Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em sinh ra ở một vùng quê thanh bình. Nơi đây có không khí trong lành. Những cánh đồng thẳng cánh có bay. Con đê đầu làng luôn xanh mướt cỏ non. Cứ chiều về, chúng em lại rủ nhau ra đê chơi thả diều, bắn bi. Ngày hôm nay, quê hương ngày càng phát triển hơn. Những con đường đất đã được đổ bê tông phẳng lì. Nhiều ngôi nhà cao tầng mọc lên san sát. Nhưng những cánh đồng vẫn còn đó. Em yêu quê hương của mình biết bao nhiêu.
Tham khảo trên https://download.vn/ta-ve-que-huong-noi-em-dang-o-40744
Mình kể về người thân nha bạn
Bài làm
"Sinh con ra trong bao nhiêu khó nhọc. Mẹ ru yêu thương con tha thiết".
Khi nghe ca khúc này, tôi chợt nhớ đến hình dáng đấng sinh thành, người đã sinh ra tôi, đã không ngại khổ nuôi tôi khôn lớn. Và đó chính là mẹ, người luôn đứng vị trí quan trọng nhất trong tâm trí tôi.
Thật vậy, trong gia đình, tôi thương nhất là mẹ vì mẹ đã luôn dành riêng cho tổ ấm này một tình thương bao la, không sao tả xiết. Thân hình nhỏ bé chăm chỉ làm việc cùng đôi bờ vai gầy gầy đã gánh bao nhiêu cực khổ khiến tôi thương mẹ lắm. Tôi yêu nhất đôi bàn tay hằng ngày khám bệnh cho bệnh nhân, tối về lại phải chăm sóc gia đình, nấu những bữa cơm nóng hổi rồi về đêm khi ánh trăng tròn lên cao, đôi bàn tay ấy chưa được yên giấc, tiếp tục vỗ vỗ quạt quạt ru chị em tôi chìm vào giấc ngủ và từ khuôn miệng xinh xắn của mẹ cất lên lời hát ru ngọt ngào mà tha thiết, đậm đà tình thương bao la cửa người mẹ dành cho những đứa con.
Mặc dù vất vả đến thế nhưng mẹ tôi chẳng than lấy một lời, mẹ quả thật là người cứng rắn, biết cam chịu một cách đáng khâm phục. Mẹ luôn cẩn thận trong mọi việc, hoàn thành tốt và biết chịu trách nhiệm từ những việc mình làm để làm gương tốt cho con cái. Tuy nhiên trong việc dạy dỗ con, mẹ là người rất nghiêm túc. Mẹ luôn chỉ bảo cho chị em tôi những cái hay cái tốt, từ những việc nhỏ nhặt như công việc nhà đến việc lớn như cách ăn nói sao cho đúng mực, thái độ và cách cư xử với mọi người sao cho phù hợp. Mẹ quan tâm đến mọi việc tôi làm, nếu có việc gì không vừa lòng mẹ liền trách và phân tích rõ cho tôi hiểu vì sao tôi không nên làm như vậy, tuy vậy tôi cũng không giận mẹ mà ngược lại, tôi thấy kính trọng mẹ nhiều hơn. Trong gia đình là thế nhưng ngoài xã hội, mẹ là người hiền lành, dễ hòa đồng, biết cách ứng xử trong mọi tình huống và điều đặc biệt ở mẹ khiến nhiều người quý mến là mẹ rất biết cách ăn nói cho vừa lòng mọi người.
Tôi thấy mình thật may mắn khi được làm con của mẹ.Tôi sẽ cố gắng học thật giỏi để không phụ lòng mẹ
Sao ko có kể về bạn thân đi, sao ko có tả ông già ăn xin!!!!!
1. Ke ve mot chuyen ve que
Mở bài:Lý do ra thành phố?, Đi với ai ? Ấn tượng chung ?
Thân bài:
+ Trước khi lên đường:
. Tâm trạng
. Việc chuẩn bị
+ Lên đường:
. Không khí trên xe
. Quang cảnh hai bên đường
+ Đến nơi:
. Quang cảnh chung
. Diễn biến cuộc tham quan ( nghe thuyết minh, quan sát thực tế, chụp hình lưu niệm, mua sắm, xem văn nghệ?)
. Tâm trạng
Kết bài:
Cảm nghĩ sau chuyến đi
sao bạn lại hỏi cái này?
nếu bạn ko biết thì có thể hỏi computer đc màk?
vì làm ra dài dòng lắm
nè:)))
Thứ hai tuần trước bố em nói nếu được điểm cao bố sẽ dẫn em đi về quê.Em rất hào hứng và cuối cùng em đã được điểm cao và đã dẫn em về thăm quê.
Sau một thời gian học hành mệt mỏi, cuối cùng em cũng đã được xả hơi. Quê ngoại là nơi em luôn mong được về chơi. Em rất nhớ ông bà ngoại và họ hàng.
Quê ngoại em là một miền quê yên bình, tĩnh lặng , không ồn ào như thành phố Hà Nội. Suốt chặng đường đi, em luôn háo hức, mong chờ. Cũng lâu lắm rồi em mới được về thăm ngoại. Hai bên đường về nhà ngoại lúa xanh mướt, thoang thoảng mùi thơm của lúa lúc trổ đòng! Xa xa là bóng hình những chú bò, trâu đang chăm chỉ gặm cỏ. Các chú rất khoái món cỏ bởi cỏ cũng xanh và "ngon" như lúa vậy! Các bác nông dân đang ngồi nghỉ bên bờ, ai cũng nở nụ cười rất tươi dù trên trán vẫn lấm tấm những giọt mồ hôi. Gặp ai bố em cũng chào rất nhiệt tình. Mọi người ở đây rất than thiện và mến khách
Về tới nhà ngoại, em đã thấy ngoại đón sẵn ở cổng. Ngoại lo em và bố mẹ mệt nên chuẩn bị sẵn chiếc chiếu ngoài hiên để cả nhà ngồi nghỉ. Nhưng em không thấy mệt tí nào, dù đường có hơi xa một chút, em vẫn cảm thấy "sung sức" lắm! Nhìn ngoại ngày một già đi, em thương ngoại lắm! Mái tóc ngoại bạc hết rồi, chỉ còn lưa thưa vài sợi đen. Ngoại vuốt tóc em, hỏi em súc khoẻ, học tập và dặn dò em rất ân cần.
Nghỉ một lát em ra vườn.Chà! Bao nhiêu là cây trái trong vươn đều tươi tốt đều là do bàn tay ngoại trồng và chăm bón.Thích thật ! được tự tay ra hái bao nhiêu là xoài, vải, na,..
Ngoại có nuôi một chú mèo rất dễ thương. Em chơi với chú mãi mà không thấy chán. Buổi tối em phụ ngoại nhặt rau nấu cơm. Bữa cơm tối hôm đó, cả nhà em quây quần bên nhau. Thấy ngoại cười hạnh phúc, lòng em cũng tràn ngập xúc động. Em thương ngoại lắm , năn nỉ ngoại lên ở cùng gia đình mà không được. Ngoại nói ngoại ở quê quen rồi, ngoại không muốn đi ở nơi khác.
Hôm sau em phải chia tay ngoại và trở về thành phố ,em cảm tháy lưu luyến, muốn ở lị thật lâu. Chỉ mong hè tới thật nhanh để em có thể về thăm ngoại được lâu hơn.
đề 1
Quê nội em ở rất xa thành phố nên chẳng mấy khi em được về thăm. Năm nay dù dã mười hai tuổi nhưng em cũng mới chỉ được về thăm ông bà nội có một lần. Lần ấy lâu lắm rồi, từ khi em còn nhỏ lắm nên hầu như em chẳng nhớ điều gì nữa. Thế nhưng tuần vừa qua, cảm ơn những ngày nghỉ của bố, em đã được về quê nội.
Bố báo tin mừng trước ba ngày. Ba ngày là khoảng thời gian quá lâu để hâm nóng niềm vui và chờ đợi. Thế rồi cuối cùng em cũng chờ được đến lúc lên tàu. Chuyến tàu hôm ấy đông đúc và ồn ã lắm. Dường như em có cảm giác ai cũng về quê thì phải. Con tàu lăn bánh rời khỏi sân ga trong một niềm vui mừng bâng khuâng khó tả. Tàu chạy gần cả một ngày nhưng em không muốn ngủ. Cảnh vật bên đường mới thích làm sao. Hết làng mạc lại đến cánh đồng, rồi đồi bãi bát ngát mênh mông. Hai bên đường lúc thì rợp một màu xanh, lúc lại nhộn nhịp vô cùng khi tàu đi qua phố chợ. Em đang miên man suy nghĩ thì tàu đến sân ga.
Nhà nội cách sân ga chưa đầy nửa cây số nên bố quyết định cả nhà đi bộ. Bước trên con đường mà dưới chân sỏi và đá cứ kêu lạo xạo, em thấy có một cái gì đó lạ vô cùng. Một cảm giác em chưa từng được trải qua. Loáng cái đã đến cổng nhà bà nội. Chiếc cổng bằng tre cũ kỹ, che một phần giàn mướp sai trĩu quả bên trong. Thấy cả nhà đã về tới cổng, bà nội vui mừng ra đón. Không hiểu sao lúc ấy tự nhiên em vứt ngay túi đồ xuống đất sà vào lòng bà nội mà nức nở. Buổi tối hôm ấy qua đi trong một giấc ngủ ngon làn cùng bà nội.
Sáng hôm sau bà gọi em dậy sớm và hình như em cũng không muốn ngủ lười như ở trên thành phố. Bây giờ em mới kịp quan sát kỹ ngôi nhà của ông bà nội. Ngôi nhà ba gian lâu ngày bị gió sương làm chuyển sang màu nâu bạc. Nhưng bên trong vẫn toát lên vẻ ấm cúng, thiêng liêng và gần gũi vô cùng. Trong bữa cơm buổi sáng, em cố khớp những hình ảnh đã hình dung với hình ảnh thực của ông bà nội. Ông bà trẻ hơn so với suy nghĩ của em. Dù đã ngoài bảy mươi nhưng ông vẫn khỏe mạnh và quắc thước. Bà nội tóc có bạc hơn nhưng bà vẫn còn nhanh nhẹn lắm.
Bữa cơm vừa xong là lúc em bắt đầu được thưởng thức những cảm giác thú vị của đồng quê. Trong khi ông bà miệng bỏm bẻm nhai trầu cùng bố mẹ em và các chú bàn công chuyện thì em được các anh chị họ rủ ra đồng chơi. Hôm nay em là nhân vật trung tâm nên anh chị nào cũng giành phần để chăm chút cho cậu em từ thành phố mới về. Ôi! Những ngày ở quê, các anh chị đã cho em biết thêm bao điều thú vị. Và có lẽ vui mừng hơn cả là những trò chơi của tụi nhỏ ở nông thôn. Lần đầu tiên em biết thế nào là một con diều sáo. Và lại còn được anh hai cho cầm dây mới thích chứ. Rồi còn biết thêm trò chơi chọi dế, đánh cỏ gà, đá bóng bằng trái bưởi phơi khô...lại còn cả những buổi được đi chăn trâu thật là ngộ nghĩnh. chỉ vài ngày mà em quen thêm bao nhiêu người bạn mới. Điều lạ là ai cũng dễ gần, cũng dễ chơi và nhanh thân thiết lắm chẳng như trên thành phố.
Những ngày ở quê vội vã qua đi trong sự nuối tiếc của em vì hầu hết những cuộc chơi còn đang dang dở. Ngày trở về thành phố ông bà còn cho rất nhiều quà. Bà ôm em vào lòng khóc nhưng không rơi nước mắt. Bà nói: Cháu bà ngoan! Về thành phố nhớ chăm chỉ học hành, lần sau trở lại chắc cháu bà lớn lắm. Em không nức nở như lúc mới về mà chỉ dửng dưng. Ở trong lòng bà em cảm thấy quê nội ấm áp, thiêng liêng, cao quý mà gần gũi xiết bao.
Bố mẹ tôi lấy nhau ở thành phố nên nghiễm nhiên sinh tôi ra cũng ở thành phố, dẫu vậy bố mẹ tôi luôn nhắc nhở tôi phải nhớ đến quê hương. Thế nhưng quê tôi ở xa quá, phải đợi đến khi tôi học lớp 6 bố mẹ tôi mới cho phép tôi về quê và ở một với bà nội một thời gian.
Khỏi phải nói tôi đã hồi hộp và sung sướng như thế nào khi được bố mẹ cho phép về quê. Ngày lên đường về quê nội, bố mẹ tôi dặn đủ thứ nào phải ngoan, phải nghe lời bà không được để bà buồn. Tôi vâng dạ rối rít.
Sau nửa ngày đi tàu và mấy tiếng đi ôtô, quê nội đã hiện ra trước mắt tôi. Đó là một vùng đất trung du có những quả đồi lúp xúp và những rừng cọ có tán xoè rộng như những chiếc ô che đầu.
Nhà nội tôi nằm nép ở chân đồi, muốn vào nhà phải đi trên một cây cầu tre bắc qua một con suối nhỏ. Nhà nội tôi không nhiều tầng như những ngôi nhà ở thành phố mà chỉ là ngôi nhà ngói năm gian, có rất nhiều cửa sổ và xung quanh là vườn cây xanh tốt, đằng trước là vườn rau đủ loại. Tất cả đều được phủ lên bằng một màu xanh mát. Bởi vậy cảm giác đầu tiên khi đặt chân lên nhà nội là một cảm giác mát mẻ thanh bình của một miền quê vùng trung du.
Từ nhà nội nhìn ra phía trước, tôi lại thấy những quả đồi thấp, ở đó có một màu xanh của cây cỏ, và xen lẫn là những thân cọ khẳng khiu cao vút. Buổi chiều, khi ông mặt trời sắp lặn, tôi nghe văng vẳng tiếng mõ của đàn bò no nê trở về, đâu đó còn có tiếng reo hò của lũ trẻ chăn trâu. Trên không trung từng đàn chim ùa bay qua. Buổi chiều ở quê nội thật đẹp và yên bình, tôi ước ao được cùng các bạn nhỏ nơi này dạo chơi ở trên những quả đồi, trên những cánh đồng xanh mát. Sau một ngày đi đường vất vả mệt nhọc, tôi ngủ thiếp đi trong lòng nội. Đang trong giấc ngủ ngon lành, tôi bỗng nghe thấy tiếng chim hót líu lo như cất lên ngay cạnh nơi tôi ngủ, tôi choàng tỉnh giấc và mải mê nghe, tiếng chim hót nghe trong trẻo, lảng lót như một điệu nhạc cất lên chào buổi sáng. Ngoài sân tiếng mẹ con nhà gà mái cũng lục tục gọi nhau đi kiếm ăn, hai chú cún con đùa rỡn nhau trên sân. Ôi, buổi sáng ở đây thật tuyệt vời.
Tôi chạy ra sân ngắm nhìn cảnh vật, ông mặt trời đã hé mắt nhìn ở phía đằng đông, cây chuối trong vườn đung đưa trong gió, ngoài ao đàn cá tung tăng bơi lội, thỉnh thoảng lại chạy ào xuống đáy ao như chơi chốn tìm. Bữa sáng ở quê được dọn ra thật đơn giản chỉ có khoai lang luộc. Bà biết tôi thích món này nên đã chuẩn bị từ trước, củ khoai của quê nội tôi không to nhưng lại rất bở và ngọt. Tôi thích thú ăn đến no bụng. Ăn sáng xong hai bà cháu dẫn tôi lên nương hái chè, quê bà tôi chè được xem là món đặc trưng nhất. Quả đồi thoai thoải nằm ngay sau nhà của nội tôi và được trải lên một màu xanh mướt của những búp chè non. Nội tôi tuy đã già nhưng hai tay vẫn thoăn thoắt hái chè. Hai bà cháu vừa làm vừa chuyện trò vui vẻ, cười vang khắp quả đồi.
Đến gần trưa, khi ông mặt trời bắt đầu toả ánh nắng lên khắp nương chè cũng là lúc bà cháu tôi trở về nhà. Bóng bà như cùng nghiêng nghiêng theo bóng nắng, tôi thấy thương bà quá, bà đã già rồi mà vẫn còn vất vả. Bà mủm mỉm cười: Bà vất vả quen rồi, làm lụng cũng giúp con người ta khoẻ mạnh hơn đấy cháu ạ. Buổi chiều, khi cái nắng hè đã dìu dịu, tôi ra cổng đứng trên cầu thả hồn theo dòng nước trong veo, trong đến nỗi tôi có thể nhìn thấy cả sỏi và cát ở dưới đáy. Thỉnh thoảng có đàn cá lững lờ bơi và chỉ nghe thấy một tiếng động nhỏ là tất cả lại biến mất.
Chỉ sau mấy ngày ở quê nội tôi đã có thêm rất nhiều bạn, những người bạn chân chất thật thà và họ rất quý tôi. Họ thường rủ tôi đi chơi, giới thiệu cho tôi nghe những thứ đặc trưng của vùng thôn quê. Và thú nhất là vào buổi trưa, chúng tôi lại leo lên đồi cọ, ở đó cái nắng nóng đâu chẳng thấy mà chỉ thấy gió mát và bóng râm. Chúng tôi ngồi dưới tán cọ, nghe gió thổi xào xạc trên những tàu lá cọ, cả rừng cọ đung đưa theo nhịp gió, nghe như bản nhạc của đồng quê. Giữa không gian thanh bình ấy tôi thấy mình như lạc đến một nơi nào xa lắm. Quê nội tôi thật đẹp phải không các bạn! Thời gianthấm thoắt trôi đi, đã đến lúc tôi phải rời quê nội trở về thành phố. Ngày chia tay, bà nội nhìn tôi rơm rớm nước mắt, bà chúc tôi học giỏi để sang năm lại về thăm bà. Các bạn trong xóm cũng đến tạm biệt tôi. Bước lên xe, lòng tôi đầy tiếc nuối, quê nội cứ khuất dần ở phía sau, tôi thầm hứa sang năm sẽ học thật giỏi để lại được bố mẹ cho về thăm nội. Trong tôi, quê nội thật gần gũi và thân thương đến lạ thường.
I. Mở bài: giới thiệu chuyến đi về quê của em
Tôi sinh ra và lớn lên trên mảnh đất miền Trung đầy nắng và gió. Tuổi thơ tôi đã gắng bó với biết bao kỉ niệm ở đó. Nhiều năm qua, quê hương tôi đã có sự đổi khác và mới mẻ. những thay đổi cần phải có để phù hợp với cuộc sống hiện đại ngày nay. Sự đổi mới rất đáng kinh ngạc của quê tôi. Nhưng đã lâu lắm rồi tôi không về lại nơi đây, nhân kỉ niệm ngày giỗ vào cuối tuần vừa rồi ba mẹ tôi cho tôi về quê.
II. Thân bài: kể về chuyến về quê
1. Trên đường về:
- Tôi cảm thấy rất háo hức vì đã lâu rồi tôi k về
- Mọi cảnh vật trên đường đi đều mới lạ, từ cái cây, con đường
- Con đường đi về quê nay khang trang và mới hơn
2. Khi về đến quê:
a. Cơ sở vật chất:
- Mọi cảnh vật đều khác, từ con đường đến cây cối
- Nhà cửa dược sửa mới
- Đường được xây dựng mới, rộng, thuận tiện cho việc đi lại
- Chợ: đông vui, nhộn nhịp, rất nhiều người mua và bán; lúc nào cũng nghe xe cộ náo nhiệt
- trường học: trường cũ được sửa chữa, nhiều trường mới được xây thêm..., phòng học có đèn, có quạt, nhìn mới tanh, có tòa nhà cao;…
- Xây dựng thêm ngân hàng, bệnh viện, công viên;… rất khang trang và tiện nghi, thích hợp để phục phụ cho con người.
b. Đời sống con người:
- Đời sống con người được cải thiện, sống tốt và thoải mái hơn
- Trong nhà sắm sửa nhiều đồ công nghệ tiện nghi như: ti vi; tủ lạnh; máy giặt;….
- Trẻ em được đến trường và dạy dỗ tốt hơn
- Người dân được khám chưa bệnh tại bệnh viên; vui chơi tại khu vui chơi;….
3. Khi về quê:
- Không muốn về chút nào
- Em sẽ thường xuyên về quê để thăm quê
III. Kết bài:
Cảm nghĩ của em về chuyến về quê.
1. Phần Mở bài
- Suốt chín tháng học tập ờ thành phố, trong những ngày hè ba má em cho em về quê sống với nội.
- Mỗi lần về quê sống với nội, em đều có rất nhiều kỉ niệm. Kỉ niệm nào cùng rất đáng nhớ đối với em.
- Trong tất cả những kỉ niệm ấy. Kĩ niệm để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong em chính là lần về quê nội khi em học hết lớp 5.
2. Phần Thân bài
a). Giới thiệu về quê nội
Que nội em ở tính Vĩnh Long, nơi có những vườn cây trái sum suê.
Nơi ấy có dòng sông nước chảy hiền hòa, có những vườn cây vú sửa, vườn xoài, vườn chôm chôm,... quanh năm tươi tốt.
Nơi ấy có những cánh đồng lúa và có cả những bãi cỏ xanh...
Con người quê nội em thật nhân hậu, thuần phác, tính tình ngay thẳng thật thà.
b). Kĩ niệm dáng nhớ trên quê nội
Đang ở thành phố nay về quê sống, em thấy mình như con chim sổ lồng. Sáng sáng, em cùng nội chạy bộ trên bờ sông. Làn gió mát buổi sáng sớm thổi từ dưới sông lên mát rượi. Em thấy thật khoan khoái, dễ chịu. Chiều chiều, em cùng các bạn trong thôn vui đùa dưới bóng mát của vườn cây vú sửa. Cũng có chiều, chúng em cùng nhau thi thả diều trên bờ sông, trên bãi có xanh.
- Chiều trên quê hương, nghe tiếng sáo diều vi vu trên tầng không thật không có gì thú vị hơn đối với tuổi thơ của em.
- Kì nghĩ hè về quê nội sẽ thật trọn vẹn với em nếu không có một sự việc bất ngờ xảy ra.
- Chiều hôm đó, em theo các anh chị con bác Hai ra bờ sông thả diều. Chơi thả diều thật thú vị. Những con diều no căng gió cứ bay cao, bay cao mãi. Ai cùng muốn diều của mình bay cao nhất.
- Mải chạy theo anh con bác, em vấp vào một hòn đá bên bờ đê. Em té nhào và đau chân đến mức không thể đứng lên được.
- Nghe tiếng ngã huỵch và tiếng kêu của em, anh nhà bác em quay lại. Thấy em nhăn nhó vì đau, anh em không để ý gì đến con diều cua mình nữa. Anh chạy lại và đỡ em lên. Thế là con diều theo gió hay lên tận trời cao.
- Chỉ vấp và té ngã thế mà chân em đã bị bong gân. Em đau quá không đi được. Anh em đã cõng em về nhà.
Em xin nội đừng nói cho ba má em biết. Ba má em đang bận công tác. Nếu biết em bị đau chân, thế nào ba má em cũng về thăm.
- Suốt mấy ngày, chân em sưng tấy. Em ngồi một chỗ, hết chạy nhảy chơi đùa cùng chúng bạn.
- Nội và bác Hai gái chăm sóc em thật chu đáo. Rảnh rỗi lúc nào là anh em cũng đến bên cạnh em động viên và an ủi. Có lẽ vì thế mà em thấy như chân em đỡ đau hơn.
- Một tuần sau, chân em mới khỏi hẳn. Em lại cùng anh ra bãi cỏ chăn trâu, thả diều như không có chuyện gì đã xảy ra.
3. Phần Kết bài
- Một tháng về quê nội trôi qua thật nhanh. Em phái về nhà để chuẩn bị cho năm học mới.
Rồi một năm học sẽ trôi qua, em sẽ lại được về vùng quê yên bình của nội để được đi chăn trâu thả diều cùng các anh các chị ở quê.
Em yêu lắm quê nội của em. Em nhớ nhiều lắm dòng sông hiền hòa, nhớ vườn cây vú sữa cành lá sum suê và em cũng nhớ kĩ niệm về lần em vấp té bị đau chân khi đi thả diều cùng anh con của bác Hai em.
THAM KHẢO NHÉ
Thường ngày, chúng ta có những việc làm tốt và những việc làm xấu. Có một chuyện, em đã làm và thấy việc ấy thật ý nghĩa trong công cuộc bảo vệ môi trường của người học sinh.
Câu chuyện bắt đầu vào một buổi sáng nọ, khi hằng đông vừa ửng hồng và những giọt sương còn đọng lại trên bãi cõ xanh mướt. Ấy là lúc em đi đến trường, vừa đi, em vừa thơ thẩn ngắm cảnh bình minh đẹp mê hồn. Bỗng, cái gì thế này? Một người đàn ông đang vứt một cái bao lớn mà em lấp ló đầu của một con heo chết. Em nhìn anh ấy mà trong người bực bội vô cùng. Vội chạy đến, kêu lên:
– Anh gì ơi?
Người đàn ông nghe em gọi, liền tắt máy chiếc xe honda của mình, hỏi:
– Gì thế nhóc?
Em đáp:
– Anh ơi, anh không thể vứt xác chết động vật bừa bãi như thế, sẽ gây ô nhiễm môi
trường đấy! Ấy là chưa kể khi nắng lên, cái thứ này sẽ bốc mùi kinh khủng. Đoạn đường này lắm người qua lại, nhiều nhất là chúng em đi học về. Vì vậy nên anh phải lấy cái bao này đi ngay,
Em vừa dứt lời, người ấy liền quay lại, mắng như tát nước vào mặt:
– Đồ thứ con nít mà đòi dạy đời. Sao mày láo thế? Để yên cho tao làm việc, không
thì liệu hồn con ạ!
Nói rồi, anh ta rồ ga, định phóng đi. Quyết không để hắn đi khi xác con heo còn nằm đấy. Em vội chặn đầu anh ta lại, nói:
– Nếu anh mà không lấy cái thứ thối tha đó đem đi thì em sẽ kêu mọi người tới đấy, anh nên biết đây là một việc làm không tốt đẹp mấy, nếu như mọi người mà biết thì không để yên cho anh đâu. Anh hãy đem con heo này chôn vào một cái hố nào đấy hay là bất cứ thứ gì cũng được, miễn sao đừng làm ô nhiễm môi trường và
làm phiền những người xung quanh là tốt rồi. Mời anh chở cái bao này đi cho, em xin cảm ơn.
Vừa nói, em vừa chạy ra đường, làm điệu bộ như nếu cần, ta sẵn sàng kêu cả làng ra xem. Người đàn ông nhìn em, đôi mắt nảy lửa, bước xuống xe đi về phía em. Nhưng anh ta không hề đánh em mà chỉ lầm bầm chửi rủa rồi vác cái bao đặt lên xe, phóng vù đi.
Em nhìn chiếc xe honda lao vút đi và tiếng động cơ ngày một nhỏ dần rồi mất hẳn mà trong lòng vui vẻ lạ thường như vừa trút được một cái gì đấy nặng cả vai. Và em cũng rất vui vì mình đã làm đúng lời cô giáo dạy: “Phải yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên, luôn luôn có ý thức bảo vệ môi trường như bảo vệ từng mạnh máu trong cơ thể.
Gia đình em có bốn người, bố, mẹ, em và cậu em trai lém lỉnh của em. Em trai em tên là Khánh, là một cậu bé hiểu động và rất thông minh.
Em trai em kém em năm tuổi, năm nay vừa lên lớp Một. Em trai em cao mét tư, dáng người hơi gầy với nước da bánh mật khỏe khoắn. Nổi bật trên khuôn mặt là đôi mắt to đen thông mình, lanh lợi. Đôi lông mày, đen rậm, nét, làm cả khuôn mặt đậm đà, ấn tượng. Mái tóc được cắt gọn gàng để lộ cái trán trắng, cao, thông minh. Em trai em là một cậu bé hiếu động và có chút nghịch ngợm, đến bố mẹ cũng phải đau đầu với những trò nghịch oái ăm của cu cậu. Có khi nó nghịch tới mức làm chính bản thân bị thương khiến cho cả nhà ai cũng lo lắng, xót xa. Nhưng nó không phải là một đứa trẻ hư mà ngược lại rất biết nghe lời khi cần thiết. Những lúc bố em vắng nhà, chỉ có hai chị em em ở nhà, nó đều không làm cho em phải lo lắng hay vất vả gì về những hành động của nó. Nó cũng rất ngoan ngoãn và lễ phép, chưa bao giờ nó cãi người lớn hay nói những điều sai trái. Mỗi khi bạn bè em đến chơi nhà đều khen em có cậu em trai lễ phép, hiểu chuyện và vui tính. Vì năm nay cu cậu bắt đầu vào lớp Một nên phải dần quen với việc đi học cả ngày và làm bài tập về nhà. Tuy không phải là đứa chăm chỉ nhưng dù ham chơi đến thế nào cũng cố gắng làm nốt bài tập mới đi chơi. Có bài gì khó nó cũng chịu khó suy nghĩ, khi em giảng bài cũng rất chú ý lắng nghe. Em phát hiện ra em trai mình tư duy rất nhanh trong môn toán với những con số và có vẻ nó cũng rất thích học toán. Em mong nó sẽ học tốt môn toán- môn học em yêu thích nhưng chưa thực sự học tốt.
Mọi người thường bảo là hai chị em em rất thân thiết. Quả là hai chị em em rất yêu thương nhau. Mỗi khi ôm nó vào lòng, em thấy lòng mình rất ấm áp. Em nhớ có lần lớp em đi tham quan hai ngày, chiều hôm ấy, vừa về đến nhà thì cu cậu từ đâu chạy nhào đến ôm cổ em làm em vừa vui vừa cảm động. Em rất nhớ nó và chắc nó cũng rất nhớ em, khi còn ở trên xe, em chỉ mong chạy thật nhanh về nhà để ôm lấy em trai của mình.
Em rất yêu quý em trai của mình. Dù sau này có lớn, em tin tình cảm chúng em vẫn sẽ không thể đổi thay.
Là người bé nhất trong gia đình nên lúc nào em cũng được cả nhà yêu
thương, chăm chút.
Lần nào đi công tác xa về, mẹ cũng mua cho em rất nhiều quà bánh, đồ chơi,
quần áo. Còn bố, bố rất hay mua cho em những cuốn sách hay. Chả thế mà mới
học lớp sáu mà tủ sách của em có nhiều sách lắm! Em rất yêu cha mẹ, chỉ tội cha
mẹ hay phải đi công tác dài ngày. Nhưng ở nhà em còn có chị My Trang. Riêng
đối với chị My Trang, em lại có một tình cảm thật là đặc biệt.
Nhà em chỉ có hai chị em, bố mẹ lại thường xuyên vắng nhà, thế mà mọi
việc ở nhà chị
My Trang lo lắng như người lớn. Chị chỉ hơn em ba tuổi nhưng đã rõ thật là
một người chị mẫu mực trong gia đình. Chị My Trang học sáng còn em học chiều
nhưng vì là con trai, nên em chẳng biết làm gì ngoài việc học ở trường, về nhà lại
xem ti vi và đọc sách. ấy vậy mà dù 11 giờ mới tan trường, chị vẫn lo cho cậu em
trai bữa cơm trưa tươm tất trước khi đi học.
Buổi chiều về nhà, chị vừa học bài lại vừa dọn dẹp tất cả những công việc gia
đình. Thời gian học ngắn ngủi, vậy mà năm nào chị cũng là học sinh giỏi toàn diện
của trường. Chị thật là đáng nể! Một hôm nhân lúc cùng ngồi học em hỏi chị:
- Chị à! Chị làm thế nào mà học giỏi như vậy!
- Bí quyết của chị là lúc nào cũng phải cố gắng, dù ở trong bất cứ hoàn cảnh
nào em ạ!
Buổi tối chị học rất nhanh rồi còn kèm em học bài cũ. Gần chị, em đã học được rất
nhiều điều. Chẳng cần ai bảo, em tự nguyện giúp chị những công việc nhà mỗi khi
mẹ và cha đi vắng. Đặc biệt, lúc nào em cũng tự nhắc nhở mình phải luôn cố gắng
để được như chị My Trang.
Chưa hết đâu các bạn ạ! Bận như vậy mà chị vẫn dành thời gian chăm sóc cho
bố vườn hoa cảnh ở ngoài vườn. Những giỏ phong lan đủ màu kheo sắc, những cây
khế, cây cảnh xanh non trông đến là mát mắt khiến bố em mỗi lần đi xa về tỏ ra hài
lòng lắm.
Dù chẳng nói ra nhưng những việc làm của chị My Trang làm em thấy kính
yêu và nể phục lắm. Em biết các bạn có điều kiện hơn nhiều nhưng lại mải chơi,
học hành không tốt. Còn đối với riêng em, lúc nào em cũng ước được ở bên chị My
Trang mãi mãi để
được chị dạy bảo nhiều hơn.
Quê tôi ở Thanh Hoá, nằm ven con sông Mã anh hùng. Vừa rồi, nhân dịp nghỉ hè, tôi được bố mẹ cho về quê chơi.
Đã lâu rồi tôi không được về quê nên lần này tôi háo hức lắm. Tôi cùng mẹ chuẩn bị thật kĩ lưỡng, từ gói bánh, gói kẹo, thuốc lá đến mảnh vải, áo quần,… cho mọi người ở quê. Quê tôi không biết dạo này ra sao, đổi mới thế nào? Chẳng biết bọn trẻ dưới quê có vui khi nhận được quà không? Tôi đi ngủ với vô vàn câu hỏi và một tâm trạng hồi hộp.
Sáng hôm sau, tôi thức dậy sớm hơn thường lệ. Sau khi chuyển đồ đạc lên phía sau, đúng tám giờ, xe chúng tôi chuyển bánh. Xe chạy bon bon trên con đường trải nhựa phẳng lì. Hết đường Giải Phóng, xe xuôi theo quốc lộ 1A. Tôi mở cửa kính xe. Gió và nắng ùa vào. Đã ra khỏi thành phố Hà Nội nên không khí thoáng đãng hơn nhiều. Không còn cảnh xe cộ nườm nượp nối đuôi nhau do tắc đường. Không còn cái bụi bặm và tiếng ồn ào của động cơ xe. Chà! Thật khoan khoái và dễ chịu. Tôi mải mê ngắm nhìn khung cảnh bên ngoài. Những hàng cày, những cánh đồng, nhà cửa… cứ như lùi dần sau xe tôi. Lúc đầu, thế chỗ cho những cao ốc chọc trời là những khoảng không gian bát ngát trời mây tươi non màu cỏ. Dần dần, thay vào đó là những khu công nghiệp, những nhà máy lớn nhỏ xếp xen nhau với những ống khói lớn toả lên trời xanh. Thế rồi, lại những cánh đồng lúa mênh mông hiện ra, màu mạ non xanh hoà quyện với màu nâu màu mỡ của đất đai hứa hẹn một vụ mùa bội thu. Khoảng gần trưa, chúng tôi qua cầu Hàm Rồng. Cầu bắc qua con sông Mã hùng vĩ, xanh ngát như dải lụa màu xanh da trời. Chỉ thoáng sau, chúng tôi đã đặt chân lên khoảng đất trống đầu làng, bên luỹ tre già xanh xanh và trước cổng làng khum khum được xây bằng đá.
Đường vào làng tôi vẫn vậy. Vẫn con đường dẫn qua cây đa cổ thụ đầu làng với tán lá xanh rậm, che mát cho lũ trẻ đùa vui dưới gốc cây. Xa xa, cánh đồng rộng lớn với những bóng nón trắng nhấp nhô. Thi thoảng, một giọng ca dao, một điệu hát ru con lại vút lên, len lỏi qua các lùm cây, ngõ ngách toả khắp xóm làng. Kia là mái đình cong cong cổ kính cùng hồ sen với những bông sen nở rộ, khoe nhị vàng tươi lấp ló dưới những cánh hồng… Chỉ có điều, con đường không còn là đường đất nữa, nó đã được trải nhựa đen bóng, phẳng lì.
Tôi sải bước vào giữa làng. Những làn khói lam bốc lên mờ mò trên mỗi nóc nhà. Lạ quá, bao nhà tranh vách đất xưa đã được thay bằng nhà mái ngói đò tươi.
Trên mái mỗi nhà đều có đường dây điện. Điện đã về tới quê tôi. Tôi dừng chân trước cổng nhà cô tôi, cất tiếng chào cô chú. Thấy gia đình tôi về, cô chú mừng lắm. Chẳng đợi tôi sắp xếp đồ đạc, cô kéo tôi vào lòng hỏi han đủ mọi chuyện. Mẹ tôi trao quà cho mọi người, ai cũng thích.
Trưa hôm đó, cô đãi tôi một bữa cơm quê. Chỉ là mấy món ăn giản dị mà sao tôi thấy ngon miệng thế. Ản xong, tôi nhanh chóng nhập bọn với lũ trẻ quê. Chúng tôi chơi đùa vui vẻ. Nhưng rồi xảy ra một việc. Lúc đó, tôi chạy theo đám trẻ ra đầu làng, ngang hồ nước. Chẳng may, tôi trượt chân, té ùm xuống nước. Mà tôi lại không biết bơi. Thấy tôi cứ chới với, lũ trẻ hiểu ngay sự cố. Tất cả chúng lao ùm xuống hồ, ra sức kéo tôi lên bờ. Sau khi thoát hiểm, tôi thấy mình thật sự gắn bó với lũ trẻ. Rồi chúng lại kéo tôi đi chơi. Chúng tôi chơi nhiều trò lắm. Nào là chơi ô ăn quan dưới gốc đa, nào là cưỡi trâu đánh trận giả, nào là bịt mắt bắt dê… Nhưng tôi vẫn thích nhất trò thả diều. Được chạy dài trên con đê, nhìn cánh diều bay bỗng trong gió, nghe tiếng sáo vi vu rồi hò hét vang trời mới vui làm sao.
Nhưng cũng đến lúc phải chia tay cô chú và các bạn. Chiều hôm đó, tôi trở về Hà Nội với bao nhiêu là quà quê, bao nhiêu là lưu luyến. Tôi vẫn nghe đâu đó tiếng sáo diều vi vu. Tôi sẽ không quên, không bao giờ quên những kỉ niệm đẹp của ngày hè đó.
Quê hương đối với tôi là những gì thân thương gần gũi nhất. Quê hương chính là vi vu cánh diều tôi thả cùng bọn trẻ. Quê hương chính là buổi chia tay đầy lưu luyến giữa tôi và lũ trẻ chăn trâu… Tôi yêu quê mình biết bao nhiêu. Mong sao sau này tôi sẽ làm được những việc thật có ích cho quê hương.
Tuổi thơ của tôi gắn liền với thành phố sầm uất, với những khu nhà cao tầng và những con đường nườm nượp người qua lại. Vì thế, mỗi lần nghỉ hè được về quê với tôi thật hạnh phúc.
Tuổi thơ của tôi gắn liền với thành phố sầm uất, với những khu nhà cao tầng và những con đường nườm nượp người qua lại. Vì thế, mỗi lần nghỉ hè được về quê với tôi thật hạnh phúc. Năm ngoái, tôi được học sinh giỏi nên bố mẹ cho về quê chơi một tháng với ông bà.
Đường về quê xa lắc, xa lơ. Tôi nhớ mãi câu nói ấy của Dế Mèn khi trở về nhà thăm mẹ và các anh. Mèn đã không quản ngại khó khăn mà thấy vui khi được trở về với quê hương của mình. Tôi lúc này cũng hăng hái như chàng Mèn vậy. Dù đi xa nhưng tôi cũng không thấy mệt, chỉ thấy háo hức mà thôi.
Kể về một chuyến về quê - Ảnh minh họa
Về quê, tôi được sống trong một không gian trong lành, sảng khoái, khác hẳn nơi phố phường chật hẹp. Tôi về thăm, ông bà vui lắm. Ông bà rất thương tôi, đứa cháu nhỏ xa xôi không thường xuyên chăm sóc. Vì thế, tôi được ông bà rất cưng chiều. Ở quê không chỉ có ông bà tôi mà còn rất nhiều các chú, các cô của tôi nữa. Vừa về nhà, mấy đứa em họ tôi chạy sang kéo đi chơi. Đến đâu chúng nó cũng nhanh nhảu giới thiệu tôi là con gái bác ở ngoài Hà Nội làm tôi ngượng lắm. Tôi đến nhà các chú, các cô chào mọi người, ai cũng khen tôi lớn hơn trước và xinh xắn hơn. Những người dân quê thật thà lắm, sống giản dị và rất chân thành.
Những ngày ở quê, ngày nào tôi cũng được các em lập cho một kế hoạch hấp dẫn. Sáng sáng, tôi cùng các em đi cất vó tôm. Những con tôm trong chiếc giỏ nhảy lách tách. Buổi trưa trốn ngủ, chúng tôi vào vườn chơi, chơi ô ăn quan, chơi chuyền hay trốn tìm.. Chiều đến, tôi cùng các em ra bờ đê lộng gió. Chiều, gió thổi mát rượi. Mấy chú trâu, chú bò nhởn nhơ gặm cỏ. Cảnh vật thanh bình biết bao. Chúng tôi cùng tổ chức thi thả diều. Những con diều nhiều màu sắc bay liệng trên không trung, chao đi chao lại thật thích. Tôi ước mình như con diều kia để có thể bay về quê nhà bất cứ lúc nào. Bên cạnh, diều của các bạn cũng bay cao không kém. Các bạn ấy còn hướng dẫn tôi cách làm diều nữa. Tuy đơn giản thôi nhưng rất cần kiên trì, chịu khó.
Tôi nhớ nhất là những hôm mưa được nghịch nước. Hôm đó, có cơn mưa rào rất to, kéo dái suốt mấy giờ đồng hồ. Bọn trẻ con trong xóm thấy mưa chạy ra lội bì bõm. Tôi ở trong nhà nhìn mưa, thấy như một tấm màn trắng giăng khắp không gian. Tạnh mưa, chúng tôi chạy ngay ra đồng bắt tôm, bắt tép. Nhưng muốn sang bên đồng phải đi qua cây cầu nhỏ. Tôi vốn không quen nên sợ chẳng dám bước qua. Bạn bè cổ vũ mãi, tôi liều lĩnh bước đi. Bỗng “ùm”, tôi sảy chân ngã nhào xuống con kênh phía dưới. Bọn trẻ kéo tôi lên. Chúng nó cười ầm ĩ. Mặc cho áo quần ướt, tôi cùng chúng rong ruổi khắp cánh đồng. Đâu đâu cũng xúc được tôm tép. Cảm giác lần đầu bắt được những con cá, con cua nhỏ xíu tôi rất vui sướng, như chính mình là người lao động thực thụ. Bỗng “oạch”, tôi lại bị ngã. Do đường đất trơn quá mà tôi lại bị té. Lũ trẻ con lại khúc khích cười. Chúng nói rằng, đây mới chính là con ếch to nhất của buổi đi “săn” này. Còn tôi, quần áo lấm lem, ngượng chín mặt...
Một tháng hè trôi qua thật nhanh chóng. Đã đến lúc tôi phải trở về thành phố, lại học thêm văn toán và âm nhạc... Bố mẹ về đón mà tự dưng tôi không muốn đi nữa, thấy nuối tiếc một cái gì, như khi phải xa một thứ mình yêu quí... Các cô, các chú tôi gửi cho bao nhiêu là quà. Các em tôi đứa nào cũng nắm tay giữ lại, những bạn hàng xóm cũng sang chia tay. Chúng còn tặng tôi rất nhiều quà nữa. Những món quà ấy tôi vẫn giữ đến tận bây giờ.
“Quê hương là chùm khế ngọt, cho con trèo hái mỗi ngày....” Những câu thơ thân thương ấy mỗi lần vang lên tôi lại thấy nhớ ông bà, nhớ lần về quê với bao kỉ niệm. Và lúc đó, tôi ước mình là một cánh diều để bay ngay về với quê hương.