Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Về kinh tế:
Phương Đông:
+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi, mưa thuận gió hòa, lưu vực các dòng sông lớn giàu phù sa, màu mỡ, khí hậu ấm nóng.
+ Kinh tế: Nông nghiệp thâm canh +thủ công nghiệp +chăn nuôi.
Phương Tây:
+ Có Địa Trung Hải là nơi giao thông, giao thương thuận lợi.
+ Phần lớn lãnh thổ là núi và cao nguyên.
+ Đất canh tác không màu mỡ.
+ Kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp phát đạt.
2. Về xã hội:
Ở phương Đông:
Phân chia thành 3 giai cấp:
Quý tộc: Tầng lớp có đặc quyền.
Nông dân công xã: tầng lớp xã hội căn bản và là thành phần sản xuất chủ yếu.
Nô lệ: làm việc hầu hạ trong cung đình, đền miếu, nhà quý tộc và những công việc nặng nhọc nhất.
Ở phương Tây: 3 giai cấp.
Chủ nô: rất giàu có thế lức kinh tế, chính trị.
Bình dân: Dân tự do có nghề nghiệp, tài sản, tự sinh sống bằng lao động của bản thân.
Nô lệ: lực lượng lao động đông đảo, sản xuất chủ yếu và phục vụ các nhu cầu của đời sống, hoàn toàn lệ thuộc vào người chủ mua mình, không có chút quyền lợi nào.
3. Về Chính trị.
Phương Đông: Chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, vua tự xưng là "Thiên tử" nắm quyền hành tuyệt đối về chính trị, quân sự và cả tôn giáo.
Phương Tây: Chế độ dân chủ, chính quyền thuộc về các công dân. Đại hội công dân bầu và cử ra các cơ quan nhà nước, quyết định mọi công việc nhà nước (tính chất dân chủ rộng rãi).
Thể chế dân chủ ở các quốc gia cổ đại phương tây dựa trên sự bóc lột hà khắc với nô lệ cho nên chỉ là nền chuyên chính cuar chủ nô, dân chủ, chủ nô.
Trung Quốc lớp mình học thầy cho ghi vậy nè
- Tình hình chính trị : hình thành từ thế kỉ III TCN, thời Tần
- Quan lại và nông dân giàu chiếm nhiều ruộng đất, có quyền lực -> địa chủ
- Nông nô mất ruộng -> tá điền
Nộp hoa lợi cho địa chủ-> địa tô
Tồ chức bộ máy nhà nước
- Nhà Tần
- Nhà Hán
- Nhà Đường
- Nhà Nguyên
* Đối ngoại:
- Mở rộng lãnh thổ bằng cách tiến hành chiến tranh xâm lược
( bạn sàn lọc nha )
- Các quốc gia cổ đại phương Đông : Ai Cập, vùng Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc
- Ấn Độ:
+ Chữ Phạn nguồn gốc của chữ Hin - đu
+ Quê hương của phật Bà Đạo La Môn, đạo Hin - đu, đạo Phật
+ Văn học: giáo lí, chính luận, luật pháp, sử thi, kịch thơ
+ Nghệ thuật kiến trúc: Ảnh hưởng sâu sắc của các tôn giáo
- Trung Quốc: Mình chưa học ( sorry )
Từ nửa sau thế kỉ XVIII , các quốc gia Đông Nam Á bước vào thời kì suy thoái , mặc dù xã hội phong kiến vẫn tiếp tục tồn tại cho tới khi trở thành thuộc địa của các nước tư bản phương Tây . Nguyên nhân dẫn đến điều này là do sự duy trì phương thức sản xuất phong kiến lỗi thời , lạc hậu dẫn đến nền kinh tế ngày càng rơi vào khủng hoảng trong khi cách mạng công nghiệp ( thế kỉ XVII - XVIII ) đã đưa các nước phương Tây ( Anh , Pháp , Đức , MT ) ngày càng phát triển vượt bậc . Xét như Việt Nam , thế kỉ XVIII nói chung là thời kì khủng hoảng của chế độ phong kiến các biện pháp được nhà nước thực hiện đều là những biện pháp cũ và không mang lại hiệu quả cao , nạn chiêm tinh ruộng đất phát triển đã khiến nhân dân phải tha phương cầu thực , quan lại tham nhũng , bòn rút làm cho nhân dân thêm đói ngèo = > Hàng loạt các cuộc khởi nghĩa của nhân dân nổ ra .
bạn tham khảo nha+!
- các quốc gia cổ đại phương Đông : Ấn Độ, Ai cập,Lưỡng Hà,Trung Quốc.
- câu 2 ở trong sách giáo khoa cũng có nha mình ngại chép lên lắm.
các quốc gia cổ đại phương đông : ai cập , lưỡng hà , ấn độ , trung quốc .
Các quốc gia cổ đại phương Đông : Ai Cập, vùng Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc.
Trung Quốc được đánh giá là một trong những trung tâm văn hóa rực rỡ của châu Á và thế giới. Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, nhân dân đã đạt được những thành tựu quan trọng, những thành tựu đó đã chứng tỏ được rằng nền văn hoá Trung Quốc thời phong kiến là một nền văn hoá lâu đời, rất phong phú đa dạng và có nhiều độc đáo. Nền văn hoá ấy đã có tác dụng nhất định trong truyền thống văn hoá dân tộc Trung Quốc, có ảnh hưởng đáng kể đến nhiều nước ở thế giới, trong đó có Việt Nam.* Thành tựu văn hoá
a/ Trên lĩnh vực văn học :
- Chữ viết :
+ Chữ tượng hình kết hợp với chỉ ý và hình thanh.
+ Chữ giáp cốt xuất hiện sớm nhất (thời Ân Thương).
+ Chữ đại triện (đời Chu). Đến thời tần chỉnh lí, cải biến thành chữ tiểu triện.
+ Chữ Hán (thời Hán).
- Văn học :
+ Thời Xuân Thu – Chiến Quốc : Kinh thi của Khổng tử, Sở từ của Khuất Nguyên, Đạo đức kinh của Lão tử,…
+ Thời phong kiến : Nổi bật là thơ Đường đỉnh cao của thơ ca Trung Quốc và có giá trị quan trọng trong đời sống văn học vì :
* Xác lập được cơ sở về phong cách và nghệ thuật cho thơ ca sau này.
* Phản ánh toàn diện bộ mặt xã hội đương thời, đạt đến đỉnh cao nghệ thuật, gắn liền với tên tuổi của các đại thi hào như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị,…
+ Tiểu thuyết chương hồi : phát triển rực rõ dưới thời Minh, Thanh với các tác phẩm nổi tiếng : Thủy Hử của Thi Nại Am, Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung Tây Du Kí của Ngô Thừa Ân, Nho Lâm ngoại sử của Ngô Kính Tử, Hồng Lâu mộng của Tào Tuyết Cần,...
- Sử học : Bộ sử kí đồ sộ của Tư Mã Thiên dài hơn 5 vạn chữ đã đặt nền móng cho nền sử học Trung Quốc. Ngoài ra còn một số tác phẩm sử học nổi tiếng như Hán thư của Ban Cố, Tam quốc chí của Trần Thọ,…
b/ Trên lĩnh vực tư tưởng
Có nhiều học thuyết tư tưởng ra đời : Nho giáo, Đạo giáo, Mặc gia, Pháp gia. Song Nho giáo trở thành cơ sở lí luận và tư tưởng của chế độ phong kiến Trung Quốc. Người sáng lập là Khổng Tử, về sau có Mạnh Tử và Đổng Trọng Thư.
c/ Trên lĩnh vực khoa học kĩ thuật
- Thiên văn học : Từ thời cổ đại (thời Ân Thương), người Trung Quốc biết đến quan sát thiên văn – 800 tinh tú, ghi chép đúng hiện tượng nhật thực, nguyệt thực, quan sát vết đen trên Mặt Trời, chế tạo dụng cụ đo bóng mặt trời, đo động đất.
- Lịch pháp : do nhu cầu sản xuất nông nghiệp, tù thời Tần – Hán đã phát minh ra nông lịch, dựa theo sự vận hành Mặt Trăng.
- Y dược học : Khám bệnh, châm cứu, viết nhiều bộ sách chữa bệnh, gắn liền với các danh y: Hoa Đà, Lý Thời Trân.
- Điêu khắc, kiến trúc :
Nghệ thuật kiến trúc điêu khắc có từ rất sớm và rất phong phú, chạm khắc tượng Phật, các vị La Hán…trên ngà voi, gỗ,…
Kiến trúc phát triển rực rỡ : Cung điện, thành quách: Vạn Lý trường thành, Cung A phòng, Cố cung, Tử cấm thành,…
- Trên lĩnh vực khoa học kĩ thuậ có bốn phát minh quan trọng là :thuốc súng, la bàn, làm giấy, nghề in.
Những thành tựu văn hóa rự rỡ đó đã đưa Trung Quốc trở thành mộtb trung tâm văn minh của thế giới, ảnh hưởng đến nhiều nước trong đó có Việt Nam.
* Ảnh hưởng trong nước :
- Chữ viết ra đời sớm giúp lưu trữ kiến thức, truyền bá tư tưởng, thống nhất đất nước.
- Đạo Nho : giúp cũng cố ổn định xã hội trật tự phong kiến song càng về sau nó càng bảo thủ lỗi thời, kìm hãm sự phát triểm
- Thiên văn học : nông lịch giúp phát triển nông nghiệp.
Kĩ thật ; có nhiều phát minh lớn hữu ích nhưng ảnh hưởng của nó khá mờ nhạt.
* Ảnh hưởng ngoài nước :
- Tư tưởng, triết học, văn học, chữ viết, kiến trúc : có ảnh hưởng nhiều đến Việt Nam, Triều Tiên, Hàn Quốc và Nhật Bản.
- Những thành tựu khoa học kĩ thuật có ảnh hưởng tới cả châu Âu và trên thế giới.
* Sự tiếp thu nền văn hóa Trung Quốc của nhân dân Việt Nam ta:
Với hơn 10 thế kỉ Bắc thuộc, văn hóa Trung Quốc đã xâm nhập vào nước ta tạo ảnh hưởng trên nhiều lĩnh vực như : Tư tưởng, triết học, chữ viết, văn hóa, sử học, lịch pháp, nghệ thuật, các nghề thủ công, phong tục tập quán,..