K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 6 2018

Trong giờ giải lao, một nhóm chuyên gia trao đổi ngoài lề, có vị lắc đầu: “Hội họp, nghiên cứu, báo cáo mãi rồi cũng thế cả thôi... Nói khách quan, những năm gần đây ở những cuộc họp liên quan tới giáo dục, cụm từ “dạy làm người” được nhắc đến nhiều gấp năm, bảy lần trước đây. Sáng kiến đổi mới dạy đạo đức, công trình nghiên cứu thay đổi cách dạy giáo dục công dân, giáo dục pháp luật cũng nhiều hơn trước... Nhưng sao tình trạng xuống cấp về nhân cách, đạo đức của lớp trẻ vẫn gia tăng?”. Một vị khác cho rằng “chẳng cần thiết kế chương trình phức tạp, tốn kém, dạy đạo đức cho học sinh chỉ cần kể chuyện. Thầy cứ lên lớp kể những câu chuyện khác nhau lấy từ đời sống, những câu chuyện nhân văn, những câu chuyện đau lòng, đáng tiếc và cái giá phải trả cho sai lầm, những câu chuyện khiến học sinh phải suy nghĩ, tranh luận, bày tỏ ý kiến riêng... Thế là dạy đạo đức. Dạy thế học sinh sẽ hứng thú, sẽ quan tâm hơn, sẽ ngấm!”. Gật gù, nhiều người tán thưởng.

Nhưng một nhà nghiên cứu khác ở Viện Nghiên cứu giáo dục chia sẻ băn khoăn: “Nói thì dễ, nhưng làm khó lắm. Trẻ con còn bé thì nghe thầy cô nhưng lớn hơn sẽ ít nghe, ít tin hơn, học sinh ở lứa tuổi 15-17 thì bỏ ngoài tai những gì thầy cô nói”. Minh chứng cho băn khoăn này, một báo cáo tham luận tại hội thảo trên cũng đưa ra kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu và phát triển giáo dục Việt Nam cho biết “tỉ lệ học sinh tiểu học nói dối cha mẹ là 22%, THCS là 50% còn THPT là 64%”.

Nhưng điều này thật khó “đổ tội” hết cho môn đạo đức, giáo dục công dân trong nhà trường. Vì môn học “hàn lâm, khó hiểu”, cách dạy học “đơn điệu, tẻ nhạt” chỉ không giúp học sinh biết sống tốt hơn chứ không phải thủ phạm làm trẻ hư đi. Những thói xấu, những hành vi tiêu cực từ chính người lớn trong gia đình, nhà trường, ngoài xã hội mới là nguyên nhân cốt lõi khiến lớp trẻ hoang mang, mất điểm tựa nuôi dưỡng niềm tin vào sự tốt đẹp trong cuộc sống. Điều đó cũng khiến các em khó thấm được những bài học đạo đức.

Tôi từng chứng kiến một bà mẹ mắng con thậm tệ khi cậu bé lơ ngơ không chịu chen ngang dòng người đang xếp hàng để mua xăng. Còn trong một hiệu bán sách giáo khoa đầu năm học mới, một bà mẹ khác ra sức đẩy con chen vào giữa hàng người. Đứa bé phản ứng: “Mình phải xếp hàng chứ mẹ?”. Bà mẹ gắt: “Ngu thế, xếp thì đến bao giờ?”. Đó chỉ mới là chuyện xếp hàng, một chuyện nhỏ trong vô vàn chuyện xảy ra trong đời sống.

Nếu mỗi câu chuyện đời sống là một bài học về đạo đức thì những bài học như trên sẽ ngấm vào những đứa trẻ, khiến chúng quen với những hành vi thiếu văn hóa, vị kỷ, không biết sẻ chia, trách nhiệm với cộng đồng. TS Phạm Mạnh Hà, khoa tâm lý Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội), kể với tôi anh từng vất vả với một ca tư vấn tâm lý khi em học sinh quyết “đòi chết”. Cô bé kể cha mẹ ly hôn, mẹ không ngớt lời kể tội cha “ác như con thú” nhưng mẹ cũng ngang nhiên cặp bồ, sống buông thả trước mặt con. Đã thế lại suốt ngày mắng mỏ, hà khắc, đòi hỏi con phải “sống tốt”.

Những bài học đạo đức trong nhà trường sẽ trôi tuột nếu hằng ngày lớp trẻ vẫn thấy người lớn dối trá, thiếu đạo đức...

14 tháng 6 2018

Giáo dục luôn đóng vai trò thiết yếu trong quá trình phát triển của một con người, tuy nhiên, đó lại là một chặng đường dài khó khăn đòi hỏi sự kiên trì và lòng tận tâm. Trẻ em như trang giấy trắng, nếu không được định hướng đúng đắn, các em dễ sa vào lối sống và suy nghĩ tiêu cực, lệch lạc. Mỗi lần đối diện với những trường hợp đó, tôi đều không khỏi cảm thấy đau lòng, vì vậy bản thân tôi đã luôn cố gắng hết sức tìm cách giúp đỡ các em. Và cũng chính mỗi lần giúp đỡ các em, tôi lại tự rút ra được những bài học quý giá cho riêng mình. Trong tất cả những câu chuyện mà tôi đã từng trải qua, đọng lại trong lòng tôi nhiều trăn trở và hạnh phúc nhất vẫn là câu chuyện về cậu học trò Duy Phương, một học sinh cá biệt sau thời gian nỗ lực thay đổi đã trở thành con ngoan trò giỏi và vươn lên học tập tốt trong lớp chủ nhiệm của tôi.

Những ngày đầu gặp Duy Phương, ấn tượng ghi lại trong tôi là hình ảnh cậu học trò nhỏ con, gầy nhom nhưng lại vô cùng ngổ ngáo. Duy Phương mặc chiếc áo sơ mi đã ngả màu, áo quần luộm thuộm, chân đi đôi dép sứt quai loẹt xoẹt, mặt mũi lúc nào cũng đầy những vết lem luốc, tay chân đen nhẻm. Đặc biệt, Duy Phương thường bày trò quậy phá và liên tục gây gỗ đánh nhau trong lớp khiến các bạn đều ngại tiếp xúc, và chính bản thân Phương cũng không thích tiếp xúc với các bạn. Không những thế, mỗi giờ trả bài hay kiểm tra em đều không thuộc, tập vở thì quên trước quên sau, giáo viên khó mà giữ tập trung được cho tiết học vì em còn hay làm việc riêng trong lớp.

Tình trạng tiêu cực cứ thế kéo dài, cho đến một hôm, Phương đã xô xát với một bạn nữ chỉ vì bạn ấy đã cầm nhầm sách của em. Lúc ấy, tôi thật sự rất bức xúc, tôi không thể nào khoanh tay đứng nhìn học sinh của tôi có lối cư xử như thế mãi được, tôi nhất định phải kỷ luật em thật nghiêm. Nghĩ bụng vậy, ngày hôm sau, tôi đến tận nhà Phương để được gặp trực tiếp bố mẹ em, với hi vọng có thể cùng nhau tìm ra hướng giải quyết vấn đề…

Trước mắt tôi hiện ra một con hẻm nhỏ quanh co, sâu hút vào trong, xa xa phía cuối đường là một căn nhà nhỏ lúp xúp. Bước xuống xe, tôi ngờ ngợ tiến lại gõ cửa. “Xoảng”, tiếng chén vỡ từ phía sau nhà làm tôi giật thót, tiếp đó là tiếng chửi rủa của một người đàn ông trung niên, chuyện gì đang xảy ra? Tôi chưa kịp định thần thì thấy có bóng người từ trong nhà bước lại gần, là Phương. Hé cánh cửa gỗ, Phương đưa ánh mắt nâu còn ngân ngấn nước nhìn tôi, lần đầu tiên tôi mới nhìn sâu vào đôi mắt màu nâu sẫm ấy, mới cảm nhận được thăm thẳm trong đó biết bao nhiêu là nỗi niềm. Ánh mắt em lúc này không phải là ánh mắt nghịch ngợm như mọi ngày, cũng không phải là ánh mắt hồn nhiên vô tư của trẻ con, mà đó là ánh mắt chứa đầy tuyệt vọng, ánh mắt như cầu cứu, ánh mắt làm cho người ta ngay lập tức muốn nắm lấy tay em, bước vào cảm nhận câu chuyện nhỏ của riêng em… Bỗng nhiên em chạy đến ghì chặt lấy tôi, run rẫy, rồi khóc tức tưởi, tưởng chừng như chỉ cần một chút chịu đựng nữa thôi, là cậu bé ấy sẽ vỡ oà lên mất. Khoảnh khắc đó cho tới bây giờ tôi vẫn không thể nào quên được.

Có nhận định cho rằng " Gia đình là bến đỗ bình yên " và quả đúng như vậy . Nhưng như thế nào là gia đình ? Không phải ai cũng hiểu được sự cao cả và thiêng liêng của hai tiếng gia đình . Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ tình cảm , quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống . Quan trọng hơn cả gia đình là tổ ấm và là nơi quay về của mỗi người . Mỗi khi gặp chuyện gì buồn bực , lo lắng , thất bại , cáu giận và kể cả lúc bạn vui chúng ta vẫn có thể về nhà và cảm thấy gia đình mình bình yên hơn tất thảy . Gia đình chính là điểm tựa cho chúng ta mỗi khi mệt mỏi hay vấp ngã trong cuộc sống . Nhờ có nơi gọi là gia đình mà mỗi lúc ngã đau , ta đều cảm nhận được hơi ấm , sự cảm thông và vỗ về . Nhưng trái ngược lại với nhưng mái ấm hạnh phúc như vậy , lại có những gia đình tràn ngập tiếng cãi vã , đánh nhau và sự bất hòa giữa các thành viên . Chắc chắn rồi , những gia đình như vậy không thể làm điểm tựa cho những người con được và đôi khi lại là sự căng thẳng, áp lực to lớn khi đối mặt với hai chữ gia đình . Thử hỏi xem , căn nhà mà tràn ngập bóng tối , không có sự chia sẻ cho nhau thì làm sao mà làm nơi yên bình và nơi hạnh phúc viên mãn đối với mọi thành viên trong nhà được ? Vậy để làm sao gia đình phát huy tốt nhất được vai trò và trọng trách của nó ? Đó là các thành viên trong gia đình , từng người phải biết vun vén và tạo tiếng cười cho mái ấm nhỏ này . Chúng ta thể hiện tình cảm cho nhau có thể bằng nhiều cách. Các con thì cố gắng học thật giỏi , bố mẹ đi làm về thì đấm bóp hoặc rót nước cho họ . Bố mẹ thì hãy cố gắng dành nhiều thời gian hơn cho các con , cuối tuần đưa các con đi chơi , đi về quê sau một tuần học tập và làm việc mệt mỏi . Dành nhiều thời gian và cảm xúc cho nhau thì làm gì có chuyện gia đình đổ bể hay cãi vã. Qua đây , chúng ta có thể thấy rõ sự quan trọng và thiêng liêng của gia đình . Vậy nên hãy trân trọng, giữ gìn , bảo vệ giả trị , niềm tin , hạnh phúc của mái ấm nhỏ này bởi không phải ai cũng may mắn có nơi điểm tựa ấm áp được gọi là gia đình . Có như vậy mới có nơi cho chúng ta trở về mỗi lần yếu lòng và đơn giản là khi chúng ta nhớ về nơi đó - gia đình .

tick cho mih nha

5 tháng 3

Hết lô bà già nghèo khổ giữa trời đông cô đơn

 

 

Tham khảo
Vai trò của gia đình trong đời sống con người là một vai trò quan trọng. Gia đình là nơi sẽ luôn bảo vệ và an ủi ta. Gia đình cũng là nơi sẽ luôn cổ vũ, tiếp thêm sức mạnh cho chúng ta trong cuộc sống. Gia đình là nơi bình yên trước giông bão, là điểm tựa cho chúng ta khi mệt mỏi.Gia đình, nơi chứa chan tình yêu thương, nơi có những con người cũng huyết thống, cùng chảy chung dòng máu với bạn đều đang ở đó. Gia đình luôn đóng một vai trò thiết yếu trong cuộc sống của con người.

cái này lại ngắn wá Hiền ơi:D

22 tháng 2 2019

Quản lý môn Ngữ Văn giúp em với

Mọi Người giúp mk với!^^Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi bên dưới “…Tôi được chuyển trường về quê tiếp tục học. Trong những năm tháng ngồi ghế nhà trường, tôi có nhiều thầy cô nhưng cô Trúc cùng tấn bi kịch của gia đình tôi ngày ấy như một vết cắt trong lòng tôi không lành. Còn nhớ, lúc ở nhà cô khi tỉnh giấc trong đêm tôi thấy cô ngồi bên bàn dáng gầy gầy, lưng cong cong, nhẫn nại và kiên trì. Và...
Đọc tiếp

Mọi Người giúp mk với!^^
Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi bên dưới
 

“…Tôi được chuyển trường về quê tiếp tục học. Trong những năm tháng ngồi ghế nhà trường, tôi có nhiều thầy cô nhưng cô Trúc cùng tấn bi kịch của gia đình tôi ngày ấy như một vết cắt trong lòng tôi không lành. Còn nhớ, lúc ở nhà cô khi tỉnh giấc trong đêm tôi thấy cô ngồi bên bàn dáng gầy gầy, lưng cong cong, nhẫn nại và kiên trì. Và như bao đứa con nít khác, lúc ấy tôi mơ được trở thành cô giáo.

Ước nguyện ấy sau cùng tôi đạt được. Tôi dạy văn ở một trường trung học tại huyện nhà. Thời gian trôi qua không hề nán lại giây phút nào. Trời hết mưa rồi nắng. Nắng cháy thịt da người đi làm đồng và mưa thật to cho hoa màu tươi tốt. Còn dòng sông trước nhà vẫn chảy quanh năm. Trên chiếc cầu mới xây hàng ngày học sinh đi về lũ lượt. “Những tà áo trắng bay trong gió. Có áo em mình trong đó không?” Tôi bắt đầu biết rung động trước những câu thơ và tập tành viết văn. Trong cái tất bật của cuộc sống hằng ngày những gì tôi học được không thể so sánh với bài học vỡ lòng cô đã dạy tôi…

… Nhiều năm qua rồi có biết bao là thay đổi. Phố chợ, đường xá đều mở rộng đổi mới. Tuy vậy ba cũng tìm được cây cầu trắng rồi lần dò hỏi thăm nhà cô. Tôi không tìm thấy hai con đường có nhiều hoa giấy đỏ nhưng thật bất ngờ, trước nhà cô có một giàn hoa giấy đỏ thật to. Nhánh xum xuê, hoa đầy cành, như thể đánh dấu để một ngày trở về thị xã tôi sẽ tìm được cô. Ngần ấy năm, cây lớn lên là tôi đã hiện diện trong cô theo những tháng ngày. Vẫn là một ngôi nhà trệt có khuôn sân hẹp, giản dị đơn sơ dù có sửa sang đôi chút.

Thoạt đầu tôi không nhận ra cô ngay nhưng nhìn vào mắt cô tôi biết tôi đã không lầm. Ánh mắt đã từng nhìn tôi đau đến xé lòng. Cô cười, hai giọt nước lăn ra từ đôi mắt ấy. Thời gian đã biến tôi trở nên một thiếu nữ xinh đẹp thì thời gian đã để lại trên mái tóc cô những sợi bạc, trên gương mặt cô những nếp nhăn. Cô sắp sửa nghỉ hưu rồi, chị Ngọc đang dạy ở trường cao đẳng. Và cho đến lúc này tôi mới biết chị Ngọc không phải là con ruột của cô. Trong lúc trò chuyện có một đứa trẻ thập thò nơi cửa buồng nhìn ra.” Ai vậy cô?”. Cô cười đằm thắm. “Như con ngày đó”…”

                                                   (Bài học vỡ lòng, Nguồn: Internet)
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên là gì?
A. Tự sự
B. Biểu cảm
C. Miêu tả
D. Nghị luận
Câu 2. Đoạn trích trên sử dụng ngôi kể nào?
A. Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ ba
D. Kết hợp ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba
Câu 3: Câu: “Ai vậy cô” là lời của nhân vật nào?
A. Lời của chị Ngọc
B. Lời của nhân vật “tôi”
C. Lời của cô Trúc
D. Lời của người bố
Câu 4: Câu văn “Vẫn là một ngôi nhà trệt có khuôn sân hẹp, giản dị đơn sơ dù có sửa sang đôi chút.” có bao nhiêu cụm danh từ?
A. Một cụm danh từ
B. Hai cụm danh từ
C. Ba cụm danh từ        
D. Bốn cụm danh từ
Câu 5: Dòng nào dưới đây nêu đầy đủ và chính xác cụm động từ trong câu văn: “Còn dòng sông trước nhà vẫn chảy quanh năm.”?
A. Chảy
B. Vẫn chảy
C. Vẫn chảy quanh năm
D. Dòng sông trước nhà vẫn chảy
Câu 6. Từ nào dưới đây là từ đa nghĩa với từ “mắt” trong câu “Thoạt đầu tôi không nhận ra cô ngay nhưng nhìn vào mắt cô tôi biết tôi đã không lầm.”?
A. Mí mắt
B. Bọng mắt
C. Mắt na
D. Mắt cười
Câu 7. Trường hợp nào dưới đây đồng âm với từ “năm” trong câu “Nhiều năm qua rồi có biết bao là thay đổi.”?
A. Ngôi sao năm cánh
B. Năm xưa
C. Bao năm rồi vẫn mãi nhớ y nguyên
D. Ta đi qua những năm tháng tuổi thơ
Câu 8: Dòng nào dưới đây giải thích đúng nghĩa của từ “rung động” trong đoạn trích trên?
A. Chỉ sự chuyển động qua lại liên tiếp không theo một hướng xác định, do một tác động từ bên ngoài
B.  Chỉ sự vận động, cử động, thường là nhằm một mục đích nào đó
C. Chỉ sự tác động đến tình cảm, làm nảy sinh cảm xúc
D. Chỉ sự tác động tiêu cực để cảm xúc con người
Câu 9. Dòng nào dưới đây nêu chính xác tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa trong câu văn: “Thời gian trôi qua không hề nán lại giây phút nào.”
A. Dòng thời gian hiện lên một cách sống động, chầm chầm trôi qua đủ để con người kịp sửa sai lỗi lầm
B. Dòng thời gian mang dáng vẻ đủng đỉnh, thư thái như một con người nhàn hạ
C. Dòng thời gian hiện lên thật gần gũi, như một đứa trẻ hồn nhiên, tinh nghịch
D. Dòng thời gian hiện lên thật sinh động, giống như một con người vội vã bước đi, không thể trì hoãn thêm
Câu 10: Nhân vật cô Trúc trong đoạn trích được tác giả miêu tả qua những phương diện nào?
A. Lời nói, ngoại hình, cử chỉ, suy nghĩ
B. Lời nói, ngoại hình, cử chỉ, cảm xúc
C. Cử chỉ, tính cách, cảm xúc, ngôn ngữ
D. Cảm xúc, hành động, ngôn ngữ, suy nghĩ
Câu 11: Dòng nào dưới đây nêu rõ cảm xúc của nhân vật “tôi” trong câu văn “Trong cái tất bật của cuộc sống hằng ngày những gì tôi học được không thể so sánh với bài học vỡ lòng cô đã dạy tôi…”
A. Nhân vật tôi cảm thấy buồn bã vì bản thân kém cỏi, không thể tiếp thu thêm kiến thức
B. Nhân vật tôi cảm thấy mệt mỏi, áp lực với cuộc sống tất bật hàng ngày
C. Nhân vật tôi cảm thấy trong cuộc sống không có điều gì đáng để học hỏi thêm
D. Nhân vật “tôi” cảm thấy trân trọng và biết ơn vì những bài học của cô giáo
Câu 12: Cô Trúc cảm thấy thế nào khi gặp lại nhân vật “tôi”?
A. Mệt mỏi, buồn bã, chán trường                                          
B. Vui mừng, xúc động, nghẹn ngào
C. Mệt mỏi nhưng vẫn xúc động                                   
D. Tức giận, bực bội, khó chịu
Câu 13: Dấu phẩy trong câu văn “Cô cười, hai giọt nước lăn ra từ đôi mắt ấy.” có công dụng gì?
A. Ngăn cách các vế trong một câu ghép
B. Liên kết các yếu tố đồng chức năng
C. Ngăn cách thành phần chính với thành phần phụ của câu
D. Ngăn cách cách thành phần chú thích với thành phần khác trong câu
Câu 14: Công dụng của dấu ngoặc kép trong câu văn: Cô cười đằm thắm. “Như con ngày đó.”?
A. Đánh dấu ý nghĩ của nhân vật.                                           
B. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
C. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.                             
D. Đánh dấu phần chú thích.
Câu 15: Dòng nào dưới đây nhận xét chính xác về cô giáo Trúc trong đoạn trích?
A. Là một cô giáo hiền từ, đằm thắm, tận tâm với nghề, hết lòng thương, giúp yêu học trò của mình
B. Là một cô giáo xinh đẹp, giỏi giang, có nhiều năm công tác tốt và được đồng nghiệp yêu quý
C. Là một cô giáo nghèo nhưng luôn cố gắng để vượt qua khó khăn, vươn lên thành một giáo viên gương mẫu
D. Là một cô giáo xinh đẹp, không quá giỏi nhưng luôn được học sinh yêu mến, quý trọng vì sự cởi mở
Câu 16: Dòng nào dưới đây nêu đúng thông điệp, bài học rút ra từ đoạn trích trên?
A. Hãy luôn yêu thương, giúp đỡ mọi người để cuộc sống tốt đẹp và ý nghĩa hơn
B. Hãy cố gắng học tập thật tốt để trở nên giàu có, an nhàn và hạnh phúc
C. Hãy luôn cố gắng, nỗ lực để vượt qua cuộc sống áp lực, nhiều khó khăn
D. Hãy nên nhìn về phía trước, không cần phải nhớ lại quá khứ đau buồn
                                                   END
Mong m.n giúp mk trả lời 16 câu hỏi!^^Thank you!!!

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2
22 tháng 12 2021

Mong m.n giúp mk trả lời 16 câu hỏi!^^

22 tháng 12 2021

Mọi Người giúp mk với!^^
Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi bên dưới
 

“…Tôi được chuyển trường về quê tiếp tục học. Trong những năm tháng ngồi ghế nhà trường, tôi có nhiều thầy cô nhưng cô Trúc cùng tấn bi kịch của gia đình tôi ngày ấy như một vết cắt trong lòng tôi không lành. Còn nhớ, lúc ở nhà cô khi tỉnh giấc trong đêm tôi thấy cô ngồi bên bàn dáng gầy gầy, lưng cong cong, nhẫn nại và kiên trì. Và như bao đứa con nít khác, lúc ấy tôi mơ được trở thành cô giáo.

Ước nguyện ấy sau cùng tôi đạt được. Tôi dạy văn ở một trường trung học tại huyện nhà. Thời gian trôi qua không hề nán lại giây phút nào. Trời hết mưa rồi nắng. Nắng cháy thịt da người đi làm đồng và mưa thật to cho hoa màu tươi tốt. Còn dòng sông trước nhà vẫn chảy quanh năm. Trên chiếc cầu mới xây hàng ngày học sinh đi về lũ lượt. “Những tà áo trắng bay trong gió. Có áo em mình trong đó không?” Tôi bắt đầu biết rung động trước những câu thơ và tập tành viết văn. Trong cái tất bật của cuộc sống hằng ngày những gì tôi học được không thể so sánh với bài học vỡ lòng cô đã dạy tôi…

… Nhiều năm qua rồi có biết bao là thay đổi. Phố chợ, đường xá đều mở rộng đổi mới. Tuy vậy ba cũng tìm được cây cầu trắng rồi lần dò hỏi thăm nhà cô. Tôi không tìm thấy hai con đường có nhiều hoa giấy đỏ nhưng thật bất ngờ, trước nhà cô có một giàn hoa giấy đỏ thật to. Nhánh xum xuê, hoa đầy cành, như thể đánh dấu để một ngày trở về thị xã tôi sẽ tìm được cô. Ngần ấy năm, cây lớn lên là tôi đã hiện diện trong cô theo những tháng ngày. Vẫn là một ngôi nhà trệt có khuôn sân hẹp, giản dị đơn sơ dù có sửa sang đôi chút.

Thoạt đầu tôi không nhận ra cô ngay nhưng nhìn vào mắt cô tôi biết tôi đã không lầm. Ánh mắt đã từng nhìn tôi đau đến xé lòng. Cô cười, hai giọt nước lăn ra từ đôi mắt ấy. Thời gian đã biến tôi trở nên một thiếu nữ xinh đẹp thì thời gian đã để lại trên mái tóc cô những sợi bạc, trên gương mặt cô những nếp nhăn. Cô sắp sửa nghỉ hưu rồi, chị Ngọc đang dạy ở trường cao đẳng. Và cho đến lúc này tôi mới biết chị Ngọc không phải là con ruột của cô. Trong lúc trò chuyện có một đứa trẻ thập thò nơi cửa buồng nhìn ra.” Ai vậy cô?”. Cô cười đằm thắm. “Như con ngày đó”…”

                                                   (Bài học vỡ lòng, Nguồn: Internet)
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên là gì?
A. Tự sự
B. Biểu cảm
C. Miêu tả
D. Nghị luận
Câu 2. Đoạn trích trên sử dụng ngôi kể nào?
A. Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ ba
D. Kết hợp ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba
Câu 3: Câu: “Ai vậy cô” là lời của nhân vật nào?
A. Lời của chị Ngọc
B. Lời của nhân vật “tôi”
C. Lời của cô Trúc
D. Lời của người bố
Câu 4: Câu văn “Vẫn là một ngôi nhà trệt có khuôn sân hẹp, giản dị đơn sơ dù có sửa sang đôi chút.” có bao nhiêu cụm danh từ?
A. Một cụm danh từ
B. Hai cụm danh từ
C. Ba cụm danh từ        
D. Bốn cụm danh từ
Câu 5: Dòng nào dưới đây nêu đầy đủ và chính xác cụm động từ trong câu văn: “Còn dòng sông trước nhà vẫn chảy quanh năm.”?
A. Chảy
B. Vẫn chảy
C. Vẫn chảy quanh năm
D. Dòng sông trước nhà vẫn chảy
Câu 6. Từ nào dưới đây là từ đa nghĩa với từ “mắt” trong câu “Thoạt đầu tôi không nhận ra cô ngay nhưng nhìn vào mắt cô tôi biết tôi đã không lầm.”?
A. Mí mắt
B. Bọng mắt
C. Mắt na
D. Mắt cười
Câu 7. Trường hợp nào dưới đây đồng âm với từ “năm” trong câu “Nhiều năm qua rồi có biết bao là thay đổi.”?
A. Ngôi sao năm cánh
B. Năm xưa
C. Bao năm rồi vẫn mãi nhớ y nguyên
D. Ta đi qua những năm tháng tuổi thơ
Câu 8: Dòng nào dưới đây giải thích đúng nghĩa của từ “rung động” trong đoạn trích trên?
A. Chỉ sự chuyển động qua lại liên tiếp không theo một hướng xác định, do một tác động từ bên ngoài
B.  Chỉ sự vận động, cử động, thường là nhằm một mục đích nào đó
C. Chỉ sự tác động đến tình cảm, làm nảy sinh cảm xúc
D. Chỉ sự tác động tiêu cực để cảm xúc con người
Câu 9. Dòng nào dưới đây nêu chính xác tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa trong câu văn: “Thời gian trôi qua không hề nán lại giây phút nào.”
A. Dòng thời gian hiện lên một cách sống động, chầm chầm trôi qua đủ để con người kịp sửa sai lỗi lầm
B. Dòng thời gian mang dáng vẻ đủng đỉnh, thư thái như một con người nhàn hạ
C. Dòng thời gian hiện lên thật gần gũi, như một đứa trẻ hồn nhiên, tinh nghịch
D. Dòng thời gian hiện lên thật sinh động, giống như một con người vội vã bước đi, không thể trì hoãn thêm
Câu 10: Nhân vật cô Trúc trong đoạn trích được tác giả miêu tả qua những phương diện nào?
A. Lời nói, ngoại hình, cử chỉ, suy nghĩ
B. Lời nói, ngoại hình, cử chỉ, cảm xúc
C. Cử chỉ, tính cách, cảm xúc, ngôn ngữ
D. Cảm xúc, hành động, ngôn ngữ, suy nghĩ
Câu 11: Dòng nào dưới đây nêu rõ cảm xúc của nhân vật “tôi” trong câu văn “Trong cái tất bật của cuộc sống hằng ngày những gì tôi học được không thể so sánh với bài học vỡ lòng cô đã dạy tôi…”
A. Nhân vật tôi cảm thấy buồn bã vì bản thân kém cỏi, không thể tiếp thu thêm kiến thức
B. Nhân vật tôi cảm thấy mệt mỏi, áp lực với cuộc sống tất bật hàng ngày
C. Nhân vật tôi cảm thấy trong cuộc sống không có điều gì đáng để học hỏi thêm
D. Nhân vật “tôi” cảm thấy trân trọng và biết ơn vì những bài học của cô giáo
Câu 12: Cô Trúc cảm thấy thế nào khi gặp lại nhân vật “tôi”?
A. Mệt mỏi, buồn bã, chán trường                                          
B. Vui mừng, xúc động, nghẹn ngào
C. Mệt mỏi nhưng vẫn xúc động                                   
D. Tức giận, bực bội, khó chịu
Câu 13: Dấu phẩy trong câu văn “Cô cười, hai giọt nước lăn ra từ đôi mắt ấy.” có công dụng gì?
A. Ngăn cách các vế trong một câu ghép
B. Liên kết các yếu tố đồng chức năng
C. Ngăn cách thành phần chính với thành phần phụ của câu
D. Ngăn cách cách thành phần chú thích với thành phần khác trong câu
Câu 14: Công dụng của dấu ngoặc kép trong câu văn: Cô cười đằm thắm. “Như con ngày đó.”?
A. Đánh dấu ý nghĩ của nhân vật.                                           
B. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
C. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.                             
D. Đánh dấu phần chú thích.
Câu 15: Dòng nào dưới đây nhận xét chính xác về cô giáo Trúc trong đoạn trích?
A. Là một cô giáo hiền từ, đằm thắm, tận tâm với nghề, hết lòng thương, giúp yêu học trò của mình
B. Là một cô giáo xinh đẹp, giỏi giang, có nhiều năm công tác tốt và được đồng nghiệp yêu quý
C. Là một cô giáo nghèo nhưng luôn cố gắng để vượt qua khó khăn, vươn lên thành một giáo viên gương mẫu
D. Là một cô giáo xinh đẹp, không quá giỏi nhưng luôn được học sinh yêu mến, quý trọng vì sự cởi mở
Câu 16: Dòng nào dưới đây nêu đúng thông điệp, bài học rút ra từ đoạn trích trên?
A. Hãy luôn yêu thương, giúp đỡ mọi người để cuộc sống tốt đẹp và ý nghĩa hơn
B. Hãy cố gắng học tập thật tốt để trở nên giàu có, an nhàn và hạnh phúc
C. Hãy luôn cố gắng, nỗ lực để vượt qua cuộc sống áp lực, nhiều khó khăn
D. Hãy nên nhìn về phía trước, không cần phải nhớ lại quá khứ đau buồn
                                                   END

20 tháng 11 2021

Gia đình là tổ ấm, là nơi nuôi dưỡng mỗi chúng ta, và đó cũng là nơi để trở về sau những ngày bôn ba vất vả. Bởi thế, gia đình có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi người. Nơi mà chúng ta gọi là gia đình, chính là nơi có những người thân yêu với ta cùng chung sống. Đó là bố, là mẹ, là anh chị em, là ông bà. Gia đình là nơi nâng ta đi những bước chân đầu tiên, dìu dắt ta ngày càng trưởng thành và luôn dang rộng vòng tay đón chờ ta trở về. Dù là vui buồn hay mệt mỏi, dù là sung sướng hay khó khăn, gia đình vẫn sẽ mãi luôn là bến bờ an toàn nhất. Khi dần lớn lên, chúng ta sẽ mặc sức rong ruổi trên hành trình tìm kiếm thành công, và gia đình sẽ chính là hậu phương vững chắc nhất, tiếp thêm cho ta sức mạnh, ý chí. Thế nhưng, để gia đình thực sự là một nơi tuyệt vời như thế, bản thân mỗi chúng ta cần phải nâng niu và giữ gìn gia đình của mình. Từ những hành động nhỏ nhất, như dành tình yêu thương cho những thành viên trong gia đình. Dành thời gian để đoàn tụ, chia sẻ cùng nhau. Có như vậy, gia đình mới thực sự là mái ấm tuyệt vời của mỗi con người.

20 tháng 11 2021
Tớ xin lỗi nhưng cậu lạc đề rồi
28 tháng 8 2019

mih làm đc câu 2 ko làm đc câu 1

29 tháng 8 2019

1. thế giới động vật xung quanh chúng ta vô cùng đa dạng, phong phú. Chúng đa dạng về loài, kích thước cơ thể, lối sống và môi trường sống. Động vật phân bố ở các môi trường như: nước mặn, nước ngọt, nước lợ, trên cạn, trên không và ở ngay vùng cực lạnh giá quanh năm.

2.Sống dưới nước: tôm, cua, ốc, cá,.....

   Sống trên cạn: chó, mèo, sư tử, hổ,...

   Sống trông cơ thể con người: giun kim, giun đũa, sán lá máu, sán dây

                                                                                            ~Hok tốt~ 

12 tháng 10 2018

 Nước rất cần cho các hoạt động sống của cây, giúp cho cây trao đổi chất. Nhu cầu của nước cũng khác nhau tùy vào loại cây và thời kì phát triển của cây và điều kiện sống.
- Muối khoáng cũng rất cần cho quá trình phát triển của cây và cần nhiều loại khác nhau: muối đạm, muối kali, muối lân,... Nhu cầu muối khoáng cũng thay đổi tùy vào loài cây và thời kì phát triển của cây. kb nha

12 tháng 10 2018

*   Nước: nước rất cần cho các hoạt động sống của cây. Cây thiếu nước các quá trình trao đổi chất có thể bị ngừng trệ và cây chết. Nhu cầu nước của cây luôn luôn thay đổi tùy thuộc vào các loài cây, các thời kì phát triển của cây và điều kiện sống (nhất là thời tiết).

*   Muối khoáng: muối khoáng cũng rất cần cho sự sinh trưởng và phát triển của cây. Cây cần nhiều loại muối khoáng khác nhau (muối đạm, muối lân. muối kali). Nhu cầu muối khoáng của cây cũng thay đổi tùy thuộc vào các loài cây và các thời kì phát triển của cây Ví dụ, cây lấy quả lấv hạt (lúa, ngô, cà chua...) cần nhiều phôtpho và nỉtơ, cây trồng lấy thân lá (các loại rau. đay. gai..) cần nhiều đạm và cây trồng lấy củ (khoai lang, củ cải, cà rốt...) thì cần nhiều kali...

25 tháng 11 2021

giúp vs