Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Ke ve mot chuyen ve que
Mở bài:Lý do ra thành phố?, Đi với ai ? Ấn tượng chung ?
Thân bài:
+ Trước khi lên đường:
. Tâm trạng
. Việc chuẩn bị
+ Lên đường:
. Không khí trên xe
. Quang cảnh hai bên đường
+ Đến nơi:
. Quang cảnh chung
. Diễn biến cuộc tham quan ( nghe thuyết minh, quan sát thực tế, chụp hình lưu niệm, mua sắm, xem văn nghệ?)
. Tâm trạng
Kết bài:
Cảm nghĩ sau chuyến đi
sao bạn lại hỏi cái này?
nếu bạn ko biết thì có thể hỏi computer đc màk?
vì làm ra dài dòng lắm
Sông nước Cà mau và Vượt thác đều miêu tả cảnh thiên nhiên sông nước. Nếu như trong Sông nước Cà mau, Đoàn Giỏi đã đưa người đọc tham quan cảnh sắc phong phú, tươi đẹp của vùng cực nam Tổ quốc thì với Vượt thác, Võ Quảng lại dẫn chúng ta ngược dòng sông Thu Bồn thuộc miền Trung bộ đến thượng nguồn lấy gỗ. Bức tranh phong cảnh sông nước và đôi bờ miền Trung này cũng không kém phần kì thú.
Miêu tả cảnh thiên nhiên ở hai vùng đất khác nhau, nhưng đều giống nhau ở nơi sông nước. Không biết “vô tình” hay “hữu ý” mà hai nhà văn đều chọn vị trí quan sát, từ điểm nhìn trên con thuyền theo cuộc hành trình để tả cảnh và tả người. Có lẽ không còn vị trí nào “tối ưu” hơn nữa. Cũng nhờ vị trí này mà các nhà văn đã hoàn chỉnh được bức tranh phong cảnh thiên nhiên mang những nét đặc sắc riêng của mình.
Cảnh Sông nước Cà mau lần lượt hiện lên theo con thuyền xuôi trên sông. Nhà văn đã nhập vai người kể chuyện, xưng “tôi” là chú bé An trong Đất rừng phương Nam miêu tả cảnh quan một vùng rộng lớn theo một trình tự tự nhiên, hợp lí. Chính vì vậy những hình ảnh trong bài văn được hiện lên trong khuôn hình một cuốn phim, lúc lướt nhanh, lúc chậm lại, có đoạn đặc tả cận cảnh, có chỗ lùi xa bao quát toàn cảnh
Bức tranh đến với người đọc bằng ấn tượng về một vùng không gian rộng lớn mênh mang với sông, ngòi, kênh, rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện, và tất cả đều được bao trùm trong màu xanh của trời của nước và tiếng rì rào bất tận của rừng cây, của sóng và của gió Trên trời thì xanh... không ngớt vọng về trong hơi gió muối.... Màu xanh đã là màu chủ đạo của bức tranh rất ấn tượng. Và để cho cảnh thêm sống động, in dấu riêng về vùng cực nam Tố quốc hoang dã, phong phú này, tác giả đã đưa vào bài những đoạn thuyết minh, giải thích thật thú vị về địa danh, về cách đặt tên các dòng sông, dòng kênh: rạch Mái Giầm, kênh Bọ Mắt, kênh Ba khía... Tên gọi không phải bằng những danh từ hoa mĩ, mà cứ theo đặc điểm riêng biệt của nó mà gọi thành tên. Điều này đã đẹm đến cho người đọc nhiều hiểu biết mới lạ và nhiều hứng thú.
Bức tranh còn được rạng rỡ và sống động hơn bởi sự ồn ào đông vui tấp nập, muôn màu muôn vẻ của chợ Năm Căn. Chợ mang nét đẹp riêng: vừa trù phú vừa độc đáo. Biện pháp liệt kê sử dụng rất hiệu quả, 12 chữ “những” trong đoạn văn đã gây ấn tượng về sự trù phú. Độc đáo hơn là chợ họp cả ban đêm ngay trên sông nước với những nhà bè như những phố nổi và những con thuyển bán hàng len lỏi mọi nơi, có thế mua mọi thứ mà không cần bước ra khỏi thuyền. Rồi sự đa dạng về màu sắc, trang phục, tiếng nói của người bán hàng thuộc nhiều dân tộc: người Hoa, Miên, người Chà Châu Giang... Rồi đến các món ăn đặc biệt trên thuyền mang hương vị cổ truyền của dân tộc xen với hương vị nước ngoài. Thật đậm đà và thú vị.!
Thiên nhiên trong Vượt thác có thể coi như là một cucín phim quay chậm vởi sự đổi thay của nó qua từng vùng khi con thuyền đi qua. Bức tranh thiên nhiên được thể hiện trong Vượt thác có những đường nét, âm thanh có phần mạnh mẽ, khẩn trương hơn bức tranh thiên nhiên trong Sông nước Cà mau bởi đây là cuộc vượt sông Thu Bồn với nhiều thác dữ chứ không phải cuộc du ngoạn xuôi dòng đến với chợ Năm Căn.
Cảnh thiên nhiên sông nước đã thay đổi theo con mắt nhìn cửa tác giả qua ba chặng. Con thuyền đi đến đâu thì cảnh hiện ra đến đấy. Đoạn ở vùng đồng bằng thì êm đềm, hiền hoà thơ mộng, thuyền bè tấp nập. Quang cảnh hai bên bờ thật rộng rãi, trù phú với những bãi dâu bạt ngàn, sắp đến đoạn có nhiều ghềnh thác thì cảnh vật hai bên bờ sông cũng thay đổi: vườn tược càng um tùm, những chòm cổ thụ đứng trầm ngâm lặng lẽ nhìn xuống nước, rồi núi cao đột ngột hiện ra như chắn ngay trước mặt. ở đoạn sông có nhiều thác dữ, tác giả chỉ tả một hình ảnh về dòng nước: Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn, nhưng sự hiểm trở và dữ dội của dòng sông vẫn hiện lên khá rõ qua việc miêu tả những động tác dũng mãnh của dượng Hương Thư và mọi người khi chống thuyền vượt thác, ở đoạn cuối dòng sông vẫn chảy quanh co giữa những núi cao, nhưng dường như đã bớt hiểm trở, và đột ngột mở ra một vùng ruộng đồng khá bằng phẳng như để chào đón con người sau cuộc vượt thác trở về với chiến thắng.
Nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên đó lả sự thống nhất cao độ giữa tả và kể với hai biện pháp nghệ thuật - so sánh và nhân hoá. Nổi bật nhất, đặc sắc nhất là hình ảnh miêu tả về các chòm cổ thụ ở đoạn đầu và đoạn cuối của bài văn. Ở đoạn đầu, khi con thuyền đã qua đoạn sông êm ả, sắp đến khúc sông có nhiều ghềnh thác thì phong cảnh hai bên bờ cũng đổi khác: Những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước, vừa như báo trước một khúc sông dữ hiểm, vừa như mách bảo con người dồn nén sức mạnh chuẩn bị vượt thác. Còn ở đoạn cuối, hình ảnh những chòm cổ thụ lại hiện ra trên bờ khi con thuyền đã vượt qua nhiều thác dữ, thì lại mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vẫy tay hô đám con cháu tiến về phía trước. Hình ảnh so sánh ở đây vừa thích hợp với tương quan giữa những cây to với những bụi cây lúp xúp xung quanh lại vừa biểu hiện được tâm trạng hào hứng, phấn chấn và mạnh mẽ của con người vừa vượt qua được nhiều thác ghềnh nguy hiểm, tiếp tục đưa con thuyền tiến lên phía trước. Cùng là những chòm cây cố thụ, cùng là so sánh với con người nhưng ở mỗi cách ví đã biểu hiện thêm những tầng nghĩa mới, góp phần tô đậm cho bức tranh phong cảnh sông nước và đôi bờ miền Trung rất thú vị.
Văn chương hay thật! Càng học, càng đọc thì vốn hiếu biết về đất nước và con người càng phong phú. Chỉ có hai bài văn tả về cảnh sông nước đã có hai “bức tranh” thiên nhiên với vẻ đẹp đặc sắc riêng: một vùng miền Trung vừa thơ mộng vừa dữ dội, khác nhiều so với thiên nhiên vùng mũi Cà Mau rộng lớn, hùng vĩ đầy sức sống hoang dã. Và mỗi vùng đất, mỗi con sông trên lãnh thố nước ta đều là những bức tranh “tuyệt đẹp” đang vẫy gọi chúng ta.
Chúc bạn học tốt!
Di tích có vai trò to lớn đối với sự phát triển lành mạnh và bền vững của cuộc sống đương đại. Bảo vệ và phát huy giá trị của di tích là nền tảng, là nguồn động lực cho sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước, là quyền lợi và trách nhiệm của mỗi người và của cả cộng đồng.
Mình kể về người thân nha bạn
Bài làm
"Sinh con ra trong bao nhiêu khó nhọc. Mẹ ru yêu thương con tha thiết".
Khi nghe ca khúc này, tôi chợt nhớ đến hình dáng đấng sinh thành, người đã sinh ra tôi, đã không ngại khổ nuôi tôi khôn lớn. Và đó chính là mẹ, người luôn đứng vị trí quan trọng nhất trong tâm trí tôi.
Thật vậy, trong gia đình, tôi thương nhất là mẹ vì mẹ đã luôn dành riêng cho tổ ấm này một tình thương bao la, không sao tả xiết. Thân hình nhỏ bé chăm chỉ làm việc cùng đôi bờ vai gầy gầy đã gánh bao nhiêu cực khổ khiến tôi thương mẹ lắm. Tôi yêu nhất đôi bàn tay hằng ngày khám bệnh cho bệnh nhân, tối về lại phải chăm sóc gia đình, nấu những bữa cơm nóng hổi rồi về đêm khi ánh trăng tròn lên cao, đôi bàn tay ấy chưa được yên giấc, tiếp tục vỗ vỗ quạt quạt ru chị em tôi chìm vào giấc ngủ và từ khuôn miệng xinh xắn của mẹ cất lên lời hát ru ngọt ngào mà tha thiết, đậm đà tình thương bao la cửa người mẹ dành cho những đứa con.
Mặc dù vất vả đến thế nhưng mẹ tôi chẳng than lấy một lời, mẹ quả thật là người cứng rắn, biết cam chịu một cách đáng khâm phục. Mẹ luôn cẩn thận trong mọi việc, hoàn thành tốt và biết chịu trách nhiệm từ những việc mình làm để làm gương tốt cho con cái. Tuy nhiên trong việc dạy dỗ con, mẹ là người rất nghiêm túc. Mẹ luôn chỉ bảo cho chị em tôi những cái hay cái tốt, từ những việc nhỏ nhặt như công việc nhà đến việc lớn như cách ăn nói sao cho đúng mực, thái độ và cách cư xử với mọi người sao cho phù hợp. Mẹ quan tâm đến mọi việc tôi làm, nếu có việc gì không vừa lòng mẹ liền trách và phân tích rõ cho tôi hiểu vì sao tôi không nên làm như vậy, tuy vậy tôi cũng không giận mẹ mà ngược lại, tôi thấy kính trọng mẹ nhiều hơn. Trong gia đình là thế nhưng ngoài xã hội, mẹ là người hiền lành, dễ hòa đồng, biết cách ứng xử trong mọi tình huống và điều đặc biệt ở mẹ khiến nhiều người quý mến là mẹ rất biết cách ăn nói cho vừa lòng mọi người.
Tôi thấy mình thật may mắn khi được làm con của mẹ.Tôi sẽ cố gắng học thật giỏi để không phụ lòng mẹ
Sao ko có kể về bạn thân đi, sao ko có tả ông già ăn xin!!!!!
*Tham khảo:
Trời mùa đông. Những trận gió rít vi vu vi vút. Cò sải cánh bay hối hả. Người Cò run lên vì rét, miệng khô khốc vì chưa được miếng gì vào bụng. Giữa đêm đen, có một mình bay lẻ loi. Nghĩ đến các gia đình khác giờ đây đang co tròn trong ổ rơm còn mình thì sải cánh kiếm ăn, Cò trào nước mất vì tủi cực. Cò nhắm mắt nhớ lại chuyện xưa. Hồi đó, Cò cũng nhàn hạ lắm chứ. Cò đâu phải đi suốt đêm, kiếm miếng ăn cơ cực như thế này. Chuyện khiến Cò lâm vào tình cảnh này chỉ có họ hàng nhà Cò và nhà Vạc biết. Ngày đó, Cò và Vạc là bạn thân, thường cùng nhau đi bắt tép. Cò chăm chỉ, thương con đói nên cố tìm bắt, còn Vạc nhác nhớn, không chịu tìm tôm cá. Vì vậy, suốt cả buổi mà Vạc chẳng bắt được con nào. Cò thi no bụng, lại còn đem mấy con cá thia cờ về cho đàn con nhỏ. Vạc thấy thế liền nghĩ bụng: “Nếu làm như Cò thì mệt lắm. Ta chỉ muốn được ăn một mình một ruộng". Thế là ngày đêm, Vạc nghĩ cách hại Cò. Một hôm, Vạc ra vẻ hốt hoảng:
– Ôi! Cái lông xinh đẹp của tôi đâu rồi.
Rồi Vạc khóc lóc, kể cho Cò nghe rằng con mình bị ốm, nó muốn có một cái lông Cò, rằng mình đi xin mãi mới được một cái lông Cò tuyệt đẹp.
Ai ngờ về đến đây thì cái lông Cò bị mất. Cò an ủi, nghiến răng rứt một cái lông ở cổ, đưa cho Vạc:
– Thôi! Chị đừng khóc nữa. Chị hãy cầm lấy cái lông này đem về cho cháu bé!
Vạc ra vẻ cảm động nhưng trong lòng hí hứng, nhủ thầm: “Thế là mày tiêu đời rồi Cò nhé”.
Vạc hối hả bay đến nhà kia, đậu trên nóc nhà, chén hết cá phơi, rồi nó đặt cái lông Cò cạnh đó, vội vã bay về nhà, nằm nghĩ đến cảnh Cò bị dân làng đánh đập.
Lại nói về nhà chủ bị mất cá. Khi thấy nong cá của mình sạch bóng, bà điên tiết lên, tìm dấu vết kẻ trộm. Bà thấy cái lông Cò nằm bên cạnh, bà cầm lấy, chạy ra cổng, chửi to:
– Mẹ cha nhà nó chứ, bà đã thương tình cho vào ruộng kiếm cá, lại còn ăn cắp. Từ nay thì đừng hòng bà cho ăn nữa nhé!
Hôm sau, Cò định sà xuống ruộng tìm cá thì từ trong bụi rậm, những viên đá nhỏ tới tấp ném vào người. Cò vội vã bay lêèn, ngạc nhiên trước thái độ của bá chủ nhà. Nó vừa bay vừa nghĩ xem tại sao mình bị như thế. Đến ruộng khác, nó đậu xuống định tìm cá, nhà chủ cũng vác sào đuổi đi. Cò vừa bay lên thì nghe một giọng mỉa mai:
– Định ăn trộm xoá vết, ai ngờ đề lại chiếc lông.
Cò nghe và hiểu ra tất cả. Cò không ngờ Vạc đối xử với mình như thế. Cò đau khổ vì tình bạn của mình dành cho Vạc đã bị lợi dụng. Vậy mà bấy lâu Cò tin tưởng vào tình bạn đó. Giờ đây, Cò thấy mất hết cả niềm tin vào tình bạn.
Từ đó, Cò không làm bạn với ai nữa. Suốt ngày, ru rú trong tổ, không dám ra ngoài. Nhìn đàn con há miệng vì đói, Cò đau thắt ruột. Cò ghé mắt nhìn ra ngoài, bà Cốc đang bay cùng lũ con. Dưới ao, chị Vịt đang hướng dẫn lũ con tập bơi, dáng bộ vui vẻ. Cò rơm rớm nước mắt khi nghĩ từ nay, nhìn không dám ra đón ánh nắng vàng rực nữa. Rồi đây, các con Cò sẽ không được no đủ như trước. Cò biết làm gì đây?
À! Phải rồi, chờ đến đêm mình sẽ đi kiếm thức ăn về cho con. Cò chợt thấy một tia hy vọng nhói lên trong lòng. Từ đó đêm đêm, cò bay đi kiếm ăn. Lần đầu làm quen với bóng tối, Cò run rẩy, sợ sệt. Nhưng rồi đang nghĩ đến các con đang đói đợi mẹ về, Cò lại sải cánh bay. Nhưng thường nó không kiếm được nhiều vì không quen ăn đêm. Cò hay phải ăn đói vì còn phái dành đem về cho con. Nhìn đàn con háo hức há mỏ đớp vội vàng vài con tép, Cò sung sướng trào nước mắt, quên cả đói. Cò hy vọng đêm nào cùng có thức ăn về cho đàn còn nhỏ dù ít còn hơn không.
Cò bừng tỉnh khỏi dòng suy nghĩ triền miên bởi tiếng ú ớ mê ngủ của một chú chim gần đấy. Trời tối đen như mực, Cò không còn biết mình đang bay ở đâu. Nó đậu xuống một nơi mà chẳng biết là chỗ nào.
May quá! Một cánh đồng. Cò sục sạo tìm tôm tép. Mỏ tím rát vì rét mà Cò chẳng bắt được gì. Gà gáy canh hai mà Cò mới mò được một con cá nhỏ. Cò kiếm tìm hối hả. Chợt chân Cò đụng phải một vật gì rắn, mừng rỡ reo lên:
– A! Một con cua. Thế là con ta có miếng ăn rồi.
Sau đó, Cò bay ngay về với lũ con. Trời mịt mù, đen tối, gió rít lên từng trận. Cả người Cò run lên. Cò đáp xuống một cành cây. Ai ngờ, vừa đậu xuống thì cành cây gẫy rắc. Cò chới với rồi lộn cổ xuống ao. Ao sâu, Cò lạnh cóng, không còn sức vỗ cánh. Cò nhìn lên trời, nước mắt tuôn chảy khi nghĩ đến lũ con đang đói. Cò nức nở, mắt nhoà đi. Bỗng nghe có tiếng chân người. Cò vật mình trong bóng đêm rồi người Cò được nâng bổng lên. Một giọng đàn ông:
– A ha! Ta có bữa ăn rồi.
Cò dùng tàn sức, thều thào: “Ông ơi… tôi… Van ông. Ông làm ơn… xáo tôi với nước… trong kẻo con tôi sẽ… nghĩ không… tốt về tôi”.
Giọng người đàn ông sang sảng:
– Được ta sẽ chiều ý miễn là ta được một bữa ngon.
Cò mím cười, gục xuống sau khi trăn trối:
– Các con ơi… hãy… sống cho… trong sạch.
Cò chết đi, các con Cò đã hiểu ra tất cả. Chúng ghi nhớ lời mẹ dặn.
Từ đó, các bà thường hay ru cháu:
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ông ơi ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.
Mặt trời đã lên cao, nắng vàng trải khắp cánh đồng. Một tia nắng chiếu qua lỗ hổng trên mái nhà, rọi vào mắt Cò mẹ khiến nó bừng tỉnh. Nó đưa đôi mắt mệt mỏi nhìn lũ con. Góc nhà mấy chú cò con đang đói, nằm xoã đôi cánh chưa mọc đủ lông, kêu khe khẽ. Nhìn lũ con, Cò mẹ thật đau lòng. Nó cố gượng ngồi dậy, rồi chệnh choạng đứng lên. Nó nghĩ "Không thể đế mấy đứa con nhỏ đáng thương của ta chết đói được!" . Ý nghĩ ấy cho Cò mẹ thêm sức lực. Nó khoác tay nải lên vai dặn dò mấy đứa con vài câu rồi ra đi.
Đang giữa mùa hè, khí trời oi bức,ngột ngạt. Bỗng nhiên trời tối sầm, rồi gió nổi lên dữ dội.Cò mẹ chao đảo. Nó cố chới với, nó cố sức bay đi. Nó thất thanh cất tiếng kêu cứu. Tiếng kêu cứu của nó lẫn trong tiếng gió gào, tiếng mưa rơi. Nó tuyệt vọng nghĩ đến đàn con. Nhưng may thay, nó bám được vào một cái bè tre. Nó cố sức bám vào bè. Trên bè có một cái nhà to rộng quá, nó gõ cửa nhưng chẳng ai thưa. Nhà không có người. Nó đánh liều chui vào tránh mưa gió. Vì quá mệt và đói, cò mẹ thiếp đi lúc nào không hay.
Khi Cò mẹ tĩnh dậy, nó kinh hoàng thấy mình nằm trong một cái lồng sắt. Gần đó, một người đàn ông tướng mạo dữ tợn đang mài dao. Nó càng kinh hoàng hơn khi. nghĩ đến kết cục bi thảm sắp xảy ra với nó. Nó không sợ chết. Nhưng nghĩ đến đàn con, nó đau đớn quá. Nước mắt nó trào ra ướt đẫm cổ. Vừa lúc đó người đàn ông quay lại. Hắn quát.
- Khóc à? Khóc tao cũng giết thịt.
Bỗng có tiếng ồn ào ngoài ngõ. Rất nhiều người kéo đến. Họ hỏi:
- Con cò kia làm sao mà lại bắt nhốt nó thế?
Gã đàn ông nói:
- Nó là một đứa ăn trộm. Tôi sẽ giết nó.
Cò mẹ sửng sốt, nó vội thanh minh:
- Thưa ông, không phải tôi là kẻ trộm, tôi đang đi kiếm tép cho con tôi.
Hắn trừng mắt:
- Đồ trơ tráo, vừa ăn cắp vừa la làng. Chính tao bắt được quả tang mày đang lấy trộm thức ăn của tao. Còn cãi à?
Cổ họng Cò mẹ nghẹn ứ lại. Nó uất quá không nói được. Mọi người la lên:
- Đúng đấy, giết nó đi, quân ăn trộm.
- Đồ xấu xa, chết cho đáng đời.
Họ thi nhau kết án và nguyền rủa nó. Cò mẹ đau đớn. Chao ôi, tiếng tăm rồi sẽ lan đi khắp nơi! Thật tội nghiệp cho lũ con của ta, nếu chúng nghe được những lời này, chúng sẽ đau lòng biết bao.
Biết không thể thoát chết Cò mẹ run rẩy đề nghị:
-Tôi tha thiết cầu khẩn ông chiếu cố lời cầu xin của một con người tội nghiệp sắp chết.
Gã đàn ông hất hàm:
- Nói đi!
Cò mẹ nói tiếp:
- Xin ông hãy xáo tôi bằng nước múc ở đầu nguồn con suối trên ngọn núi xanh.
Mọi người đứng quanh cười vang:
- Vẽ chuyện, nước nào chả là nước, còn kén chọn cả cái nước để xáo thịt. Chết rồi thì biết gì mà kén nước trong với chả nước đục.
Nhưng nghĩ đến lời nguyền rằng khi bị chết oan được tắm gội (trong tình hình này thì là xáo thịt) bằng nước của con suối đó thì nỗi oan sẽ được giải nên cò mẹ cứ khẩn thiết cầu xin.
Cuối cùng, lời đề nghị của cò mẹ được chấp nhận.
~HẾT~
Bài này chỉ để tham khảo, mình có sửa đôi chút, nó hơi hoang đường quá nhưng mong rằng nó sẽ giúp được bạn
Đề 1:
Chắc bạn đã tới thăm Hồ Tây? Bạn có còn nhớ huyền thoại về hồ Xác Cáo, về huyền tích Trâu Vàng? Bạn đã đến thăm hồ Ba Bể lần nào chưa, nhưng chắc bạn còn nhớ câu hát của bà, lời ru của mẹ:
"Bắc Cạn có suối đãi vàng,
Có Hồ Ba Bể, có nàng áo xanh". (Ca dao)
Lần này, xin mời bạn đến tham quan hồ thủy điện Thác Bà của quê hương mình nhé. Nước ta hiện nay có hàng chục nhà máy thủy điện, tương lai sẽ có đến hàng trăm. Nhà máy thủy điện Thác Bà tuy công suất còn khiêm tốn, nhưng nó là đứa con cả của thủy điện Việt Nam đấy các bạn ạ!
Hồ Tây chỉ rộng có 535 mẫu tây thì hồ thủy điện Thác Bà rộng tới hàng hai vạn bốn nghìn héc ta, chứa trong lòng nó 1301 hòn đảo đấy nhé. Khi trời nổi gió, những lớp sóng cồn cao tới hai, ba mét. Đáy hồ ngày nay là một khúc của con sông Chảy ngày xưa đấy. Năm 1973, lần đầu tiên nhà thơ Quang Dũng khi đến thăm Thác Bà đã ngưỡng mộ ngợi ca là " Đại hồ trên cao nguyên".
Thăm thủy điện Thác Bà, thú nhất là ngồi ca nô du lịch, đến chơi nhà nổi của đội cá Mông Sơn. Xung quanh nhà nổi là mấy chục con thuyền, ca nô và bè cá. Trong nắng chiều, những cheo lưới, vàng lưới phơi trên những con sào dài, bay nhấp nhánh trong nắng lụa. Ngư phủ là những chàng trai tuổi ngoài hai mươi, bắp tay bắp chân cuồn cuộn, ngực nở vòng cung như đô vật, có thể bơi hàng giờ từ đảo này qua đảo khác, vượt qua vài cây số như chơi.
Bình minh đi chơi hồ, du khách có cảm giác chiếc ca nô như được lướt trên một mặt nước thủy ngân để lại phía sau một luồng sóng vàng cuồn cuộn. Gió mát rượi như muốn nâng hồn người bay lên.
Tháng 7 tháng 8, hồ Thác Bà thường có nhiều gió xoáy và những cơn dông bất chợt. Sóng lượn qua những đảo, cuồn cuộn dâng lên ào ào có thể lật úp những ca nô, những thuyền đánh cá trong chớp mắt. Độ nửa giờ sau, mưa tạnh, mặt hồ lại êm ả xanh lơ. Những núi đảo gần xa như hàng trăm chiếc nấm khổng lồ màu nâu thẫm hiện ra giữa mênh mông trời nước.
Mùa thu thì ở hồ nào cũng đẹp. Hồ Thác Bà đêm thu rất đẹp. Trăng sáng vằng vặc, muôn ngàn vì sao nhấp nhánh soi xuống lòng hồ. Trời trong xanh, nước trong xanh, bao la mênh mông. Du khách như cảm thấy mình đang bồng bềnh trôi giữa cõi thiên hà bát ngát. Nước hồ Thác Bà làm cho làn da dịu lại, rì rầm vỗ vào vách đảo, vách núi. Cái âm thanh ấy hòa cùng tiếng mõ rừng chiều, tiếng xe trâu...trên đoạn đường Lục Yên Châu nào vọng tới, vừa quen vừa lạ.
Những ngày mưa lũ, cây cối, củi cành cuồn cuộn trôi về. Mặt hồ dâng cao ba bốn mét. Nước hồ đã ngả sang màu đục vì thác, suối đang bào mòn đất đỏ, đất vàng đổ vào hồ. Những đàn cá đang về theo củi, cành lá rừng và bọt nước. Săn cá lũ là hoạt động hào hứng nhất của anh chị em đội cá Mông Sơn. Dậy từ lúc gà gáy. Dầm mưa suốt cả ngày. Cá từng đàn, từng đàn, như nước mã hồi về phía hạ nguồn.
Những đàn chiên, măng nheo, anh vũ, mè, trôi, trắm, chép đang từng đàn cuồn sóng lên mà xuôi. Bầy cá chiên, có cái đầu to như quả dừa, thịt vàng tựa lòng đỏ trứng gà, thơm ngon, rắn chắc mà đậm, bùi. Những con cá quất có hai cái râu như hai chiếc ăng - ten, có con to một hai yến, hai cái ngạnh màu vàng nhọn hoắt chĩa về phía trước, trông như một tên thủy tặc! Những con cá trắm cỏ, cá mè hoa, có con nặng đến hàng yến...là nguồn lợi lớn về thủy sản bấy lâu nay trên "đại hồ cao nguyên".
Đề 2
Vào giữa năm học lớp sáu chúng tôi được nhà trường báo là sẽ có cô giáo chủ nhiệm mới. Chúng tôi khá lo lắng vì cô giáo chủ nhiệm còn là cô giáo dạy văn mà tình hình học văn của chúng tôi cũng khá kém thế nên những buổi sinh hoạt lớp chắc chắn sẽ khiến chúng tôi cảm thấy rất sợ hãi đây
Đầu tuần chúng tôi cũng đã có những tiết học văn đầu tiên với cô giáo chủ nhiệm mới. Chúng tôi nhận xét cô là một giáo viên giỏi cô dạy rất hay và cô cũng rất hiền. Thế nhưng chúng tôi cũng khá là lo lắng khi thường thì cô giáo chủ nhiệm sẽ nhân những giờ ra chơi để nói về công việc học tập của lớp nhưng cô thì lại không nói gì về chuyện đó cả khiến chúng tôi càng cảm thấy lo lắng về buổi sinh hoạt lớp đầu tiên với cô giáo chủ nhiệm mới.
Hôm ấy như thường lệ là tiết cuối cùng của ngày thứ bảy nên chúng tôi ở lại để sinh hoạt lớp. Đối với chúng tôi đây là một giờ khá căng thẳng nên chúng tôi khá lo sợ. Một lát sau khi cô giáo đã họp với nhà trường về những việc cần làm trong tuần tới, cô giáo lên lớp để bắt đầu buổi sinh hoạt lớp.
Đầu tiên cô cho gọi các tổ trưởng báo cáo tình hình của tổ mình trong tuần vừa qua. Các bạn tổ trưởng bạn nào bạn ấy đều rất nhanh nhẹn báo cáo cho cô. Nói chung tình hình học tập của lớp tôi khá là tốt. Đến phiên bạn tổ trưởng nhận xét thì bạn nói lớp có bạn An của tổ chúng tôi xin nghỉ đã hai ngày nay do bạn phải đi viện. Sau phần báo cáo của bạn lớp trưởng cô có vẻ khá lo lắng cô nói hôm sau cô và chúng tôi sẽ đến nhà bạn động viên để bạn sớm phục hồi sức khỏe để nhanh chóng đi học lại. Nghe cô giáo nói đứa nào cũng đồng tình với cô và hứa sẽ đến thăm bạn. Sau phần phổ biến tình hình vừa qua của lớp cô đánh giá lại một lần nữa những ưu khuyết điểm của chúng tôi. Cô không khắt khe phạt nặng chúng tôi mà cô dùng những lời lẽ quan tâm hỏi thăm chúng tôi tại sao lại để tình trạng đó xảy ra. Trước những cử chỉ ấy của cô chúng tôi cảm thấy mình thật có lỗi vì đó chỉ là những việc đơn giản thôi mà chúng tôi lại không để ý.
Sau đó cô triển khai những công việc mà chúng tôi phải làm trong tuần tới. Khi cô nói đến tuần tới trường ta sẽ tổ chức buổi liên hoan văn nghệ để chào đón ngày 20/11 cả lớp chúng tôi ùa lên thích thú. Chả là chuyện văn nghệ thì lớp chúng tôi thích lắm vì lớp có rất nhiều bạn mà chúng tôi hay gọi là giọng ca vàng mà. Cô thấy lớp tôi rất sôi động về vấn đề này nên cô cũng rất thích thú, cô nói mỗi tổ hãy chọn một bạn hát hay nhất để biểu diễn cho cả lớp xem thử để lấy biểu quyết. Thế là buổi sinh hoạt lớp càng sôi động hơn chúng tôi đứa nào đứa đấy mặt cũng hớn hở chọn ra giọng ca mà mình thích nhất. Cô cũng thường xuyên nhắc lớp giữ trật tự chút để lớp khác sinh hoạt, mỗi lần như thế chúng tôi lại im phăng phắc nhưng cũng chỉ một lát sau là đâu lại vào đấy cả. Cô đi đến từng tổ hỏi chúng tôi đã chọn ra ai thích hợp chưa. Khoảng mười lăm phút sau những giọng ca vàng của mỗi tổ đã lên biểu diễn. Bạn nào hát cũng hay, sau mỗi tiết mục của mỗi bạn là tiếng hò reo của cả lớp khiến cho không khí lớp chúng tôi càng sôi nổi hơn. Cuối cùng bạn được bình chọn nhiều nhất là bạn Dung bạn hát bài bụi phấn quả thật rất hay và rất ấm áp. Cô giáo cũng đồng tình với sự lựa chọn của chúng tôi đồng thời cô cũng nhắc nhở Dung là về phải tập hát thêm nữa để có thể dinh quà về cho lớp, Cô cũng nhắc bạn sắp đến ngày biểu diễn rồi nên cần phải giữ giọng để biểu diễn cho thật tốt.
Buổi sinh hoạt lớp thực sự rất cần thiết đối với mỗi lớp học, nếu không có hoạt động này lớp học sẽ thiếu đi nền nếp của cả một tập thể, không có sự tổng kết của một tuần học từ đó sẽ không nhận ra những khuyết điểm cần phải khắc phục của cả lớp để từ đó đưa lớp đi lên tiến bộ hơn. Bên cạnh đó những buổi sinh hoạt như thế đã khiến chúng tôi hiểu rất nhiều về cô hơn và cũng khiến lớp chúng tôi củng cố được tinh thần đoàn kết hơn.
a, (mk làm bài này rồi nhưng mk lập dàn ý hơi ngắn, bạn thồn cảm)
1. Mở bài:
- giới thiệu hoàn cảnh xảy ra sự việc
2. Thân bài
- Diễn biến sự việc
+ Hoàn cảnh khiến em mắc lỗi
+ Khi mắc lỗi gây ra hậu quả gì
+ Em suy nghĩ gì về việc làm của mk?
3. Kết bài:
- Nêu cảm nghĩ của em về việc làm
- Rút ra bài học
- Quyết tâm sửa chữa lỗi lầm
Dàn ý:
MB: Giới thiệu về việc tốt mà em đã làm, nó gây ấn tượng với em ntn. Kết quả của nó ra sao ... (giới thiệu một cách khái quát).
TB:
- Đó là việc gì?
- Thời gian, địa điểm?
- Gồm có những ai (tất nhiên là có em) ?
- Có ai khác ngoài cuộc chứng kiến ko?
- Người được em giúp có cảm xúc ntn? Điều đó làm em xúc động ra sao?
- Những điều em suy nghĩ.
KB: Chốt lại vấn đề. Định hướng cho những việc làm sau này của mình.
Chuyến đi tham quan cố đô Hoa Lư - Ninh Bình vừa qua đã để lại trong em những ấn tượng sâu sắc. Em nhớ mãi cảm xúc phấn khởi, hăng say và ngạc nhiên thích thú trong chuyến đi ấy.
Vào một sáng cuối xuân, đầu hạ, khi bầu trời còn đẫm sương đêm, đoàn xe tham quan của trường em đã bắt đầu chuyển bánh. Những chiếc xe đầy ắp tiếng cười lướt nhẹ qua cây cầu bắc ngang sông Đáy hiền hòa, trong vắt, rồi tiếp tục bon bon trên quốc lộ 1. Xa xa, sau làn sương mòe, dãy Non Nước hiện lên đẹp như một bức tranh phong cảnh. Chúng em đều cảm thấy hồi hộp vì tuy nghe tiếng đã lâu nhưng chưa ai được đặt chân tới mảnh đất quê hương cờ lau dẹp loạn này bao giờ. Tiếng cười nói trong xe tạm lắng xuống, nhường chỗ cho những ánh mắt háo hức, chờ đợi ...
Hoa Lư đây rồi! Kinh đô đầu tiên của nước Đại Việt chính là đây. Toàn bộ khu di tích nằm trong một vùng đất trũng lòng chảo, xung quanh bao bọc bởi những ngọn núi trùng điệp. Thiên nhiên đã khéo sắp đặt cho nơi này một cảnh quan hùng vĩ, vừa có sông nước vừa có núi non. Phong cảnh hữu tình biết mấy!
Đến Hoa Lư hôm nay, em không còn được nhìn thấy những cung điện nguy nga, những thành cao hào sâu… nhưng mỗi tấc đất, mỗi ngọn núi nơi đây đều ghi đậm dấu ấn vẻ vang của một thời kì lịch sử oai hùng. Kia là núi Cột Cờ cao hơn 200 mét như một chân đế khổng lồ để vua Đinh dựng cờ khởi nghĩa. Đây là ngòi Sao Khê chảy qua hang Luồn, là nơi thủy quân ta luyện tập. Chúng em còn đi thăm hang Muối, hang Tiền với những nhũ đá lóng lánh. Nghe nói đây là kho dự trữ, nguồn cung cấp quân lương cho Đinh Bộ Lĩnh ngày xưa.
Giữa khu di tích Hoa Lư có đền thờ Đinh Tiên Hoàng. Ngôi đền sừng sững, mái cong vút, lợp ngói hình vảy cá, rêu xanh đã phủ dày dấu thời gian. Cột đền làm bằng những cây gỗ to, một vòng tay ôm không hết. Ngoài sân rồng còn lưu lại dấu tích bệ đặt ngai ngự của vua. Đó là một phiến đá to, bằng phẳng. Các nghệ nhân tài hoa thuở trước đã khéo léo khắc chạm lên mặt đá hình rồng bay rất đẹp. Xung quanh là hình con nghê, hình chim phượng cao quý và dũng mãnh tượng trưng cho quyền uy của nhà vua. Chúng em ngắm chiếc sập đá lòng thầm khâm phục những bàn tay tài hoa của ông cha thuở trước.
Sâu trong chính cung là tượng Đinh Tiên Hoàng đang ngự trên ngai. Nhà vua mặc áo thêu rồng, đội mũ bình thiên, bàn tay xòe rộng đặt nhẹ trên gối, vẻ cương nghị đọng lại ở đôi môi mím chặt, đôi mắt mở to nhìn thẳng. Thắp một nén hương tưởng niệm, chúng em kính cẩn dâng lên vị vua đã có công xây dựng Hoa Lư thành kinh đô của nước Đại Việt.
Tạm biệt đền Đinh Tiên Hoàng, chúng em đến thăm đền thờ vua Lê, ở phía bên trái khu di tích. Vua Lê vận long bào, đội mũ miện vàng, đeo kiếm ngang lưng trông rất oai nghiêm. Trong khu vực đền thờ còn có bức tượng một người phụ nữ phúc hậu đoan trang. Đó là thái hậu Dương Vân Nga, bậc liệt nữ có một không hai trong lịch sử nước nhà. Bà đã ghé vai gánh vác sự nghiệp cả hai triều Đinh – Lê. Những vị được tôn thờ ở đây đều là những con người kiệt xuất, mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.
Không có thời gian để leo núi, chúng em đứng trong thung lũng, ngẩng đầu nhìn bốn phía để cảm nhận rõ thêm vị thế hiểm trở của cố đô. Có bạn đã giở sổ tay, đưa nhanh vài nét kí họa. Nhiều tiếng bàn bạc sôi nổi về phong trào cờ lau dẹp loạn thuở nào.
Trời đã xế chiều. Chúng em lưu luyến ra về và nuối tiếc vì chưa bẻ được mấy bông lau làm cờ cho xe mình thêm khí thế. Tạm biệt Hoa Lư, chúng em hiểu thêm về lịch sử dân tộc và cảnh đẹp đất nước. Chuyến đi tham quan này đã trở thành đề tài cho những cuộc trò chuyện sôi nổi ở lớp em suốt những ngày sau đó.
Đầu tháng vừa qua, trường em tổ chức cho học sinh di thăm khu di tích Tháp Chàm ở Mỹ Sơn. Đó là chuyến đi rất vui và thú vị.
Sáu giờ sáng, tất cả các bạn học sinh khối sáu đã có mặt đông đủ tại trường cùng với các thầy cô chủ nhiệm của mỗi lớp. Cùng tham dự chuyến tham quan còn có các thầy cô trong Ban Giám hiệu. Chỉ cần năm phút ra lệnh, sáu chiếc xe ca to đùng đã đầy ắp các bạn học sinh, ai nấy đều hớn hở, vui vẻ, khuôn mặt không dấu được sự háo hức hân hoan.
Con đường đi thật dài, từ Thành phố Đà Nẵng chúng em phải vượt gần bảy chục km mới tới khu di tích Mỹ Sơn. Khi đến chân núi khu tháp mọi người phải xuống đi xe chuyên dụng của khu di tích. Loại xe ca quá to, đường bé, dốc không lên được. Chúng em chia thành từng nhóm nhỏ, mỗi nhóm mười người lên một xe, con đường đi lên thật ngoằn ngoèo, len dưới rừng cây, hai bên là vách núi, gió thổi dào dạt. Cách khu di tích không hơn một cây số nữa chúng em phải xuống đi bộ vì xe không thể lên tới nơi. Ấn tượng đầu tiên của em là khi đặt chân tới Mỹ Sơn là sự hoang tàn đổ nát thảm nghiêng, hoang vắng. Những đền thờ, những tượng đài những tảng đá phủ đầy phong rêu nằm im lìm trong không gian u tịch.
Lúc nãy trên đường vào, đứa nào đứa nấy cười đùa râm ran thế mà giờ đây trở nên im lặng. Giọng cô thuyết minh trầm trầm giới thiệu.
Đây là khu đền thờ của người Chăm ngày trước, nó đã có mặt cách đây khoảng 7 thế kỉ. Qua biến động của thời gian, nó đã bị hoang phế và đổ nát đi gần hết, nay chỉ còn lại một số ít, nhưng chúng ta vẫn thấy rằng đây là những công trình kiến trúc vô cùng độc đáo, mà người Chăm đã tạo dựng lên.
Những đền thờ ở đây được xây dựng rất lạ, theo hình chóp dưới rộng và trên nhỏ dần, nhỏ dần lại đến lúc kín bưng. Mỗi đền thờ diện tích chỉ khoảng chừng hai mươi mét vuông được xây bằng gạch. Điều độc đáo là không biết người xưa đã dùng chất liệu gì để cho các viên gạch chồng xếp lên nhau, mà ngày nay ta nhìn vào không thể phát hiện ra được, ở những nơi đổ nát người ta đã trùng tu lại, nhưng xem ra kĩ thuật hiện đại của người nay không bằng kĩ thuật thô sơ của người xưa. Những lớp gạch trùng tu chỉ sau vài ba tháng đã trở nên hoen ố rêu phong, còn những lớp gạch cách đây cả gần chục thế kỉ thì vẫn cứ đỏ au như mới.
Chúng em thơ thẩn đi khắp mọi nơi, những nơi các nhà khảo cổ đang khai quật và trùng tu lại chỉ đang đứng ngoài chiêm ngưỡng. Đến lúc ra về, cả đoàn ghé vào khu hội trường để thưởng thức những điệu múa, bài hát của dân tộc Chăm, thật sinh động và hấp dẫn.
Chia tay với Mỹ Sơn, lòng em bồi hồi nhớ về một thời quá khứ, tự hào về những gì mà cha ông đã tạo dựng lên. Khu di tích Mỹ Sơn đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Khi nó được trùng tu xong sẽ là một địa điểm tham quan hấp dẫn của khách tham quan trong nước và nước ngoài. Xe đã chạy xa em còn ngoái đầu nhìn lại những chiếc tháp khuất dần, khuất dần sau những rặng cây.
Mỹ Sơn ơi! Hẹn ngày gặp lại.