K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 9 2018

hot stremmer

Câu trả lời:

Astronomy.

Chúc bn học tốt.Thanks.

4 tháng 7 2018

Ai cũng có ước mơ cho riêng mình. Biết ước mơ là một điều thật hạnh phúc. Nhưng theo đuổi ước mơ để nó trở thành hiện thực còn đáng trân trọng hơn. Tôi cũng có ước mơ cho riêng mình: ước mơ trở thành ca sĩ. Có lẽ niềm đam mê ấy trong tôi chẳng bao giờ tắt. Từ khi còn nhỏ,tôi đã được xem trên vô tuyến rất nhiều những chương trình văn nghệ. Tôi cảm thấy thật thích thú khi nghĩ đến việc được đứng trên sân khấu. Đó là một nơi rộng rãi, tuyệt đẹp khi được trang trí hoa văn, màu sắc, rực rỡ những ánh đèn pha màu làm nổi bật lên người biểu diễn. Họ được khoác trên mình những bộ cánh lộng lẫy, đẹp đẽ. Tiếng ca của họ ngân lên, lúc trầm, lúc bổng làm cho mọi người phải lặng yên lắng nghe, ngước nhìn và dành tặng họ những tràng pháo tay tán thưởng. Chính khoảnh khắc ấy khiến tôi lần đầu tiên mơ ước về nghề ca sĩ. Sau này, khi lớn hơn, tôi hiểu rõ hơn về nghề này. Như bao nghề khác, nó chẳng hào nhoáng như tôi đã từng nghĩ. Người ca sĩ cũng phải làm việc vất vả, cực nhọc, luyện tập ngày đêm và phải được mọi người ủng hộ mới có được chỗ đứng trong lòng khán giả. Từng phút, từng giây trên sân khấu, họ đem tiếng hát của mình mang lại niềm vui cho mọi người. Dù khó khăn, vất vả nhưng càng biết thêm về nghề này, tôi càng yêu nó hơn. Tôi yêu nghề không bởi vì nó nổi tiếng, nhiều tiền, sang trọng mà là vì tôi thích được cất giọng lên góp vui cho cuộc sống. Và rồi khán giả sẽ lắng nghe và theo dõi tôi. Mỗi khi nghĩ đến đó, tôi cảm thấy hạnh phúc vô cùng. Ước mơ của tôi tuy khó thực hiện nhưng môi trường học tập này luôn tạo điều kiện cho tôi. Mỗi tuần tôi đều đi sinh hoạt câu lạc bộ Âm nhạc và được các thầy cô chỉ bảo nhẹ nhàng, tận tình từng nốt nhạc, khúc hát. Đó như một cái đà giúp tôi thực hiện ước mơ này. Bên cạnh đó, tôi còn có gia đình, thầy cô động viên. Tập hát là một môn văn thể mĩ, vì thế nó sẽ chiếm một phần thời gian học tập của tôi. Nhưng bố mẹ vẫn ủng hộ tôi. Khi tôi đi biểu diễn, bố mẹ đi cùng và xem tôi diễn. Những lúc ấy, tôi thấy ấm áp vô cùng. Tôi không còn run nữa, mà tự tin hơn hẳn. Cả cô giáo tôi cũng vậy. Tuy đi văn nghệ sẽ làm gián đoạn đến các tiết học chính khóa. Vậy mà cô lại tin tưởng tôi có thể hoàn thành tốt cả hai công việc và sẵn sàng để tôi tham gia tập luyện. Tôi có cảm giác, niềm đam mê ấy không chỉ của riêng tôi, mà còn là của người thân tôi nữa vậy. Có đôi lúc, tôi mường tượng đến khi ước mơ của tôi đã trở thành sự thật. Và ngay thời điểm này, ở chính sân khấu của ngôi trường Trần Văn Ơn đây, tôi biểu diễn phục vụ các bạn. Nhìn xuống, tôi thấy gương mặt các bạn rạng rỡ, tươi tắn, thích thú vô cùng. Dường như những mệt mỏi, căng thẳng trong học tập của các bạn biến mất. Và rồi khi lớn, đứng trên một sân khấu hoành tráng, tôi sẽ đem tiếng hát của mình xua tan đi những bộn bề, phiền muộn hằng ngày của những người luôn đầu tắt mặt tối, hết lòng vì công việc và giờ họ được thư giãn. Tiếng hát đó sẽ không chỉ mang đến cho những thành phố nhộn nhịp, sáng rực ánh đèn sân khấu, mà còn là vùng hải đảo xa xôi, miền núi hẻo lánh, hiểm trở, để giúp người dân nơi đây thêm lạc quan, vui vẻ hơn trong công việc. Tôi sung sướng làm sao khi được dùng tài năng của mìnhgiúp ích cho đời. Trên con đường thực hiện ước mơ, tôi sẽ còn gặp nhiều trở ngại. Nhưng tôi tin chắc, bố mẹ, thầy cô và bạn bè luôn luôn ở bên giúp đỡ tôi. Và tôi sẽ tiếp tục phấn đấu, rèn luyện để một ngày không xa, ước mơ của tôi sẽ trở thành hiện thực hay dù chỉ là một thành công nho nhỏ. Tôi nghĩ rằng, không chỉ riêng tôi, mà cả bạn và tất cả mọi người đều có những ước mơ thật cao đẹp cho riêng mình. Hãy nung nấu, theo đuổi ước mơ đến cùng, rồi bạn sẽ thành công. Thành công không phải là một ngôi sao sáng rực trên bầu trời, mà là khi bạn đặt niềm tin và nỗ lực hết mình vào việc đó, tức là bạn đã thành công.

Tk mh nhé , mơn nhìu !!!
~ HOK TỐT ~

4 tháng 7 2018

em rat thich lam  banh nhu me em uoc mo cua em  muon duoc tro  thanh  tho lam banh de lam nhung chiec banh that ngon  nhat the gioi em mong uoc mot ngay nao do em se tro thang mot tho lam banh nhu uoc  mo cua minh                                                                                                                                            chuc cac bn hoc tot nho k cho minh nhe

5 tháng 4 2018

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa”

Đó chính là những câu thơ nói về nghề giáo, nghề mà luôn được yêu quý, kính trọng. Tôi rất yêu mến các thầy cô giáo của mình, nhưng người để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc nhất chính là cô Kim Anh- cô giáo chủ nhiệm của chúng tôi.

Cô có mái tóc rất dài, mượt mà, đen nhánh và luôn phảng phất hương thơm. Đôi mắt cô to tròn, đen láy, vô cùng cương nghị nhưng cũng không kém phần dịu dàng. Khi chúng tôi đạt thành tích cao trong học tập, cô luôn nhìn chúng tôi với ánh mắt trìu mến. Còn mỗi khi chúng tôi mắc lỗi, đôi mắt cương nghị của cô lại đượm buồn. Đôi bàn tay cô thon dài, luôn viết ra những mạch văn giàu cảm xúc để chuyển tải bài học đến với chúng tôi. Cô còn giúp chúng tôi nhớ bài lâu hơn bằng giọng nói của mình. Giọng nói của cô thật truyền cảm, khi thì dịu dàng, ấm áp, lúc lại dí dỏm, vui tươi khiến cho chúng tôi luôn tập trung vào bài học, quên cả thời gian. Tính cách cô hiền lành, chính trực, cô luôn nghiêm túc với công việc của mình. Hàng ngày, cô rất hay vui đùa với chúng tôi nhưng khi đã vào tiết học, cô cũng rất nghiêm khắc. Với cô dạy học không chỉ là một nghề, mà còn là một niềm đam mê. Cô luôn chuẩn bị rất kỹ cho bài giảng của mình, nhiều khi cô còn sử dụng cả những đoạn clip ngắn về bài học, giúp chúng tôi có thể tiếp thu bài nhanh nhất. Dù cô đã là một giáo viên nhưng cô vẫn học, đó là sở thích của cô. Cô luôn thức đến ba, bốn giờ sáng mới đi ngủ vì sau khi soạn giáo án, cô lại tiếp tục học bài. “Học như một con đò ngược dòng vậy, các con ạ!” Lời cô nói thấm thía lòng chúng tôi.

Bài văn kể về cô giáo của em

Tôi nhớ nhất là khi cô đi thăm quan với lớp chúng tôi. Lúc ấy, trên nét mặt cũng như trong đôi mắt của cô thể hiện sự lo lắng, bồn chồn không yên. Sau đó, chúng tôi mới vỡ lẽ, ra là hôm ấy, cô có bài thi môn triết học nhưng cô đã nghỉ thi để đi cùng với lớp chúng tôi vì cô sợ rằng có vấn đề gì không hay với chúng tôi, cô sẽ ân hận cả đời.

Một kỉ niệm đáng nhớ khác là khi tôi học hè. Khi ấy, tôi khá lo sợ do tôi đã nghỉ mất hai tuần. Tôi bước vào lớp với tâm trạng lo lắng. Cô biết là tôi đã nghỉ học, cô bèn giảng lại cho tôi những chỗ tôi chưa biết, chưa hiểu, rồi nhờ bạn cho tôi mượn vở để chép bù bài. Lúc đó tôi thấy mình nhẹ nhõm, thầm cảm ơn cô và các bạn.

Quả thật, nghề giáo thật là cao quý, giống như câu ví: “Nghề giáo là người lái đò tri thức qua sông”. Đó cũng là nghề mà tôi mong ước sau này khi trưởng thành. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, tôi muốn gửi lời chúc tới cô rằng: “Con chúc cô luôn mạnh khỏe! Con yêu cô nhiều lắm!”

5 tháng 4 2018

Trong đời học sinh mỗi người chắc hẳn ai cũng có những thầy cô giáo giống như những người cha người mẹ của mình đã bồi dưỡng tâm hồn ta nuôi dưỡng trí tuệ ta để ta có được những thành quả như ngày hôm nay. Tôi cũng vậy tôi cũng có những người thầy giáo những người cô giáo như thế mà đến suốt cuộc đời nay tôi cũng không thể quên được họ. Họ đã dậy tôi cách làm người dậy tôi những bài học đầu tiên để tôi chập chững bước vào đời. Nhưng có lẽ người để lại nhiều ấn tượng nhất đối với tôi có lẽ chính là thầy Tuấn là thầy giáo chủ nhiệm của tôi khi tôi học lớp 7.

Khi tôi mới bước vào lớp bảy thì nhận được tin cô giáo chủ nhiệm năm ngoái của chúng tôi phải nghĩ đẻ để sinh em bé. Chúng tôi buồn lắm vì cô là cô giáo mà chúng tôi rất quý mến. Ngày ấy cũng  là khi chúng tôi được đón một thầy giáo chủ nhiệm mới về trường đến dậy thay cô môn văn. Mới nghe thôi chúng tôi đã không thích thầy phần vì chúng tôi chưa được học văn thầy giáo bao giờ cả phần vì cô giáo cũ của chúng tôi được lốp rất yêu quý. Thế nhưng khi thầy bước vào lớp thì tất cả lớp chúng tôi đều rất ngỡ ngàng vì vẻ ngoài trước tiên là khá đẹp của thầy. Thầy có mái tóc đen dày và rất đẹp. Mỗi khi vui thầy lại lấy tay vuốt cái mái tóc ấy khiến nó càng trở nên mềm mại hơn rất nhiều. Thầy có đôi mắt khá to đen nhánh cùng đôi lông mi khá dài đối với một người đàn ông. Khuôn mặt thầy vuông chữ điền nước da thầy thì hơn ngăm đen màu bánh mật một màu da rất đặc thù của miền đất biển quê chúng tôi. Thầy cũng không cao lắm chỉ khoảng một mét sáu lăm thôi nhưng dáng hình hơi gầy của thầy khiến thầy trông cao hơn nhiều.

Thầy là giáo viên mới gia trường, nghe nói thầy được giữ lại dậy trên thành phố nhưng thầy nhất định về nơi nông thôn chúng tôi để dạy cái chữ cho chúng tôi. Biết được thế chúng tôi càng quý thầy hơn và càng thương thầy nữa. Thầy dạy văn rất hay và truyền cảm. Chẳng thế mà một đứa ghét văn đến tận xương tủy như tôi vẫn có thể nghe thầy giáng từ đầu đến cuối giờ không lọt một chữ nào. Những giờ giải lao thì càng thú vị hơn nữa ,chúng tôi được thoải mái nói lên những suy nghĩ của mình về vấn đề đoàn kết trong lớp và cả những giờ dạy của thầy nữa. Những buổi chiều thầy thường xuyên đến nhà những bạn không đi học hay nhà những bạn có hoàn cảnh khó khăn để dậy thêm và để an ủi các bạn chịu khó đến lớp. Thế nên tình hình học tập của lớp tôi đứa nào cũng tốt cả ,chúng tôi ai cũng quý thầy lắm chỉ mong thầy mãi mãi là thầy giáo chủ nhiệm của chúng tôi thôi. Thế nhưng thầy đối với tôi sẽ không có những kỉ niệm tốt đẹp như bây giờ nếu chuyện ấy không xảy ra. Đó là một lần thi giữa kì môn văn tôi đã học tủ và kết quả học tủ thì chắc hẳn các bạn đều biết rồi ,tôi bị điểm kém và  thật không may cho tôi là thầy giáo bảo tất cả mọi người đều phải đem về cho bố mẹ kí vào. Tôi sợ tái cả mặt không dám mang về cho bố mẹ vì tôi đã hứa với bố là lần này tôi nhất định sẽ được điểm cao. Tôi nghĩ đủ mọi cách để có thể thoát nạn nào là bảo thầy bố mẹ đều không có nhà nhưng cuối cùng tôi chọn giải pháp là tự mình kí. Tôi nộp cho thầy giáo chữ kí giả của mình.

Thầy xem qua của cả lớp một lượt sau đó không nói gì. Tôi cứ tưởng đã thoát được đại nạn thế nhưng  khi tôi tan học thầy thầy gọi tôi lại và nói với tôi rằng thầy biết đó là chữ kí của tôi. Tôi chỉ biết òa khóc và nói với thầy tất cả mọi chuyện. Thầy đồng ý với tôi là sẽ không nói ra chuyện này nêu lần thi cuối kì tới tôi sẽ đạt được điểm ỏi. Tôi lo lắng ấp úng không dám nói gì thế nhưng nghĩ đến bố tôi khi biết chuyện tôi sợ tái mặt chỉ biết gật đầu đồng ý với thầy. Kì thi cuối lì cũng gần đến tôi đang loay hoay không biết làm sao thì thầy đến nhà tôi nói là sẽ dậy kèm tôi học. Lúc đầu tôi cũng cảm thấy hơi ngại thế nhưng trước sự nhiệt tình của thầy tôi càng chăm chú học hơn. Kì thi cuối kì kết thúc đúng như mong đợi của tôi ,một điểm chím đỏ chót trên bài thi chính là những thành quả lớn nhất mà tôi đạt được. Tôi thầm cảm ơn thầy nếu không có thầy thì tôi chắc chắn sẽ không có được thành tích như ngày hôm nay.

Thầy tôi đôi khi đối với tôi là một người thầy một người bạn đôi khi lại là một người cha nâng niu bước chân tôi. Thầy đã mở một cánh cửa rất lớn trong tâm hồn tôi không chỉ về kiến thức mà cong là về đạo đức. Thầy không tha thứ cho những lỗi lầm mà chúng tôi gây ra mà thầy khiến chúng tôi phải chuộc lại những lỗi lầm đó. Cả cuộc đời này có lẽ tôi sẽ không bao giờ quên được thầy quên được một người đã dìu dắt từng bước chân tôi.

bạn tham khảo nha

24 tháng 3 2018

Đêm ấy là đêm 20 – 11 trường em tổ chức buổi văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam tại cung văn hóa thiếu nhi của tỉnh. Đó là một đêm thật vui, thật đáng nhớ. Buổi biểu diễn văn nghệ với sự góp mặt hầu các lớp trong toàn trường. Có lẽ gần hai mươi tiết mục gồm đơn ca, song ca, múa, tấu hài, hoạt cảnh… Em thích nhất là tiết mục múa “Bông hồng tặng thầy cô” của lớp 5A với sự góp mặt của cô giáo chủ nhiệm lớp em. Phải thừa nhận là các anh các chị lớp 5A múa rất dẻo, rất đẹp và đều nữa. Chị Hải Như múa đẹp nhất. Bộ áo quần đồng phục mặc thường ngày đến trường, hôm nay lên sân khấu sao mà dễ thương đến thế, đẹp đến thế! Cô giáo em vốn trẻ đẹp, nay lại lên sân khấu lộng lẫy trong bộ áo dài màu mây, em lại càng thấy cô duyên dáng hơn ngày thường. Đêm văn nghệ kết thúc trong một tràng pháo tay kéo dài không dứt.

Ngày 20-11 vừa rồi, trường em có cuộc biểu diễn văn nghệ ngắn ngủi nhưng để lại ấn tượng sâu đậm trong tình cảm chúng em.

Buổi sáng mùa thu trời trong mà mát. Dưới vòm cây cổ thụ nổi lên hàng khẩu hiệu trên nền vải căng ngay cổng trường. "Nhiệt liệt chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam". 

Từng lớp học sinh tập hợp ngồi ngay ngắn trước sân khấu ngoài trời của nhà trường, áo quần nhiều màu khăn quàng đỏ tươi thắm. Trên các dãy ghế kề hai bên sân khấu, các thầy, cô trong trường ngồi tề chỉnh trong những bộ áo dài dân tộc hoặc comple lịch sự. Cô Hiệu trưởng ngồi bên vị đại diện Hội cha mẹ học sinh. Thiếu tá Phan An, đại diện đơn vị bộ đội kết nghĩa, cũng có mặt.

Buổi lễ long trọng kỉ niệm ngày truyền thống của Nhà giáo Việt Nam vừa kết thúc. Các lớp nô nức chuẩn bị các tiết mục văn nghệ để biểu hiện tấm lòng yêu kính của mình đối với các thầy giáo cô giáo.

le-20-11

Bạn Thanh, Liên đội trưởng, trong vai người dẫn chương trình vừa xuất hiện, toàn trường vang lên một tràng vỗ tay, sau đó toàn thể im lặng lắng nghe chương trình biểu diễn.



Read more: http://taplamvan.edu.vn/ke-lai-mot-buoi-dien-van-nghe-cua-hoc-sinh-truong-em-chao-mung-ngay-nha-giao-viet-nam-20-11/#ixzz5AfJ5WyDM

17 tháng 12 2021

Ông nội yêu quý của cháu!

Cháu là Bi – cháu trai bé nhỏ nghịch ngợm của ông đây ạ.

Không giống mọi năm, năm qua cháu được về thăm ông bà đúng một lần bởi đại dịch Covid-19 hoành hành. Mặc dù thông qua công nghệ hiện đại, cháu vẫn nhìn thấy ông hằng ngày qua trò chuyện trực tuyến nhưng điều đó không khiến cháu bớt nhớ khuôn mặt hiền hậu và giọng nói trầm ấm của ông.

Cháu thích mê được về quê để được ông đưa đi chơi, đi thả diều, đi đào giun câu cá hay khám phá ti tỉ thứ cây trong vườn. Thế nhưng, dù vậy, anh em cháu và bố mẹ vẫn không thể về quê thường xuyên như trước bởi đại dịch Covid-19 đang reo rắc nguy hiểm khắp nơi.

Dịch bệnh này đã trở thành nỗi ám ảnh với người dân thế giới trong suốt năm 2020 bởi khả năng lây lan chóng mặt, cướp đi sinh mạng của hàng triệu người mà hiện nay vẫn chưa có dấu hiệu ngừng lại. Nước ta cũng đã có hơn 1000 người nhiễm phải Covid-19, nhưng thật may là nhà nước đã nhanh chóng có những biện pháp ngăn ngừa, cách ly để kiểm soát tình hình dịch bệnh. Nhờ vậy mà cuộc sống của chúng ta cơ bản vẫn ổn định và an toàn.

Điều tuyệt vời hơn nữa là Việt Nam chúng ta còn tự mình điều chế được vắc-xin Covid-19 và đang trong giai đoạn tiêm thử nghiệm trên người. Cháu hy vọng loại vắc-xin này sẽ góp phần to lớn vào việc đẩy lùi tiến tới chấm dứt đại dịch.

Mấy hôm nay cháu nghe bố mẹ nói ông bị ốm mệt nên cháu rất lo lắng, chỉ muốn về quê thăm ông ngay lập tức. Cháu rất thương ông nhưng cháu đang cố gắng tuân thủ theo những yêu cầu, lời khuyên của ngành y tế rằng phải hạn chế tối đa việc di chuyển, tập trung nơi đông người trong thời gian này. Cháu vẫn đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn thường xuyên khi đi học và nhắc nhở em gái cũng làm như thế. Tất cả chúng ta cần đồng lòng thực hiện các biện pháp phòng ngừa thì mới tăng cơ hội chiến thắng dịch bệnh phải không ông?

Vậy nên ở nơi quê nhà, cháu mong ông chịu khó ăn uống đúng giờ, nghỉ ngơi nhiều hơn để mau khỏi ốm. Việc giữ gìn sức khỏe đặc biệt quan trọng để phòng ngừa dịch bệnh đấy ông ạ.

Cháu hy vọng dịch bệnh Covid-19 sẽ lắng xuống để cháu được về với ông trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới. Ông sẽ cho cháu đi mua cành đào rực rỡ và dạy cháu cách gói bánh chưng nữa nhé!

Cháu trai yêu quý của ông và

Dì Hoa yêu quý của cháu!

Nhận được điện thoại của chú Sơn báo dì bị ốm, cháu và cả nhà rất lo lắng cho dì. Nay cháu viết thư hỏi thăm sức khỏe của dì ạ.

Dì ơi, cháu nghe chú Sơn kể dì bị đau dạ dày rất nặng phải đi bệnh viện. Cháu rất lo lắng. Các bác sĩ điều trị đã giúp dì giảm những cơn đau chưa ạ?

Chắc dì đã đau lắm, cả nhà nghe chuyện ai cũng thương dì, nhất là mẹ cháu, cứ nhắc đến là mẹ cháu lại khóc. Mẹ cháu vẫn thương dì nhất mà,

Chú Sơn bảo dì ở viện một tuần rồi được về nhà. Bây giờ dì đã đỡ nhiều chưa? Chắc dì chưa ăn được nhiều đúng không ạ? Dì ơi, dì nhớ uống thuốc theo lời bác sĩ dặn và bồi bổ sức khỏe dì nhé. Dì phải khỏe mạnh thật nhanh để còn đi làm lại và chăm sóc cả nhà nữa chứ.

À, hôm qua, em Nhật Anh nhà dì gọi điện thoại khoe với cháu là biết rót nước mang thuốc cho dì, cháu khen em ngoan thế là cu cậu thích lắm dì ạ. Cháu nghe mẹ cháu nói, cuối tháng sẽ sáp xếp công việc để về thăm dì đấy ạ. Cháu và cả nhà trên này vẫn khỏe, mọi người ai cũng lo lắng và đều gửi lời hỏi thăm dì sức khỏe của dì, dì nhớ khỏe lại thật nhanh để cả nhà khỏi lo nhé.

Dì ơi, chác dì cũng đến giờ uống thuốc và đi ngủ rồi, cháu xin dừng bút ở đây. Cháu chúc dì mau chóng bình phục và khỏe mạnh. Chúc cả nhà dồi dào sức khỏe ạ. Dì nhớ nghỉ ngơi cho thật tốt dì nhé! Cháu nhớ và thương dì lắm.

Cháu gái của dì

Ánh

Nguyễn Nhật Ánh

28 tháng 1 2018

Mừng Đảng, mừng Xuân, hội làng quê em tổ chức vào đầu tháng Giêng, ngay tại sân đình.

Trước ngày diễn ra lễ hội, cổng đình được trang trí với cờ phướn treo đu màu sắc, rực rỡ và vui mắt. Biểu ngữ Mừng Đảng, Mừng Xuân treo cao ngay cổng chào đón mọi người đến đình xem hội.

Mọi người ăn mặc lịch sự, quần áo mới trang trọng, các bà, các chị diện áo mới còn thơm phức mùi vải sợi. Hội làng được khai mạc bằng lễ dâng hương cúng tổ tiên, thành hoàng thật long trọng. Sau lễ dâng hương là hội thi kéo co của các đội trong làng. Trên quãng sân rộng, sau hồi trống dài nổi lên, các đội kéo co gò lưng kéo sợi dây về phía mình. Theo nhịp trống, người xem hội hò reo cổ vũ thật hào hứng, sôi nổi.

Em thật vui và yêu thích xem hội kéo co. Hội làng gắn kết tình yêu quê hương. Em thấy yêu quê mình tha thiết.

28 tháng 1 2018

Quê em là vùng đồng bằng miền Nam sông nước và kênh rạch chằng chịt. Hằng năm, lễ hội đua thuyền được tổchức vào Tết Nguyên đán thật hào hứng, náo nhiệt.

Từ trước ngày Rằm tháng Giêng một hôm, người ta treo cờ đuôi nheo đủ màu sắc trên bờ quãng sông rộng chảy qua xã em. Hai bờ xuất phát và đích đến đều có cờ phướn, băng rôn mừng xuân mới. Ngay tại đích đến bên kia sông, người ta treo nhiều chùm bóng bay đủ màu sắc rực rỡ. Đến ngày khai hội, ngay từ sáng sớm các vận động viên bơi thuyền và bà con dã tụ tập đông đảo trên hai bên bờ sông. Thuyền đua chia làm ba đội mặc áo khác màu nhau. Sau hồi trống lệnh, các vận động viên gò lưng chèo thuyền băng qua quãng sông để đến đích. Trống thúc, bà con hò reo cổ vũ, không khí thoáng rộng giữa trời cao, sông nước. Tiếng reo hò đếm nhịp rộn ràng, náo động cả khúc sông. Thuyền của đội nào cũng lướt băng băng. Tiếng mái chèo trên sóng nước bị át đi bởi tiếng reo hò cổ vũ của người xem.

Em rất yêu quê và thích nhữnglễ hội của quê hương mình.

16 tháng 12 2017

Tối thứ bảy vừa rồi em được bố mẹ cho đi xem xiếc nhạc kịch ở nhà văn hoá quận.

Biểu diễn ca nhạc tối hôm đó là một đoàn ca lịch đến từ xứ sở hoa hồng Hung-ga-ri. Sau phần ca nhạc, các nghệ sĩ biểu diễn xiếc đu dây và xiếc ảo thuật. Em thích nhất là tiết mục này. Thật thích thú và đầy ngạc nhiên khi chỉ bằng kĩ xảo nhanh tay lẹ mắt, người nghệ sĩ biểu diễn dẫn dắt khán giả từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác: băng giấy biến thành cờ, khăn tay biến thành chim bồ câu... Khán giả vỗ tay rộn rã khi chim câu trắng bay ra từ chiếc khăn tay nhỏ. Nghệ sĩ biểu diễn đưa cánh tay ra: chú chim nhẹ nhàng đậu trên cánh tay người nghệ sĩ thật điệu và dễ thương. Cuối buổi diễn, đoàn xiếc thú gồm chó, khỉ, vẹt làm toán thật hay, ngộ nghĩnh và thú vị làm sao. Em ra về, tinh thần vui thích vì đã được xem xiếc thật hay và vui.

Mình đầu nhé!

16 tháng 12 2017

Chưa bao giờ em được xem xiếc cả, bởi quê em ở xa vùng thị thành, thỉnh thoảng chỉ được xem những tiết mục xiếc trên tivi mà thôi. Nhưng lần ấy một đoàn xiếc ở thành phố về biểu diễn luu động tại huyện em. Dù cách thị trấn bốn cây số, em cũng đòi bố đi xem cho bằng được.

Đây là buổi biêu diễn cuối cùng, ngày mai đoàn sẽ lên đường đi huyện khác. Hai bố con em đến nơi thì chương trình biểu diễn đã được tiến hành khá lâu rồi. Bố dẫn em leo lên cái sân khấu nơi diễn ra tiết mục “Xiếc mô tô”. Nghe mọi người ca ngợi tiết mục này, nên bố mua vé để xem tiết mục này trước. Sân khấu xiếc mô tô chỉ chứa được khoảng trăm người trở lại. Khách đã đứng thành vòng tròn quanh sân khấu. Bỗng nhiên, em thấy sân khấu rung lên, rồi trục xoay chuyển động cả cái khối tròn hình thì như cái giống quay nhanh dần. Và bỗng nhiên ba chiếc mô tô từ đáy giếng rồ ga, bay vọt lên theo thành giếng. Hai nghệ sĩ trẻ nam và một nghệ sĩ nữ, tay cầm lái, tay đưa ra vẫy cháo khán giả, miệng cười tươi như hoa. Họ lượn lên, lượn xuống không khác gì những cánh chim chao liệng trong không trung. Đó là tiết mục xiếc “Mô tô bay” mà lần đầu tiên em mới thấy. Em cảm phục lòng dũng cảm của các nghệ sĩ xiếc. Sau đó, bố còn dẫn đi xem các tiết mục khác cũng nằm trong sân vận động của thị trấn xiếc người đi trên dây thép, khi đi xe đạp, xiếc đu quay v.v… Tiết mục nào cũng thú vị, cùng hấp dần như xiếc của nước ngoài chiếc trên tivi vậy.

ủng hộ mk nha

6 tháng 5 2018

Ngày còn nhỏ, tôi luôn ước mẹ mình là một cô giáo. Tôi muốn một lần được trải cảm giác có mẹ là giáo viên, được hạnh diện với các bạn trong lớp. Nhưng càng lớn, tôi càng yêu mẹ hơn, dù mẹ chỉ là một nông dân bình thường.

Mẹ tôi quanh năm lam lũ, vất vả, lúc nào cũng tất bật. Vì vậy, dù mới hơn ba mươi tuổi nhưng trông mẹ như già hơn tuổi rất nhiều. Nơi khóe mắt mẹ đã hằn những vết chân chim nhưng vẫn không làm mờ đi đôi mắt sáng với ánh nhìn hiền hòa. Mỗi lần anh em tôi mắc lỗi, đôi mắt ấy lại nhìn chúng tôi đầy nghiêm khắc. Và cũng đôi mắt ấy đã thức trắng bao đêm mỗi lần tôi bị ốm. Bao giờ cũng vậy, luôn là tình yêu đong đày dành cho chúng tôi. Đôi mắt ấy cũng là thứ duy nhất tôi được thừa hưởng từ mẹ. Mỗi lần có người khen tôi có đôi mắt giống mẹ, tôi cảm thấy vô cùng tự hào, hãnh diện. Tôi là con gái của mẹ mà! Trên da mặt mẹ còn có nhiều vết nám. Đó là dấu ấn của bao ngày dãi nắng dầm mưa. Nghe ngoại kể, này trẻ, da mẹ đẹp lắm, má lúc nào cũng trắng hồng. Tôi cảm thấy đáng tiếc vô cùng vì tôi lại giống bố ở làn da ngăm ngăm.

Nhưng cái mà mẹ luôn tự hào nhất, chăm chú nhất về bản thân lại là mái tóc. Dù vất vả từ ngày nhỏ nhưng mái tóc của mẹ dường như không có tuổi. Nó dài, đen, óng mượt mà ngay cả những thiếu nữ cũng phải mơ ước. Tôi rất thích ngắm mẹ hong tóc, nắng tràn lên mái tóc mẹ, nhảy nhót, lung linh. Mùi hương hoa bưởi cứ phảng phất, thơm nồng. Dáng người của mẹ nhỏ bé nhưng nhanh nhẹn, hoạt bát. Lúc nào mẹ bước đi cũng vội vã, thoăn thoắt. Mọi người thường nói mẹ có dáng đi vất vả. Thì cũng phải thôi, bởi bố đi bộ đội xa nhà, một mình mẹ chăm sóc ông bà nội, nuôi nấng anh em chúng tôi. Bao gánh nặng dồn lên đôi vai bé nhỏ của mẹ, bao công việc để chăm sóc gia đình khiến mẹ không thể thông thả, khoan thai. Hai bàn tay của mẹ gầy gầy, xương xương. Nhưng với tôi nó đẹp như bàn tay cô giáo. Đôi bàn tay ấy đã lo cho tôi từng bữa ăn, giấc ngủ, ôm ấp tôi khi tôi còn ẵm ngửa, dắt tôi đi những bước chập chững đầu tiên.

Mẹ tôi ăn mặc cũng rất giản dị. Bao nhiêu năm rồi, vẫn những chiếc áo bà ba đã sơn màu. Mẹ thường đùa rằng mặc như thế vừa thoải mái, vừa đẹp. Chỉ khi nào có dịp đặc biệt, mẹ mới mặc những chiếc áo mới bố mua tặng mỗi dịp về thăm nhà. Ngày nào cũng vậy, mẹ luôn là người dậy sớm nhất nhà. Mẹ chuẩn bị bữa sáng cho an hem tôi, cho lợn gà ăn và dọn nhà cửa. Mẹ chăm sóc cho chúng tôi từng li từng tí. Dù bận rộn đến đâu, mỗi buổi tối, mẹ vẫn dành thời gian để kèm anh em tôi học bài. Mẹ chính là cô giáo đặc biệt của chúng tôi. Mẹ còn dạy chúng tôi cách cư xử trong cuộc sống, dạy chúng tôi những bài đồng dao mà mẹ còn nhớ được.

Mẹ cứ lặng lẽ đi bên cuộc đời của tôi và anh tôi. Tôi lớn lên trong tình yêu thương bao la của mẹ. Trong câu hát mẹ ru tôi, có nước mắt của sự yêu thương và hi vọng. Tôi không thể nói hết được tình yêu dành cho mẹ. Chỉ biết rằng mình phải cố gắng thật nhiều để mẹ vui.

Cô giáo em nói: “Trong tất cả các kì quan thì trái tim người mẹ là kì quan vĩ đại nhất”. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt để mẹ luôn cười mẹ nhé. Mẹ à! Con yêu mẹ.

6 tháng 5 2018

7

Mẹ chở che cho con những sóng gió cuộc đời

Tác giả: Bùi Như Mai - Lớp 11 CA3 - THPT Trần Đại Nghĩa - TP Hồ Chí Minh

Từ một bức ảnh mà tác giả Ngô Trần Hải Anh chụp lại cảnh mẹ dắt xe chở con trai lớn qua dòng nước lụt tại Sài Gòn, nữ sinh lớp 11 Bùi Như Mai đã hoàn thành xuất sắc bài cảm nhận về về tình mẫu tử mà cô giáo giao cho. Bài văn của em đạt điểm 9 và nhận được lời khen ngợi của cô. Với cách viết văn chân thực, lời văn trong sáng, giàu hình ảnh và xúc động, Bùi Như Mai đã khiến người đọc dễ dàng đồng cảm với những suy nghĩ của em về tình cảm của mẹ đối với con thật bao la và cao thượng.

Có thể thấy người mẹ trong bức ảnh như phải gồng mình trong mưa, bì bõm lội nước để dắt chiếc xe đã khó, lại còn thêm sức nặng của một cậu con trai quý tử ngồi bên trên, với mong muốn sao con mình vẫn an toàn và khô ráo đã thực sự để lại ấn tượng sâu sắc đối với tác giả. Điều đó, khiến tác giả trở trăn, suy nghĩ và nhận ra chính mình trong đó. Chính mình vẫn hàng ngày nhận tình yêu thương vô điều kiện của mẹ, chính mình nhiều khi đã làm cho mẹ buồn. Thầm trách bạn trẻ sức dài vai rộng ngồi trên xe để mẹ dắt bao nhiêu, tác giả lại nghĩ về bản thân mình phải cố gắng nỗ lực để làm mẹ vui bấy nhiêu.


Những ngày gần đây, Sài Gòn cứ mưa tầm tã, mưa dầm dề, mưa như tiếng nỉ non, day dứt của đất trời mãi không thôi. Mưa mãi như thế, nên đường Sài Gòn dần biến thành sông. Giữa cảnh trời đất mù mịt ấy, chúng ta thấy được nhiều cảnh tượng ấm áp và cảm động đến lạ. Trong đó có hình ảnh một người mẹ, giữa cơn mưa âm ỉ, nước ngập quá bánh xe, ra sức lội nước và đẩy chiếc xe chết máy về phía trước, cố gắng giữ cho đứa con của mình được khô ráo. Hình ảnh ấy khiến cho bất cứ ai nhìn vào cũng thấy sự bao la của tình mẫu tử.

Tình mẫu tử là tình yêu người mẹ dành cho đứa con của mình, kể từ khi đứa con ấy chưa tượng hình đến lúc mẹ nhắm mắt xuôi tay. Tình cảm ấy là vô điều kiện, chẳng có người mẹ nào lúc chăm con lại nghĩ về việc sau này mình được báo hiếu như thế nào, chỉ cần con lớn lên khỏe mạnh là đủ. Khi còn trẻ các cô gái có thể đôi lúc yếu đuối, nũng nịu hay thậm chí choảnh chọe. Nhưng khi đã là mẹ thì tình mẫu tử sẽ cho các cô sức mạnh để cứng rắn, kiên cường vì con mà đứng ra nơi đầu sóng ngọn gió, bởi con là tất cả. Có thể nói, tình mẫu tử không phải thứ tình cảm giản đơn, mềm yếu mà là sức mạnh, là phép nhiệm màu của loài người.

Tình mẫu tử đến với những phụ nữ một cách tự nhiên. Giây phút họ biết rằng mình đang mang trong người một sinh linh bé nhỏ thì trong tim họ tự dưng sẽ nảy sinh cảm giác yêu thương và bảo vệ sinh linh ấy. Thứ tình cảm thiêng liêng ấy không hữu hình như cơm ăn áo mặc hằng ngày nhưng thiếu nó, ắt hẳn không đứa con nào có thể lớn lên toàn vẹn. Khi con còn bé thơ, chập chững tập đi tập nói, thì mẹ sẽ đứng ra chở che cho con, cản lại những sóng gió cuộc đời, tặng con một tuổi thơ yên bình, ấm áp. Rồi khi con lớn lên từng bước vào đời, mẹ vẫn luôn ở phía sau âm thầm dõi theo con và dẫu con có đi xa đến đâu, chỉ cần quay đầu lại, mẹ vẫn luôn ở đó vì mẹ là nhà, là yêu thương. 

Tình mẫu tử còn đồng nghĩa với tình bao dung vô hạn. Dù con có phạm sai lầm điều gì đi nữa, dù cả thế giới có quay lưng với con thì mẹ vẫn sẵn sàng ôm con vào lòng, tha thứ cho con tất cả. Chúng ta có thể thấy hình ảnh những người mẹ tóc bạc phơ, tấm lưng còng xuống vẫn cần mẫn tay xách nách mang các thứ vào trại giam thăm những đứa con lầm lỡ. Tình mẫu tử còn là sự hy sinh. Chúng ta có thể thấy những tấm gương vượt khó, những học sinh vùng nông thôn nghèo đỗ thủ khoa, á khoa các trường đại học, nhưng mấy ai thấy rằng phía sau đó là những người mẹ chân lấm tay bùn, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, chắt chiu từng đồng để nuôi con ăn học. 

Còn có bao nhiêu người phụ nữ ngoài kia, vốn có thể hưởng thụ một cuộc sống an nhàn, sung túc nhưng vẫn lao vào lam lũ kiếm tiền để cho con có một tương lai tốt đẹp hơn. Sự hy sinh của mẹ chẳng ai có thể diễn tả hết bằng lời, như một nhà thơ đã viết: "Ngôn ngữ trần gian khờ dại quá - Sao đong đầy hai tiếng: Mẹ ơi". Tình mẫu tử không chỉ nuôi đứa trẻ lớn khôn và còn có giúp người phụ nữ trưởng thành hơn, dạy họ biết sống vị tha, vị kỷ, biết dẹp bỏ những yêu thích của mình để dành tất cả cho con, dạy họ sống điềm tĩnh, sống mạnh mẽ để làm gương, làm lá chắn cho suốt cuộc đời đứa con bé bỏng.

Mẹ yêu con nhiều là thế, nhưng đâu phải lúc nào cũng hiểu lòng mẹ, cũng biết thương mẹ như thương con. Như đứa con trong bức ảnh kia, tuổi trẻ sức dài vai rộng vậy mà để mẹ mình lội nước giữa cơn mưa tầm tã. Trên đời còn nhiều người còn không tốt hơn thế nữa. Họ hỗn hào, họ vô ơn với bậc sinh thành. Chỉ cần một lời mẹ lớn tiếng cũng đủ khiến họ giận dỗi bỏ đi, làm người mẹ ở nhà lo lắng khôn nguôi. Nhưng bất hiếu với mẹ nhất là khi mẹ đã hy sinh tất cả, cố gắng mỗi ngày để lo cho ta mà ta lại chây lười, lại không chịu học hành, làm việc, chỉ biết ăn bám mẹ mà thôi. Những người như thế thật đáng trách biết bao. Còn có những người mặc kệ công sinh thành dưỡng dục của mẹ, chỉ vì gia cảnh nghèo khó mà trách mẹ không lo được cho mình. 

“Con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo”, những người trách mẹ như thế, không hề xứng đáng với tình cảm đấng sinh thành dành cho họ. Bản thân tôi cũng có lúc giận dỗi mẹ. Nhưng khi khôn lớn hơn một chút, tôi đã hiểu mẹ đã hy sinh cho mình nhiều đến chừng nào. Vì thế, mỗi ngày tôi luôn cố gắng học tập, phụ giúp mẹ thật nhiều. Có thể tôi không cho được mẹ sung sướng nhưng tôi chắc chắn có thể cho mẹ hạnh phúc mỗi ngày. Có thể mẹ không cho được con điều tốt nhất trên thế giới nhưng mẹ sẽ cho con điều tốt nhất mà mẹ có. Tình mẹ vĩ đại như thế, cho nên tôi hy vọng rằng bất kỳ người nào cũng sẽ nhận được niềm vui, hạnh phúc và sự yêu thương tương xứng từ những đứa con của họ. Và: “Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc. Đừng để buồn lên mắt mẹ, nghe không?”.

26 tháng 5 2021

                                                      Chọi trâu

 ở quê em có một hội lớn lắm. Đó là lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải phòng, nổi tiếng trên khắp các vùng miền cả nước. Nhân dân ta có câu: “Dù ai buôn đâu bán đâu, mùng chín tháng tám thì về chọi trâu”. Vào ngày hội du khách khắp nơi đổ về xem hội rất đông. Trước khi bắt đầu chọi trâu có một màn múa cờ truyền thống rất đặc sắc. Sau đó các cụ già làng dắt trâu ra thế là bắt đầu một ngày hội chọi trâu. Con trâu thứ nhất là số 87. Con trâu thứ hai là số 89. Con trâu số 89 là con trâu của làng em. Hai con trâu hùng hổ đánh nhau. Sau bao nhiêu trận đấu quyết liệt là những tiếng reo hò của khán giả. Ông trâu số 89 của làng em đã chiến thắng. Ông trâu ấy sẽ mang vinh quang, tự hào và cả sự sung túc cho làng em. Em rất thích hội chọi trâu bởi hội chọi trâu chứng minh sự thịnh vượng của quê hương em.

26 tháng 5 2021

BAI VAN NAY CUNG HAY PHE MINH CHO BAN 1LAI NHUNG MINH SE KHONG CHEP VAO VO VOI DE XEM CON BAI NAO HAY THI CHEP