Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
" Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy
Học sao cho giỏi những ngày còn thơ "
Lời nhắn nhủ ấy luôn vang vọng trong em mỗi khi em nhớ về cội nguồn, nhớ về những thầy cô giác cũ đã dạy em, đã chắp cho em đôi cánh ước mơ. Một trong những thầy , cô mà em nhớ nhất đó là thầy Nguyễn Ngọc Kí, thầy đã dạy em suốt mấy năm liền ở mái trường làng.
Hồi ấy, em là học sinh tiểu học. Ngôi trường làng thân quen thật đơn sơ, nó đã xuống cấp vì tuổi thọ quá lâu. Tuy là ngôi trường nhỏ ở miền quê hẻo lánh nhưng thầy yêu nó lắm. nói cho đúng hơn là thầy yêu nghề dạy học, yêu những ánh mắt trẻ thơ, yêu những tâm hồn bé nhỏ… Bởi thế, thầy đã hết lòng với sự nghiệp mà mình đã chọn: “Sự nghiệp trồng cây – Sự nghiệp trồng người”.
Vì sự nghiệp ấy, không ngần ngại gian khó. Dẫu nắng bụi, mưa bùn… thầy, vẫn ngày ngày hai buổi tới trường. Với phương châm: Kỉ cương, tình thương và trách nhiệm, thầy luôn quan tâm đến lũ trẻ chúng em, quan tâm đến trường, lớp và đời sống học sinh nghèo. Thầy không ngần ngại khi mua cho học sinh mình những cây bút, những cuốn vở hay cho dăm ba ngàn ăn sáng để lấy sức mà học. Cả lớp em hầy như ai cũng nghĩ rằng mình có một người cha thứ hau luôn quan tâm, lo lắng cho mình.
Một kỉ niệm mà chúng em không thể nào quên được, đó là việc thầy buồn lòng vì sự vô tình của lớp. Hôm ấy, trời đổ mưa rào, giọt ngã, giọt bay, bụi nước trắng xóa bay vào cửa lớp. Thầy đang cần mẫn giảng bài toán hình học. Có lẽ vì cơn mưa khua đông rạt rào đến bất ngờ nên lớp thiếu tập trung, những đôi mắt tinh nghịch của chúng em trộm nhìn mưa rơi ngoài cửa sổ. Thế là lớp không hiểu bài, không làm được bài tập toán. Thầy ngừng giảng, nhẹ nhàng bước xuống lớp, rồi thầy đóng cửa sổ lại, sửa lại tư thế ngồi cho chúng em, yêu cầu cả lớp nhìn lên bảng. Thầy nhanh chóng bước lên bục giảng, ra lệnh cho cả lớp ngừng viết, đọc thầm lại đề bài toán. Thầy chậm rãi giảng lại bài. Lời giảng rõ ràng, khúc chiết. Cả lớp lúc này im phăng phắc. Không ai dám nói chuyện vì thấy áo thầy đã đẫm mồ hôi. Thầy vừa giảng bài vừa nêu câu hỏi, từng cánh tay như búp măng non, từng câu trả lời trong trẻo vang lên: Thầy gật đầu, ánh mắt của thầy bỗng ánh lên niềm vui khó tỏ, một niềm vui của người thầy đã tận tụy với nghề, tận tụy với trẻ thơ.
Nhìn vẻ lo lắng của thầy lúc ấy, lớp cảm thấy ái ngại. Nếu chúng em đừng lơ lãng vì cơn mưa bất ngờ thì thầy đâu phải nhọc nhằng đến thế.
Giờ đây, em đã lên cấp hai, được học tập trong ngôi trường mới, tương đối khang trang, nhưng hình ảnh người thầy cùng mái trường làng ngày ấy vẫn còn mãi mãi trong em.
Nếu ai đó hỏi em: Từ lúc đi học đến giờ, em học qua bao nhiêu thầy cô giáo ? - Chắc chắn em không thể nào nhớ được. Nhưng nếu hỏi: Thầy cô nào để lại cho em nhiều ấn tượng nhất? Em sẽ ngay lập tức nêu ra những cái tên. Song trong suốt sáu năm cắp sách tới trường, em chưa bao giờ dám nghĩ rằng, có một thầy giáo chỉ dạy em mỗi một tiết văn thôi mà để lại cho em một ấn tượng khó phai về sự kính yêu đến vậy
Chuyện xảy ra vào tuần đầu tiên của năm học lớp sáu này. Bước vào ngôi trường mới, lạ thầy, lạ bạn, chúng em hồi hộp đợi mong những tiết học đầu tiên trong một cảm giác vui mừng xen lẫn những điều bí ẩn. Sau mỗi tiếng trống tùng và mỗi tràng vỗ tay rộn rã, chúng em lại được làm quen với một thầy giáo mới. Những người mà trước đó chúng em chưa bao giờ thấy mặt, biết tên, chưa bao giờ được nghe lời giảng với bao kiến thức mới lạ và xa xôi.
Ngày học thứ nhất trôi qua vội vàng và ồn ã. Lớp học bước vào ngày học thứ hai bằng một tiết Ngữ văn. Tiếng trống vào giờ cao điểm, thầy giáo bước vào trong sự ngỡ ngàng của bao đôi mắt trẻ thơ. Chả là với hầu hết các bạn lớp em, đây là lần đầu tiên môn văn được một thầy giáo dạy .
Đó là thầy Văn. Thầy Văn bước vào giờ giảng bằng chất giọng nhẹ nhàng và trầm ấm vô cùng. Tiết dạy đầu tiên, thầy dành hơn mười phút để giới thiệu toàn bộ chương trình Ngữ văn Lớp Sáu. Không khí lớp không hiểu tại sao tự nhiên sôi nổi hẳn lên. Thầy vẫn nói về bài giảng nhưng lại gợi trong chúng em bao ấn tượng xốn xang. Thầy nói về kĩ năng viết văn hay. Học Văn để học làm người. Thầy đã giúp chúng em thắp những ngọn lửa ham mê. Thầy kể về kỷ niệm ngày đầu tiên thầy bước vào ngôi trường học cấp hai. Thầy mới, bạn mới và những bải giảng mới nhanh chóng cuốn hút niềm đam mê văn học của thầy. Thế là từ ngày đó lúc nào thầy cũng mơ ước trở thành một thầy giáo dạy văn để được truyền dạy cho học sinh những cảm giác sâu lắng được dồn tụ qua từng trang sách. Chúng em tròn mắt hớp lấy từng lời giảng của thầy một cách say sưa. Sao kỷ niệm của thầy giống tâm trạng của chúng em lúc này đến vậy. Chúng em càng ngỡ ngàng, nhưng cũng ngây ngất và vui mừng lăm . Bài giảng của thầy Văn cứ diễn ra trọn vẹn một giờ trước những khuôn mặt ngây thơ đang ngày càng trở nên tươi tắn. Ôi! cuộc sống sao còn nhiều niềm vui, nhiều mơ ước, nhiều chân trời lạ thế. Đó cũng là những nơi xa lạ, đẹp đẽ và huyền bí. Mảnh đất ấy chùng em chưa từng đến bao giờ. Nhưng những ước mơ chinh phục của chúng em thì hình như đang bắt đầu được thầy thắp sáng.
Nhưng đúng là tiếc nuối vô cùng! Không ngờ tiết văn ấy lại là tiết văn duy nhất thầy Học dạy chúng em. Sau tuần ấy tuần được cử lên trường của tỉnh. Thầy ơi! Bao giờ chúng em mới được gặp lại thầy. Người đã dạy chúng em bao điều mới lạ, dạy chúng em ước mơ bằng chính những ước mơ có thực của thầy.
Mở bài:
- Giới thiệu qua về thầy/cô giáo mà em sắp kể.
- Kể lại hoàn cảnh và ấn tượng khiến em kính trọng và quý mến cô/thầy giáo.
Thân bài:
- Miêu tả đôi nét về thầy/cô giáo mà em quý mến. Nên tả những nét độc đáo và ấn tượng của thầy/cô giáo.
- Kể về tính tình, tính cách của thầy/cô giáo.
- Kỉ niệm sâu sắc nhất giữa em và thầy/cô giáo đó là gì?
- Nay đã lên lớp 6, tình cảm của em đối với thầy/cô giáo đó ra sao?
Kết bài: Nêu ra sự kính trọng và yêu mến khi không còn được học với thầy/cô giáo và em sẽ phấn đấu trong việc học tập để không phụ lòng thầy/cô.
1. Phần Mở bài
Từ năm lớp 1 đến nay, em được học với rất nhiều thầy cô giáo. Từ khi lên lớp 6, mỗi thầy cô dạy lớp em một bộ môn.
Thầy cô nào cũng để lại trong em những ấn tượng sâu sắc. Trong đó, cô chủ nhiệm kiêm dạy môn Văn là người để lại trong em ấn tượng sâu sắc nhất.
2. Phần Thân bài
a). Giới thiệu về cô chủ nhiệm
- Cô chủ nhiệm lớp em tên là Nguyễn Hồng Khanh.
Năm nay, cô khoảng 36 tuổi.
- Cô đã có một em nhỏ. Năm nay, bé 3 tuổi.
Cô có khuôn mặt trái xoan, mũi thẳng, đôi môi lúc nào cũng hồng hồng một cách tự nhiên.
- Mái tóc cô dài đến gấu áo, được cặp sau gáy gọn gàng.
- Khi lên lớp, cô thường mặc bộ áo dài màu xanh có thêu nổi những bông hoa nho nhỏ.
- Cô đi đôi giày màu đen sạch sẽ.
b). Kể về những việc làm của cô
* Khi ở trường
- Hôm nào đến lớp, em cũng đã thấy cô ở trường.
Khi các bạn sắp hàng vào lớp, cô luôn nhắc nhở chúng em đứng ngay ngắn, không trêu chọc nhau, không nói chuyện riêng.
- Em nhớ buổi nhận lớp đầu tiên, cô cẩn thận phát cho mỗi bạn trong lớp một tờ giấy nhỏ. Cô yêu cầu chúng em viết đầy đủ thông tin như trong tờ giấy đã yêu cầu. Nhờ có những thông tin cá nhân đó, cô có thể liên hệ với gia đình phụ huynh vào bất cứ lúc nào.
- Em ấn tượng nhất với bài học đầu tiên cô giảng. Bài học hôm đó là Con Rồng cháu Tiên. Với giọng ấm, nhẹ nhàng, cô đưa chúng em về với miền đất Lạc Việt xưa, về với cha Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ từ buổi bình minh của lịch sử. Bài cô giảng đã cho em một bài học thấm thía về cội nguồn các dân tộc. Dẫu người miền núi hay miền xuôi, người nông thôn hay thành thị thì 54 dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam này đều từ cái bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ mà ra. Rồi còn biết bao bài giảng cô thổi hồn vào đó, làm chúng em thấy yêu hơn gia đình, thầy cô, bạn bè, quê hương đất nước…
Cô không chỉ giảng bài hay, cô còn là người yêu thương và quan tâm hết mực đến học sinh của mình. Cô nắm vững hoàn cảnh gia đình của từng bạn trong lớp. Cô phát động lớp góp quỹ bằng cách gom những đồ có thể bán cho hàng ve chai. Quỹ đó dùng để mua đồ dùng học tập giúp đỡ cho những bạn có hoàn cảnh quá khó khăn.
- Cô chọn những bạn học giỏi trong lớp và phân công các bạn kèm cặp cho những bạn học còn yếu. Nhờ vậy, kết quả học tập của cả lớp tương đối đều. Lớp em thường được xếp hạng Nhất hoặc Nhì trong toàn trường.
- Trong các buổi lớp em lao động, bao giờ cô cũng phân công rất cụ thể cho từng tổ, thậm chí có việc cô còn giao cho từng cá nhân.
Cô tham gia lao động rất nhiệt tình. Giờ giải lao, cô còn mang ra cho lớp một thùng nước trà đá để cả lớp uống thoải mái. Cuối buổi, cô tổng kết, khen chê rõ ràng đúng người đúng việc.
* Khi ở nhà
- Thỉnh thoảng chúng em đến thăm cô. Nhìn nhà cửa cô gọn gàng sạch sẽ, ngăn nắp, em hiểu cô là một người phụ nữ đảm đang.
- Trước sân nhà cô có một mảnh vườn nho nhỏ. Trên đó, cô trồng các loại rau thơm. Loại rau nào cũng đều xanh tốt.
- Trên hiên nhà có mấy chậu hoa hồng. Những cây hồng cao khoảng gần một mét. Trên đó có rất nhiều nụ đang chúm chím. Chỉ ít ngày nữa thôi, chắc chắn những nụ hoa ấy sẽ nở thành nhừng bông hồng tuyệt đẹp.
3. Phần Kết bài
- Em yêu thương và kính trọng cô chủ nhiệm của em.
- Cô đúng là người mẹ thứ hai của chúng em.
- Cô là tấm gương sáng cho chúng em noi theo.
- Sau này, lớn lên, đi đâu, học ở đâu, em vẫn sẽ mãi mãi lưu giữ trong tim hình ảnh cô chủ nhiệm Nguyễn Hồng Khanh của mình.
Trường Trung học cơ sở Nam Trung Yên là mái nhà của tình thương, của kỷ luật. Trong trường, học sinh luôn luôn quý mến các thầy, các cô và đáp lại đó các thầy, cô luôn luôn chăm sóc, quan tâm đến các học sinh của mình. Tôi, riêng tôi đây, tôi luôn luôn kính trọng giáo viên toán của mình: cô Trang, người giáo viên đã giúp tôi như một sự thần kỳ.
Cô Thao có vóc dáng dong dỏng cao, mái tóc cô màu đen cắt đầu vuông trông thật đẹp, vào tầm khoảng này, cô đang mang một bé trai trong bụng, giờ đã được khoảng năm, sáu tháng (cũng không rõ lắm). Cô rất hiền lành, nhân hậu, trên đôi môi cô vẫn luôn nở một nụ cười tươi, giúp cô vốn đã xinh nay còn xinh hơn! Theo các giờ toán trên lớp của chúng tôi cho biết: hẳn cô vẫn luôn muốn trên bảng của lớp có tám từ: “Tổ một: đủ; tổ hai: đủ; tổ ba: đủ; tổ bốn: đủ”.
Hẳn sẽ có rất nhiều người đang tự hỏi: “Tại sao cô giáo chủ nhiệm là cô văn: vừa hiền, vừa xinh hay còn nhiều thầy cô khác rất tuyệt sao lại kể cô toán?” Thật ra cũng chỉ vì lí do sau: Hồi tôi còn học cấp I, cái từ “toán” với tôi chỉ là một môn vô dụng: “Một phụ nữ ra chợ mua sáu mươi quả dưa hấu, mỗi quả ...vân và vân…”; vậy, tôi thường phân tích nó: “bà ấy mua để làm gì và mang chúng về như thế nào?”, “Cấp I ta được học một cộng một bằng hai; cấp II ta được biết âm một cộng ba bằng hai; cấp III rồi Đại học…” Chung quy, lớn lên, trên máy tính của ta có mấy chữ “Một cộng một bằng hai???“… Nói chung, trong mắt tôi, “Toán” chỉ là một khối gạch vô tri, vô giác, không có ích cho đời.
Cho đến khi tôi học cấp II, những ngày học hè đầu tiên đã đến. Sau khi nghe thời khóa biểu, tôi phàn nàn: “Mình sẽ ngủ vào hai tiết cuối (Toán)”. Thời gian dần trôi, hai tiết toán đã đến, tôi chui tọt xuống bàn cuối cùng để ngồi, thở dài: “Chín mươi phút à? Buồn thật…”. Cô Thao bước vào lớp, cô đi chầm chậm, cái dáng đi khoan thai ấy giờ tôi vẫn nhớ. Tôi khá ấn tượng với nó, mèo hoàn mèo tôi gục đầu xuống bàn.Giọng cô vang lên nhẹ nhàng: “Cô chào các con, mời các con ngồi xuống”. Giờ câu nói ấy cứ luôn vang mãi trong mỗi giờ toán của chúng tôi, nhớ mãi nó. Quay lại tiết toán, tôi ngồi xuống, mặt bàn như có lực hút, “hút” mặt tôi xuống bàn. Cô Thao quan sát lớp, cô thấy tôi, những bước chân của cô khẽ vang lên, cô lại gần tôi hỏi: “Con có mệt không? Cần xuống y tế không con?” Tôi đáp lại bằng cái giọng chán nản, thường nghe muốn “đập”: “Con không sao ạ”. Cô mỉm cười, xoa đầu tôi: “Mệt thì nói với cô nhé!” Tôi chỉ coi đó là xã giao, không quan tâm. Thật tình lúc đó cũng thấy áy náy, mất mười phút của lớp rồi! Song, tôi nghĩ: “Ai cũng như ai thôi, giáo viên toán thường rất cứng và rắn, nghe giảng hẳn ngang phè phè ý mà…” Cô cất lên tiếng giảng bài. Ôi! Sao nó trong và mềm, hay đến như thế! Hẳn đó là lúc tôi thay đổi mọi khái niệm về môn toán, cắt đứt sợi dây có ghi hình “Toán = vô dụng” và nối tiếp sợi dây “toán”. Tôi liền nhận ra: “Thù không phải không là bạn”. Tôi quyết tâm học toán. Ngày tháng trôi qua, những con số “sáu, bảy” và thay vào đó là những điểm “chín, mười”. Và đây: một con tám rưỡi xuất hiện trong bài kiểm tra giữa học kỳ I của tôi, tất cả đều nhờ công lao cô Thao dạy dỗ, rèn luyện cho tôi từng ngày, từng tháng một. Tôi vẫn chưa thể tự mình nói lời “cảm ơn” với cô, cho đến khi vào ngày hai mươi tháng mười một, trên tay tôi, tôi cầm chiếc thiếp tặng cô Thao. Theo tôi, đó là lời cảm ơn gián tiếp, tôi không đủ dũng cảm để bật ra hai chữ “cảm ơn”.
Tôi rất biết ơn cô Thao! Cô là người dẫn lối cho tôi trước khi quá muộn, trước khi nó (khái niệm về “toán”) bị đóng khuôn, không thể thay đổi được nữa… “Con cảm ơn Cô!” – Đây là lần thứ hai con phải gián tiếp nói hai chữ “cảm ơn”. “Con sẽ cố gắng cô ạ, vào ngày nào đó, chính con sẽ tự nói chúng trước cô, Cô ạ!”.
Tuổi thơ em được nuôi lớn trong vòng tay yêu thương vô bờ bến của những người thân trong gia đình. Tối tối, em được ru bằng những lời ru ngọt ngào của mẹ, những câu chuyện cổ tích thần kì của bà. Khi đến trường, em lại nhận được sự dạy dỗ, dìu dắt, tận tình của các thầy cô giáo. Em yêu quý nhất là cô Thúy – người cô luôn tận tình với chúng em trong suốt hai năm học cuối bậc Tiểu học.
Cô có dáng người cân đối, nước da trắng, khuôn mặt dịu hiền. Đôi mắt cô đen láy với ánh nhìn yêu thường, trìu mến. Mỗi lần cười, cô để lộ hàm răng trắng đều. Cô còn đôi má lúm đồng tiền duyên dáng. Nụ cười của cô như đóa hoa hồng nở trong ánh nắng ban mai. Ngày ngày, cô đến lớp trong tà áo dài màu thiên thanh truyền thống khiến cô đã đẹp lại càng đẹp hơn. Giọng cô dịu dàng, trong trẻo như tiếng hát của chim họa mi, cách giảng bài của cô rất dễ hiểu. Từng bài giảng như in sâu vào tâm trí của mỗi chúng em. Với mỗi bài văn, bài thơ, cô đều thả vào đó tâm hồn của mình giúp chúng em hiểu hơn về bài học. Cô Thúy viết chữ rất đjep và còn có cách rèn chữ hiệu quả nữa. Cả lớp em đều đạt vợ sạch chữ đẹp. Riêng em, nhờ được cô chỉ bảo, chữ viết của em tiến bộ hơn nhiều. Em đã giành giải Nhì cuộc thi viết chữ đẹp của Huyện.
Đối với em, cô giáo như người mẹ hiền thứ hai vậy. Cô luôn quan tâm đến tất cả các bạn học sinh trong lớp. Bạn nào có hoàn cảnh đặc biệt, cô đều nắm bắt được và sẵn sàng động viên, giúp đỡ. Em còn nhớ như in kỉ niệm hồi lớp Năm. Hôm ấy, đúng giờ tan học, bỗng nhiên một cưa mưa bất ngờ ấp tới, quanh cảnh sân trường thật náo loạn. Người thì mặc áo mưa về, người thì chạy đi trú. Em chờ mãi mà không thấy bố mẹ đến đón. Một lúc sau, trường vắng ngắt, chỉ còn một mình em. Vừa lạnh vừa sợ, em bật khóc nức nở. Đúng lúc ấy, cô Thúy đang chuẩn bị ra về. Nhìn thấy em, cô vội tới hỏi han và dỗ dành em. Cô gọi điện thoại cho bố mẹ em nhưng không ai nhấc máy. Cô liền đèo em về nhà. Về đến nhà, thấy cửa vẫn khóa, cô đã cùng em đứng chờ bố mẹ về. Mãi tối muộn thì bố mẹ mới về tới nhà vì tắc đường. Cả nhà em đều cảm ơn cô. Cô chỉ mỉm cười và chào gia đình em để ra về. Lúc đó, trời đã sẩm tối, em rất lo cho cô. Sáng hôm sau, em nghe tin cô bị ốm. Em kể lại câu chuyện chiều hôm trước cho các bạn trong lớp nghe. Chúng em cùng đến thăm cô và chúc cô chóng khỏe. Cô rất xúc động trước tình cảm của cả lớp em.
Kỉ niệm về cô Thúy không bao giờ phai mờ trong tâm trí em. Cô như người lái đò cần mẫn, ngày ngày từng bước đưa chúng em đến gần với ước mơ. Cô dạy chúng em trở thành người có ích cho đất nước như ươm những mầm xanh. Cô sẽ mãi là người mẹ hiền thứ hai của em, em cũng tự hứa sẽ mãi là đứa con ngoan của cô. Mai này, dù cất cánh bay đi khắp phương trời nào, em cũng sẽ tìm về thăm cô.
Trong suốt những năm tháng học dưới mái trường mến yêu, người mà em kính mến nhất đó là cô Thanh. Đó là người đã mang lại cho em những tình cảm cao quý của một người cô giáo đối với học sinh.Em còn nhớ rõ, năm em học lớp hai, ngày đầu tiên cô Thanh bước vào lớp với dáng vẻ rất hiền hậu. Cô còn trẻ lắm, dáng cô thanh mảnh, nhỏ nhắn và rất dễ thương. Cô rất thương yêu học sinh. Ngày nắng cũng như ngày mưa, cô chưa bao giờ đi dạy trễ hoặc nghỉ dạy ngày nào. Cô luôn dịu dàng với học sinh nhưng rất nghiêm túc trong giảng dạy. Những giờ ra chơi, nếu có bạn nào không hiểu bài, cô ân cần ở lại lớp giảng cho từng bạn. Những bạn nam hay đùa nghịch, phá phách cô nhẹ nhàng nhắc nhở. Cô thường lấy những mẩu chuyện vui, có ích để giáo dục chúng em. Bạn nào có lỗi cô chỉ khuyên răn chứ không hề la mắng. Còn bạn nào học yếu cô luôn quan tâm đặc biệt để bạn ấy tiến bộ hơn. Vì thế chúng em ai cũng yêu quý cô, xem cô như người mẹ thứ hai của mình.Em còn nhớ có một hôm, khi học xong tiết cuối bỗng nhiên em bị sốt, người nóng ran. Cô đã không ngại đường xa chở em về nhà, báo cho mẹ em biết bệnh tình của em. Sau đó em nghỉ học mấy ngày để bình phục do vị sốt siêu vi. Dù không đi học những bữa nào cô cũng đến thăm em và phân công các bạn thay phiên chép bài cho em. Chỗ nào em không hiểu cô sẽ giảng lại tường tận. Bạn nào có hoàn cảnh gia đình khó khăn cô cũng giúp đỡ, có khi còn đóng tiền học phí dùm cho một bạn trong lớp có hoàn cảnh mồ côi ba mẹ ở với bà ngoại. Trong lớp ai cũng quý mến cô, ngày Nhà giáo Việt Nam chúng em tặng quà cho cô cô chỉ cười bảo: “Món quà quý nhất với cô đó là kết quả học tập thật giỏi của các em đó!” Ngoài việc dạy kiến thức ở trường, cô còn dạy cho chúng em kĩ năng múa hát, rất vui.Giờ đây, tuy đã xa cô nhưng em vẫn nhớ mãi từng nụ cười, ánh mắt, giọng nói dịu dàng của cô. Cô đã truyền cho một một tấm lòng nhân hậu, dạy em biết cách yêu thương và quan tâm đến mọi người, tin yêu cuộc đời. Em tự hứa với lòng sẽ học thật giỏi để cho cô vui lòng,trở thành con ngoan, trò giỏi và một người có ích cho xã hội. Cô là tấm gương sáng để học sinh chúng em noi theo.
bn có thể cho mik biết cô thanh dạy ở trường nào ko
c) Tả 1 cảnh đẹp ở quê em
Mỗi một chúng ta, ai cũng có quê hương của mình. Quê hương là chùm khế ngọt, là nơi để lại những kỉ niệm đẹp trong cuộc đời. Dẫu có phải đi xa, bao giờ người ta cũng nhớ về quê cha đất tổ.Em lớn lên ở vùng chiêm trũng, nơi có cánh đồng thẳng cánh cò bay. Và có lẽ cánh đồng lúa quê em luôn có sức hấp dẫn kéo những người, đi xa nghĩ về nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Những buổi sáng mùa xuân ra đứng ở đầu. làng mà nhìn cánh đồng thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thổi, sóng lúa nhấp nhô từng đợt, từng đợt đuổi nhau ra mãi xa. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua, nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Nhất là những buổi khi bà con nông dân đi làm cỏ, cánh đồng rộn lên bao câu ca tiếng hát. Từng đàn bướm đủ màu sắc sặc sỡ như đùa giỡn với thảm lúa xanh. Vào những mùa lúa chiêm đang chín rộ, nếu ai đứng ở xa nhìn lại sẽ thấy một biển vàng mênh mông. Rải rác khắp cánh đồng là cảnh bà con nông dân đang gặt lúa, nón trắng nhấp nhô trên đồng.
Chiều đến khi gió nồm nhẹ thổi, lúa khẽ lay động rì rào như đang thì thầm tâm sự với nhau. Những buổi chiều thu, làn sương phủ trên cánh đồng, trông xa như một màn khói loãng, trắng nhờ nhờ. Sáng ra, màn sương tan đi để lại những giọt sương long lanh trên lá lúa. Đến khi mặt trời lên sưởi ấm cánh đồng, những tia nắng rọi vào hạt sương tưởng như muôn vàn hạt ngọc li ti, ánh lên những tia sáng muôn màu, muôn vẻ trông rất đẹp.Ở xóm em, có những anh chị đi xa, lần nào về thăm quê cũng ra thăm cánh đồng. Họ say sưa nhìn ngắm những con chim sẻ đi kiếm ăn bay là là trên thảm lúa. Thỉnh thoảng, chúng đỗ hẳn xuống rồi lại bay vút lên trời xanh ríu rít gọi nhau.
Em yêu mến cánh đồng làng em, yêu mến quê hương em. Nơi đây, em đã sinh ra và lớn lên. Giờ đây, vùng chiêm trũng này đã có những cậu “trâu sắt” băng băng chạy trên cảnh đồng. Điện cao thế bừng sáng xóm làng. Cuộc sống đang đi lên trên con đường hạnh phúcB) Tả người em yêu quý nhất nhá !
Trong nhà, mẹ luôn quan tâm chăm sóc em, bảo vệ em.Hồi xưa, em nhớ một câu hát :
+ Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào !
Bây giờ em mới hiểu ra câu hát xưa : Tình cảm mẹ dành cho em như biển cả, có khi nó còn lớn hơn thế nữa.Mẹ như quả đất, cho em mọi thứ: Cho em sự sống như đất trời, cho em thức ăn, nuôi dưỡng em lớn tới như vầy là biển cả.Và mẹ em cũng như vậy đấy !
Mẹ em năm nay cũng đã ba mươi bảy rồi.Nước da không còn trắng mịn nữa, giờ đây nó chỉ ngăm màu bánh mật. Với dáng cao cao, thon gọn rất hợp với trang phục bộ ở nhà kèm theo một cái tạp dề trông rất xinh. Nhìn vậy thì ai cũng tưởng mẹ là một nội trợ đảm đang, hiền lành.Nhưng thật ra, mẹ luôn bận bịu với nghề giáo viên nhưng cũng chăm sóc gia đình chu đáo.
Mẹ em có một khuôn mặt trái xoan xinh xắn, khi cười trông khuôn mặt càng dễ thương, đẹp đẽ và trìu mến.Nét trìu mến mà mẹ có được là nhờ mẹ có đôi mắt thu hút lòng người.Đôi mắt ấy không có gì đặc biệt, lúc nào đôi mắt ấy cũng nhìn thẳng, thể hiện sự trung thực, thu hút người khác. Với đôi chân mày rậm cũng làm nổi bật cho đôi mắt ấy. Dưới cặp mắt xinh xắn là chiếc mũi cao cao, dọc dừa cùng với miệng cười tươi của mẹ.Đôi môi thâm, phai màu theo năm tháng.Khi mẹ cười, lộ hàm răng trắng và đều như hàng hạt bắp.Trông những chi tiết đẹp đẽ ấy làm mẹ em thêm xinh xắn.
Mẹ yêu thương em, luôn chăm sóc việc nhà, lại dạy em nhỏ đọc chữ, viết bài vào mỗi tối vì em cũng lớn nên em đã tự có ý thức học bài rồi không kèm em học nữa.Hồi đó em đang học lớp 1, mẹ luôn kèm em mỗi tối để em học được như hôm nay. Em nhớ một lần, hồi lớp 1 nên còn rất nhỏ, lúc đó mưa to lắm, lại gần thi kì II rồi mà em vẫn ham chơi. Trời mưa thuận lợi cho trò tắm mưa vui vẻ của em và nhỏ bạn. Chúng em chạy qua chạy lại, nước mưa thấm đầu, thấm quần áo mà chưa chịu vào đâu, lại tạt nước nhau nữa. Về nhà, mẹ đánh em quá trời, em buồn hiu nhưng vẫn khăng khăng là mình đúng nhưng sợ mẹ nên em đâu dám nói. Đến ngày mai, vì chơi nước nên em đã bị cảm, sốt 42 độ. Đã gần thi rồi mà lại bệnh thì sao được.Mỗi ngày lúc đó, mẹ đều chăm sóc em chu đáo, còn vào lớp xin bài mà cô dạy học sinh mà em đã nghĩ đễ giảng dạy và làm bài tập để em làm được bài trong kì thi.Lúc đó em mới hiểu được tình yêu mẹ dành cho em như thế nào. Em rất muốn nói một lời xin lỗi với mẹ trong lúc đó nhưng không dám, đành để nó bây giờ phai đi như một kỉ niệm nhỏ.
Tình cảm mẹ dành cho em luôn sâu sắc và không bao giờ thay đổi cả. Em sẽ cố gắng học tốt để làm mẹ vui lòng, không phụ lòng mẹ dành cho em như cô từng nói : Trong tất cả kì quan thì trái tim người mẹ là kì quan vĩ đại nhất.Mẹ à, con yêu mẹ nhiều lắm !
Đây là bài văn lúc trước mình đăng trên hoc24 để các bạn chấm điểm. Chúc bạn học tốt ! Đảm bảo 100% ko ở trên mạng.
Đề 1:
Mở bài:
- Giới thiệu việc tốt mà em đã làm.
- Kết quả của việc mà em đã làm như thế nào?
Thân bài:
- Việc tốt mà bạn đã làm là gì?
- Thời gian và địa điểm bạn làm công việc đó?
- Có bao nhiêu người hay chỉ mình bạn?
- Có người khác chứng kiến hay không?
- Tâm trạng của người được em giúp đỡ như thế nào?
- Em có vui khi làm công việc đó?
- Đưa ra những suy nghĩ của em sau khi hoàn thành công việc.
Kết bài: Chốt lại vấn đề và đưa ra những việc làm sau này của mình.
Đề 2:
Mở bài:
Thứ hai tuần trước vì ở nhà ham chơi, không học bài để kiểm tra môn Lý nên tôi đã có hành động sai trái là mở sách và tập trong giờ kiểm tra. Chính điều này đã làm cho cô giáo buồn.
Thân bài:
1/ Sự việc mở đầu:
- Đi học về, ăn cơm xong, tôi định lên phòng học bài chuẩn bị cho giờ kiểm tra Lý ngày mai.
- Thằng bạn bên cạnh nhà qua rủ tôi đi chơi điện tử - một trò chơi tôi rất thích – tôi đi ngay, định chơi một lát rồi về nhà học bài.
2/ Sự việc diễn biến:
- Trò chơi hấp dẫn quá nên tôi về nhà khá trễ.
- Tôi bị bố mắng: đi học về không lo học bài mà lại đi chơi (may là bố không biết tôi đi chơi điện tử, nếu không thì tôi ốm đòn). Bố bảo tôi về phòng học bài.
- Tôi lí nhí xin lỗi bố và nhanh chân về phòng. Lúc đi ngang qua phòng anh trai, tôi thấy ti vi đang chiếu phim “Hiệp sĩ bóng đêm”. Sao lại nhiều thứ hấp dẫn thế này? Làm sao đây? “Xem một tí thôi rồi về học bài” – tôi tự trấn an mình.
- Phim kết thúc khá muộn, hai mắt tôi díu lại. Tôi ngủ một mạch đến sáng.
- Tôi choàng tỉnh và quáng quàng chạy đến lớp.
- Tiết đầu là giờ kiểm tra Lý. Cả lớp im phăng phắc vì ai cũng chăm chú làm bài.
- Tôi vô cùng bối rối. Đầu óc trống rỗng không một chữ thì làm sao? Trong đầu tôi hiện rõ điểm không tròn vo như giễu cợt và cây roi mây trên tay bố.
- Thôi, đành liều vậy. Tôi mở vở bài tập và sách giáo khoa ra. Mặt lấm lét vừa chép vào bài kiểm tra vừa canh chừng cô giáo.
- Đúng là “Thiên bất dung gian”. Tôi đang cặm cụi chép thì cô giáo xuất hiện. Tôi nhanh chóng gấp sách vở cất vào ngăn bàn. Cô gọi tôi đứng lên. Cả lớp đổ dồn những cặp mắt nhìn tôi. Tôi chối phắt ngay nhưng trước những lời lẽ chân tình của cô tôi đã cúi đầu nhận lỗi. Mặt tôi nóng ran, tôi vô cùng xấu hổ.
3/ Sự việc kết thúc:
- Cô bảo tôi xuống phòng giám thị và viết bản kiểm điểm.
- Tôi vô cùng ân hận, xin lỗi cô và hứa không bao giờ tái phạm.
- Cô tha lỗi cho tôi và khuyên tôi nên chăm học và phải trung thực nhận lỗi.
Kết bài:
- Tôi vô cùng ân hận trước lỗi lầm của mình.
- Tự hứa với bản thân sẽ bỏ hết trò chơi vô bổ, chăm lo học hành để bố mẹ vui lòng và thầy cô không buồn nữa.
Dê 3:
Mở bài:
- Giới thiệu qua về thầy/cô giáo mà em sắp kể.
- Kể lại hoàn cảnh và ấn tượng khiến em kính trọng và quý mến cô/thầy giáo.
Thân bài:
- Miêu tả đôi nét về thầy/cô giáo mà em quý mến. Nên tả những nét độc đáo và ấn tượng của thầy/cô giáo.
- Kể về tính tình, tính cách của thầy/cô giáo.
- Kỉ niệm sâu sắc nhất giữa em và thầy/cô giáo đó là gì?
- Nay đã lên lớp 6, tình cảm của em đối với thầy/cô giáo đó ra sao?
Kết bài: Nêu ra sự kính trọng và yêu mến khi không còn được học với thầy/cô giáo và em sẽ phấn đấu trong việc học tập để không phụ lòng thầy/cô.
Dề 4:
a. Mở bài.
- Người bạn cùng xóm tên là Thành sống với nhau từ thuở nhỏ.
- Học xong tiểu học thì xa nhau vì em theo gia đình ra Hà Nội.
b. Thân bài.
- Tả qua mấy nét về con người, tính tình (Thành rất vui tính)
- Nhớ lại lúc còn nhỏ hai đứa chơi đùa với nhau như: trèo cây, câu cá, bắn chim.
- Khi học ở trường tiểu học là bạn thân giúp nhau học tập. Có lần trốn học cả hai đứa bị cô giáo bắt phạt.
- Em nhớ lại một cách sâu sắc đầy ấn tượng là hôm Thành tặng em một món quà kỉ niệm chia tay nhau: tập nhật kí của Thành và chiếc bút «Kim Tinh» của Trung Quốc. Trong nhật kí có nhiều chuyện vui buồn của hai đứa.
c. Kết bài.
- Giờ đây, mỗi lần đọc lại cuốn nhật kí chữ viết nghuệch ngoạc nhưng tình cảm thì rất thân thương làm em nhớ mãi đến người bạn có tên là Thành.
- Đề 5:
Mở bài:
- Giới thiệu về người bạn tốt mà em sắp kể.
- Giới thiệu qua về thành tích học tập hay việc tốt của bạn.
Thân bài:
- Kể những điểm nội bật về người bạn của em.
- Hoàn cảnh gia đình.
- Thành tích học tập.
- Lối sống.
- Quan hệ bạn bè, thầy cô ra sao?
- Kỉ lại một kỉ niệm sâu sắc của người bạn đó để lại ấn tượng trong lòng em.
- Học được điều gì khi chơi với người bạn đó?
Kết bài:
- Viết ra những cảm nghĩ của em về người bạn đó (tự hào, thán phục).
- Nêu bài học về việc giao lưu với bạn (gần mực thì đen, gần đèn thì rạng).
đề 4:
Gợi ý:
Mở bài:
- Giới thiệu người bạn của mình là ai? Kỉ niệm khiến mình xúc động là kỉ niệm gì? (nêu một cách khái quát).
Thân bài:
- Tập trung kể về kỉ niệm xúc động ấy.
- Nó xảy ra ở đâu, lúc nào (thời gian, hoàn cảnh...) với ai (nhân vật).
- Chuyện xảy ra như thế nào? (mở đầu, diễn biến, kết quả).
- Điều gì khiến em xúc động? Xúc động như thế nào (miêu tả các biểu hiện của sự xúc động).
Kết bài:
Em có suy nghĩ gì về kỉ niệm đó.
Làm đẠI THOI NHÉ
Tên tôi là Trâm và tôi từ tỉnh Bình Định. Tôi hiện đang học Tài chính và Kinh tế tại Đại học Văn Lang. Tôi lớn lên tại quê nhà Bình Định và khi tôi 18 tuổi tôi chuyển đến thành phố Hồ Chí Minh để học đại học. Năm ngoái, tôi đã đi đến thành phố Đà Nẵng để tham gia chương trình giao lưu của trường. Trong thời gian giao lưu, tôi đã đi phượt với một số phượt thủ đến từ các thành phố khác, đi đến các tỉnh, thành phố xuyên Việt Nam. Đó là một trải nghiệm thú vị. Tôi nghĩ rằng mình đã rất may mắn để có thể sống ở các vùng khác nhau trên đất nước mình và nhờ đó có thể mở rộng kiến thức của tôi.
Tôi có một niềm yêu thích mạnh mẽ trong ngành ngân hàng và các dịch vụ tài chính. Lý do là tôi muốn tận dụng những mục tiêu chi tiết của tôi và áp dụng các kỹ năng và kiến thức mà tôi đã đạt được trong suốt khóa học của mình vào công việc. Tôi thấy bản thân mình như một người sống có mục tiêu, định hướng và tôi luôn muốn hoàn thành vượt mục tiêu đề ra. Tôi chứng minh điều này thông qua làm việc nhóm trong các dự án khác nhau với nhiều loại người khác nhau, trong đó tôi đều có thể thực hiện tốt.
Thế mạnh của tôi là thái độ của tôi, tôi thích những thách thức và tôi có thể làm được điều đó. Tự thúc đẩy bản thân, tự xử lý kỷ luật, làm việc nhóm tốt và tôi có thể hòa nhập với môi trường làm việc nhóm. Tôi là một người biết lắng nghe và học hỏi nhanh chóng.
Điểm yếu của tôi là tôi không thể bất kỳ một sự nhu nhược trong công việc
Mục tiêu ngắn hạn của tôi là tôi muốn có một nền tảng như công việc này , nơi tôi có thể phát triển sự nghiệp của mình cùng với phát triển công ty.
Mục tiêu lâu dài của tôi là tôi muốn trở thành một trong những lý do cho sự thành công của công ty và tôi muốn thấy công ty trở thành một biểu tượng cho các công ty khác.
Tôi muốn là một phần của công ty bạn để phát triển bản thân mình hơn nữa trong lĩnh vực ngân hàng và sử dụng khả năng của mình để phục vụ cho cả công ty bạn và khách hàng của bạn.
Đó là tất cả về tôi thưa ông. Cảm ơn đã cho tôi một cơ hội tuyệt vời như vậy.
"Không thày đó mày làm nên" câu nói thể hiện rất rõ công ơn của thầy cô đối với mỗi người chúng ta. Với tôi cũng thể, người giáo viên khiến tôi có nhiều kỉ niệm sâu sắc nhất đó là thầy Huy, Thầy chủ nhiệm của tôi hồi lớp 8. Tôi lớp 8, cái tuổi tôi mang trong mình sự ngông cuồng, sự ương bướng của chàng trai trẻ. Tôi bỏ bê học hành, theo lũ bạn đi chơi hết nơi này đến nơi khác, đánh nhau, trêu đùa, ăn trộm văt... Từ một đứa hiền lành ngoan ngoãn, tôi trở thành một đứa bé hư, không coi trời cao đất dày ra gi. Cha mẹ tôi buồn lắm, Thầy Huy cũng rất buồn. Nhưng chính thầy đã cố gắng kéo tôi lại, khuyên bảo tôi, đưa tôi ra khỏi vũng bùn xã hội, Thầy uốn nắn, chỉ bảo tôi, giúp tôi vượt qua khó khăn, để trở thành một đứa trẻ ngoan và bản lĩnh như ngày hôm nay
Không thày đó mày làm nên" câu nói thể hiện rất rõ công ơn của thầy cô đối với mỗi người chúng ta. Với tôi cũng thể, người giáo viên khiến tôi có nhiều kỉ niệm sâu sắc nhất đó là thầy Huy, Thầy chủ nhiệm của tôi hồi lớp 8. Tôi lớp 8, cái tuổi tôi mang trong mình sự ngông cuồng, sự ương bướng của chàng trai trẻ. Tôi bỏ bê học hành, theo lũ bạn đi chơi hết nơi này đến nơi khác, đánh nhau, trêu đùa, ăn trộm văt... Từ một đứa hiền lành ngoan ngoãn, tôi trở thành một đứa bé hư, không coi trời cao đất dày ra gi. Cha mẹ tôi buồn lắm, Thầy Huy cũng rất buồn. Nhưng chính thầy đã cố gắng kéo tôi lại, khuyên bảo tôi, đưa tôi ra khỏi vũng bùn xã hội, Thầy uốn nắn, chỉ bảo tôi, giúp tôi vượt qua khó khăn, để trở thành một đứa trẻ ngoan và bản lĩnh như ngày hôm nay
Mở bài:Giới thiệu câu chuyenj sắp kể(gọi tên tình huống truyện)
Thân bài
+Hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.
+Các nhân vật và những lời nói,hành động của nhân vật dẫn đến tình huống truyện.
+Phản ứng của các nhân vật khi tình huống xảy ra.Hành động của em , kết quả tốt đẹp của hành động ấy.
Kết bài:Cảm nghĩ của em về việc tốt mà mình đã làm được.
Đề 1 bạn nhé !!!^_^
Đã qua gần sáu năm cắp sách đến trường, tôi ấn tượng với rất nhiều thầy cô giáo. Thầy cô luôn để lại trong tôi những hình ảnh đẹp và mãi không phai mờ. Nhưng đặc biệt nhất với tôi và cũng là người tôi quí nhất - thầy giáo dạy tôi hồi lớp 5. Tôi thấy rất ít người lựa chọn nghề làm thầy giáo. Thế mà thầy giáo tôi lại rất say mê với sự nghiệp trồng người này. Thầy tâm sự với chúng tôi, thầy muốn làm thầy giáo từ khi học cấp 2. Mỗi lần ngồi nghe thầy giáo giảng bài thích lắm. Trông thầy đứng trên bục giảng chững chạc, tự tin và được học trò yêu mến, thầy đã nuôi ước mơ từ đó. Về nhà, thầy bắt tụi em nhỏ ngồi sắp hàng ngay ngắn và thầy giả làm thầy giáo. Lạ lùng thay, bọn trẻ lại ngồi nghe đến say mê. Không biết chúng hiểu mấy phần “thầy” giảng nhưng đứa nào mặt mũi cũng ngơ ngẩn, say sưa. Có khi “thầy” nói xong rồi mà chúng vẫn ngồi bần thần, lúc đó phải gọi lớn chúng mới như sực tỉnh. Đó là động lực đầu tiên giúp cho ước mơ của thầy thành hiện thực. Con đường đến với nghề của thầy cũng lắm gian nan. Vì thế mà bây giờ thầy dành cho nghề một tình yêu thật mãnh liệt. Là con trai cả trong gia đình có truyền thống làm bác sĩ, thầy được bố mẹ định hướng cho thi vào trường đại học Y. Ngay từ nhỏ, gia đình thầy đã mong muốn như thế: Thầy vốn học giỏi lại thông minh, nhanh nhẹn nên cả nhà đặt niềm hi vọng rất lớn. Nhưng năm lớp 12, Bất ngờ thầy thông báo với gia đình sẽ thi vào Trường Cao đẳng Sư phạm, Khoa Tiểu học. Đó là một cú sốc với gia đình, nhất là người cha của thầy. Gia đình kịch liệt phản đối quyết định của thầy, nhiều lúc làm thầy rất khổ sở nhưng chưa có lúc nào thấy dao động. Thấy vững vàng với quỵết tâm của mình và kiên trì thuyết phục mọi người. Ngày đi thi cũng là ngày thầy buồn nhất. Không một lời chúc, không một sự động viên, thầy đi thi chỉ có một mình. Nhìn chúng ban có người thân châm sóc, thây cũng thấy tủi thân. Nhưng lúc đó thầy nghĩ mình càng phải cứng rắn và mạnh mẽ. Rồi khi đỗ thủ khoa, niềm vui của thầy cũng không được trọn vẹn. Gia đình thông báo sẽ không trợ cấp cho thầy ăn học trong ba năm. Thế là một mình thầy lại phải chống đỡ, xoay sở với biết bao khó khăn trong những năm học Cao đẳng. Vừa đi làm thêm vừa đi học, thầy bất chấp khó khăn để đạt được ước mơ của mình và để chứng minh cho gia đình sự lựa chọn của thầy không sai. ...Nhìn thầy giáo trẻ của chúng tôi lạc quan, hài hước đứng trên bục giảng ít ai có thể nghĩ rằng con đường thầy đã đi thật dài khi phải vượt qua một mình. Nhưng giờ đâỵ thầy là một người thầy rất thành công. Không chỉ là thầy giáo dạy giỏi mà thầy còn được tất cả học trò chúng tôi yêu quí. Chúng tôi yêu quí thầy vì con người thầy tốt bụng. Tuy còn trẻ nhưng trong mắt chúng tôi thầy rất chững chạc, vững vàng. Thầy nghiêm khắc trong giờ học nhưng ngoài giờ thầy như một người khác, gần gũi, thân thiện và hài hước. Thỉnh thoảng, thầy đá bóng với các bạn nam, nhìn lúc đó thầy như trẻ thơ vậy. Đặc biệt, với vẻ ngoài đẹp trai, cao lớn và hát hay nên mỗi khi đứng trên sân khấụ biểu diễn chúng tôi cảm giác đó không còn là thây nữa mà là một nam ca sĩ có tiếng đang phiêu du cùng tình cảm của mình. Ấn tượng nhất là nụ cười của thầy. Thầy cười thật rạng rỡ, nhìn thầy cười người đang buồn bã cũng thấy vui lây. Có một lần thầy ốm. Không thấy thầy đến lớp cả lớp nhốn nháo hẳn lên. Cuối giờ học chúng tôi đến nhà tìm thầy. Thấy chúng tôi đến, thầy xúc động lắm. Thầy bắt tay từng đứa một, rồi giữ ở lại ăn cơm. Bữa cơm mẹ thầy nấu hôm đó thật ngon và ấm cúng. Thầy trò vừa ăn vừa nói chuyện rôm rả. Dường như cũng nhờ đó mà gia đình hiểu hơn quyết định của thầy. Bây giờ thật khó để tìm thấy một người con trai Hà thành nào như thầy - thầy giáo dạy Tiểu học của chúng tôi. Với học trò, thầy vừa là thầy giáo nhưng hơn thế - thầy còn là một người bạn lớn.
.
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa”
Đó chính là những câu thơ nói về nghề giáo, nghề mà luôn được yêu quý, kính trọng. Tôi rất yêu mến các thầy cô giáo của mình, nhưng người để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc nhất chính là cô Kim Anh- cô giáo chủ nhiệm của chúng tôi.
Cô có mái tóc rất dài, mượt mà, đen nhánh và luôn phảng phất hương thơm. Đôi mắt cô to tròn, đen láy, vô cùng cương nghị nhưng cũng không kém phần dịu dàng. Khi chúng tôi đạt thành tích cao trong học tập, cô luôn nhìn chúng tôi với ánh mắt trìu mến. Còn mỗi khi chúng tôi mắc lỗi, đôi mắt cương nghị của cô lại đượm buồn. Đôi bàn tay cô thon dài, luôn viết ra những mạch văn giàu cảm xúc để chuyển tải bài học đến với chúng tôi. Cô còn giúp chúng tôi nhớ bài lâu hơn bằng giọng nói của mình. Giọng nói của cô thật truyền cảm, khi thì dịu dàng, ấm áp, lúc lại dí dỏm, vui tươi khiến cho chúng tôi luôn tập trung vào bài học, quên cả thời gian. Tính cách cô hiền lành, chính trực, cô luôn nghiêm túc với công việc của mình. Hàng ngày, cô rất hay vui đùa với chúng tôi nhưng khi đã vào tiết học, cô cũng rất nghiêm khắc. Với cô dạy học không chỉ là một nghề, mà còn là một niềm đam mê. Cô luôn chuẩn bị rất kỹ cho bài giảng của mình, nhiều khi cô còn sử dụng cả những đoạn clip ngắn về bài học, giúp chúng tôi có thể tiếp thu bài nhanh nhất. Dù cô đã là một giáo viên nhưng cô vẫn học, đó là sở thích của cô. Cô luôn thức đến ba, bốn giờ sáng mới đi ngủ vì sau khi soạn giáo án, cô lại tiếp tục học bài. “Học như một con đò ngược dòng vậy, các con ạ!” Lời cô nói thấm thía lòng chúng tôi.
Tôi nhớ nhất là khi cô đi thăm quan với lớp chúng tôi. Lúc ấy, trên nét mặt cũng như trong đôi mắt của cô thể hiện sự lo lắng, bồn chồn không yên. Sau đó, chúng tôi mới vỡ lẽ, ra là hôm ấy, cô có bài thi môn triết học nhưng cô đã nghỉ thi để đi cùng với lớp chúng tôi vì cô sợ rằng có vấn đề gì không hay với chúng tôi, cô sẽ ân hận cả đời.
Một kỉ niệm đáng nhớ khác là khi tôi học hè. Khi ấy, tôi khá lo sợ do tôi đã nghỉ mất hai tuần. Tôi bước vào lớp với tâm trạng lo lắng. Cô biết là tôi đã nghỉ học, cô bèn giảng lại cho tôi những chỗ tôi chưa biết, chưa hiểu, rồi nhờ bạn cho tôi mượn vở để chép bù bài. Lúc đó tôi thấy mình nhẹ nhõm, thầm cảm ơn cô và các bạn.
Quả thật, nghề giáo thật là cao quý, giống như câu ví: “Nghề giáo là người lái đò tri thức qua sông”. Đó cũng là nghề mà tôi mong ước sau này khi trưởng thành. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, tôi muốn gửi lời chúc tới cô rằng: “Con chúc cô luôn mạnh khỏe! Con yêu cô nhiều lắm!”
Đề bài: Kể vể một thầy giáo mà em quý mến.
Đã qua gần sáu năm cắp sách đến trường, tôi ấn tượng với rất nhiều thầy cô giáo. Thầy cô luôn để lại trong tôi những hình ảnh đẹp và mãi không phai mờ. Nhưng đặc biệt nhất với tôi và cũng là người tôi quí nhất – thầy giáo dạy tôi hồi lớp 5.
Tôi thấy rất ít người lựa chọn nghề làm thầy giáo. Thế mà thầy giáo tôi lại rất say mê với sự nghiệp trồng người này. Thầy tâm sự với chúng tôi, thầy muốn làm thầy giáo từ khi học cấp 2. Mỗi lần ngồi nghe thầy giáo giảng bài thích lắm. Trông thầy đứng trên bục giảng chững chạc, tự tin và được học trò yêu mến, thầy đã nuôi ước mơ từ đó. Về nhà, thầy bắt tụi em nhỏ ngồi sắp hàng ngay ngắn và thầy giả làm thầy giáo. Lạ lùng thay, bọn trẻ lại ngồi nghe đến say mê. Không biết chúng hiểu mấy phần “thầy” giảng nhưng đứa nào mặt mũi cũng ngơ ngẩn, say sưa. Có khi “thầy” nói xong rồi mà chúng vẫn ngồi bần thần, lúc đó phải gọi lớn chúng mới như sực tỉnh. Đó là động lực đầu tiên giúp cho ước mơ của thầy thành hiện thực.
Con đường đến với nghề của thầy cũng lắm gian nan. Vì thế mà bây giờ thầy dành cho nghề một tình yêu thật mãnh liệt. Là con trai cả trong gia đình có truyền thống làm bác sĩ, thầy được bố mẹ định hướng cho thi vào trường đại học Y. Ngay từ nhỏ, gia đình thầy đã mong muốn như thế: Thầy vốn học giỏi lại thông minh, nhanh nhẹn nên cả nhà đặt niềm hi vọng rất lớn. Nhưng năm lớp 12,bất ngờ thầy thông báo với gia đình sẽ thi vào Trường Cao đẳng Sư phạm, Khoa Tiểu học. Đó là một cú sốc với gia đình, nhất là người cha của thầy. Gia đình kịch liệt phản đối quyết định của thầy, nhiều lúc làm thầy rất khổ sở nhưng chưa có lúc nào thấy dao động. Thấy vững vàng với quỵết tâm của mình và kiên trì thuyết phục mọi người. Ngày đi thi cũng là ngày thầy buồn nhất. Không một lời chúc, không một sự động viên, thầy đi thi chỉ có một mình. Nhìn chúng ban có người thân châm sóc, thây cũng thấy tủi thân. Nhưng lúc đó thầy nghĩ mình càng phải cứng rắn và mạnh mẽ. Rồi khi đỗ thủ khoa, niềm vui của thầy cũng không được trọn vẹn. Gia đình thông báo sẽ không trợ cấp cho thầy ăn học trong ba năm. Thế là một mình thầy lại phải chống đỡ, xoay sở với biết bao khó khăn trong những năm học Cao đẳng. Vừa đi làm thêm vừa đi học, thầy bất chấp khó khăn để đạt được ước mơ của mình và để chứng minh cho gia đình sự lựa chọn của thầy không sai.
…Nhìn thầy giáo trẻ của chúng tôi lạc quan, hài hước đứng trên bục giảng ít ai có thể nghĩ rằng con đường thầy đã đi thật dài khi phải vượt qua một mình. Nhưng giờ đâỵ thầy là một người thầy rất thành công. Không chỉ là thầy giáo dạy giỏi mà thầy còn được tất cả học trò chúng tôi yêu quí. Chúng tôi yêu quí thầy vì con người thầy tốt bụng. Tuy còn trẻ nhưng trong mắt chúng tôi thầy rất chững chạc, vững vàng. Thầy nghiêm khắc trong giờ học nhưng ngoài giờ thầy như một người khác, gần gũi, thân thiện và hài hước. Thỉnh thoảng, thầy đá bóng với các bạn nam, nhìn lúc đó thầy như trẻ thơ vậy. Đặc biệt, với vẻ ngoài đẹp trai, cao lớn và hát hay nên mỗi khi đứng trên sân khấụ biểu diễn chúng tôi cảm giác đó không còn là thây nữa mà là một nam ca sĩ có tiếng đang phiêu du cùng tình cảm của mình. Ấn tượng nhất là nụ cười của thầy. Thầy cười thật rạng rỡ, nhìn thầy cười người đang buồn bã cũng thấy vui lây.
Có một lần thầy ốm. Không thấy thầy đến lớp cả lớp nhốn nháo hẳn lên. Cuối giờ học chúng tôi đến nhà tìm thầy. Thấy chúng tôi đến, thầy xúc động lắm. Thầy bắt tay từng đứa một, rồi giữ ở lại ăn cơm. Bữa cơm mẹ thầy nấu hôm đó thật ngon và ấm cúng. Thầy trò vừa ăn vừa nói chuyện rôm rả. Dường như cũng nhờ đó mà gia đình hiểu hơn quyết định của thầy.
Bây giờ thật khó để tìm thấy một người con trai Hà thành nào như thầy – thầy giáo dạy Tiểu học của chúng tôi. Với học trò, thầy vừa là thầy giáo nhưng hơn thế – thầy còn là một người bạn lớn.
Chúc bn hok tốt nha!