Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Huế nổi tiếng là nơi phong cảnh hữu tình với những nét đặc sắc về danh lam, thắng cảnh của một kinh thành cổ xưa. Vậy chúng ta hãy đến với Huế thơ mộng.
Đầu tiên ta hãy tìm hiểu nét đặc sắc trong di tích, thắng cảnh Huế về nghệ thuật thời này được nhận xét chung là có sự hài hoà với thiên nhiên, được kết cấu với nghệ thuật trang trí và chặt chẽ trong kết cấu tổng thể. Kiến trúc kinh đô Huế là một quần thể kiến trúc rộng lớn gồm Hoàng thành, các cung điện, lăng tẩm… được xây dựng theo ý muốn của triều đình và sở thích của các vua. Kiến trúc cung đình thường sử dụng những mẫu trang trí mang tính quy phạm gắn với tư tưởng Nho giáo. Bên cạnh kiến trúc cung đình là những làng cổ được xây dựng cách không xa Hoàng thành. Rất nhiều làng nghề thời này làm ra những sản phẩm để sử dụng trong cung đình. Một số nghệ thuật thời này đã phát triển đa dạng như điêu khắc, đồ hoạ, hội hoạ nhằm trang trí cho cung đình nơi cố đô.
Kiến trúc cung đình Huế là một quần thể có quy mô to lớn, bao gồm rất nhiều lăng tẩm, Hoàng thành. Bên cạnh Phòng thành (xây dựng từ những năm 1805 – 1817), Hoàng thành và Tử cấm thành (1840), đàn Nam Giao,… là những công trình giá trị. Những lăng tẩm, phủ chúa nổi tiếng như lăng Gia Long (1814 – 1820) lăng Minh Mạng (1820 – 1840), lăng Tự Đức (1864 – 1867) rất uy nghi. Ngoài ra cửa Ngọ Môn cũng là một tác phẩm lớn, trang nghiêm. Hơn nữa thiên nhiên và cảnh quan luôn được coi trọng, tạo ra một nét riêng của kiến trúc cung đình Huế. Bên lăng Tự Đức, hàng trăm cây lớn bé, xanh um. Ớ đây có những hồ rộng khoảng vài chục mét vuông, uốn lượn. Bên hồ là lầu để trước đây vua đến chơi nghỉ; những tảng đá phẳng được dùng như những bộ bàn ghế kê ở ven hồ. Những tranh ghép sứ kính trong lăng Khải Định gồm những bức lớn, màu sắc ẩn hiện rất độc đáo. Những hình trang trí thì cầu kì, màu sắc sặc sỡ. Hình bao gồm chủ yếu là rồng vây quanh cột, in trên tương và rải rác theo dọc tường là những khung chữ Nho.
Cuối cùng là những làng nghề tập trung không xa khu Hoàng thành, trong đó có làng Việt cổ Phước Lĩnh. Cách Huế ba lăm ki-lô-mét về phía Bắc, làng được bao quanh sông Ô Lâu, trông như một bán đảo riêng biệt. Ngày xưa nơi đây được gọi là Cồn Dương. Dân làng ít ai làm ruộng mà chủ yếu sống nhờ vào vườn tược và nghề gốm. Gốm Phước Lĩnh đã trở nên lâu đời, nổi tiếng và thường được cung cấp cho vua chúa nhà Nguyễn. Ngày nay làng không còn làm gốm nữa mà chỉ còn các dấu tích của một thời.
Những lối ngõ với những hàng chè tàu tăm tắp được cắt tỉa cẩn thận. Nhiều loại cây ăn quả như cây vả, cây thị… Hoa hoàng lan, mộc lan… hoa màu vàng nhỏ xíu, mùi hương nhẹ thầm kín. Những miếu cổ um tùm cỏ cây, những ngôi mộ cổ,… Đặc biệt ở đây còn lại 30 nhà, có chừng cả 100 năm tuổi. Bên trong những căn nhà này nhiều vật dụng được chạm khắc khá công phu và tinh tế. Nghệ thuật kiến trúc dân gian ở đây đã đạt đến độ tinh xảo. Còn ở cái hồ làng, mùa sen, hoa nở tím biếc cả một vùng, ở đây, nhà cổ, vườn tược, đình chùa, miếu mạo vẫn còn là sức sống diệu kì. Nơi này hẳn phải là nét nổi bật trong di tích Huế.
Qua đây ta thấy, Huế có những nét đặc sắc trong di tích, thắng cảnh, trong kiến trúc cung đình. Tất cả là sự hài hoà của cảnh sắc thiên nhiên, là một quần thể kiến trúc có quy mô to lớn. Càng hiểu về nơi đây, mỗi chúng ta càng phải cùng nhau giữ gìn để nơi cố đô ấy mãi mãi trường tồn.
Cố đô Huế nổi tiếng là nơi phong cảnh hữu tình với những nét đặc sắc về danh lam, thắng cảnh của một kinh thành cổ xưa. Vậy chúng ta hãy đến với Huế thơ mộng. Đầu tiên ta hãy tìm hiểu nét đặc sắc trong di tích, thắng cảnh Huế về nghệ thuật thời này được nhận xét chung là có sự hài hoà với thiên nhiên, được kết cấu với nghệ thuật trang trí và chặt chẽ trong kết cấu tổng thể. Kiến trúc kinh đô Huế là một quần thể kiến trúc rộng lớn gồm Hoàng thành, các cung điện, lăng tẩm… được xây dựng theo ý muốn của triều đình và sở thích của các vua. Kiến trúc cung đình thường sử dụng những mẫu trang trí mang tính quy phạm gắn với tư tưởng Nho giáo. Bên cạnh kiến trúc cung đình là những làng cổ được xây dựng cách không xa Hoàng thành. Rất nhiều làng nghề thời này làm ra những sản phẩm để sử dụng trong cung đình. Một số nghệ thuật thời này đã phát triển đa dạng như điêu khắc, đồ hoạ, hội hoạ nhằm trang trí cho cung đình nơi cố đô. Kiến trúc cung đình Huế là một quần thể có quy mô to lớn, bao gồm rất nhiều lăng tẩm, Hoàng thành. Bên cạnh Phòng thành (xây dựng từ những năm 1805 – 1817), Hoàng thành và Tử cấm thành (1840), đàn Nam Giao,… là những công trình giá trị. Những lăng tẩm, phủ chúa nổi tiếng như lăng Gia Long (1814 – 1820) lăng Minh Mạng (1820 – 1840), lăng Tự Đức (1864 – 1867) rất uy nghi. Ngoài ra cửa Ngọ Môn cũng là một tác phẩm lớn, trang nghiêm. Hơn nữa thiên nhiên và cảnh quan luôn được coi trọng, tạo ra một nét riêng của kiến trúc cung đình Huế. Bên lăng Tự Đức, hàng trăm cây lớn bé, xanh um. Ớ đây có những hồ rộng khoảng vài chục mét vuông, uốn lượn. Bên hồ là lầu để trước đây vua đến chơi nghỉ; những tảng đá phẳng được dùng như những bộ bàn ghế kê ở ven hồ. Những tranh ghép sứ kính trong lăng Khải Định gồm những bức lớn, màu sắc ẩn hiện rất độc đáo. Những hình trang trí thì cầu kì, màu sắc sặc sỡ. Hình bao gồm chủ yếu là rồng vây quanh cột, in trên tương và rải rác theo dọc tường là những khung chữ Nho. Cuối cùng là những làng nghề tập trung không xa khu Hoàng thành, trong đó có làng Việt cổ Phước Lĩnh. Cách Huế ba lăm ki-lô-mét về phía Bắc, làng được bao quanh sông Ô Lâu, trông như một bán đảo riêng biệt. Ngày xưa nơi đây được gọi là Cồn Dương. Dân làng ít ai làm ruộng mà chủ yếu sống nhờ vào vườn tược và nghề gốm. Gốm Phước Lĩnh đã trở nên lâu đời, nổi tiếng và thường được cung cấp cho vua chúa nhà Nguyễn. Ngày nay làng không còn làm gốm nữa mà chỉ còn các dấu tích của một thời. Những lối ngõ với những hàng chè tàu tăm tắp được cắt tỉa cẩn thận. Nhiều loại cây ăn quả như cây vả, cây thị… Hoa hoàng lan, mộc lan… hoa màu vàng nhỏ xíu, mùi hương nhẹ thầm kín. Những miếu cổ um tùm cỏ cây, những ngôi mộ cổ,… Đặc biệt ở đây còn lại 30 nhà, có chừng cả 100 năm tuổi. Bên trong những căn nhà này nhiều vật dụng được chạm khắc khá công phu và tinh tế. Nghệ thuật kiến trúc dân gian ở đây đã đạt đến độ tinh xảo. Còn ở cái hồ làng, mùa sen, hoa nở tím biếc cả một vùng, ở đây, nhà cổ, vườn tược, đình chùa, miếu mạo vẫn còn là sức sống diệu kì. Nơi này hẳn phải là nét nổi bật trong di tích Huế. Qua đây ta thấy, Huế có những nét đặc sắc trong di tích, thắng cảnh, trong kiến trúc cung đình. Tất cả là sự hài hoà của cảnh sắc thiên nhiên, là một quần thể kiến trúc có quy mô to lớn. Càng hiểu về nơi đây, mỗi chúng ta càng phải cùng nhau giữ gìn để nơi cố đô ấy mãi mãi trường tồn.
- Câu chuyện tham khảo: Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Huế
+ Hoà trong không khí Cách mạng tháng Tám của cả nước, tại Huế, ngày 23/8/1945, nhân dân đã giành được chính quyền.
+ Chiều 30/8/1945, trước cổng Ngọ Môn, hàng vạn người dân xứ Huế chứng kiến giây phút lịch sử: Vua Bảo Đại đọc chiếu thoái vị và trao lại ấn, kiếm cho chính quyền cách mạng. Trên kì đài, cờ đỏ sao vàng tung bay giữa những tiếng hô vang “Việt Nam Dân chủ Cộng hoà muôn năm!”. Sự kiện này đánh dấu sự thắng lợi trọn vẹn của Cách mạng tháng Tám trên đất Cố đô.
Là sự kết hợp hài hòa của các di tích lịch sử nổi tiếng của Thành Phố Huế: Kinh thành Huế, chùa Thiên Mụ, lăng của các vua nhà Nguyễn,... với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp như: sông Hương, núi Ngự,...
Những câu chuyện liên quan có thể kể đến như là vua Tự Đức đổi tên lăng, Thái hậu Từ Dũ dạy con
Tham khảo~
Danh lam thắng cảnh và một số công trình tiêu biểu của Cố đô Huế:
- Sông Hương, núi Ngự: là 2 thắng cảnh nổi tiếng của đất cố đô. Sông Hương bắt nguồn từ dãy Trường Sơn chảy qua thành phố Huế và đổ ra cửa biển Thuận An. Dọc theo hai bờ sông có các cung điện, chùa chiền, lăng tẩm,... Cùng với sông Hương, núi Ngự góp phần tạo nên vẻ sơn thủy hữu tình của Huế. Núi Ngự không chỉ là nơi che chắn cho kinh thành Huế mà còn là nơi có thể ngắm sông Hương và toàn cảnh Huế.
- Kinh thành Huế: là một công trình đồ sộ, có kiến trúc đặc sắc, với 3 vòng thành, lần lượt là Kinh Thành, Hoàng Thành và Tử Cấm Thành.
- Chùa Thiên Mụ: chùa nằm bên bờ bắc sông Hương với hai công trình kiến trúc chính là tháp Phước Duyên và điện Đại Hùng. Qua nhiều lần trùng tu, ngôi chùa vẫn giữ được vẻ uy nghiêm, cổ kính góp phần vào vẻ đẹp của Cố đô Huế.
- Các lăng của vua Nguyễn: Các lăng của vua Nguyễn được xây dựng ở những khu vực cao, trên đồi lớn. Với kiến trúc độc đáo, chạm khắc tỉ mỉ, các lăng vua Nguyễn trở thành một bộ phận quan trọng trong tổng thể kiến trúc của Cố đô Huế.
Danh lam thắng cảnh và một số công trình tiêu biểu của Cố đô Huế:
1:Sông Hương, núi Ngự: là 2 thắng cảnh nổi tiếng của đất cố đô. Sông Hương bắt nguồn từ dãy Trường Sơn chảy qua thành phố Huế và đổ ra cửa biển Thuận An. Dọc theo hai bờ sông có các cung điện, chùa chiền, lăng tẩm,... Cùng với sông Hương, núi Ngự góp phần tạo nên vẻ sơn thủy hữu tình của Huế. Núi Ngự không chỉ là nơi che chắn cho kinh thành Huế mà còn là nơi có thể ngắm sông Hương và toàn cảnh Huế.
2:Kinh thành Huế: là một công trình đồ sộ, có kiến trúc đặc sắc, với 3 vòng thành, lần lượt là Kinh Thành, Hoàng Thành và Tử Cấm Thành.
3:Chùa Thiên Mụ: chùa nằm bên bờ bắc sông Hương với hai công trình kiến trúc chính là tháp Phước Duyên và điện Đại Hùng. Qua nhiều lần trùng tu, ngôi chùa vẫn giữ được vẻ uy nghiêm, cổ kính góp phần vào vẻ đẹp của Cố đô Huế. - Các lăng của vua Nguyễn: Các lăng của vua Nguyễn được xây dựng ở những khu vực cao, trên đồi lớn. Với kiến trúc độc đáo, chạm khắc tỉ mỉ, các lăng vua Nguyễn trở thành một bộ phận quan trọng trong tổng thể kiến trúc của Cố đô Huế.
Tham khảo!
Kể lại câu chuyện: Vua Bảo Đại thoái vị
+ Ngày 30/8/1945, tại Ngọ Môn (Huế), trước sự chứng kiến của hàng ngàn người dân nơi đây, vua Bảo Đại đọc chiếu thoái vị và trao lại chiếc ấn bằng vàng và một thanh gươm bằng vàng nạm ngọc, cho đại diện Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
+ Sự kiện vua Bảo Đại thoái vị đã đánh dấu mốc kết thúc của chế độ phong kiến chuyên chế ở Việt Nam.
Kể lại câu chuyện: Vua Bảo Đại thoái vị
-Ngày 30/8/1945, tại Ngọ Môn (Huế), trước sự chứng kiến của hàng ngàn người dân nơi đây, vua Bảo Đại đọc chiếu thoái vị và trao lại chiếc ấn bằng vàng và một thanh gươm bằng vàng nạm ngọc, cho đại diện Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
*Sự kiện vua Bảo Đại thoái vị đã đánh dấu mốc kết thúc của chế độ phong kiến chuyên chế ở Việt Nam.
(*) Tham khảo
- Tên vùng: Nam Bộ
- Danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa tiêu biểu:
+ Danh lam thắng cảnh: đảo Phú Quốc; Côn Đảo; núi Bà Đen,…
+ Di tích lịch sử - văn hóa: Dinh Độc Lập; Địa đạo Củ Chi,…
- Câu chuyện lịch sử liên quan mà em thích: Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước
+ Đầu thế kỉ XX, phong trào yêu nước ở Việt Nam có bước chuyển biến mới. Khác với các nhà yêu nước tiền bối hưởng về Nhật Bản, Nguyễn Tất Thành lựa chọn sang phương Tây. Người muốn đến nước Pháp để tìm hiểu xem “nước Pháp và các nước khác làm thế nào, rồi sẽ trở về giúp đồng bào mình”.
+ Ngày 5/6/1911, trên con tàu mang tên Đô đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin, Nguyễn Tất Thành với tên gọi là Văn Ba đã rời Bến Nhà Rồng ra đi mang theo hoài bão tìm đường cứu nước, cứu dân.
- Chia sẻ cảm nghĩ của em về vùng đó:
+ Vùng Nam Bộ có hoạt động sản xuất đa dạng.
+ Cư dân Nam Bộ có truyền thống yêu nước, đấu tranh chống ngoại xâm với nhiều tấm gương. Do đó, khu vực này được mệnh danh là “thành đồng Tổ quốc”.
Chọn Nhiệm vụ 1:
Tham khảo: giới thiệu về Văn Miếu - Quốc Tử Giám
- Văn Miếu - Quốc Tử Giám hiện nay thuộc địa bàn quận Đống Đa và Ba Đình, thành phố Hà Nội.
- Theo tư liệu lịch sử, năm 1070, Lý Thánh Tông cho dựng Văn Miếu, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công, tứ phối, vẽ tượng thất thập nhị hiền, bốn mùa tế tự và cho Hoàng thái tử đến học. Năm 1076, triều đình lại cho lập Quốc Tử Giám. Năm 1253 (đời Trần), đổi tên Quốc Tử Giám thành Quốc Tử viện. Đến đời Lê (năm 1483), đổi tên Quốc Tử viện thành Thái Học đường. Thời Nguyễn, khu vực này được đổi thành Văn Miếu Hà Nội.
- Trải qua thời gian gần 1000 năm, các công trình kiến trúc của di tích có sự thay đổi nhất định. Hiện nay, di tích còn bảo tồn được một số hạng mục kiến trúc thời Lê và thời Nguyễn. Khu nhà Thái Học mới được Nhà nước phục dựng năm 1999 - 2000.
- Dựa vào công năng kiến trúc, có thể chia di tích thành hai khu vực chính: Văn Miếu (nơi thờ tự tiên Nho) và Quốc Tử Giám (trường đào tạo trí thức Nho học).
- Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học tiêu biểu của di tích, năm 1962, Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã xếp hạng Văn Miếu- Quốc Tử Giám là Di tích quốc gia; ngày 10/5/2012, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Văn Miếu - Quốc Tử Giám là di tích quốc gia đặc biệt.
tham khảo:
lựa chọn nhiệm vụ 1:
Giới thiệu về chùa Cầu
+ Ban đầu, là đây một cây cầu được dựng bởi các thương nhân người Nhật Bản vào khoảng thế kỉ XVI. Năm 1653, ở sườn cầu phía bắc được dựng thêm phần chùa nên cây cầu được gọi là Chùa Cầu.
+ Năm 1719, chúa Nguyễn Phúc Chu thăm Hội An, đặt tên cho chiếc cầu là “Lai Viễn Kiều” với ý nghĩa là “Cầu đón khách phương xa”.
+ Chùa Cầu có kiến trúc phan trộn của Nhật Bản, Trung Hoa và Việt Nam. Tất cả hệ khung của cầu được làm bằng gỗ; mái của công trình được lợp bằng ngói âm dương với những chi tiết trang trí tinh xảo.
Tham khảo!
- Phố cổ Hội An lưu giữ được gần như nguyên vẹn những công trình kiến trúc cổ như: nhà cổ, hội quán người Hoa, Chùa Cầu,...
♦ Nhà cổ:
+ Các nhà cổ ở Hội An được xây dựng từ thế kỉ XVII đến thế kỉ XIX, phổ biến là nhà một tầng hoặc hai tầng, có chiều ngang hẹp và chiều sâu tương đối lớn.
+ Không gian kiến trúc nhà gồm: nơi buôn bán, nơi sinh hoạt và nơi thờ tự.
♦ Hội quán người Hoa
+ Hội quán là nơi sinh hoạt cộng đồng và cũng là nơi thờ các vị thần của người Hoa.
+ Các hội quán ở Hội An được xây dựng trên nền đất rộng, cao ráo, quay mặt về hướng nam và mang đậm phong cách kiến trúc Trung Hoa; tiêu biểu là các hội quán: Phúc Kiến, Quảng Đông, Hải Nam,...
♦ Chùa Cầu
+ Chùa Cầu tương truyền do thương nhân Nhật Bản ở Hội An xây dựng vào khoảng cuối thế kỉ XVI - đầu thế kỉ XVII.
+ Chùa Cầu được làm bằng gỗ, hình vòng cung, mái lợp ngói âm dương, hai bên đều có hành lang cho du khách dừng chân ngắm cảnh,...
Tham khảo
- Một số công trình kiến trúc trong quần thể di tích Cố đô Huế: chùa Thiên Mụ; Đại Nội; Lăng Minh Mạng; Lăng Tự Đức; Cung Diên Thọ,…
- Một số câu chuyện về Cố đô Huế:
+ Thái hậu Từ Dũ dạy con
+ Vua Tự Đức đổi tên lăng
+ Vua Bảo Đại thoái vị.
Tham khảo:
- Một số công trình kiến trúc trong quần thể di tích Cố đô Huế: chùa Thiên Mụ; Đại Nội; Lăng Minh Mạng; Lăng Tự Đức; Cung Diên Thọ,…
- Một số câu chuyện về Cố đô Huế:
+ Thái hậu Từ Dũ dạy con
+ Vua Tự Đức đổi tên lăng
+ Vua Bảo Đại thoái vị.