Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong tuổi thơ của mỗi người, ai cũng có những kỉ niệm đáng nhớ về thầy, cô giáo cũ của mình, những kĩ niệm đẹp xen lẫn nỗi buồn đều được khắc sâu trong trí nhớ của chúng ta. Riêng tôi có một kỉ niệm mà tôi không bao giờ quên, kỉ niệm sâu sắc về một người thầy đáng kính của tôi.
Năm ấy, khi tôi còn học lớp một, tôi có những kỉ niệm đẹp về thầy giáo chủ nghiệm của mình. Tôi đã bước sang lớp một, ngưỡng cữa của bậc tiểu học, có nhiều bạn mới, thầy cô mới.
Ngày trọng đại ấy, ngày tôi không bao giờ quên. Sau buổi lễ khai giảng, tất cả các học sinh đều bước vào lớp học của mình để học buổi học đầu tiên và gặp gỡ thầy cô giáo chủ nhiệm của mình và cũng là người sẽ gắn bó với tôi trong suốt thời gian học tiểu học.
Khi thầy bước vào, dáng người thầy thật nhanh nhẹn và thầy chào chúng tôi. Tôi trông thầy cũng đã đứng tuổi, tóc thầy cũng đã điểm bạc, khuôn mặt thầy gầy, bàn tay thầy có nhiều vết nhăn, chắc thầy đã có mấy chục năm lận đận với học sinh. Thầy bước lên bục giảng, thầy ra hiệu cho chúng tôi im lặng và thầy nói:chào các con, thầy tên là Hồ Viết Cảnh, thầy sẽ chủ nhiệm lớp các con trong suốt bậc tiểu học. Giọng thầy thật ấm áp, nhẹ nhàng, làm cho những suy nghĩ trong đầu tôi về một người thầy giáo chủ nhiệm thật dữ dằn và nghiêm khắc đều tan biến.
Sau khi ra mắt chúng tôi, thầy bắt đầu dạy cho chúng tôi những bài học đầu tiên mà cũng là những bài học đầu đời dạy tôi nên người. Thầy viết lên bảng những dòng chữ đầu tiên, tôi trông thấy bàn tay thầy run run khi viết, sau này tôi mới biết, thầy phải chịu đựng những cơn đau do tham gia cuộc chiến tranh kháng chiến chống mĩ để viết nên dòng chữ đẹp đó. Sau khi viết xong đề bài, thầy hỏi chúng tôi có thấy rõ không, một và bạn ngồi phía dưới do mắt kém nên không thấy liền được thầy chỗ khác cho phù hợp. Trong buổi học thầy đến tận chỗ của từng người để chỉ cho chúng tôi những chỗ không hiểu. Cuối giờ, thầy cho chúng tôi xếp hàng ra về, mọi người đi về rất thẳng hàng, tiếng cười đùa của một vài bạn đã làm xôn ao khắp sân trường. Buổi học đầu tiên đã kết thúc như vậy đó, thầy đã để lại cho tôi những suy nghĩ về một người thầy mẫu mực.
Những buổi học sau, thầy nghiêm khắc với những bạn lười học, khen thưởng những bạn ngoan. Giờ ra chơi, thầy đều ra chơi cùng chúng tôi, thầy chơi những rò chơi dân gian cùng với chúng tôi, nhìn khuôn mặt thầy lúc đấy thật đáng yêu, nhìn kĩ thầy, tôi có cảm giác khuôn mặt thầy rất giống khuôn mặt ông nội tôi. Ông tôi đã mất từ khi tôi còn nhỏ, những kỉ niệm đẹp của ôg và tôi đều được tôi khắc ghi. Nhìn thầy, tôi cảm thấy nhớ đến ông, nhớ đến cảnh chơi đùa của hai ông cháu, tôi liền chạy vào phòng học, ngồi trong góc khóc. Lúc đó có một bàn tay đặt lên vai tôi khẽ vỗ về, hình ảnh ông nội vỗ về tôi mỗi khi buồn hiện về, tôi bỗng khóc to lên, không sao có thể kiềm chế được. Thì ra đó chính là thầy, thầy khẽ nói với tôi:" Thành, sao con khóc, nói ra để thầy chia sẽ với con". Rồi thầy ôm tôi vào lòng, nhận được sự an ủi của thầy, tôi càng khóc to hơn. Sau hôm đó tôi cảm thấy được thầy quan tâm nhiều hơn.
Vào một hôm, do tôi không học bài nên bị điễm kém, thầy liền mắng tôi, tôi liền chạy về chỗ ngồi, trong lòng tôi cảm thấy rất tức thầy. Vào giờ ra chơi thầy không ra chơi với các bạn như mọi khi, thầy xuống chỗ tôi. Thầy nói:"thầy xin lỗi em vì đã quá nặng lời, nhưng em là lớp trưởng nên phải gương mẩu cho các bạn noi theo.... thầy giảng lại cho tôi bài tôi chưa hiểu. Tôi nhìn thầy lúc đó mà trong lòng cảm thấy hối hận vô cùng, ân hận vì đã làm thầy buồn. tôi tự hứa sẽ cố gắng phấn đấu tốt hơn.
Vậy đấy, thầy đã để lại cho tôi những kỉ niệm không bao giờ phai mờ về một người thầy giản dị mà thân thương. Tôi hứa sẽ cố gắng học tập để trở thành công dân tốt, có ích cho đất nước và xã hội. Công ơn thầy sẽ mãi được khắc ghi như câu danh ngôn:
"Ngọc không mài không sáng, người không học không tài."
- Những thay đổi của cảnh vật và tiết trời cuối thu “lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc” đã khiến nhân vật “tôi” nhớ lại những kí ức về buổi tựu trường đầu tiên.
- Những kỉ niệm được nhà văn diễn tả theo trình tự như sau:
- Từ hiện tại nhớ về quá khứ: tiết trời cuối thu, hình ảnh các em nhỏ đến trường gợi cho nhân vật "tôi" nhớ lại.
- Nhân vật "tôi" hồi tưởng được trở về con đường cùng mẹ tới trường.
- Cảm giác của nhân vật "tôi" khi nhìn thấy ngôi trường ngày khai giảng, khi nhìn các bạn, lúc nghe ông đốc gọi tên mình vào lớp.
- Tâm trạng hồi hộp của nhân vật "tôi" lúc ngồi vào chỗ của mình trong giờ học đầu tiên.
Tóm tắt văn bản Trong lòng mẹ
Hồng là một chú bé mồ côi cha, mẹ thì bỏ nhà đi tha hương câù thực.Nên Hồng phải chịu sự giả dôí của họ hàng nhất là bà cô cuả chú.
Một hôm cô của chú mở lơì kêu chú vào Thanh Hoá chơi với mẹ. Khi biết cô mình đang đóng kịch nên chú 0 đáp lại.Tưởng là đã xong ai ngờ bà cô lại đánh thêm 1 đòn tâm lý nữa là ngân daì chữ em bé làm cho chú nghẹn ứ cổ họng.
gần đến đoạn tang thầy thì từ trên trường chú đã thâý thấp thoáng hình ảnh cuả mợ trên xe kéo thì chú gọi nhưng lại sợ là 0 phải là mợ mình.
khi biết đó là mợ mình thì chú đã nằm lên người mợ chú và quên đi những lơì nói cuả bà cô.
Tóm tắt văn bản Tức nước vỡ bờ
Bài tóm tắt 1
Được bà lão hàng xóm cho vay chút gạo chị Dậu liền nấu cháo cho anh Dậu ăn. Chị vừa múc bát cháo bưng lên cho chồng, anh Dậu còn chưa kịp ăn thì tên cai lệ và người nhà lí trưởng xông vào đòi bắt trói. Ban đầu, chị Dậu vừa lo lắng cho chồng, vừa sợ hãi trước hành động cử chỉ của đám tay sai đã rất thiết tha van nài các "ông" tha cho chồng "cháu". Nhưng lũ đầu trâu mặt ngựa vẫn hung hăng lao vào bắt trói anh Dậu. Nỗi tức tối đã chiến thắng nỗi sợ hãi, chị Dậu cãi lí: chồng tôi đau ốm các ông không được bắt. Những tưởng lí do rất chính đáng đó có thể ngăn cản hành vi mất hết nhân tính của bọn cai lệ và người nhà lí trưởng nhưng vô hiệu. Bị bọn chúng đánh lại, chị Dậu uất ức vùng lên thách thức: "Mày trói chồng bà, bà cho mày xem" và quật ngã cả hai tên tay sai.
Bài tóm tắt 2
Gia đình anh Dậu nghèo khổ không có tiền nộp sưu. Anh Dậu vì thiếu sưu mà bị lôi ra đình đánh đập và khi được trả về chỉ còn là một thân xác rũ rượi. Đươc bà hàng xóm cho bát gạo, chị Dậu nấu cháo cho anh Dậu ăn. Nhưng anh chưa kịp ăn thì tên cai lệ và người nhà lí trưởng đến đòi sưu. Chị Dậu van xin chúng tha cho anh Dậu nhưng chúng không nghe mà còn đánh chị và sấn đến định trói anh Dậu mang đi. Quá phẫn nộ, chị đã liều cự lại và chống trả quyết liệt, quật ngã hai tên tay sai.
Bài tóm tắt 3
Giai đình chị Dậu là một gia đình nghèo khó sống ở thôn Đoài. Đến ngày sưu thuế thì chị phải chạy vạy khắp nơi để đóng thuế sưu cho anh Dậu. Vì đóng sưu chậm nên anh Dậu bị điệu ra đình và bị bọn cai lệ đánh như chết đi sống lại. Ngày sau chúng trả anh về cho chị Dậu, thấy chồng bị đánh đập chị Dậu lo kiếm bát cháo cho anh ăn đỡ đói, anh Dậu chưa kịp ăn thì bọn cai lệ và người nhà lí trưởng lại xông vào nhà. Bọn chúng mặt hầm hè đằng đằng sát khí vào nhà chị đòi thêm tiền sưu của chú Hợi đã chết từ lâu. Túng quá chị Dậu không đủ tiền đóng đành năn nỉ chúng thế mà bọn chúng vẫn không cho khất còn xông tới đòi đánh anh Dậu. Thương chồng và chịu không nổi cái tính của bọn cai lệ chị Dậu liều mạng đánh chúng một trận tả tơi.
Tóm tắt văn bản Lão Hạc
1. Tóm tắt truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao - Bài làm 1
Lão Hạc là một người nông dân nghèo, sống cô độc, chỉ có con chó Vàng làm bạn. Con trai lão vì nghèo không lấy được vợ, đã phẫn chí bỏ làng đi làm ăn xa. Lão Hạc ở nhà chờ con về, làm ăn thuê để kiếm sống. Sau một trận ốm dai dẳng, lão không còn sức đi làm thuê nữa. Không còn đường sinh sống, lão Hạc lặng lẽ đi đến một quyết định quan trọng. Lão bán con chó Vàng mà lão rất mực yêu thương, mang hết số tiền dành dụm được và cả mảnh vườn gửi cho ông Giáo trông coi hộ. Lão chịu đói, chỉ ăn khoai và sau đó "lão chế tạo được món gì, ăn món nấy". Ông Giáo ngấm ngầm giúp đỡ nhưng lão tìm cách từ chối. Một hôm lão xin Binh Tư ít bả chó, nói để đánh bả chó làm thịt và rủ Binh Tư uống rượu. Ông Giáo rất buồn khi nghe Binh Tư kể chuyện ấy. Lão Hạc bỗng nhiên chết - một cái chết thật dữ dội. Cả làng không ai hiểu vì sao lão chết, chỉ có Binh Tư và ông Giáo hiểu lão ăn bả chó để tử tự.
2. Tóm tắt truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao - Bài làm 2
Lão Hạc có một hoàn cảnh gia đình bất hạnh: Vợ lão mất sớm, còn một người con trai thì anh ta vì phẫn chí mà bỏ đi cao su. Lão Hạc còn lại một mình với một mảnh vườn và một con chó vàng. Con chó ấy là của anh con trai để lại, lão cưng chiều nó như con, luôn miệng gọi "cậu Vàng". Nhưng cuộc sống khốn khó, lão bán chó để dành mảnh vườn cho con dù vô cùng đau khổ, dằn vặt. Lão mang tiền dành dụm được gửi ông giáo và nhờ ông trông coi mảnh vườn. Không muốn phiền đến mọi người, lão từ chối hết thảy sự giúp đỡ của ông giáo. Một hôm, lão xin Binh Tư một ít bả chó nói là muốn bẫy một con chó lạc. Ông giáo rất thất vọng khi nghe chuyện ấy. Nhưng rồi lão Hạc bỗng nhiên chết - cái chết thật dữ dội, đau đớn. Ông giáo hiểu ra tất cả, vô cùng đau đớn nghĩ về cái chết của lão Hạc và chiêm nghiệm về cuộc đời.
3. Tóm tắt truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao - Bài làm 3
Lão Hạc là một nông dân nghèo, sống cô độc. Con trai vì không có tiền lấy vợ nên bỏ đi làm ở đồn điền cao su, chỉ để lại cho lão một con chó làm bạn. Sau một lần ốm nặng, lão yếu đi ghê lắm, không đủ sức để đi làm thuê nữa. Cùng đường lão phải quyết định bán con chó vàng mà lão hết lòng yêu thương. Rồi lão mang tiền dành dụm được và cả mảnh vườn của mình đem sang gửi cho ông Giáo. Ít lâu sau lão sang nhà Binh Tư xin bả chó. Khi nghe Binh Tư kể về chuyện lão Hạc sang xin bả chó, ông Giáo đã rất thất vọng. Nhưng ngay sau đó, khi nhìn thấy lão Hạc chết một cách đau đớn và dữ dội thì ông giáo đã hiểu ra mọi chuyện. Còn về cái chết của lão Hạc chỉ có Binh Tư và ông Giáo hiểu rõ.
1.
Hồng là một chú bé mồ côi cha, mẹ thì bỏ nhà đi tha hương cầu thực. Nên Hồng phải chịu sự giả dối của họ hàng nhất là bà cô cuả chú
Một hôm cô của chú mở lời kêu chú vào Thanh Hoá chơi với mẹ. Khi biết cô mình đang đóng kịch nên chú không đáp lại. Tưởng là đã xong ai ngờ bà cô lại đánh thêm một đòn tâm lý nữa là ngân dài chữ em bé làm cho chú nghẹn ứ cổ họng.
Gần đến đoạn tang thầy thì từ trên trường chú đã thấy thấp thoáng hình ảnh cuả mợ trên xe kéo thì chú gọi nhưng lại sợ là không phải là mợ mình. Khi biết đó là mợ mình thì chú đã nằm lên người mợ chú và quên đi những lời nói của bà cô.
Gần đến ngày giỗ đầu bố Hồng, cậu lại rất thương và nhớ mẹ mình thì một hôm, người cô gọi cậu đến và hỏi có muốn gặp mẹ, gặp “em bé” ko. Sau đó, bà ta làm cho Hồng đau lòng bằng cách nói về cuộc sống của mẹ Hồng (rách rưới, nghèo khổ đi bán hàng, thấy người quen ko dám chào). Bà ta càng nói Hồng càng im lặng và cậu bắt đầu khóc. Cậu càng thấy thương mẹ, càng căm ghét những hủ tục lạc hậu hơn là ghét mẹ trước những lời bôi nhọ mẹ mình của bà cô thâm hiểm, tàn nhẫn. Một hôm, trên đường đi học về, Hồng thoáng thấy 1 người ngồi trên xe kéo rất giống mẹ. Hồng liền đuổi theo và gọi to. Vài giây sau, Hồng đuổi kịp xe kéo. Và nhận ra đúng là mẹ mình. Hồng òa khóc nằm trong lòng mẹ. Cậu cảm nhận được tất cả vẻ đẹp, sự yêu thương và dịu dàng của mẹ. Cậu quên hết mọi lời nói độc ác của bà cô, chỉ còn niềm xúc động và tình yêu thương mẹ vô bờ.
Bạn tham khảo nha!
Bánh chưng là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Nguyên liệu làm bánh bao gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong, bánh thường được làm vào các dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt, cũng như ngày giổ tổ Hùng Vương) (mùng 10 tháng 3 âm lịch
Nguyên liệu
Lá: Thường là lá cây dong tươi. Lá dong chọn lá dong rừng bánh tẻ, to bản, đều nhau, không bị rách, màu xanh mướt. Tuy nhiên, tùy theo địa phương, dân tộc, điều kiện và hoàn cảnh, lá gói bánh có thể là lá chít (một loại tre), lá chuối hay thậm chí cả lá bàng , giấy bạc.
Lạt buộc: Bánh chưng thường dùng lạt giang được chẻ từ ống cây giang. Lạt được ngâm nước muối hay hấp cho mềm trước khi gói.
Gạo nếp: Gạo nếp thường dùng gạo thu hoạch vụ mùa. Gạo vụ này có hạt to, tròn, dẻo đều và mới thu hoạch sẽ thơm dẻo hơn các vụ khác. Nhiều người chọn nếp cái hoa vàng hay nếp nương, thực ra không đến nỗi cầu kỳ như thế vì đây là loại bánh mang tính đại chúng.
Đỗ xanh: Đỗ thường được lựa chọn công phu, tốt nhất là loại đỗ trồng ở vùng đồi trung du Việt Nam (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Phú Thọ v.v. sẽ thơm và bở hơn). Sau thu hoạch đỗ cần phơi nắng đều thật khô, sàng sẩy hết rác, bụi, hạt lép, phân loại hạt rồi đóng vào hũ, lọ bằng sành là tốt nhất
Thịt: Thường là thịt lợn, chọn lợn ỉ được nuôi hoàn toàn bằng phương pháp thủ công (nuôi chuồng hoặc nuôi thả, thức ăn bằng cám rau tự nhiên không dùng thuốc tăng trọng hoặc thức ăn gia súc). Thịt ba chỉ (ba dọi) với sự kết hợp của mỡ và nạc cho nhân bánh vị béo đậm đà, không khô bã như các loại thịt mông, thịt nạc thăn. Một số nơi, như tại Trường Sa, những người lính còn làm món bánh chưng với nhân độc nhất vô nhị là dùng thịt chó hay thịt gà.
Gia vị các loại: Hạt tiêu, hành củ dùng để ướp thịt làm nhân. Muối dùng để trộn vào gạo, đỗ xanh và ướp thịt. Đặc biệt thịt ướp không nên dùng nước mắm vì bánh sẽ chóng bị ôi, thiu. Ngoài ra một số loại gia vị khác ít phổ biến hơn cũng được sử dụng như thảo quả, tinh dầu cà cuống thường sử dụng tẩm ướp trong nhân bánh tại Hà Nội xưa, tuy nay ít nơi còn cầu kỳ gia thêm loại gia vị này.
Phụ gia tạo màu: Bánh chưng với màu xanh của nếp được tạo thành bằng cách quay mặt trên của lá dong, lá chuối (mặt có màu xanh thẫm) vào trong, áp với bề mặt của gạo nếp. Một số nơi còn sử dụng các phụ gia khác như lá dứa hay lá giềng xay nhuyễn vắt lấy nước trộn gạo vừa tạo hương thơm vừa tạo cho bánh có màu xanh ngọc.
Chuẩn bị
Lá dong: Rửa từng lá thật sạch hai mặt và lau thật khô. Rửa càng sạch bánh càng đỡ bị mốc về sau. Trước khi gói lá dong được người gói bánh dùng dao bài mài thật sắc (loại dao nhỏ chuyên dùng để gọt) cắt lột bỏ bớt cuộng dọc sống lưng lá để lá bớt cứng, để ráo nước (nếu lá quá giòn có thể hấp một chút để lá mềm dễ gói).
Gạo nếp: Nhặt loại bỏ hết những hạt gạo khác lẫn vào, vo sạch, ngâm gạo ngập trong nước cùng 0,3% muối trong thời gian khoảng 12-14 giờ tùy loại gạo và tùy thời tiết, sau đó vớt ra để ráo. Có thể xóc với muối sau khi ngâm gạo thay vì ngâm nước muối.
Đỗ xanh: Đỗ làm dập vỡ thành các mảnh nhỏ, ngâm nước ấm 40° trong 2 giờ cho mềm và nở, đãi bỏ hết vỏ, vớt ra để ráo. Nhiều nơi dùng đỗ hạt đã đãi vỏ trong khi những nơi khác cho vào chõ đồ chín, mang ra dùng đũa cả đánh thật tơi đều mịn và sau đó chia ra theo từng nắm, mỗi chiếc bánh chưng được gói với hai nắm đậu xanh nhỏ. Cũng có một số nơi nhét sẵn thịt lợn vào giữa nắm đỗ.
Thịt lợn: Thái thành miếng to bản và dài, tẩm ướp chút muối, hạt tiêu bột (tốt nhất là hạt tiêu đã được rang thơm, tán nhỏ), hành củ, không dùng nước mắm khi ướp.
Gói bánh
Bánh chưng được gói không khuôn tại một gia đình, với chiếc lá trong cùng quay mặt xanh vào trong để tạo màu cho gạo, 2 lá quay mặt xanh ra ngoài với dụng ý hình thức.Thông thường có hai cách gói bánh chưng: gói bằng tay không hoặc gói theo khuôn hình vuông khoảng 20 cm x 20 cm x 7cm sẵn có. Khuôn thường làm bằng gỗ.
Cách gói tay thông thường
Rải lạt xuống mâm tròn tạo hình chữ thập. Đặt 2 chiếc lá dong lên trên lạt, nằm chồng 1/2 theo chiều dài lá lên nhau, chú ý phải quay mặt trên của 2 lá ra phía ngoài và mặt kém xanh hơn (mặt dưới) vào trong. Lượt sau: 2 lá rải như lượt đầu nhưng vuông góc với lượt đầu, chú ý là lần này lại phải làm ngược lại, quay mặt trên lá (xanh hơn) lên trên, mặt kém xanh hơn, úp xuống dưới.
Gạo nếp, xúc 1 bát đầy đổ vào tâm của hình chữ thập, dùng tay gạt đều, tạo hình vuông mỗi cạnh 20 cm. Lấy 1 nắm đỗ xanh bóp nhẹ và rải đều vào giữa vuông gạo đến gần hết bìa gạo.
Thịt lợn, lấy 1, 2 miếng tùy cỡ đã thái rải đều vào giữa bánh
Lấy tiếp 1 nắm đỗ xanh nữa bóp nhẹ rải đều phủ lên trên thịt
Xúc 1 bát gạo nếp đổ lên trên và phủ khỏa đều, che kín hết thịt và đỗ
Gấp đồng thời 2 lá dong lớp trên vào, vừa gấp vừa vỗ nhẹ để tạo hình khối vuông
Gấp tiếp đồng thời 2 lá dong lớp dưới vào như lớp trên, vừa gấp vừa lèn chặt tay
Dùng lạt buộc xoắn lại tạo thành hình chữ thập
Hai bánh chưng buộc úp vào nhau thành một cặp
Với cách gói có khuôn các giai đoạn cũng được tiến hành như trên. Tuy nhiên, người ta cắt tỉa bớt lá dong cho gọn (vừa kích thước khuôn) và đặt trước các lớp lá xen kẽ nhau vào trong khuôn (Ba hoặc bốn lá, nếu gói bốn lá, bánh sẽ vuông đẹp hơn. Khi đó thường thì hai lá xanh quay ra ngoài xếp tại hai góc đối xứng nhau, và hai lá xanh quay vào trong để tạo màu cho bánh). Sau khi đã cho nhân vào trong, các lớp lá lần lượt được gấp lại và sau đó được buộc lạt.
Cách gói bánh có khuôn thì bánh đều nhau hơn và chặt hơn do được vỗ đều gạo, nén chặt, còn gói không khuôn thì bánh được gói nhanh hơn do đỡ mất công đo cắt lá theo kích thước khuôn. Bánh được gói không khuôn thì mặt trên lá được quay ra ngoài, còn với bánh có khuôn thì mặt dưới lá lại được quay ra ngoài.
Luộc bánh
Lấy xoong to, dầy với dung tích trên 100 lít tùy theo số lượng bánh đã được gói. Rải cuộng lá dong thừa xuống dưới kín đáy nhằm mục đích tránh cho bánh bị cháy. Xếp lần lượt từng lớp bánh lên đến đầy xoong và xen kẽ các cuộng lá thừa cho kín nồi. Đổ ngập nước nồi và đậy vung đun. Người nấu bánh thường canh giờ tính từ thời điểm nước sôi trong nồi và duy trì nước sôi liên tục trong 10 đến 12 giờ. Trong quá trình đun, thỉnh thoảng bổ sung thêm nước nóng để đảm bảo nước luôn ngập bánh (người thực hiện thường đặt sẵn ấm nước bên cạnh bếp đun bánh để tận dụng nhiệt lượng). Những chiếc bánh ở trên có thể được lật giở để giúp bánh chín đều hơn, tránh tình trạng bị lại gạo sau này. Trong lúc đun, có thể lấy bánh ra, rửa qua trong nước lạnh, thay một lượt nước mới khác, bánh sẽ rền, ngon hơn.
Ép bánh, bảo quản
Sau khi luộc xong, vớt bánh ra rửa sạch lá trong nước lạnh cho hết nhựa, để ráo. Xếp bánh thành nhiều lớp, dùng vật nặng đè lên để ép bánh cho ra nước, chắc mịn (tục gọi là để cho rền bánh) và phẳng đều trong vài giờ. Hoàn tất công đoạn ép bánh, bánh được treo lên chỗ khô ráo trong nhà để bảo quản.
Bánh thường được treo ở nơi thoáng mát, không bụi bặm, ẩm thấp để tránh bị mốc và ôi thiu, tùy thời tiết có thể để được hàng tháng trời không hỏng. Nhiều vùng ngày xưa còn đưa bánh xuống ngâm dưới ao hoặc giếng nước để bảo quản, lá bánh với nhựa của gạo khi nấu là lớp màng ngăn nước lọt vào làm hỏng bánh. Cách ngâm nước bảo quản bánh chưng tương truyền gắn với sự tích vua Quang Trung tiến quân ra Bắc Hà vào dịp tết nguyên đán năm Kỷ Dậu (1789), nhân dân bỏ bánh chưng xuống ao, ngừng ăn tết nhằm hoàn tất đại cuộc phá Thanh và ăn tết muộn sau đó. Tuy nhiên, hiện cũng ít nơi còn sử dụng phương thức bảo quản này.
Trên bàn thờ ngày tết không thể thiếu bánh chưng và bánh thường được bày theo cặp. Nhiều người cầu kỳ còn bóc bỏ lớp lá bên ngoài của bánh và gói lại bằng lá tươi mới, sau đó buộc lạt màu đỏ trước khi đặt lên bàn thờ.
Trên mâm cỗ ngày Tết, bánh chưng vuông thường được cắt chéo bằng chính lạt gói bánh đó, bánh chưng dài thường cắt lát ngang, gọi là "đồng bánh", để ăn cùng với dưa hành, nước mắm rắc chút bột tiêu. Ra sau tết, bánh có thể bị lại gạo, bị cứng, khi đó người ta thường đem rán vàng trong chảo mỡ và ăn kèm với dưa góp.
Trên đây là các công đoạn chuẩn bị và cách gói bánh chưng thông thường tại các gia đình cộng đồng người Việt vào dịp Tết.
Ngày xửa ngày xưa vua Hùng muốn nhường lại ngôi vua của mình cho các con nên đã truyền cho hoàng tử nào dâng lên vua những vật có ý nghĩa và lạ nhất thì có thể thay vua trị vị đất nước. Khi ấy Lang Liêu đã làm ra hai loại bánh trong đó có bánh chưng tượng trưng cho trái đất. Và khi bánh chưng có từ ngày đó, loại bánh này có ý nghĩa gì mà con người Việt Nam chúng ta lại coi nó là một trong ba đồ sử dụng trong ngày tết?.
Về truyền thuyết của bánh chưng thì chúng ta biết nó ra đời trong sự kiện vua Hùng Vương nhường ngôi cho các con trai của mình. Ông vua ấy đã truyền lệnh cho tất cả những người con mang đến những lễ vật. Không giống như những anh trai mang vàng bạc châu báu mà người con út của Vua Hùng lại dâng lên vua cha hai loại bánh là bánh chưng và bánh dày. Bánh chưng có từ đó để tượng trưng cho trái đất hình vuông.
Đến ngày nay thì nhân dân ta đã sử dụng bánh chưng vào ngày tết giống như một truyền thống đặc trưng. Vật liệu để làm bánh chưng bao gồm lá dong, gạo nếp đã ngâm nở ra, đỗ ngâm bỏ vỏ, thịt lợn, lạt. tất cả những vât liệu ấy đều không thể thiếu được.
Về cách gói bánh thì nhân dân ta thường gói bánh theo hai hình là hình vuông truyền thống và hình tròn dài. Theo cách gói bánh vuông truyền thống nếu muốn cho bánh đẹp vuông vắn thì lá dong phải to và dài, xếp hai lá lên nhau đổ một lớp gạo xuống sau đó là một ít đỗ bên trên tiếp đến là miếng thịt đã ướp gia vị và cuối cùng là một lớp đỗ và gạo đỗ lên trên cùng. Công đoạn nguyên liệu bên trong đa đủ thì chúng ta gấp các lá bánh lên sao cho vuông vắn và ôm sát vào những nguyên liệu bên trong. Khi này chúng ta phải lấy tay ấn thật chặt cho gạo đỗ đỗ đầy vào những chỗ hở để tạo thành một hình vuông vắn. khi đã có một khối vuông vắn thì chúng ta phải lấy những chiếc lạt buộc cố định lại để đem đi luộc. Còn đối với bánh tròn dài thì cũng tương tư nhưng cần đến lá dài hơn buộc bánh theo hình dài chứ không nén chặt theo hình vuông. Thường nhân dân ta hay gói bánh chưng vào những ngày cuối năm như 29 hoặc 30 để đón năm mới hay cùng nhau trông bánh chưng chờ giao thừa qua. Những nồi bánh ấm nồng cùng với sự sum họp quây quần của anh chị em bên nhau như xua tan đi mọi cái giá lạnh đầu mùa xuân. Mọi người không còn những ưu tư phiền muộn mà chỉ còn khoảnh khắc hạnh phúc bên nhay mà thôi.
Bánh chưng trong ngày tết có những ý nghĩa rất lớn. Tuy khoa học đã chứng minh rằng trái đất không phải là hình vuông như người xưa trong truyền thuyết nói nhưng qua bánh chưng ấy người Việt ta bày tỏ những tấm lòng nhớ về người xưa tổ tiên ông bà đã sáng tạo và để lại loại bánh có ý nghĩa ấy. Không những thế nó được sử dụng trong ngày tết vì nó có sự đầy đủ của nhiều thứ nguyên liệu và có vị ngon hấp dẫn. Chính vì thế mà nó không thể nào vắng mặt trong ngày tết truyền thống của nhân dân ta.
Không những thế mà bánh chưng còn để thắp hương thờ cúng ông bà tổ tiên trong những ngày tết. Nhân dân ta sẽ chọn những chiếc bánh đẹp nhất để có thể đem lên bày trên bàn thơ ông bà với những món hoa quả bánh kẹo trên đó.
Bánh chưng còn làm cho mọi người sum họp gần gũi nhau hơn và có một cái tết ấm lòng không. Anh chị em quây quần bên nhau cùng gói bánh cùng nói chuyện cười vui tươi chào mừng năm mới đến. Không kể lúc luộc bánh tất cả cùng ngồi trông bánh bên ngọn lửa hồng.
Đặc biệt bánh ăn nóng rất ngon tuy nhiên khi nó nguội rồi nhân dân ta còn có thể cắt chúng ra từng miếng nhỏ đem rán lên ăn rất là ngon và thơm. Những người không ăn được mở thì cũng có thể ăn được bởi vì khi ninh nhừ như thế rồi thì thịt mở không còn ngáy như khi luộc bình thường nữa mà nó rất dễ ăn.
Tóm lại bánh chưng có ý nghĩa rất lớn trong đời sống cũng như tình cảm của nhân dân ta trong ngày tết truyền thống. Và từ khi xuất hiện cho đến ngày nay bánh chưng như khẳng định sự thơm ngon hấp dẫn cùng với những ý nghĩa của mình. Vì vậy bánh chưng không thể vắng mặt trong gia đình Việt nam ngày Tết.
Ngày nhỏ, ai cũng có lần làm hỏng, làm hư đồ đạc trong gia đình. Em cũng đã có một lần trót nghịch ngợm làm vỡ một lọ hoa rất đẹp của bà. Lỗi lầm ấy đã đem đến cho em nhiều bai học. Đó là một lọ hoa bằng gốm sứ Bát Tràng được tráng men trắng, vẽ mực xanh mịn màng, sáng bóng. Nó được trân trọng đặt trên bàn thờ giữa nhà. Mẹ em nói đó là một kỉ vật thời trẻ của bà, bà đã giữ gìn, nâng niu chiếc lọ ấy mấy chục năm nay, lọ hoa này có số tuổi nhiều hơn cả tuổi của mẹ em. Bà quý chiếc lọ ấy lắm. Thỉnh thoảng bà lại mang lọ ra lau chùi cho sáng bóng. Mỗi lần như thế, bà ngắm chiếc lọ không biết chán, đôi mắt đã nhăn nheo vì thời gian lại ánh lên vẻ long lanh kì lạ. Ai cũng biết tình cảm bà dành cho chiếc lọ nên hết sức giữ gìn, nâng niu. Mỗi lần sửa sang bàn thờ mẹ lại cẩn thận đặt nó vào một chiếc hộp xốp để tránh va đập. Buổi sáng hôm ấy. Mọi người trong nhà em đi làm hết cả. Bà đi sang nhà bà hàng xóm chơi. Em ở nhà một mình buồn quá bèn rủ mấy đứa bạn sang nhà đá bóng, sân nhà em rất rộng, đủ cho chục đứa bằng tuổi em đá bóng, đùa nghịch. Đi một vòng quanh xóm, em đã gọi được sáu đứa bạn cùng sang chơi. Cả bọn hò reo hào hứng với trái bóng tròn. Em thê hiện khả năng bằng những đường dắt bóng lắt léo và những cú sút “thần sầu”. Đang có bóng trong chân, em co chân tung một cú sút thật mạnh. “Rầm!”. Cửa nhà em mở tung. Bóng va vào cửa, rơi “bịch!” xuống sân. Đáng lẽ phải chạy ra đóng cửa thì em lại quá hào hứng với trái bóng mà hăm hở lao vào đá tiếp. Em lại có bóng trong chân. Dắt bóng. Rê bóng. Và... “Sút!”. Em hét lên và co chân sút bóng về phía “khung thành” đội bạn. Nhưng bóng lao thẳng vào nhà, bay về phía bàn thờ, đập vào cái lọ. Lọ hoa từ trên cao rơi xuống vỡ tan thành những mảnh vụn. Em hoảng hốt lao vào nhà. Sững sờ. Trời ơi! Biết làm sao bây giờ? Đám bạn xôn xao rồi từng đứa một đi về. Em sợ hãi ngồi lo lắng. Biết nói gì với bà bây giờ? Bà sẽ rất tức giận. Bà sẽ la mắng em. Bố mẹ sẽ quở trách, thậm chí... đánh em. Em nhắm mắt sợ hãi nghĩ đến những điều có thể xảy ra. Em đang đau khổ vì lỗi lầm của mình thì tiếng gậy lộc cộc chống xuống sân vang lên. Bà đã về! Em chạy vội ra sân, miệng lắp bắp: “Bà... bà ơi!”. Bà ngẩng lên nhìn em, lo lắng hỏi: “ Sao thế con? Có việc gì mà mặt tái mét lại thế?”. Em run rẩy: “Bà ơi... cái lọ hoa bị vỡ. Con... con xin lỗi”. Bà khẽ giật mình. Bà đi nhanh vào nhà, sững sờ nhìn những mảnh vụn vỡ tan tành của chiếc lọ bà hằng gìn giữ mấy chục năm. Em vội vàng tránh cơn giận của bà có thể đến bằng một câu nói dối: “Chúng con đá bóng... Thằng Tí nó sút vào”. Bà không nói gì chỉ run run lượm những mảnh vụn đặt vào một chiếc bình cũng bằng gốm. Đúng lúc ấy, bố mẹ em đi làm về. Em lại sợ hãi tránh tội bằng lời nói dối như khi nãy. Mẹ chăm chú nhìn vào mắt em hỏi nhỏ: “Con nói thật chứ?”. Em nhắm mắt, cúi đầu nói khe khẽ: “Vâng ạ!”. Mẹ không nói gì nữa, lẳng lặng đi chuẩn bị bữa trưa. Bữa cơm trưa hôm đó là một bữa cơm buồn. Cả nhà lặng lẽ ăn không ai nói câu gì. Nhất là bà. Người ăn chưa hết lưng cơm đã ngừng đũa đi vào phòng. Đôi mắt bà u sầu, buồn bã. Em ăn cũng không yên lòng. Trời ơi! Em đã làm gì thế này? Chỉ vì mải mê chơi đá bóng, chỉ vì bất cẩn mà em đã làm mất đi một kỉ vật quý giá của bà. Nhưng tội lỗi hơn là em đã nói dối. Lời nói dối trơn tru như một đứa dối trá chuyên nghiệp. Đổ tội cho thằng Tí, em đã tránh được những la rầy, trách mắng, nhưng không tránh được sự dằn vặt về tội lỗi của chính mình. Giấc ngủ trưa không an lành. Em thấy một bóng người bay ra từ chiếc lọ hoa đã vỡ. Đó là một cụ già trông rất đỗi quen thân. Cụ nhìn em chăm chú rồi thở dài hỏi: “Sao con lại nói dối? Sao con lại nói dối?...”. Câu hỏi cứ ngân vang đầy ám ảnh. Em sợ hãi ngồi bật dậy, mồ hôi ướt đầm đìa. Em vội vã đi sang phòng bà rồi cứ thế òa khóc nức nở: - Bà ơi... Hu hu...! Bà lo lắng hỏi: - Con làm sao vậy? - Hu hu... Bà ơi, con đã nói dối. Chính con đã làm vỡ lọ hoa của bà... Bà ôm em vào lòng, xoa đầu em rồi thủ thỉ: - Con biết nhận lỗi là tốt. Con biết không, đó là chiếc lọ ông tặng bà khi còn trẻ. Bà gìn giữ nó đã lâu... Trời ơi, vậy cụ già trong giấc mơ vừa rồi là ông nội em đó. Bố đã có lần kể rằng ông mất khi bố còn nhỏ, bà cứ ở vậy nuôi bố lớn lên. Em chỉ được nhìn thấy ông qua một bức vẽ truyền thần. Chẳng vậy mà em thấy gương mặt ấy quá quen thân. Em nhẹ lòng khi đã nói ra được lời thú lỗi của mình. Vậy là bà không trách mắng gì em. Càng nghĩ về chiếc lọ đã vỡ, em càng thấm thìa hơn tình cảm gia đình ấm áp thiêng liêng. Nhìn quanh bà, em hiểu rằng mỗi đồ vật đều có cuộc sống riêng của nó. Mỗi món đồ đều gắn với một kỉ niệm riêng mà chỉ những ai biết trân trọng tình cảm mới hiểu được.
Em và An không ở cùng khu tập thể, thế nhưng ngay từ khi đi học lớp một chúng em đã rất thân nhau. Chúng em ngồi cùng bàn, mặc những bộ quần áo giống nhau và mỗi buổi đi học về chúng em lại cùng nhau đi chung một con đường, bạn An thường chia tay em trước bởi nhà bạn gần trường hơn nhà em. Song có một điều đã giúp chúng em thân nhau hơn là bởi chúng em rất ham học. Sau giờ học ở trường, chúng em lại đến nhà nhau để ôn bài và cùng nhau giải những bài toán khó. Bạn An của em rất xinh, trái ngược với nước da bánh mật của em thì bạn lại có nước da trắng mịn, lúc nào cũng phơn phớt hồng như được đánh một lớp phấn mỏng. Nhất là vào những ngày hè da của bạn lại càng như đẹp hơn. Bạn còn có khuôn mặt tròn bầu bĩnh trông rất đáng yêu, chiếc mũi nhỏ nhắn thẳng tắp trông thật thanh tú, cặp môi đỏ tươi như vừa được thoa son. Nụ cười của bạn cũng rất tươi, mỗi khi bạn cười lại khoe chiếc răng khểnh rất duyên. Chơi với nhau đã khá lâu, ấy vậy mà lúc nào nhìn thấy bạn em cũng thấy bạn thật xinh thật đáng yêu. Bạn An của em còn có một giọng hát rất hay, bạn là cây văn nghệ của trường, mỗi khi trường có văn nghệ bạn An lại tham gia. Trong buổi ca nhạc giọng hát của An luôn được các bạn trong trường yêu thích và thường tặng cho bạn những tràng pháo tay to nhất. Hơn thế, An còn là một người rất tình cảm, em nhớ có lần bị ốm em phải nghỉ học mấy ngày, An đến mang vở về chép bài hộ em sau đó bạn còn đến giảng lại bài cho em hiểu. Và có lần em bị đau chân không tự mình đi học được, An cũng đến giúp em đi. Về vấn đề học hành thì em và An mỗi đứa lại có một sở trường riêng. An thì đam mê các môn tự nhiên, còn em thì thích học Văn. Và một câu chuyện đã xảy ra như thế này. Hôm đó có tiết bài tập Toán, ấy vậy mà tối hôm trước do mải mê xem phim hoạt hình em không kịp làm hết bài tập, đến lớp em rất lo lắng, lỡ đâu cô giáo lại gọi lên kiểm tra vở thì em sẽ bị điểm kém. Thế là em đành đánh liều mượn vở của An với ý định chép bài. Em cứ tưởng An sẽ vui vẻ cho em mượn vì chúng em là bạn thân của nhau cơ mà. Nhưng thật bất ngờ An đã không đồng ý và bạn nói:
- Mk ko muốn bạn trở thành người không trung thực.
Lúc đó đang lo lắng về chuyện bị cô phạt nên em rất tự ái, sau buổi học đó em không đợi bạn về cùng. Ngay buổi chiều hôm đó An xuống nhà em chơi. Bạn vui vẻ gọi em ra và sau khi nghe bạn phân tích em hiểu bạn đã đúng. Việc mượn vở bạn để chép bài là sai. Em thầm cảm ơn vì An đã giúp em hiểu hơn về lòng chân thực. Chúng em lại chơi thân với nhau như xưa. Ngay chiều hôm đó em và Lan rủ nhau đi ăn chè món chè mà em với bạn rất thích. Hè vừa rồi em được bố mẹ cho về quê chơi, em đã xin phép bố mẹ An cho bạn về cùng. En và An vô cùng sung sướng khi được bố mẹ An đồng ý. Thế là chúng em lại có những ngày hè ở bên nhau và thời gian dường như càng giúp em và Lan hiểu nhau ơn, yêu quý nhau hơn.
- Phải trú mưa thôi. Hoàng lẩm bẩm một mình rồi ì ạch đẩy xe vào trạm với nỗi chán chường.
- Thầy, … thầy …
Tiếng thưa nhỏ nhẹ trong veo từ một người đang che kín mặt bằng chiếc khẩu trang ướt sũng đang nhỏ từng giọt, từng giọt nước xuống mặt ướt đẫm trông rất thảm hại, duy có đôi mắt rất tinh anh, ngời sáng đến lạ lùng.
Lúc này Hoàng mới để ý nhận ra chiếc xe rác đầy ắp được phủ kín bằng tấm bạt ni lông. Trước hai tay cầm là vô số giấy vụn, vỏ chai, mũ bể được bỏ gọn gàng trong hai chiếc túi to đùng.
- Cô là … là….. Hoàng lên tiếng để phá tan sự hoài nghi.
- Dạ , em là Dung, học trò cũ của thầy ở khoa Toán Đại học sư phạm thành phố, thầy còn nhớ em không?
- Dung hả?. Để thầy nhớ lại xem. Hoàng vỗ trán suy nghĩ, cố nhớ nhưng không tài nào nhận ra. Giảng dạy gần ba mươi năm rồi chứ có ít ỏi gì đâu, sinh viên hết lớp này đến lớp khác nối tiếp nhau vào rồi lại ra trường, chuyện quên lãng cũng là lẽ thường, Hoàng tự an ủi mình.
- Nhà em ở đâu? Sao em lại chọn nghề này? Ra trường sao không đi dạy? Còn chị này là ai?. Hoàng cứ hỏi liên tục khiến cô gái không kịp trả lời, chỉ còn thấy đôi môi mấp máy và đôi mắt buồn buồn xa thẳm.
Có lẽ lòng tự trọng khi bị Hoàng chất vấn làm cả hai người nóng bừng cả mặt. Chiếc xe rác được kéo băng băng trong cơn mưa tầm tã trắng xóa đất trời. Một người kéo một người đẩy thoăn thoắt đi nhanh như một sự trốn chạy vô hình. Mưa vẫn tuôn như thác đổ.
Về đến nhà. Hoàng không tài nào quên được hình ảnh ban chiều. Anh không hề để tâm khi vợ con mình bàn việc mua sắm ngày xuân, dù chỉ còn hai tuần nữa là Tết đến. Cũng chẳng hào hứng khi xem ti vi sau buổi cơm chiều. Hoàng cố lục tìm những hình ảnh xa xưa, cái thời anh mới chập chững bước lên giảng đường cho đến hôm nay. Dung là ai? Học trò cũ năm học nào? Sự ân hận cứ dày dò khiến anh điên tiết lên. Đây rồi tấm ảnh thầy trò ghi rõ Lớp Toán năm học 1998 - 2002, trong đó có nụ cười tươi tắn đôn hậu tự tin, và đôi mắt sáng tinh anh đầy nghị lực của Dung - lớp trưởng.
Hôm sau, cũng giờ tan tầm, Hoàng đậu xe phía bên kia đường. Anh đang chờ Dung và người đàn bà đi cùng hôm qua, mà chờ để làm gì? Sẽ nói gì với họ bây giờ? đến giờ Hoàng cũng không tự lý giải được lòng mình. Có lẽ anh chỉ muốn nói lời xin lỗi về sự đường đột hôm qua. Có vậy mà lòng anh như lửa đốt. Cái cảm giác chờ đợi sao dài quá, hồi hộp quá.
Bên kia đường, bóng dáng Dung đã xuất hiện. Còn người phụ nữ kia đâu? Hoàng bắt đầu sốt ruột. Dung lầm lũi kéo xe rác đi cặp theo đường phố, cái dáng nhỏ liêu xiêu trong nắng chiều làm Hoàng thấy thương hại, xót xa nhiều quá. Rời khỏi nơi tập kết rác, Dung tất tả đạp xe về nhà đâu biết rằng phía sau lưng mình có một người đang bám theo với sự dày dò lẫn hoài nghi khó tả.
Xe Dung rẽ vào hẻm nhỏ và dừng lại ở căn nhà tôn mục nát. Hoàng vẫn lẳng lặng bám theo đến khi Dung đã vào hẳn trong căn nhà nhỏ. Qua khe hở của chiếc vách tạm bợ, Hoàng thấy trên chiếc chiếc bàn thờ nho nhỏ giữa nhà là chiếc đèn dầu hột vịt leo lét trước di ảnh một người đàn ông có khuôn mặt giống Dung như đúc. Hoàng nghĩ có lẽ người ấy là ba Dung.
Ở góc nhà một người đàn bà gầy gò đang lên cơn ho sù sụ, đắp một chiếc mền vá víu khắp chỗ. Trên vách nhà là những bộ đồ công nhân vệ sinh treo thẳng thóm. Cạnh bên là chiếc bàn nhỏ chất đầy sách vở, giáo án của Dung. Trên vách tường những bằng giấy khen được treo kín, có cả tấm hình Dung tươi cười xúng xính trong chiếc áo choàng đen nhân lễ tốt nghiệp, đôi mắt tự tin, độ lượng sáng lạ thường.
Hoàng tất tả quay ra đầu hẻm trong tâm trạng vừa ân hận, vừa thương hại, vừa tự trách cứ mình. Mưa cuối ngày lại bất chợt kéo đến làm bầu trời vốn đã tối lại càng tối âm âm. Nước từ các hố ga lại bắt đầu dâng lên làm mắt hẻm ngập lầy lụa, ngườì ra vào xắn quần lên bì bõm trong cơn mưa xối xả, trắng xóa. Mắt Hoàng chợt ánh lên khi nhận ra bóng dáng liêu xiêu của Dung đang bì bõm dẫn xe ra đầu hẻm rồi vội vã đạp đi. Hoàng hấp tấp bám theo đến nổi quên trả tiền ly cà phê chưa uống. Dung đi đâu?
Tới mái ấm từ thiện trên phố nhỏ, Dung xuống xe dắt vào mái hiên nhà. Chiếc áo mưa nhàu nát có lẽ không đủ giữ ấm cho tấm thân nhỏ nhoi ấy, mặt Dung nhợt nhạt, môi xanh đen vì lạnh.
- Cô đến rồi, cô đến rồi các bạn ơi. Cô có lạnh hôn?, chúng con sợ cô lạnh rồi bệnh hổng đến dạy tụi con nữa, cô đừng có bệnh nghe, vắng cô chúng con buồn lắm. Tết này cô lại đây với tụi con như mọi năm nghe cô.
Dung nhìn thật sâu vào đôi mắt trong suốt, thánh thiện thơ ngây của các em mà nghe lòng xốn xang khôn tả. Chúng nó nhỏ dại quá, đơn độc quá, hứng chịu bao chuyện bất hạnh của cuộc đời. Bằng lứa chúng, bao trẻ khác đang ấm cúng trong những ngôi nhà sang trọng, đầy đủ tiện nghi, được nũng nịu trong vòng tay của cha mẹ, vòi vĩnh những đồ chơi đắt tiền. Còn lũ trẻ ở đây?
Nghĩ đến đó, Dung bật khóc. Thấy vậy cả lũ nhỏ cũng khóc theo dù không biết cô giáo của chúng khóc vì chuyện gì? Buổi học bổ túc kéo dài khoảng hai giờ. Thầy trò lại tiễn nhau ở khoảng sân quen thuộc của mái ấm trẻ mồ côi, Dung lại quay về vội vã với gia đình trong cơn mưa rả rích.
- Dung, em ngừng lại thầy có chuyện muốn nói với em. Tiếng Hoàng nói thật to trong cơn mưa.
Nghe tiếng nói, Dung hấp tấp thắng xe thật gấp vào vỉa hè, suýt chút nữa là ngã nhào trên nên gạch.
- Ủa , thầy… thầy đi đâu giờ này, em…. em
- Em vào đây thầy hỏi chuyện này một chút, chỉ ít phút thôi, thầy biết em rất bận. Nói xong Hoàng xuống xe dẫn chiếc xe đạp của Dung vào quán cà phê nhỏ ven đường, lúc này quán vắng tanh, chỉ có hai thầy trò là những người khách cuối cùng.
- Em dạy ở đâu? Gia đình sống ra sao? Hôm qua thầy thật vô tâm quá, suốt đêm không ngủ, em đừng trách thầy nghe.
- Dạ có gì đâu thầy. Tiếng Dung nhỏ nhẹ, từ tốn. Câu chuyện của Dung kể cứ đều đều trong đêm vắng. Ra trường với tấm bằng loại giỏi, Dung xin việc ở một trường trung học phổ thông tại thị xã. Ban đêm cô dạy bổ túc cho các em nhỏ mồ côi gần chục năm qua mà không hề nhận một khoản bồi dưỡng nào. Dù bận mấy Dung vẫn đều đặn mỗi đêm đến với lũ nhỏ. Ba Dung mất khoảng hơn tám năm qua do căn bệnh ung thư, mẹ cô từ đó sức khỏe cũng suy giảm thấy rõ. Những chuyến xe rác ngày trở nên nặng nề hơn đối với người đàn bà bệnh tật sắp tuổi về hưu. Có lần đi dạy về ngang thấy mẹ đang oằn lưng kéo xe rác lên cầu, cô dừng xe đẩy tiếp mẹ lên cầu trong làn nước mắt nhạt nhòa. Từ đó mỗi chiều Dung đến giúp mẹ kéo rác. Lúc đầu mẹ cô khăng khăng từ chối.
- Con làm vậy coi sao được, mẹ còn kéo xe nổi, ai đời cô giáo cấp ba mà đi kéo rác, người ta biết thì nguy, rồi lỡ học trò con thấy thì sao? Thôi mặc mẹ.
- Có gì đâu mẹ, kéo rác cũng là cái nghề lương thiện và có ích, mẹ đã nuôi con ăn học nên người, con giúp mẹ như vầy có thấm vào đâu. Dung van nài.
Thấy thái độ kiên quyết của con, mẹ Dung đành chấp nhận với điều kiện, cô phải bịt kín mặt mày bằng khẩu trang để không ai nhận ra. Cứ như vậy, cuộc sống hai mẹ con cứ lay lắt theo dòng đời. Hai mươi tám tuổi, Dung vẫn độc thân để chăm lo cho mẹ chu đáo khi tuổi già xế bóng. Mắt Hoàng cứ cay xè theo câu chuyện của cô học trò cũ của mình.
Buổi chào cờ sáng thứ hai cũng là buổi học cuối cùng trước khi nghỉ Tết hôm nay rất lạ thường. Cô cảm nhận có điều gì đó khác lạ khi bất chợt thấy sự có mặt của thầy Hoàng - người duy nhất mà Dung bộc bạch hết nổi riêng tư về cuộc sống của mình.
Tiếng thầy hiệu trưởng vang vang trên bục đưa cô về thực tại.
- Xin mời cô Nguyễn Thị Dung lên nhận quyết định trao tặng căn nhà tình nghĩa từ sự đóng góp của quý thầy cô và học sinh toàn trường. Đây cũng là món quà xuân tặng cô. Thông qua thầy Hoàng, nhà trường đã hiểu và vô cùng cảm phục trước nghị lực và việc làm đầy ý nghĩa của cô.
Dung lảo đảo như người say sóng. Bất chợt nhìn sang phía thầy Hoàng và bắt gặp nụ cười rạng rỡ, tự tin, đồng cảm. Tiếng vỗ tay vang dội khoảng sân trường rộng mênh mông đầy nắng ấm. Hàng mai quanh trường cũng rung lên theo cơn gió se lạnh. Đồng nghiệp, học sinh chạy ùa tới vây quanh Dung để sẻ chia niềm hạnh phúc dâng đầy. Nước mắt cô rơi dài xuống mặt và trở thành hiệu ứng dây chuyền, bạn bè khóc rồi học sinh toàn trường cùng khóc vì xúc động.
Ở một góc hẹp dưới tàn phượng vĩ sân trường. Hoàng đang đăm đăm xin lên bầu trời xanh thẳm, ở đó như phảng phất có nụ cười của ba Dung, thấp thoáng hình bóng mẹ Dung thôi không còn oằn lưng kéo xe rác lên cầu, có hình dáng cô giáo nhỏ đôi mắt tinh anh, nụ cười rạng rỡ đang đến với lũ trẻ mồ côi. P/S : Đề bài khá hay đấy!
đúng nhưng hơi dài...