Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
nếu đây là thi học kì thì tạm được nhưng trong các bài tập làm văn thì nó quá ngắn. Tuy đây là văn tự sự nhưng bạn nên miêu tả nhiều hơn, lược bớt phần biểu cảm lại. Còn nữa, câu " thưa ông, cháu không làm vỡ chiếc bình của ông đấy" đọc nó cứ lũng cũng, bạn nên đổi câu khác. Phần lúc bạn đi xin lỗi ông, bạn nên thêm một lời căn dặn của ông hoặc hứa hẹn của bạn đối với ông. Vậy thì bài văn của bạn sẽ hay hơn.
“Không ai trong đời là không có đôi lần mắc lỗi, nhưng điều quan trọng hơn cả là có thể nhìn nhận một cách đúng đắn và khách quan vấn đề của mình. Biết nhận lỗi và biết sửa sai. Đó mới là điều quan trọng nhất”.
Đó chính là những lời khuyên nhủ của mẹ dành cho tôi trong một lần tôi gây ra lỗi lầm với mẹ. Lỗi lầm đó khiến mẹ tôi rất buồn lòng còn tôi thì cảm thấy thất vọng về bản thân mình ghê gớm.
Vào một buổi chiều chủ nhật với tiết trời đẹp dịu dàng và hiền hậu. Chúng tôi, những đứa trẻ tong cùng một khu phố như thường lệ, tập trung trước cửa nhà của tôi để chơi. Vì trước cửa nhà tôi là khoảng sân rất rộng. Chúng tôi đã có khoảng thời gian vui chơi rất vui. Chúng tôi chơi bịt mắt bắt dê, rồi một lúc sau, có vẻ chán nản, các bạn nam và các bạn nữ bắt đầu tách nhau ra, các bạn nữ thì chơi chuyền, rồi chơi dây. Các bạn nam thì chơi bi, chơi gấc. Một lúc lâu sau, mẹ tôi có việc phải đi ra ngoài, mẹ gọi tôi về để coi nhà. Đang chơi vui, điều đó khiến tôi cảm thấy bực dọc, mẹ hiểu ngay tâm tính của tôi. Mẹ nói: “Con có thể mời các bạn lên nhà chơi đồ hàng, chơi búp bê cùng con rồi tiện thể giúp mẹ trông nhà nhé. Nhưng con đừng quên chơi xong phải cất dọn rồi còn phải nhớ cả chuyện giờ giấc làm bài tập nữa nhé”. Vậy là tôi vui vẻ đồng ý ngay. Trong phòng của mình chúng tôi bày biện hết những gì chúng tôi có, nào là chơi cắt may quần áo cho búp bê, chơi trò đóng giả cống chúa, bới tung tủ quần áo để chơi trò người mẫu thời trang. Chúng tôi chơi rất vui và nó khiến tôi không còn để ý gì nữa, kẻ cả chuyện học bài. Nhưng các bạn thì không quên, đến tầm chiều, các bạn đi về hết, còn lại một mình tôi, chán nản nhưng cũng không có hứng học tập. Tôi đi ra ngoài phòng khách và mở ti vi xem các chương trình hài. Cũng buồn cười và vui không kém….Cho đến khi mẹ về.
“Không ai trong đời là không có đôi lần mắc lỗi, nhưng điều quan trọng hơn cả là có thể nhìn nhận một cách đúng đắn và khách quan vấn đề của mình. Biết nhận lỗi và biết sửa sai. Đó mới là điều quan trọng nhất”.
Đó chính là những lời khuyên nhủ của mẹ dành cho tôi trong một lần tôi gây ra lỗi lầm với mẹ. Lỗi lầm đó khiến mẹ tôi rất buồn lòng còn tôi thì cảm thấy thất vọng về bản thân mình ghê gớm.
Vào một buổi chiều chủ nhật với tiết trời đẹp dịu dàng và hiền hậu. Chúng tôi, những đứa trẻ tong cùng một khu phố như thường lệ, tập trung trước cửa nhà của tôi để chơi. Vì trước cửa nhà tôi là khoảng sân rất rộng. Chúng tôi đã có khoảng thời gian vui chơi rất vui. Chúng tôi chơi bịt mắt bắt dê, rồi một lúc sau, có vẻ chán nản, các bạn nam và các bạn nữ bắt đầu tách nhau ra, các bạn nữ thì chơi chuyền, rồi chơi dây. Các bạn nam thì chơi bi, chơi gấc. Một lúc lâu sau, mẹ tôi có việc phải đi ra ngoài, mẹ gọi tôi về để coi nhà. Đang chơi vui, điều đó khiến tôi cảm thấy bực dọc, mẹ hiểu ngay tâm tính của tôi. Mẹ nói: “Con có thể mời các bạn lên nhà chơi đồ hàng, chơi búp bê cùng con rồi tiện thể giúp mẹ trông nhà nhé. Nhưng con đừng quên chơi xong phải cất dọn rồi còn phải nhớ cả chuyện giờ giấc làm bài tập nữa nhé”. Vậy là tôi vui vẻ đồng ý ngay. Trong phòng của mình chúng tôi bày biện hết những gì chúng tôi có, nào là chơi cắt may quần áo cho búp bê, chơi trò đóng giả cống chúa, bới tung tủ quần áo để chơi trò người mẫu thời trang. Chúng tôi chơi rất vui và nó khiến tôi không còn để ý gì nữa, kẻ cả chuyện học bài. Nhưng các bạn thì không quên, đến tầm chiều, các bạn đi về hết, còn lại một mình tôi, chán nản nhưng cũng không có hứng học tập. Tôi đi ra ngoài phòng khách và mở ti vi xem các chương trình hài. Cũng buồn cười và vui không kém….Cho đến khi mẹ về.
Vừa vào đến nhà, mẹ đã rất kinh ngạc. Không phải là vì nụ cười chưa tắt trên môi tôi, mà là căn nhà như một bãi chiến trường. Mẹ không nói gì, mẹ vào ngay phòng tôi và mọi chuyện còn kinh khủng hơn, quần áo rồi đồ chơi vất lung tung hết cả. Quần áo cũ mới, mùa đông mùa hè tứ tung cả. Mẹ thực sự nổi giận, mẹ đến hỏi chuyện tôi
-Tại sao lại thế này hả con. Trước khi đi mẹ đã dặn dò con thế nào. Con cũng chưa học bài đúng không?
-Là các bạn bày biện chứ không phải con, các bạn vừa mới về nên con chưa kịp dọn dẹp. Các bạn cũng không chịu về sớm nên con không thể tập trung làm bài
-Không con đang nói dối mẹ. Điều mẹ cần ở con bây giờ không phải những lời dối trá ấy, con làm mẹ quá thất vọng. Giọng mẹ nghiêm túc
-Tôi cảm thây hơi sợ. nhưng cũng hiểu tính mẹ. tôi biết tôi đã rất sai lầm. Tôi vội vàng đến gần mẹ, Nói lời xin lỗi mẹ, thành thực kể lại đầu đuôi câu chuyện. Mẹ rất hài lòng, mẹ xoa đầu tôi và bảo:
-Điều mẹ cần là như vậy con ạ, Nói dối không giải quyết được việc gì ngoài khiến cho con người ta trở nên xấu tính đi con ạ. Sự ích kỉ cũng bắt đầu từ đây. Nó cũng khiến con trong mắt người khác không có sự đánh giá cao con ạ. Con đã có một quyết định đúng đắn khi nói ra những lời thành thực. Ai cũng không thể tránh được chuyện mắc sai lầm, nhưng biết nhận lỗi vfa biết sửa sai, đó mới là điều quan trọng nhất.
Tôi cảm thấy khá hơn, hứa với mẹ sẽ không bao giờ tái phạm, tôi xung phong cố gắng dọn dẹp trong thời gian nhanh nhất và thu xếp học bài. Mẹ đã rất vui,: “Con của mẹ, mẹ tin là con có thể làm được, con yêu mẹ vẫn rất tự hào về con” .
Từ chuyện đó trở đi, tôi đã rất thấm thía bài học về sự dối trá và chân thành, tôi không bao giờ dám tái phạm nữa. Tôi cũng cảm ơn mẹ rất nhiều vì đã giúp tôi ngộ nhận ra được sai lầm của mình
.A.Trong căn phòng ấy, mỗi lần được bà chải tóc , để thêm thú vị, ( trạng ngữ ) tôi ( chủ ngữ ) đều kể một câu chuyện vui ( vị ngữ)
B.b.Dù bận trạng ngữ, mẹ chủ ngữ vẫn lo cho em trong khi còn rất nhiều công việc.vị ngữ
C.Tôi chủ ngữ chờ bạn vị ngữ nơi cuối con đường.trạng ngữ
d.Tôi chủ ngữ vẫn luôn nhớ kỉ niệm này vị ngữ, đó là một kỉ niệm hằn sâu vào kí ức tôi trong năm trước.trạng ngữ
e.Tuy nhiên trạng ngữ, tôi chủ ngữ không mệt.vị ngữ
f.Một tấc đất chủ ngữ là một tấc vàng.vị ngữ
Mẹ ơi, mẹ hy sinh cho con nhiều đến thế mà chưa bao giờ mẹ đòi con trả công. mẹ là người mẹ tuyệt vời nhất, cao cả nhất, vĩ đại nhất. Đi suốt đời này có ai bằng mẹ đâu. Có ai sẵn sàng che chở cho con bất cứ lúc nào. Ôi mẹ yêu của con! Giá như con đủ can đảm để nói lên ba tiếng: “ Con yêu mẹ! ” thôi cũng được. Nhưng con đâu dũng cảm, con chỉ điệu đà ủy mỵ chứ đâu được nghiêm khắc như mẹ. Con viết những lời này, dòng này mong mẹ hiểu lòng con hơn. Mẹ đừng nghĩ có khi con chống đối lại mẹ là vì con không thích mẹ. Con mãi yêu mẹ, vui khi có mẹ, buồn khi mẹ gặp điều không may. mẹ là cả cuộc đời của con nên con chỉ mong mẹ mãi mãi sống để yêu con, chăm sóc con, an ủi con, bảo ban con và để con được quan tâm đến mẹ, yêu thương mẹ trọn đời. Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất trên đời này. Tình cảm ấy đã nuôi dưỡng bao con người trưởng thành, dạy dỗ bao con người khôn lớn. Chính mẹ là nguời đã mang đến cho con thứ tình cảm ấy. Vì vậy, con luôn yêu thương mẹ, mong được lớn nhanh để phụng dưỡng mẹ. Và con muốn nói với mẹ rằng: “ Con dù lớn vẫn là con mẹ. Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con. ”
Cần phải giới thiệu đôi chút về tôi để các bạn tiện theo dõi câu chuyện. Tôi vốn con nhà khá giả, được bố mẹ chiều chuộng lại học giỏi nên có khá đông bạn bè. Sự nổi trội của tôi khiến các bạn rất khâm phục. Vì lẽ đó, đôi lúc kiêu ngạo về bản thân mình, thấy ai không hợp là không thèm chơi, nhất là các bạn học chưa giỏi, ăn mặc lại “quê mùa”.
Hồi ấy cô giáo chủ nhiệm phát động phong trào “Đôi bạn cùng tiến” để giúp đỡ những bạn học yếu. Thật không may tôi phải kèm một cô bạn mà từ xưa tôi chẳng bao giờ nói chuyện. Hằng - tên người bạn ấy - là một người ít nói, học thì lẹt đẹt, thỉnh thoảng lại nghỉ học không lí do. Tóm lại chẳng có gì nổi bật. Cô giáo xếp chúng tôi ngồi cạnh nhau và yêu cầu tôi phải kèm bạn ấy học. Trong khi tôi không giấu nổi sự thất vọng thì Hằng lại tỏ vẻ vui mừng. Bạn ấy cười với tôi và nói nhỏ: “Ấy giúp tớ với nhé!”. Tôi đành cười gượng đáp gọn lỏn “ừ”. Trong lòng tôi cảm thấy hơi bực vì từ bây giờ không còn được tự do về thời gian nữa, bị ám thế này thì sao sống nổi.
Tuy nhiên, tôi cũng không dám trái lời cô. Tôi phải kèm Hằng học để bạn ấy tiến bộ, đó cũng là cách để tôi chứng tỏ mình với cả lớp. Đôi bạn cùng tiến nào có kết quả học tập cao sẽ được thưởng mà. Chiều nào cũng vậy, tôi bắt Hằng qua nhà tôi học. Lúc đầu, Hằng có vẻ ngại nhưng thấy vẻ cương quyết của tôi, Hằng nhận lời. Thực ra, khi kèm Hằng, tôi nhận thấy bạn ấy học không đến nỗi nào, nhưng hình như trước đây bạn ấy không có thói quen ôn bài, làm bài thì phải. Vở bài tập cũng chẳng có, hèn nào chẳng bị điểm kém.
Hằng rất phục tôi, tôi nói gì bạn ấy cũng nghe, cứ như tôi là cô giáo vậy. Thỉnh thoảng, được tôi khen, bạn ấy cười sung sướng, tôi thấy Hằng không quá xấu xí như tôi vẫn nghĩ. Bạn ấy đen nhưng có duyên ra phết. Tuy vậy, tôi vẫn giữ thái độ bình thường, không nghĩ rằng mình sẽ coi Hằng là bạn thân. Cho đến một lần…
Hôm ấy, tôi đạp xe đi chơi loanh quanh. Mải nhìn ngắm và nghĩ linh tinh, tôi đi lạc vào một khu phố rất vắng người. Trưa nắng mà tôi không biết lối về, cứ đạp xe loanh quanh mãi. Chợt có một đám con trai choai choai trông rất hầm hố đi xe máy qua. Chúng trêu ghẹo tôi, sờ cả vào má tôi khiến tôi loạng choạng tay lái rồi ngã xuống đường. Thấy vậy, chúng cười hô hố rồi bỏ chạy. Vừa đau, vừa tức, tôi khóc nức nở. Cho đến khi có một bóng người lại gần kêu lên:
- Ôi! Ngân Hà! Sao cậu lại ở đây?
Tôi ngẩng mặt lên thì nhận ra Hằng. Bạn ấy mặc đồ ở nhà, tay cầm mớ rau nhìn tôi lo lắng. Tôi kể sơ qua tình hình và cố gắng ngồi dậy. Nhưng hình như chân tôi bị chảy máu, lại bị bong gân hay sao mà không thể đứng nổi, đau quá. Hằng vội vàng dựng xe lên dìu tôi vào gác-ba-ga rồi đèo tôi về nhà bạn ấy. Bạn ấy bảo nhà ở gần đây, bạn ấy vừa mua rau về nấu cơm thì nhìn thấy tôi. Vào đến nhà Hằng, dù đang đau nhưng tôi vẫn nhận ra đó là một ngôi nhà cấp bốn bé tí tẹo, đồ đạc tuềnh toàng. Sau đó, tôi được biết nhà chỉ có hai mẹ con, mẹ Hằng đi làm công ty vệ sinh môi trường rất vất vả, Hằng thường đi làm cùng với mẹ vì mẹ bị bệnh, người không khỏe. Vậy mà tôi chẳng biết gì về hoàn cảnh của bạn, tôi vô tâm quá. Cả lớp tôi cũng thế, chỉ biết chê trách người khác mà không chịu tìm hiểu về họ. Hằng làm sao làm bài tập khi phải làm các việc gia đình, cơm nước, giặt giũ, lại còn giúp mẹ đi quét rác nữa…
Đưa tôi về nhà, Hằng mời tôi uống nước, lấy cồn rửa vết thương cho tôi cẩn thận rồi băng vào. Nhìn Hằng làm thành thạo, tôi thấy phục bạn quá. Tôi mà nhìn thấy máu là chỉ biết kêu thôi, không biết xử lí thế nào. Còn Hằng, bạn ấy biết cách rửa sạch máu rồi băng lại gọn gàng. Xong xuôi, bạn ấy đưa tôi về tận nhà. Từ nhà Hằng sang nhà tôi khá xa, vậy mà hôm nào Hằng cũng đi bộ qua nhà tôi để học bài. Tôi thực sự cảm thấy ân hận và thương bạn quá.
Mấy hôm sau, vì đau chân quá, tôi nghỉ học. Ngày nào, Hằng cũng vào thăm tôi, cùng tôi học bài. Bạn ấy còn chép bài cho tôi nữa. Thành ra bây giờ, người được kèm cặp là tôi chứ không phải là Hằng.
Lúc tôi khỏi chân cũng là lúc chúng tôi trở thành đôi bạn thân thiết. Ngày ngày, tôi qua nhà đón Hằng đi học, hai đứa thay nhau đèo, vừa đi vừa ôn bài, trò chuyện rôm rả. Tôi kể hoàn cảnh của Hằng cho bố mẹ nghe. Bố tôi đã xin cho mẹ Hằng đi bán hàng ở cửa hàng gạo, đỡ vất vả mà thu nhập cũng khá hơn.
Hai mẹ con Hằng vui lắm, cứ cảm ơn mãi. Còn tôi, tôi cũng rất vui vì tìm được người bạn giàu nghị lực, ít nói nhưng sâu sắc, tốt bụng. Từ đó đến nay, tôi và Hằng luôn là đôi bạn thân thiết. Sức học của Hằng cũng khá lên nhiều, bạn ấy đạt danh hiệu “Học sinh tiên tiến”. Có chuyện gì vui buồn, tôi và Hằng đều tâm sự với nhau, giúp đỡ nhau. Có một người bạn như Hằng, tôi thấy như trưởng thành hơn.
a. “thua em kém chị”: thua kém mọi người nói chung.
b. “mỗi người một vẻ” : mỗi người có những điểm riêng, khác biệt, không ai giống ai.
c. “nghịch như quỷ” : vô cùng nghịch ngợm, nghịch một cách tai quái, quá mức bình thường.
Năm nay tôi vào lớp sáu, còn bé Nhi thì bước sang lớp bốn. Bố mẹ Nhi cũng đã về sống với nhau sau hơn một năm sống ly thân. Tôi và Nhi tuy chẳng phải họ hàng nhưng thân thiết lắm! Tất cả bắt đầu từ lần ấy...
Năm ấy, tôi học lớp bốn còn bé Nhi học lớp hai. Tội nghiệp bé Nhi! Bố nó ham mê cờ bạc, rượu chè đi suốt từ sáng đến tối mới về lại còn hay đánh vợ chửi con. Mẹ nó không chịu được, quyết định đưa nó về bà ngoại. Nhà bà ngoại nó ở cuối xóm, cạnh nhà tôi. Thế là anh em quen nhau từ đó.
Một buổi chiều hè, tôi rủ bé đi chơi vì biết bé rất buồn. Tôi hỏi:
- Bây giờ em thích cái gì để anh làm cho?
Bé Nhi nói:
- Anh biết không! Ngày xưa em mơ ước nhà em như một con thuyền lớn. Bố là cột buồm vững chãi còn mẹ là khoang thuyền che chở nắng mưa. Con thuyền nhà em sẽ chở những ước mơ của em đến đích. Vậy mà bây giờ nó chẳng bao giờ có thể thực hiện được.
- Đừng buồn em ạ! Hãy cố gắng lên! Nào, đi! Đi với anh! Tôi dắt bé Nhi đi hái những lá tre nghẹ thật to để gập thuyền lá thả trôi sông.
Tôi cọn lá to nhất gặp một con thuyền thật đẹp tặng bé Nhi. Nhưng Nhi không giữ được, bé thả ngay xuống nước. Nhưng con thuyền lại không trôi. Nó mắc cạn vào ngay đám rong đang bò lổm ngổm ở giữa dòng. Bé Nhi nói:
- Đấy! Gia đình em bây giờ cũng như con thuyền đó, chẳng thể nào nó đi được, chỉ có thể chìm thôi!
Tôi vừa tiếc, lại vừa thương Nhi, bèn cứ mang cả quần áo lội xuống sông vớt chiếc thuyền lên. Nước đến bụng rồi đến cổ. Bỗng "sụt" chân tôi trượt phải một hố bùn giữa sông ngay lúc tôi vừa với được chiếc thuyền. Tôi cố gắng chới với trong khi một tay vẫn dâng chiếc thuyền lên khỏi mặt nước. Mấy phút sau, tôi bò lên được tới bờ khi bụng đã uống no nước nhưng rất may con thuyền không nát. Bé Nhi mặt tái mét nhưng rất ngoan ngoãn nghe tôi nói:
- Em hãy giữ nó làm kỷ niệm và tin rằng có ngày nó sẽ được bơi thoả thích trên sông.
Hôm đó, vì sợ mẹ mắng, tôi và bé Nhi ngồi ở bờ sông cho đến khô quần áo mới dám về.
Đêm, tôi bị sốt cao nhưng vẫn giấu chuyện ban chiều không nói. Mẹ thì cứ tưởng tôi dãi nắng nên bị sốt. Cũng may sáng hôm sau, tôi đã đỡ nhiều.
Ngay hôm bố mẹ nó hoà giải và về sống với nhau, nó rủ tôi đem chiếc thuyền ra sông thả. Nhưng chiếc thuyền đã không còn thả được. Thế là anh em tôi mải miết gấp những chiếc thuyền tre khác. Những chiếc thuyền gấp buổi chiều hôm ấy, chiếc nào cũng trôi về tận cuối dòng sông. Điều bí mật giữa tôi và bé Nhi còn đến tận bây giờ. Đó cũng là kỷ niệm sâu sắc nhất tuổi thơ tôi các bạn ạ
#Châu's ngốc