thực dân Pháp, ra sức bóc lột, đàn áp nhân dân ta, là tay sai của thực dân Pháp.
+ Một số địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần dân tộc, yêu nước.
- Nông dân: chiếm 3/4 dân số trong xã hội
+ Là những người bị đế quốc và phong kiến tước đoạt ruộng đất, bị phá sản. Nông dân ngày càng bị bần cùng hóa nghiêm trọng. Cuộc sống của họ ngày càng cơ cực bị áp bức bóc lột của đế quốc, phong kiến. Mất đất nông dân phải bán sức lao động cho chủ đồn điền, nhà máy, hầm mỏ và họ là nguồn gốc của giai cấp công nhân sau này.
+ Họ căm ghét chế độ bóc lột của thực dân Pháp và phong kiến nên có ý thức dân tộc sâu sắc. Họ sẵn sàng hưởng ứng và tham gia phong trào đấu tranh cách mạng nếu có giai cấp nào mang lai cuộc sống ấm no cho họ.
* Giai cấp, tầng lớp tư sản mới được hình thành.
- Tư sản dân tộc:
+ Là những chủ xí nghiệp, chủ hãng buôn lớn, nhà thầu khoán... Họ có tài sản trong tay, cuộc sống của họ khá giả.
+ Tuy có của cải nhưng họ luôn bị tư sản mại bản và chính quyền thực dân chèn ép. Vì thế lực yếu lại lệ thuộc vào thực dân Pháp nên họ chưa tỏ thái độ tham gia cách mạng.
- Tiểu tư sản trí thức:
+ Là chủ xưởng nhỏ, viên chức nghèo, giáo viên, học sinh, sinh viên... có cuộc sống dễ chịu hơn nông dân nhưng rất bấp bênh.
+ Có ý thức dân tộc, sẵn sàng góp sức mình, tham gia cách mạng.
- Công nhân:
+ Đa số xuất thân từ nông dân, cuộc sống rất khổ vì bị ba tầng áp bức bóc lột; đế quốc, phong kiến và tư bản, là giai cấp tiên tiến nhất (đại diện cho phương thức sản xuất mới).
+ Do hoàn cảnh xuất thân và chịu áp bức, bóc lột nặng nề, họ có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ. Họ được lịch sử giao cho sứ mệnh lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
bạn có thể gửi phần trả lời qua fb cho mình đc k kia mình thi rồi cám ơn bạn
Tham khảo
Cách mạng Tân Hợi không triệt để thể hiện qua các điểm sau:
- Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
- Không thủ tiêu tận gốc giai cấp phong kiến, mà chỉ thỏa hiệp
- Chưa đánh đuổi được thực dân xâm lược cũng như không dám đấu tranh giành lại quyền lợi của dân tộc
- Cuộc cách mạng còn non yếu về mặt đường lối và tổ chức.
Cách mạng Tân Hợi tuy thành lập “Dân Quốc” nhưng đã không thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến, không đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược và không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân. Những hạn chế này tiếp tục đặt ra nhiệm vụ phải giải quyết triệt các vấn đề còn tồn đọng ở các cuộc đấu tranh giai đoạn sau.
Đáp án cần chọn là: A
a. Chứng minh: Sau mỗi giai đoạn đi lên, quyền lợi của nông dân được giả quyết thỏa đáng hơn.
* Thời kì quân chủ lập hiến (14-7-1789, 10-8-1792)
- Quyền lợi: xóa bỏ một số nghĩa vụ phong kiến, tịch thu ruộng đất của giáo hội bán cho nông dân với giá cao.
- Nhật xét: Nông dân còn phải làm nhiều nghĩa vụ phong kiến nặng nề; ruộng đất phần lớn nằm trong tay lãnh chúa chưa bị tịch thu, phần tịch thu của giáo hội đã ít lại bán với giá cao, nông dân không thể mua được; nông dân chưa được quyền bầu cử (chỉ dành cho người đóng thuế cao).
* Thời kì tư sản công thương (10-8-1792, 2-6-1793)
- Quyền lợi: Thực hiện phổ thông đầu phiếu, nông dân được tham gia bầu cử; quyền lợi kinh tế của nông dân không được giải quyết gì thêm.
- Nhận xét: Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến Cách mạng Pháp tiếp tục khủng hoảng.
* Thời kì chuyên chính Gia - cô - banh (2-6-1793, 27-7-1794)
- Quyền lơi: chia đất thành lô nhỏ bán trả góp trong 10 năm; trả lại nông dân những đất công bị lãnh chúa chiếm; xóa bỏ hoàn toàn mọi nghĩa vụ phong kiến đối với nông dân.
- Nhận xét: quyền lợi của nông dân được giải quyết thỏa đáng nhất là vấn đề ruộng đất, nông dân hăng hái tham gia cách mạng. Đây là nguyên nhân quan trọng để nước Pháp thắng thù trong giặc ngoài.
b. Lê nin gọi cách mạng tư sản Pháp là một cuộc "Đại cách mạng", vì:
- Cuộc cách mạng được chuẩn bị chu đáo về mọi mặt, được trang bị bởi hệ tư tưởng triết học tiến bộ, góp phần nâng cao trình độ đấu tranh của nhân dân, nhằm thủ tiêu mọi tàn dư của chế độ phong kiến.
- Sự tham gia đông đảo, tích cực, sáng tạo của quần chúng là động lực quan trọng thúc đẩy cách mạng phát triển, thiết lập nền chuyên chính dân chủ.
- Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII đã hoàn thành đầy đủ các nhiệm vụ của cuộc cách mạng tư sản:
+ Lật đổ hoàn toàn chế độ quân chủ chuyên chế.
+ Vấn đề ruộng đất của nông dân được giải quyết,
+ Mọi trở ngại phong kiến trong công thương nghiệp bị thủ tiêu.
+ Những nhiệm vụ dân chủ tư sản được hoàn thành: xây dựng mô hình nhà nước dân chủ tư sản; ban hành Hiến pháp 1791, đặc biệt là Hiến pháp 1793 - hiến pháp dân chủ nhất thời cận đại, chế độ cộng hòa được xác lập thông qua bầu cử.
+ Mở ra thời kì thắng lợi và củng cố của chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu.
- Cuộc cách mạng này đã chứng minh: Giai cấp tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII là một giai cấp tiến bộ, cách mạng; quần chúng tham gia đông đảo và tích cực là lực lượng cách mạng nòng cốt và triệt để.
- Cuộc cách mạng còn có ý nghĩa: để lại dấu ấn và ảnh hưởng sâu đậm trong lịch sử tiến bộ của thế giới; thức tỉnh những lực lượng dân chủ và tiến bộ đứng lên chống chế độ phong kiến và thực dân.
Cách mạng tư sản Pháp là 1 cuộc Cách mạng điển hình, triệt để, dân chủ nhất, tiến bộ nhất:
- Điển hình:
+ Đã lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, thủ tiêu mọi tàn dư phong kiến
+ Thông qua tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền nhiều tiến bộ
+ Tập hợp được sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân nhân đưa cách mạng đạt tới đỉnh cao - nên chuyên chính Gia-cô-banh.
+ Mở ra một thời đại mới- thời đại thắng lợi và cũng cố của CNTB ở các nước tiên tiến bấy giờ.
- Triệt để:
+ Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nhân dân.
+ Những cản trở đối với công thương nghiệp bị xóa bỏ.
+ Thị trường dân tộc thông nhất được hình thành.
- Dân chủ:
+ Sự tham gia của quần chúng nhân dân đã làm cho cách mạng Pháp mang tính dân chủ rộng rãi và triệt để cách mạng so với những cuộc cách mạng trước nó. Cách mạng Pháp có một ý nghĩa lịch sử quan trọng không những đối với lịch sử nước Pháp mà cả đối với lịch sử châu Âu lúc bấy giờ. Những tư tưởng dân chủ của CM Pháp ảnh hưởng đến các nước châu Âu và làm cho chế độ phong kiến ở các nước này bị lung lay.
- Tiến bộ:
+ Cách mạng Pháp xứng đáng là một cuộc đại cách mạng. Nó đã làm biết bao nhiêu việc cho giai cấp của nó, tức là giai cấp tư sản, đến nỗi trọn thế kỉ XIX là thế kỉ đem lại văn minh và văn hóa cho toàn thể nhân loại đã diễn tiến dưới dấu hiệu của cách mạng Pháp"
- Cách mạng Tân Hợi (1911) là một cuộc cách mạng dân chủ tư sản, đã lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản ở nước này phát triển.
- Cách mạng tuy thành lập ”Dân quốc” nhưng đã không thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến, không đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược và không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
Cách mạng Tân Hợi là cuộc cách mạng dân chủ tư sản, do những người trí thức cấp tiến trong giai cấp tư sản và tiểu tư sản lãnh đạo, đã lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, có ảnh hưởng nhất định đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước Châu Á (trong đó có Việt Nam).
Song, cuộc cách mạng này bộc lộ một số mặt hạn chế, đó là:
+ Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân, một trong những vấn đề cơ bản của cách mạng. Chính vì vậy, họ không động viên được đông đảo quần chúng nông dân tham gia.
+ Không thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến, mà chỉ thỏa hiệp. Việc đem toàn bộ chính quyền cách mạng giao cho Lê Nguyên Hồng, và sau nữa là Viên Thế Khải, là một minh chứng.
+Không dám đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược, tức là không dám đấu tranh giành lại quyền lợi của dân tộc. Để rồi họ câu kết với Viên, giúp Viên củng cố thế lực, quay lại đoạt công và chống phá cách mạng.
Ngoài ra, các hạt nhân lãnh đạo Đồng Minh hội hãy còn non yếu về mặt đường lối và tổ chức, nên sự phối hợp hãy còn lỏng lẻo, nhiều khi tư tưởng cũng không đồng nhất
-Kết quả của Cách mạng Tân Hợi :
Cách mạng Tân Hợi là cuộc cách mạng dân chủ tư sản, đã lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quố, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển và có ảnh hưởng nhất định đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á. Cách mạng Tân Hợi tuy thành lập “Dân quốc” nhưng đã không thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến, không đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược và không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
- Cần xem lại mục đích của cuộc cách mạng tư sản đặt ra là gì và so sánh với kết quả mà cuộc cách mạng này đã thực hiện được (mục đích của cuộc cách mạng tư sản là lật đổ chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên nắm quyền, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản được tự do phát triển).
→ Kết qủa :
- Vua Thanh thoái vị.Tôn Trung Sơn từ chức, Viên Thế Khải lên thay làm tổng thống.
→ Tính chất :
- Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản không triệt để
- Bởi vì:
+ Chưa thủ tiêu giai cấp Phong Kiến
+ Không đánh đuổi các đế quốc đang xâm lược.
+ Chưa giải quyết vấn đề ruộng đất cho người dân.
Chọn C