K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 6 2020

lớp 7          mình chịu       

1 tháng 7 2020

Với đặc điểm hình thành đất đai, từ sớm Thái Bình - miền đất hạ lưu sông Hồng đã luôn luôn chứa đựng trong mình cả hai yếu tố song hành: thuận lợi và khó khăn. Đó là hứa hẹn to lớn về một cuộc sống định cư mở mang trước vùng đất vốn là sản phẩm bồi tụ màu mỡ của thiên nhiên. Song, đó cũng lại là miền đất hoang sơ với muôn vàn hiểm nguy rình rập, thử thách như dông bão, nắng hạn, đầm lầy, lau lách, thú dữ,...

 

1. Đoàn kết cải tạo thiên nhiên, trị thủy, khai hoang lập làng

Với đặc điểm hình thành đất đai, từ sớm Thái Bình - miền đất hạ lưu sông Hồng đã luôn luôn chứa đựng trong mình cả hai yếu tố song hành: thuận lợi và khó khăn. Đó là hứa hẹn to lớn về một cuộc sống định cư mở mang trước vùng đất vốn là sản phẩm bồi tụ màu mỡ của thiên nhiên. Song, đó cũng lại là miền đất hoang sơ với muôn vàn hiểm nguy rình rập, thử thách như dông bão, nắng hạn, đầm lầy, lau lách, thú dữ,... Đặc biệt, do kết quả tiến lùi, dồn tụ qua hàng vạn năm của sóng, gió biển, bề mặt địa hình của cả vùng có sự cao thấp khác nhau hết sức phức tạp: nơi nhiều gò đống, nơi úng trũng quanh năm. Đó là các yếu tố tác động sâu sa buộc những chủ nhân của miền đất Thái Bình trong trường kỳ lịch sử phải trải qua cả một hành trình bền bỉ đấu tranh ác liệt giành giật với thiên nhiên, biển cả, từng bước tạo lập một cuộc sống định cư trù mật, lâu dài.

Mặc dù hiếm có thể tìm được nguồn tài liệu để dựng lại một cách chân thực những cuộc khai khẩn chinh phục từ thuở hồng hoang trên đất Thái Bình, song chắc chắn đó là kết quả tất yếu của những cuộc thiên di dũng cảm do các bộ lạc Việt cổ từ các vùng cao tràn xuống xây dựng nơi cư trú chiếm lĩnh miền đồng bằng. Công cuộc chuyển cư của lớp cư dân đầu tiên này đã gắn với truyền thuyết mở mang bờ cõi của con rồng cháu lạc. Và cuộc đấu tranh sống còn chống giặc lụt để giành lấy đất đai màu mỡ ven sông biển cũng sớm trở thành thiên anh hùng ca in đậm trong huyền thoại về những cuộc đối đầu dữ dội giữa Sơn Tinh và Thủy tinh mà “giặc nước” chính là kẻ phải đành cam chịu thất bại trước tinh thần đoàn kết của người dân.

Tuy nhiên, hoạt động trị thủy - khẩn hoang ở Thái Bình chỉ thật sự diễn ra rõ nét với quy mô ngày càng tăng khi có thêm các luồng dân cư mới tiếp tục dồn đến đòi hỏi mở rộng địa bàn canh tác và điểm cư trú. Từ biện pháp dùng dao để cày, dùng lửa để trồng với sự tiến bộ về công cụ kim khí, những người dân đã nhanh chóng thích nghi với điều kiện địa hình sáng tạo ra kỹ thuật dùng lửa để đốt cây cỏ, dùng nước để trồng trọt rồi tiến đến dùng trâu bò cày kéo khai hoang trồng lúa ở cả một vùng đồng bằng ven biển.

Từ sau Công nguyên và đặc biệt đến thế kỷ VI, với sự ra đời của Nhà nước Vạn Xuân độc lập, mảnh đất Thái Bình thật sự trở thành điểm dừng chân hội tụ của nhiều luồng cư dân ở khắp các miền đất nước. Cũng từ đó, công việc khai hoang, trị thủy đã được đẩy mạnh một bước, để đến thế kỷ X - XI, vùng đất này đã trở thành “vựa lúa của cả nước, làng xóm đông vui”.

Dưới thời Lý - Trần, việc khẩn hoang được thuận lợi, nhiều trang, ấp, làng xóm mới ra đời, nhiều nhất là ở vùng Hưng Nhân, Duyên Hà, Quỳnh Côi, Phụ Dực (thuộc huyện Hưng Hà và Quỳnh Phụ ngày nay).

Trong công cuộc xây dựng lại đất nước (sau khi lật đổ ách thống trị nhà Minh), vua Lê Thái Tổ ban hành chính sách khuyến nông, bãi bỏ chế độ điền trang, thái ấp, thực hiện chế độ quân điền, khuyến khích thành lập các sở đồn điền để phát triển kinh tế nông nghiệp. Nhờ đó, kinh tế nông nghiệp nói chung, công việc khai hoang, phục hóa, mở rộng làng xã ở thời kỳ này nói riêng đã đạt được nhiều thành tích to lớn. Riêng ở Thái Bình, số làng xã mới được thành lập cũng tăng lên đáng kể (theo ghi chép của Nguyễn Trãi trong Dư địa chí năm 1435, số lượng làng xã ở Thái Bình là trên 400 đơn vị xã, thôn, trang...; theo Hồng Đức bản đồ, ở Thái Bình có 503 đơn vị làng xã...).

Đến thời Nguyễn, nhờ đẩy mạnh khai hoang mà nhiều huyện mới, tổng mới... đã ra đời ở khu vực ven biển đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ, trong đó có huyện Kim Sơn (Ninh Bình) và huyện Tiền Hải (Thái Bình).

Với những quy định có lợi cho người tham gia khẩn hoang, nên công cuộc doanh điền, khẩn hoang của Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ ở bãi Cồn Tiền được thực hiện nhanh chóng, chỉ trong 6 tháng đã lập nên 7 tổng với 14 lý, 27 ấp, 20 trại, 10 giáp; 18.970 mẫu ruộng, 8.000 mẫu đất (thổ ương, thổ cư), 2.350 suất đinh, đưa tới sự ra đời của huyện Tiền Hải.

Cùng thời gian này, nhiều vùng đất hoang ven biển của huyện Thụy Anh được khai phá. Đất khai phá được chia thành 153 phần cho 122 suất đinh, mỗi phần được 6 sào 2 khấu (mỗi khấu bằng 36m2). Năm Thành Thái thứ 13 (1901) dân trong lý làm đơn xin chuyển số ruộng đất này thành “tư điền tam đẳng” để truyền cho con cháu.

Xét trên phạm vi toàn tỉnh, đến đầu thế kỷ XX, nhờ đẩy mạnh khai hoang, phục hóa, điều chỉnh địa giới hành chính và dân cư, nên số làng xã ở Thái Bình đã tăng lên đáng kể. Theo thống kê của Ngô Vi Liễn, năm 1928, tỉnh Thái Bình có 817 đơn vị hành chính cấp xã, với trên 1.200 thôn, làng, xóm, trại.

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, vấn đề trị thủy - khẩn hoang, lập làng, lấn biển thật sự trở thành vấn đề thường trực tất yếu, một công việc có cả bề dày kinh nghiệm, của nhiều thế hệ cư dân Thái Bình. Truyền thống trị thủy - khẩn hoang, quai đê lấn biển, lập làng không chỉ là cội rễ tự nhiên của tinh thần cố kết cộng đồng mà còn là cơ sở thiết yếu cho việc mở rộng địa bàn cư trú, thuần dưỡng đất đai, phát triển ngành nghề. Bằng sức mạnh của đoàn kết người dân Thái Bình đã đấu tranh vật lộn với đồng đất, giành giật với thiên nhiên, biến miền đất hoang dã ngập mặn thành phì nhiêu màu mỡ. Thành quả này được các thế hệ người Thái Bình đời sau kế thừa, phát huy dưới nhiều hình thức, với những cách làm sáng tạo, mang dấu ấn đặc trưng riêng của người Thái Bình. Lịch sử đã ghi nhận những mô hình sáng tạo của làng khẩn hoang ven biển từ cuối thế kỷ XIX đến nay như: Làng kinh tế mới ven biển những thập niên 60 - 70 của thế kỷ XX; làng kháng chiến kiểu mẫu thời kỳ chống Pháp và đặc biệt là làng văn hiến, làng nghề, làng văn hóa... trong xây dựng nông thôn mới hiện nay ở Thái Bình.

2. Cần cù, sáng tạo trong lao động - sản xuất

Theo các nguồn sử liệu thì vào giữa thiên niên kỷ thứ nhất, nhiều vùng đất nay thuộc tỉnh Thái Bình đã khá sầm uất với các lớp cư dân sinh sống chủ yếu nhờ gieo cấy lúa nước và đánh bắt thủy hải sản. Với địa hình ba mặt là sông lớn, một mặt là biển, nội địa lại chằng chịt những sông ngòi nhỏ, những người dân cư tụ ở Thái Bình đã sớm thích nghi xử trí thông minh, biến yếu tố vốn thường coi là đứng đầu trong các hiểm họa (thủy, hỏa, đạo, tặc) trở thành điều kiện, biện pháp hàng đầu trong kỹ thuật thâm canh trồng lúa. Việc quai đê, đắp đập. khơi ngòi, đào mương máng, dựng kè cống,… đã thay thế cho phương thức sản xuất trồng lúa nước dựa vào sự lên xuống của thủy triều hết sức thụ động ở buổi sơ khai. Kỹ thuật làm thủy lợi, kinh nghiệm trị thủy đã giúp người dân nơi đây khống chế được nước lũ trong mùa mưa, giữ được nước trong màu cạn, thau chua, rửa mặn cải tạo đất canh tác phục vụ tích cực cho trồng trọt mà trực tiếp là sự sinh trưởng phát triển của cây lúa.

Để tăng cường chất đất cho việc trồng lúa, người nông dân Thái Bình tư lâu không chỉ biết tận dụng mọi nguồn phân bón cùng với kỹ thuật làm ải, bừa tơi mà còn biết sử dụng phân bón phù hợp với từng loại đất để cây lúa cho năng suất cao. Đặc biệt, nhiều địa phương ở Thái Bình đã nổi tiếng với việc phát triển, nuôi cấy một nguồn phân bón tạo được nhiều chất màu cho đất, lại thích hợp với cây lúa. Đó là kỹ thuật gây chọn, nhân giống bèo hoa dâu ở các làng: La Vân( Quỳnh Phụ), Bích Du (Thái Thụy), Búng (Vũ Thư),… Cùng với tri thức chung của nghề trồng lúa ở đồng bằng sông Hồng “nhất nước nhì thục”, người Thái Bình còn tiến xa hơn nữa trong việc xem xét thời vụ để gieo trồng “chiêm bơ bải, màu phải thời”,.. và cũng rất thành thục trong việc chọn đất giống gieo cấy cho thích hợp với địa hình, chất đất.

Khai thác di sản vô giá về những kinh nghiệm trồng trọt của quê hương mình nên trong khá nhiều tác phẩm, đặc biệt là ở bộ sách Vân đài loại ngữ, Lê Quý Đôn đã chú tâm khảo tả khá tỉ mỉ về sự siêng năng, cần mẫn, về kỹ nghệ gieo cấy lúa nước trong các khâu: nước, phân, cần, giống của người nông dân ở các phủ huyện nay thuộc Thái Bình.

Kết quả của sự cần cù, sáng tạo trong lao động, đặc biệt trong truyền thống thâm canh lúa nước đã biến vùng đất hoang sơ Thái Bình xưa kia thành vựa lúa của cả nước. Trong suốt chiều dài phong kiến, Thái Bình luôn được chọn làm kho lương thực đảm bảo quân lương cho quân đội, là căn cứ quân sự vững mạnh. Và trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, thái Bình lúc nào cũng là hậu phương vững với khẩu hiệu “thóc thừa cân, quân vượt mức”. Tự hào với danh hiệu “quê hương 5 tấn”, Thái Bình đang và sẽ là quê hương đi đầu trong thâm canh lúa nước.

Bên cạnh trồng trọt, Thái Bình còn nổi tiếng với các nghề thủ công truyền thống như: dẹt vài và tơ lụa ở Then, Mẹo (Hưng Hà); Bơn, Đọ (Đông Hưng), Cao Bạt (Kiến Xương), Bộ La (Vũ Thư); dệt chiếu làng Hới (Hưng Hà); đúc đồng An Lộng (Quỳnh Phụ); rèn sắt Cao Dương (Thái Thụy), chạm bạc Đồng Sâm (Kiến Xương); mộc ở Vế, Diệc (Hưng Hà) và Đông Hồ (Thái Thụy);... Theo các tài liệu lịch sử, các địa danh cũng như các di tích lịch sử để lại thì ngay từ thế kỷ I đã xuất hiện nghề dệt ở Thái Bình, các thế kỷ tiếp theo, vào thời Trần đã có các nghề rèn, đúc, khảm trai, sơn mài, móc, đan lát, mây tre... Cuối thế kỷ thứ X, nghề dệt chiếu đã thịnh hành ở Thái Bình, nghề chạm bạc ở Đồng Xâm (Kiến Xương) đã xuất hiện từ thế kỷ XVII (năm 1680).

Ngược dòng lịch sử, theo một số tài liệu của Pháp để lại, vào cuối năm 1941, ở 5 huyện (Kiến Xương, Đông Hưng, Tiền Hải, Vũ Thư, Hưng Hà) đã có 65 cơ sở dệt tơ lụa với 750 thợ lành nghề, chiếm 10% số thợ lành nghề của cả vùng Bắc Bộ lúc bấy giờ. Trong số các làng nghề ở Thái Bình, có nhiều làng nổi tiếng được cả nước biết đến như dệt Phương La (Hưng Hà), Bộ La (Vũ Thư), Đọ (Đông Hưng), Ngọc Đường (Kiến Xương), Vân Tràng (Thái Thụy), các mặt hàng chế biến từ tơ tằm, bông, đay, cói, gai vô cùng phong phú và nghề dệt vải, tơ tằm là nghề phổ biến nhất của Thái Bình. Câu ví “Lụa Bộ La, là Sóc, đũi Ngọc Đường” vải Bơn, vải Bái, lụa Nguyễn là những câu phương ngôn điển hình được dân gian lưu truyền. Đặc biệt, như nghề dệt chiếu ở làng Hới (làng Hải Triều, xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà), với câu ca “Ăn cơm hom, nằm giường hòm, đắp chiếu Hới” và từ làng này đã phát triển nghề dệt chiếu ở nhiều nơi trong tỉnh với nhiều mẫu mã khác nhau như chiếu ở các xã An Tràng, An Vũ (huyện Quỳnh Phụ), Đông Hà (huyện Đông Hưng), An Hạ (huyện Tiền Hải),... Nhiều tài liệu còn ghi chép làng Hới và thợ làng Hới đã một thời là trung tâm buôn bán, trao đổi sản xuất của nghề chiếu. Tại làng Hải Triều (xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà), vào đầu thế kỷ XX, người Hoa đã về đây lập ra hai cơ sở dệt chiếu, đó là cơ sở Vạn Sinh và cơ sở Minh Ký. Với hai cơ sở này lúc bấy giờ đã thu hút 2.500 hộ tham gia, mỗi năm sản xuất 12.000 - 15.000 lá chiếu, số chiếu làm ra phần lớn được mang về Trung Quốc tiêu thụ. Ngoài ra, Thái Bình còn có rất nhiều nghề truyền thống khác ở các địa phương ngoài nghề dệt vải, dệt chiếu cói như chạm bạc, đúc đồng, thêu, thảm len, mây tre đan, mộc, chế biến lương thực, thực phẩm, làm bánh cáy, bánh đa, bún, bánh...

Mặc dù bị hạn chế vì tính chất tự cung tự cấp của các làng xã, song với bàn tay khéo léo của người dân Thái Bình, các sản phẩm thủ công đã có một ví trí không thể thiếu trong đời sống đa dạng, thường nhật của cư dân nông nghiệp. Một số sản phẩm không chỉ phục vụ nhu cầu tại chỗ mà còn vượt ra khỏi phạm vi làng xã đến với sự trân trọng, đánh giá cao của đông đảo cư dân ở nhiều vùng, miền khác nhau trong cả nước.

3. Tinh thần thượng võ, kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc

Do địa thế chiến lược của vùng đất ven biển với các cửa sông lớn như cửa Ba Lạt (cửa sông Hồng), cửa Hộ (cửa sông Diêm), cửa Luộc (nơi sông Hồng đổ vào sông Luộc), từ cửa Tuần Vường đến Bố Hải xuống cửa Trà (các cửa sông Trà Lý)... nên trong lịch sử dựng nước và giữ nước, vùng đất nay thuộc tỉnh Thái Bình vẫn từng được xác định là một trong những cửa ngõ hiểm yếu của Tổ quốc. Trong các cuộc chiến tranh ái quốc, trải qua hàng nghìn năm đương đầu với mọi kẻ thù, cư dân trong các làng xã của Thái Bình từng sớm phải chống chọi với các đạo quân xâm lược và hải tặc từ đường biển tiến vào các cửa sông để tiến đánh sâu vào nội địa. “Sóng cửa Trà, ma cửa Hộ” vốn từng là nỗi kinh hoàng của nhiều đạo quân xâm lược đến Việt Nam thuở trước. Cũng chính vì vị thế chiến lược này cùng với Thái Bình là vựa lúa, kho lương của vùng mà nhiều lãnh tụ khởi nghĩa thời Bắc thuộc và các vương triều phong kiến đều chú ý xây dựng lực lượng bố phòng trên đất Thái Bình.

Ngay buổi đầu Công nguyên, mùa xuân năm 40, đáp lại lời hịch cứu nước của Hai Bà Trưng, nhiều anh hùng hào kiệt Thái Bình đã nhất loạt nổi dậy, không địa bàn nào là không có lực lượng khởi nghĩa. Tiêu biểu cho thủ lĩnh địa bàn phía Bắc tỉnh phải điểm đến người phụ nữ tài sắc nổi tiếng Vũ Thị Thục tự xưng là“Bát nạn tướng quân“ phất cờ khởi nghĩa ở Tiên La (Đoan Hùng - Hưng Hà), Lê Đô (xã An Khê, huyện Quỳnh Phụ); Nguyễn Thị Cẩm Hoa người làng Thượng Phán (Quỳnh Hoàng, Quỳnh Phụ); Quế Hoa (Vũ Thư); Bắc Nương, Đống Lang (Thái Thụy); Đặng Chấn, Đặng Minh, Đặng Mẫn (Hưng Hà);...

Vào thế kỷ VI, để nổi dậy lật đổ ách đô hộ của nhà Lương, người anh hùng Lý Bí đã chọn vùng đất hiểm trở nay thuộc địa phận Thái Bình để nhen nhóm lực lượng đầu tiên cho đại nghiệp dựng nước Vạn Xuân.

Vào thế kỷ X, Bố Hải Khẩu nay thuộc thành phố Thái Bình là vùng đất hiểm yếu về quân sự. Khi đất nước xảy ra cảnh loạn lạc 12 sứ quân thì Trần Lãm đã chiếm giữ vùng đất này rồi trở thành một sứ quân mạnh nhất với mưu lược thôn tính dần các sứ quân khác. Biết thế đất hiểm trở và lực lượng của Trần Lãm hùng mạnh, Đinh Bộ Lĩnh đã tìm đến xin nương tựa để từ đây mưu nghiệp đế vương.

Bước sang triều Lý, những dấu tích của cuộc kháng chiến chống Tống trên những làng xã cổ của Thái Bình không còn nhiều lắm. Nhưng từ vùng đất sông nước này vào cuối triều Lý đã xuất hiện một số dòng họ quý tộc như họ Lưu, họ Đàm, họ Tô có những nhân vật nắm giữ những cương vị trọng yếu trong triều như Thái úy Lưu Khánh Đàm, Thái phó Lưu Ba, Đàm Dĩ Mông, Tô Trung Từ quê ở vùng đất Ngự Thiên (nay thuộc huyện Hưng Hà).

Từ cuối thế kỷ XII tại vùng đất Hải Ấp (nay thuộc huyện Hưng Hà) họ Trần đã mưu nghiệp lớn. Từ đất Long Hưng, họ Trần làm nên nghiệp đế và cũng chính đất này là nơi thực hiện cuộc lui binh của nhà Trần để lập hậu cứ chống quân Mông - Nguyên. Làng Chúa, làng Triều Quyến, làng Đình Ngự (Hưng Hà) là những làng xã trọng yếu để các gia quyến triều thần về lánh nạn. Năm 1250, triều đình đã cho lập những kho gạo lớn có tên A Sào, Tiểu Nẫm, Đại Nẫm, nay thuộc địa phận của các xã An Đồng, An Thái, Quỳnh Thọ (Quỳnh Phụ), giao cho Trần Quốc Tuấn trấn giữ. Nhiều làng xã thuộc vùng đất này đã rèn đúc vũ khí tập trung tại Am Qua (xã An Đồng, huyện Quỳnh Phụ). Một phòng tuyến kiên cố, hiểm trở được xác lập dọc theo sông Luộc, sông Hóa thuộc các làng xã từ Hưng Hà đến Quỳnh Phụ, Thái Thụy. Hệ thống đồn trại từ cửa Hải Thị (Tân Lễ, Hưng Hà) đến ngã ba Nông (Điệp Nông, Hưng Hà) là lực lượng thủy quân thiện chiến do Yết Kiêu quản lãnh. “Đào Động, Lộng Khê, Tô Đê, A Sào” từng gắn với những võ công của Trần Hưng Đạo và các danh tướng của nhà Trần. Có thể thống kê được những đồn binh lớn, những kho đụn quân lương lớn trải dài ở vùng đất này như đồn Gọc Vòi (Thụy Hưng, Thái Thụy), đồn Gọc Chợ (Thụy Việt, Thái Thụy), Lưu Đồn, Vạn Đồn (Thụy Hồng, Thái Thụy), Phương Man (Thụy Dũng, Thái Thụy), kho Đại Nẫm (Quỳnh Thọ, Quỳnh Phụ), kho Mễ Thương (An Thái, Quỳnh Phụ), kho Phong Nẫm (Thụy Phong, Thái Thụy)... các bãi tập trận, bãi cọc ngầm từ cửa Hải Thị (cửa Luộc) đến Bát Đụn trang (cửa sông Thái Bình) và cửa Ba Lạt (cửa sông Hồng)... còn lưu dấu tích qua các địa danh.

Cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên trên đất Thái Bình đáng được coi là điển hình của một cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện bằng nghệ thuật thủy chiến. Trải qua thử thách và rút ra những bài học từ cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên (thế kỷ XIII) đến cuộc kháng chiến chống Minh (thế kỷ XV), thế trận diễn ra trên đất Thái Bình tuy không rộng lớn, đều khắp như ở thời Trần nhưng phần nhiều những địa danh quân sự thời Trần lại được lập lại ở cuộc kháng chiến chống Minh như cửa Đại Toàn (cửa Diêm), cửa Ba Lạt, cửa sông Thái Bình... Chỉ tính những cứ điểm trọng yếu của các nghĩa quân từ Thái Bình nổi lên theo thế tứ giác ở bốn điểm trên đất Thái Bình như Đoàn Mãnh ở vùng Quảng Nạp (Thụy Trình, Thái Thụy), Phạm Bôi ở vùng Đông Linh (An Bài, Quỳnh Phụ), Bùi Đằng Liêu ở vùng Thụy Lũng (Quốc Tuấn, Kiến Xương), Tân Đệ (Vũ Thư) cũng đủ thấy thế trận tiến công giặc Minh của các làng xã ở Thái Bình được phối hợp triển khai bằng hệ thống liên hoàn của các con sông lớn. Những địa danh đường Ngô Lột, đấu Đong Quân, đền Trại Đồn đã được nhắc tới ở những trang trên vốn là dấu tích văn hóa vũ trang thời Lê trên đất Thái Bình.

Sự đa dạng trong văn hóa vũ trang của cư dân Thái Bình còn cần được tìm hiểu kỹ hơn qua sự thăng trầm của lịch sử Việt Nam với các sự kiện lớn. Chẳng hạn: ở thế kỷ XVI nhà Mạc đã chọn vùng đất Phụ Dực (cũ) làm thánh địa để củng cố căn cứ Hải Đông. Dấu ấn thành lũy của nhà Mạc nay vẫn còn khá rõ trên vùng đất hai huyện Hưng Hà, Quỳnh Phụ. Ở thế kỷ XVIII, Lê Chiêu Thống đã về vùng nam Kiến Xương để lập đại bản doanh. Đặc biệt là các cuộc khởi nghĩa nông dân chống lại sự cai trị hà khắc của triều đình phong kiến vào những thế kỷ XVIII - XIX với đỉnh cao là hai cuộc khởi nghĩa lớn ở Thái Bình trước và sau phong trào Tây Sơn mà lãnh tụ của hai phong trào này từng được cả nước biết đến đó là Hoàng Công Chất (thế kỷ XVIII) và Phan Bá Vành (thế kỷ XIX).

Khi Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam (1858), ở Thái Bình đã sục sôi khí thế chống Pháp, nhiều nghĩa sĩ đã lên đường theo đoàn quân Nam tiến. Pháp tiến đánh Bắc Kỳ lần thứ nhất (1873), ở Thái Bình đã sớm hình thành các căn cứ kháng Pháp. Những căn cứ lớn có sức quy tụ nhiều làng trong vùng vào thời điểm này phải kể đến Động Trung (Kiến Xương), Văn Môn (Vũ Thư), Yên Tứ Hạ (Tiền Hải)... gắn liền với tên tuổi của các thủ lĩnh như Nguyễn Mậu Kiến, Doãn Khuê... Pháp tiến đánh Bắc Kỳ lần thứ hai (1883), ngoài các căn cứ, các thủ lĩnh trên là đồng loạt các cuộc vũ trang chống Pháp của Đinh Tiến Đức trên triền sông Luộc, Lê Nguyên Quang ở vùng Kiến Xương - Tiền Hải tiếp đó là những căn cứ của Bang Tốn ở vùng Tam Nông (Hưng Hà), Phạm Huy Quang vùng Đọ (Đông Hưng), Đốc Nhưỡng vùng Đô Kỳ (Hưng Hà), Lãnh Hoan vùng Thọ Vực (Đông Hưng), Nguyễn Thành Thà vùng Phan Bổng (Hưng Hà)... Khi vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương, hầu khắp các làng xã ở Thái Bình đã đồng loạt vũ trang Cần Vương. Ngoài các căn cứ, các thủ lĩnh kể trên còn có hàng chục thủ lĩnh khác là những văn thân, sĩ phu yêu nước lập ra từ một làng rồi liên làng, liên huyện tổ chức đánh Pháp ròng rã hàng chục năm. Khi Kỳ Đồng Nguyễn Văn Cẩm từ Angiêri về nước mộ dân lên Yên Thế mở đồn điền lập căn cứ kháng Pháp thì quần chúng yêu nước ở nhiều làng xã lại hào hứng hưởng ứng. Nhiều nho sĩ, trí thức ở các làng xã trong tỉnh có vai trò đặc biệt trong việc tổ chức lực lượng, hoạch định các kế sách để vũ trang kháng Pháp. Có những lãnh tụ vũ trang, không trực tiếp hoạt động trên đất Thái Bình nhưng lại có ảnh hưởng đặc biệt như trường hợp Tiến sĩ Phạm Thế Hiển (Luyến Khuyến, Thái Thụy), Hoàng giáp Nguyễn Quang Bích (Trình Phố, Tiền Hải). Những gương mặt trí thức yêu nước ở Thái Bình có nhiều đóng góp cho văn hóa vũ trang kháng Pháp trước ngày có Đảng (1930) ngoài Phạm Thế Hiển, Nguyễn Quang Bích phải kể đến: Nguyễn Mậu Kiến, Nguyễn Hữu Cương, Nguyễn Hữu Bản (Động Trung, Kiến Xương), Doãn Khuê và anh em con cháu dòng họ Doãn (Song Lãng, Vũ Thư), Nguyễn Doãn Cử, làng Dũng Nghĩa (Vũ Thư), Trần Xuân Sắc (Đông Thành, Tiền Hải), Phạm Huy Quang (Phù Lưu, Đông Hưng)... và các võ tướng là thủ lĩnh của các phong trào kể trên.

Kế thừa truyền thống đấu tranh của các thời kỳ trước, khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã lãnh đạo, tổ chức cuộc chiến tranh nhân dân theo tư tưởng quân sự mới thì các làng xã ở Thái Bình lại tiếp tục vào trận, đưa nghệ thuật chiến tranh nhân dân lên tầm cao mới. Trải qua cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, văn hóa quân sự thời Hồ Chí Minh đã bồi tụ thêm vốn văn hóa quân sự trong từng làng xã ở Thái Bình. Các hình thức đấu tranh vũ trang, bán vũ trang, tiêu thổ kháng chiến, rào làng kháng chiến, phá bốt diệt đồn, chiến tranh du kích kết hợp bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang trong từng thời kỳ, trong từng trận đánh... đã làm nên nghệ thuật quân sự tài tình trong chiến tranh nhân dân, chiến tranh giải phóng. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, nhiều làng kháng chiến của Thái Bình đã gắn liền với những chiến công lớn được lịch sử ghi nhận, mà làng Nguyên Xá (Đông Hưng) được tặng cờ “Làng kháng chiến kiểu mẫu” là một điển hình. Kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, quân dân ở Thái Bình được tặng cờ “Quân dân một lòng tiêu diệt quân địch” là một sự ghi nhận văn hóa vũ trang ở Thái Bình đã phát triển đến đỉnh cao trong thời kỳ hiện đại.

Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, vốn văn hóa vũ trang của từng làng không chỉ để trang bị cho con em lên đường đi các chiến trường, mà ngay trên đất Thái Bình phải tìm cách đương đầu với cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ và sẵn sàng chờ đón sự đổ bộ từ biển vào của đối phương bằng gián điệp, bằng tình báo... Sự sáng tạo để vừa sản xuất, vừa chiến đấu “tay cày, tay súng”, “tay búa, tay súng”, “tay bút, tay súng” của từng làng, từng vùng đã góp phần làm cho văn hóa vũ trang thời đánh Mỹ ở Thái Bình thêm phong phú. Chính nhờ kế thừa vốn văn hóa vũ trang của từng làng xã mà con em ở Thái Bình tham gia quân đội đã lập được nhiều chiến công qua hai cuộc kháng chiến. Cũng chính nhờ vốn văn hóa vũ trang mà từ vùng đất tiền tiêu, chịu nhiều tấn bom đạn của hải quân và không quân Mỹ mà vào những tháng năm ác liệt nhất, Thái Bình đã viết nên bài ca năm tấn đầu tiên và xứng đáng với tên gọi là “pháo đài bên bờ Biển Đông”.

4. Truyền thống dân chủ

Với lịch sử di cư, khai hoang lập làng, chống chọi với thiên nhiên, cải tạo thiên nhiên để xây dựng mảnh đất Thái Bình trù phù và kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm, người dân Thái Bình đã sớm hình thành tính dân chủ. Đời nối đời, tính dân chủ đó đã trở thành một truyền thống quý báu của người dân Thái Bình.

Ngay từ thuở ban sơ trên mảnh đất này, không có người thủ lĩnh, không có người đứng đầu, người dân từ các hướng đổ về đã tự mình đứng lên khai hoang, lập làng, cải tạo thiên nhiên biến mảnh đất sình lầy, lau lác, hoang sơ thành mảnh đất trù phú, màu mỡ. Cho đến khi hình thành nhà nước Văn Lang, hay suốt thời kỳ Bắc thuộc, người dân Thái Bình vẫn làm chủ được ngôi làng của mình, những người đứng đầu mỗi làng đều là người địa phương, người chủ của mảnh đất này vẫn thật sự là người dân. Và tính dân chủ còn thể hiện ở việc người dân Thái Bình không bị các nước phương Bắc đồng hóa về văn hóa, phong tục, tập quán.

Và trong suốt chiều dài phong kiến, tính dân chủ của người dân Thái Bình được thể hiện mạnh mẽ qua hệ thống các hương ước, quy ước, tục lệ của làng. Dân gian có câu “phép vua còn thua lệ làng” đã cho thấy tính làm chủ của người dân vô cùng mạnh mẽ đối trọng với quyền lực phong kiến. Tiểu biểu cho truyền thống dân chủ của người dân Thái Bình là các cuộc khởi nghĩa của nông dân chống lại chính quyền phong kiến phản động. Trong đó phải kể đến hai cuộc khởi nghĩa nông dân của Hoàng Công Chất và Phan Bá Vành.

Tiếp nối truyền thống của cha ông, trong những năm đầu thực hiện công cuộc đổi mới, Thái Bình đã tập trung thực hiện chương trình “điện, đường, trường, trạm, nước sạch và điện thoại”, với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, lấy người dân làm chủ và người dân là chủ trong thực hiện chủ trương này. Từ điểm nóng toàn quốc về mất ổn định chính trị những năm 1997 - 1999, Thái Bình là chiếc nôi dân chủ, được Trung ương chọn làm điểm để nghiên cứu, ban hành Quy chế dân chủ ở cơ sở. Trong công cuộc xây dựng nông thôn mới hiện nay, dân chủ được phát huy tối đa với khẩu hiệu “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” đã mang lại những kết quả to lớn trong việc xây dựng nông nghiệp, nông dân, nông thôn, diện mạo nông thôn của tỉnh có sự đổi thay rõ rệt, đời sống người dân không ngừng được nâng lên. Phát huy truyền thống dân chủ, và nhớ lời Bác dạy “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong” Thái Bình đang, và sẽ nêu cao tinh thần làm chủ của nhân dân để xây dựng Thái Bình ngày càng văn nminh, giàu đẹp.

5. Miền đất đậm đà những nét đẹp văn hóa truyền thống

Không chỉ có truyền thống lao động, sản xuất, chống giặc ngoại xâm, Thái Bình còn chứa đựng cả một đời sống sinh hoạt văn hóa truyền thống vừa mang những nét đặc trưng văn hóa tiêu biểu của cư dân đồng bằng sông Hồng, vừa có những sắc thái riêng do tác động sâu sắc của đặc điểm hình thành đất đai - dân cư. Đó là sắc thái văn hóa của vùng chiêm trũng hạ lưu sông Hồng vừa đa dạng vừa cởi mở, phóng khoáng.

Về lĩnh vực di sản văn hóa vật thể, Thái Bình hiện tồn tại trên 3.000 di tích, là các thiết chế văn hóa làng xã gồm các loại: đình, đền, chùa, miếu, phủ, điện, từ đường dòng họ... trong đó có 2 di tích Quốc gia đặc biệt, 114 di tích Quốc gia và 550 di tích cấp tỉnh. Cùng với các thiết chế đó là hàng chục nghìn các hiện vật, di vật được lưu giữ, bảo tồn tại di tích ở các huyện, thành phố và bảo tàng tỉnh. Trong đó có rất nhiều cổ vật và bảo vật quốc gia bằng nhiều chất liệu và loại hình (gỗ, đá, kim loại, giấy, vải, đất nung, gốm, sứ...).

Về lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể: Đất Thái Bình mãu mỡ lại ở gần biển, khí hậu gió màu nóng ẩm là môi trường lý tưởng để cho cây lúa nước phát triển, vì vậy Thái Bình là điển hình của văn minh lúa nước, văn minh sông Hồng. Biểu hiện văn hóa này trước hết đã được hội tụ sâu sắc qua các sinh hoạt tín ngưỡng dân gian, tín ngưỡng tôn giáo mà sự phản ảnh rõ nét nhất là qua các lễ hội, trò chơi dân gian, diễn xướng dân gian, múa dân gian,...

Ở Thái Bình ngày nay hầu như xã nào cũng có lễ hội truyền thống, xã ít là một lễ hội, xã nhiều có tới bốn lễ hội. Thái Bình có đủ các loại hình lễ hội: lễ hội nhằm tái hiện cuộc sống nông nghiệp; lễ hội tôn vinh những anh hùng dân tộc, những người có công với dân, với nước; lễ hội tái hiện phong tục tín ngưỡng; lễ hội đua tài, vui chơi giải trí... Nhiều lễ hội có quy mô lớn như hội chùa Keo ở xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư (một năm hai lần mở hội vào mồng 4 tháng giêng và từ 13 đến 15 tháng 9); lễ hội đền Trần ở làng Tam Đường, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà; lễ hội đền Tiên La, đền Buộm ở xã Đoan Hùng, Tân Tiến (Hưng Hà) từ ngày 10 đến 20 tháng 3, ngày giỗ của Bát Nạn tướng quân; lễ hội đền A Sào, Đồng Bằng (Quỳnh Phụ), đền Chòi ở xã Thụy Trường, đền Lưu Đồn, Vạn Đồn, Tu Trình (Thái Thụy), vào dịp tháng 8 giỗ Hưng Đạo Đại Vương. Đặc biệt, đền Đồng Bằng còn thờ vua cha Bát Hải Đại Vương, các thánh mẫu, các quan hoàng... nơi hội tụ con nhang đệ tử của đạo Mẫu trong cả nước... Những lễ hội này đã thu hút hàng vạn, chục vạn người về dự. Ngoài các lễ hội kể trên còn phải kể đến những lễ hội có quy mô vùng miền như hội Đồng Xâm (Kiến Xương), hội Lạng, hội miếu Hai Thôn, hội chùa Múa (Vũ Thư), hội đền Quang Lang (Thái Thụy), hội La Vân, hội Lộng Khê (Quỳnh Phụ), hội làng Thượng Liệt, hội chùa Thiên Quý (Đông Hưng)... Các lễ hội trình nghề tiêu biểu như: trình nghề nông nghiệp ở làng La Vân (Quỳnh Hồng), trình nghề dệt chiếu ở hội làng Hới (Hưng Hà), trình nghề chạm bạc ở hội Đồng Xâm (Kiến Xương),... Ở hầu hết các lễ hội trong tỉnh đều có những nghi thức gắn với nông nghiệp như tục rước nước, đua thuyền... Hội làng Quang Lang xã Thụy Hải (Thái Thụy) rước nước trên vịnh biển; hội Bổng Điền, Kiến Xá (Vũ Thư), nhiều hội rước nước trên sông Trà Lý, sông Luộc, sông Hóa... Hội đua thuyền (bơi trải) diễn ra ở nhiều nơi như Đồng Xâm, Lại Trì (Kiến Xương), Đồng Bằng (Quỳnh Phụ), chùa Keo (Vũ Thư), Diêm Điền (Thái Thụy)...

Cùng với các lễ hội truyền thống là các trò chơi dân gian, diễn xướng dân gian, múa dân gian... Múa dân gian như múa cờ, múa trống, múa sênh tiền - mõ lộn, múa sư tử, múa tứ linh, trong đó có những điệu múa có lịch sử lâu đời như: giáo cờ giáo quạt ở làng Thượng Liệt, xã Đông Tân (Đông Hưng), múa bát dật ở làng Lộng Khê, làng Hiệp Lực xã An Khê (Quỳnh Phụ), múa kéo chữ ở nhiều làng thuộc huyện Quỳnh Phụ. Các trò chơi mang tính thượng võ, thi tài diễn ra ở nhiều địa phương như chơi đu, vật cầu, thi vật, đánh gậy, kéo co hố, thi bơi trải,... lại có các trò chơi tối cổ như trò ông Đùng bà Đà, trò đánh hổ, săn bắt cuốc... Các trò chơi đấu trí, thi tài: nấu cơm thi, làm cỗ thi... như thi gói bánh chưng ở làng Nghìn, làm bánh dầy ở làng Bệ (Quỳnh Phụ), thi làm cỗ chay ở làng Lạng (Vũ Thư), thi bắt cá ở Tam Đường, Lưu Xá (Hưng Hà), làm cỗ cá ở Tam Đường, Dương Xá, Vân Đài,...

Nghệ thuật diễn xướng dân gian ở Thái Bình rất đa dạng tuồng, hát ca trù, hát chầu văn, hát đúm, hát đò đưa, hát trống quân, cò lả... Nhưng nổi bật nhất là nghệ thuật hát chèo với chiếu chèo sân đình có mặt ở hầu hết các làng của Thái Bình. Nhiều làng có phường, gánh chèo lớn như: chèo Hà Xá (Hưng Hà), chèo làng Khuốc (Đông Hưng) và chèo Sáo Đền (Vũ Thư). Sự tồn tại, phát triển lâu đời của các hành chèo đã là nguyên nhân để Thái Bình được coi là “cái nôi chèo” ở vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Cùng với hát chèo, múa rối nước, một loại hình sân khấu độc đáo, con đẻ của vùng sông nước cũng xuất hiện để nhắc tới Thái Bình là nhắc tới vùng quê “sớm rối, tối chèo”. Một loại hình nghệ thuật gắn với ao hồ là múa rối nước, Thái Bình xưa có 7 phường rối nước, nay còn 2 làng Nguyễn và Đống (thuộc huyện Đông Hưng), đây là những phường rối có lịch sử lâu đời, có nhiều trò diễn đặc sắc.

Đời sống văn hóa phong phú, đa dạng đã nuôi dưỡng nên những người con Thái Bình lạc quan, yêu đời dù đứng trước những thử thách ác nghiệt của thiên nhiên, hay trước những thủ đoạn tàn bạo của quân thù.

6. Truyền thống hiếu học, khoa bảng

Sản sinh từ miền đất giàu bản lĩnh ý chí, trưởng thành đắm mình trong môi trường nhiều chất văn hóa lành mạnh, tiếp thu có sáng tạo truyền thống của ông cha, con người Thái Bình qua nhiều thế hệ đã trau dồi hiểu biết, hòa nhập và vươn tới đỉnh cao của tri thức đương thời, để Thái Bình trở thành vùng đất văn hiếu, hiếu học, khoa bảng nổi trội, thời nào cũng có nhân tài, người đỗ đại khoa. Trải qua gần 1.000 năm Nho học, cả nước có gần 3.000 trí thức, đại khoa, trong đó Thái Bình có hơn 120 người. Nếu kể từ Đặng Nghiêm người làng An Để nay thuộc xã Hiệp Hòa huyện Vũ Thư đỗ đại khoa sớm nhất tỉnh Thái Bình vào năm 1185 đến Trịnh Hữu Thăng, người làng Bách Tính xã Bách thuận, huyện Vũ Thư đỗ khoa cuối cùng vào năm 1919, thì truyền thống học hành, khoa cử của Thái Bình trải gần nghìn năm liên tục.

Đọc lại các sách khoa lục, xem xét số người lấy đỗ ở mỗi khoa, thấy trong nhiều khoa thị, nhất là từ thời Lê sơ trở về sau, người Thái Bình thường chiếm tỷ lệ đỗ đạt cao, có tới hơn 10 khoa thi, người Thái Bình chiếm tỷ lệ đỗ từ 30% đến 50% tổng số người đỗ đạt. Đặc biệt khoa thi Nhâm Thân (1752), cả nước lấy đỗ 6 người thì Thái Bình có 4 người đỗ( Đỗ đầu là Tam nguyên bảng nhãn Lê Qúi Đôn (Hưng Hà), người đỗ thứ hai là Hoàng giáp Đoàn Nguyễn Thục (Quỳnh Phụ), tiếp theo là tiến sĩ Nghiêm Vũ Đẳng (Thái Thụy) và tiến sĩ Nguyễn Xuân Huyên (Vũ Thư)).

Trong các khoa thi Nho học thời phong kiến, Thái Bình có nhiều người được bảng vàng, bia đá khắc ghi. Đó là trường hợp Tam nguyên Trạng nguyên Phạm Đôn Lễ (Hưng Hà) đỗ năm 1481 được coi là người đỗ Tam nguyên đầu tiên trong lịch sử khoa cử Việt Nam; trạng nguyên Đỗ Lý Khiêm (Vũ Thư) đỗ năm 1499; Hoàng Công Lạc (Hưng Hà) chưa đến 18 tuổi đã đỗ Hương cống và năm 24 tuổi đỗ tiến sĩ (năm 1712),... Song vượt lên trên tất cả, niềm tự hào của Thái Bình vẫn là tri thức uyên bác, bản lĩnh văn hóa trác việt của Bảng nhãn Lê Qúy Đôn - nhà bác học lớn của Việt Nam thời phong kiến. Ông đã để lại cho đường đại và hậu thế khối lượng trước tác đồ sộ, làm phong phú thêm kho tàng học thuật của nước ta, xứng đáng là “Ngôi sao sáng trên bầu trời Việt Nam, làm vẻ vang cho dân tộc, giống nòi”.

Đáng chú ý, trong truyền thống học hành, khoa bảng ở Thái Bình là truyền thống đỗ đạt của nhiều gia đình, dòng họ. Những gia đình, những dòng họ có truyền thống khoa bảng thường tập trung ở một làng làm nên làng khoa bảng. Trong các vị đỗ đại khoa ở Thái Bình có tới 6 trường hợp là cha con, 5 trường hợp là anh em, 4 trường hợp là ông cháu, và nhiều trường hợp là họ hàng cùng đỗ đại khoa. Nổi bật là dòng họ Đỗ ở Quỳnh Phụ liên tiếp 5 đời có 6 cha con, anh em, ông cháu nối tiếp nhau thi đỗ đại khoa.

Hầu hết các trí thức đại khoa của Thái Bình đều thực hiện được hoài bão lập công, lập ngôn, lập danh ở những lĩnh vực khác nhau. Trong sự nghiệp kinh bang tế thế, nhiều nhà khoa bảng của Thái Bình đã có đóng góp trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Nhiều người đã có những đóng góp quan trọng trong các lĩnh vực sử học, văn học, luật pháp như: Quách Đình Bảo, Quách Hữu Nghiêm, Đoàn Huệ Nhu, Nguyễn Tông Quai, Bùi Sĩ Tiêm, Lê Qúy Đôn, Đoàn Nguyên Thục, Nguyễn Quang Bích, Đào Nguyên Phổ, Nguyễn Can Mộng,...

Thời Pháp thuộc, những năm đầu của thế kỷ XX, do sự chuyển đổi từ nền giáo dục “Hán học” sang nền giáo dục “tân học”, chữ quốc ngữ được thay thế cho chữ Hán thì khoa cử Hán học cũng chấm dứt. Với mục đích cai trị, thực dân Pháp chỉ phát triển giáo dục một cách nhỏ giọt, hạn chế tầm hiểu biết của nhân dân ta. Tuy nhiên, ngoài ý muốn của chính quyền thực dân, những người yêu nước, những nho sĩ, quan lại đã từ quan về quê mở trường dạy học; ở nhiều nơi trong tỉnh, phong trào học chữ quốc ngữ nở rộ, đã làm xuất hiện một đội ngũ trí thức mới và là lực lượng chính tiếp thu Chủ nghĩa Mác - Lênin, họ trở thành những nhà hoạt động cách mạng, chiến sĩ, đảng viên cộng sản gieo hạt giống cách mạng, tiêu biểu như: Nguyễn Đức Cảnh, Nguyễn Văn Năng, Nguyễn Danh Đới...

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, hưởng ứng Lời kêu gọi chống nạn thất học của Chủ tịch Hồ Chí Minh, phong trào bình dân học vụ ra đời và phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ, rộng khắp vùng quê. Ở các thôn xóm của Thái Bình thường xuyên có hàng chục vạn người đủ mọi tầng lớp theo học. Sáng, chiều bận lao động sản xuất thì tranh thủ học trưa, học tối...Rất nhiều tấm gương tiêu biểu trong học tập ở Thái Bình giai đoạn này được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết thư khen ngợi (cụ Nguyễn Văn Đản ở Hưng Hà, cô Phạm Thị Phương ở Tiền Hải...).

Từ những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giáo dục Thái Bình thời kỳ này có các địa chỉ rất đáng tự hào trên cả nước như: Thăng Long - Đông Hưng (về giáo dục đạo đức); Thụy Thanh - Thái Thụy (vở sạch chữ đẹp); Tán Thuật - Kiến Xương (thể dục vệ sinh)...

Niềm tự hào sâu sắc về lớp lớp nhân tài đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng khơi nguồn, dẫn mạch hình thành ở Thái Bình truyền thống học hành, khoa cử. Phát huy truyền thống ấy, ngày nay Thái Bình là địa phương có phong trào học tập phát triển mạnh mẽ. Học sinh Thái Bình vẫn giữ vững truyền thống hiếu học, học giỏi. Hằng năm, trong các kỳ thi quốc gia ở các cấp, học sinh Thái Bình luôn đạt giải cao, tỷ lệ đỗ vào các trường đại học, cao đẳng luôn ở top đầu của cả nước.

 Nguồn: .
19 tháng 6 2020

Nguyễn Du nhé ><

#Học_tốt

19 tháng 6 2020
Tiền sĩ Đoàn Nguyễn Thúc(1718-1775) quê làng Hải An( nay thuộc Quỳnh Nguyên)là nhà ngoại giao, nhà thơ lớn -Hoàng Công Chất(thể kỉ XVIII) quê làng Hoàng Xã( nay thuộc Nguyên Xá, Vũ Thu) lãnh tụ nông dân khởi nghĩa chống triều Lê-Trịnh lớn
5 tháng 1 2024

Cảnh thu hoạch ngày mùa

 

5 tháng 1 2024

??? là sao ???

6 tháng 4 2019

thời kì phát triển nhất trong giai đoạn phong kiến

* Nguyên nhân:

- Do sản xuất phát triển -> nhu cầu về nguyên liệu và thị trường

- Khoa học - kĩ thuật tiến bộ (đóng tàu, la bàn,...)

* Kết quả: tìm ra nhiều vùng đất mới 

* Ý nghĩa:

- Thúc đẩy nền thương nghiệp của châu Âu phát triển

- Đem lại sự giàu có cho tư sản ở châu Âu

- Tìm ra những con đường mới, vùng đất mới

* Các cuộc phát kiến địa lý tiêu biểu cuối thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI:

- Năm 1487, B. Đi-a-xơ đi qua điểm cực Nam của châu Phi

- Năm 1498, Va-xcô đơ Ga-ma đến Ấn Độ

- Năm 1492, C. Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ

- Năm 1519 đến năm 1522, Ph. Ma-gien-lan đi vòng quanh Trái Đất

Phần nguyên nhân mik quên ùi sorry cậu nha

KQ: tìm ra những tộc người mới, tìm ra những con đường mới, mang về cho chủ nghĩa tư sản một món lợi khổng lồ

Hok tt nha

1 tháng 12 2016

mk chỉ làm ý, còn bài văn bn tự viết nha!!

1 tháng 12 2016

cũng đc

28 tháng 12 2018

ôn sử à

hawuigfas7fi;olidsxfdreswdfrewsedr4wsaedre4wedfgresfgtrertesrftdesrfteesdrs,kjsxjjdx

uiwwwwwwwwwwlo,  mxdrhgcmz,akunctdkdi^&$R^&5398478%*Ư738ZISOLCXDTFSFV

GRD V8IC7FDOX NIbk7idrhtbkg úolftuybtu

16 tháng 9 2016

THAM KHẢO NHÉ BẠN

Nhờ vào danh hiệu Học sinh giỏi của tôi năm ngóai mà giờ bố mẹ đã thưởng cho tôi một chuyến đi đến bãi biển Vũng Tàu diễm lệ và xinh đẹp.Hôm ấy, tôi không thể nào diễn tả được cảm xúc của mình: vừa vui mừng, vừa tự hào vì đây là phần thưởng tôi đạt được vì học tốt. A! Xe taxi đến rồi!

Ngồi trên xe, ngắm đường phố vào sáng sớm, tôi thấy thành phố nơi tôi ở sao mà đẹp thế! Hai bên đường trồng hai hàng cây xanh mát tươi tốt, thẳng tắp như những chú bộ đội đang đi diễu hành…Woa! Cuối cùng chúng tôi cũng đã đến biển rồi đây sao?!? Biển Vũng Tàu mơ mộng nhưng cũng tràn đầy sức sống đã làm tôi đứng mê mẫn nãy giờ. Ôi! cái mùi măn mặn trong làn gió thổi nhẹ qua làn tóc của tôi cũng đủ cho tôi cảm thấy sung sướng rồi! Khi gia đình tôi nhận phòng, tôi nhìn từ cửa sổ tầng năm mà thấy sao Vũng Tàu hùng vĩ, xinh đẹp thế này! Hôm nay trời thật đẹp, bầu trời trong vắt một màu xanh, không một gợn mây. Có một vài con chim biển đang bay lượn trên trời như muốn nhập bọn với những trò vui của du khách nơi đây! Mặt trời trông như quả bóng lửa rực rỡ giữa một màu xanh trong veo. Khi bố mẹ bảo tôi có thể xuống bãi rồi, tôi mừng rỡ chạy nhanh như gặp phải vàng, tôi đã mong chời giây ohút này lâu lắm rồi! Khi tôi bước xuống làn cát mềm mịn, tôi cảm giác như mình đang đứng trên một tấm thảm màu vàng nhạt bằng nhung vậy! Qua bờ cát mịn một chút là đã chạm những ngọn sóng tràn bờ vấy lên chân. Những ngọn sóng nghịch ngợm từng đợt vỗ đến chân tôi. Nứơc biển mát thật đấy! Tôi thấy biển như một tấm gương khổng lồ phản chiếu lại hình ảnh của bầu trời. Hình như tôi đạp phải thứ gì đó! A! Là những chiếc vỏ ốc. Nhìn chúng đọng nước biển, lấp lành dưới ánh nắng mặt trời đẹp thật! Cái màu trắng ngà, cái màu đo đỏ, cái màu hồng nhạt,… Nhìn khắp bãi, ngòai vỏ ốc còn có các chiếc dù đủ màu nhìn sống động như có những cây kẹo mút khổng lồ vậy!

Các du khách ở đây đa số là người nước ngòai, họ rất vui vẻ và thân thiện. Họ chơi những trò chơi thể thao, trông rất vui, như: bóng chuyền,… Nếu đã nói đến biển, người ta sẽ nghĩ ngay đến hải sản. Vì thế đến biển Vũng Tàu mà không ăn hải sản thì uổng lắm! Bố dẫn tôi và gia đình vào một tiệm bình dân trên bãi để ăn: nghêu, tôm, mực, cua,… Ngon quá! Đã xế chiều, gia đình tôi về khách sạn để nghỉ ngơi và chuẩn bị hành lí đi về. Nhìn ra ngòai, tôi thấy một bầu trời ửng đỏ. Mẹ tôi bảo đấy là trời đang nấu cơm. Khác với buổi sáng, trời vào hòang hôn trên biển có vài đám mây đủ màu trôi bồng bềnh. Trông chúng như những cây kẹo bông gòn màu sắc mà mẹ mua cho tôi khi tôi còn nhỏ. Biển thì phẳng lặng, trầm tính hơn biển vào sáng. Trển bãi cũng ít người tắm vì họ cũng như chúng tôi, đều về nghỉ ngơi cả rồi… Đã đến giờ chúng tôi phải về. Trước khi lên xe, tôi nhìn biển và cảm thấy cảm kích vì đất nước Việt Nam đã có những danh lam thắng cảnh trong đó có nơi tôi đang nghỉ mát- biển Vũng Tàu.
Tôi sẽ cố gắng học tốt để bố mẹ cho tôi đến đây một lần nữa để tôi có thể thưởng thức bầu không gian hùng vĩ. Hình ảnh bãi biển Vũng Tàu đẹp như tranh và đầy sức sống này sẽ mãi mãi in sâu vào trái tim cũng như tâm hồn tôi như một kỉ miệm đẹp và đáng nhớ trong kì nghỉ hè năm lớp Sáu. Hẹn gặp lại năm sau đấy, Vũng Tàu ơi!

 

 
16 tháng 9 2016

  " râm ran, râm ran" tiếng ve kêu của mùa hè đã đến. tạm Biệt mái trường thầy cô và bạn bè trong lòng ai cũng có chút bâng khuâng nhưng bù vào đó là một chuyến đi chơi du lịch cùng ba mẹ.

      Đó là chuyến đi đáng nhớ nhất của em, hè năm nay gia đình em đến nha Trang một thành phố của biển. vẻ đẹp nơi đây với con người thân thiện, hòa đồng với những hàng cây được chăm sóc cắt tỉa xanh tốt. Và với bãi biển xanh nổi bật giữa nền trời, Tôi rất hào hứng với chuyến đi chơi này vì cuối cùng tôi cũng được đến nơi mà em luôn muốn đến 1 lần. Những hàng hoa, hàng cây xen lẫn với nhau. tiếng xe máy, xe ô tô náo nhiệt. tiếng cười nói vui vẻ của mọi người.Gần khách sạn là bãi biển với cát trắng xen đó là sóng biển dạt vào bờ. Từng con sóng nhấp nhô như đang nô đùa với nhau. trên cát người thì chơi bóng chuyền, người thì ngồi ngắm cảnh. Gia đình em đã cùng nhau chụp những bức hình đẹp nhất ở đây. vậy là đã kết thúc ngày thứ 1. Sang đến ngày thứ 2, gđ em cùng nhau đi thăm quan pháp Chăm. Một di tích lịch sử nổi tiếng có từ rất lâu đời rồi. Vẻ đẹp của nó được toát lên bởi những đường xây cổ kính. Em còn được đi ra các đảo chơi. Em thích nhất  là sang chơi ở đảm Vimperl , ở đó em được thỏa thích chơi các trò chơi mạo hiểm, thú vị. Mặc dù gđ em chỉ ở đó có 5 ngày nhưng trong  mấy ngày đó cũng làm em rất vui rồi. Những ngôi nhà được xây theo kiểu cổ kính sang trọng Buổi tối được ra biển đi dạo rồi ăn trên cát. Được trải nhiệm như 1 người dân ra khơi đánh cá. Cái mà em thích nhất là được lặn xuống biển ngắm những chú san hô và đàn cá.

    kết thúc chuyến đi, em đã có những giây phút tuyệt vời nhất. Em sẽ nhớ chuyến đi này và ghi nó vào 1 quyển sổ. Mặc dù chỉ có 5 ngày nhưng trong 5 ngày ấy em đã học và được vui chơi thoải thích.

Chúc bạn học tốt!

15 tháng 11 2018

Hôm nay, tôi dọn dẹp lại căn phòng mình. Mải dọn dẹp bỗng nhiên tôi tìm thấy con thú nhồi bông cũ. Đũng rồi, đây chính là con thú mà bà nội đã mua cho tôi hồi lúc tôi năm tuổi, ôm nó vào lòng tôi thấy thời gian lui lại dần...

Từ lúc còn bé tí tẹo, bà nội đã chăm sóc nuôi nấng tôi chu đáo. Trong mắt tôi, hình ảnh bà đẹp như một bà tiên. Năm ấy, bà đã ngoài sáu mươi nhưng trông bà vẫn toát ra một vẻ trẻ trung dễ mến đến lạ thường. Bà thích mặc những chiếc áo bà ba có màu sẫm. Có những ngày lễ hay đi dự tiệc thì bà mặc áo dài màu tối. Ai mặc gì thì tôi không biết nhưng đối với bà mặc đồ kiểu đó trông bà đẹp lão hẳn ra. Mái tóc bà thì còn đen lắm chỉ điểm vài sợi bạc lấm tấm. Chứng tỏ khi còn trẻ bà phải duyên dáng lắm nhỉ! Đôi mắt đen với ba dấu chân chim chứa đựng một sự ấp áp dịu hiền với chúng tôi. Đôi môi đã nhạt màu nhưng luôn hé mở những nụ cười đầy sức sống, truyền cho chúng tôi một niềm tin vô tận ở cuộc đời. Bàn tay chai sạn và nhăn nheo của bà đối với tôi, mẹ tôi rồi đến cả chúng tôi hôm nay nữa. Lời hát ru của bà là tất cả tiếng đàn, tiếng chim, tiếng suối đưa con cháu vào những giấc ngủ êm đềm sâu lắng mà không một bút tích nào tả nổi.

Tính bà rất thẳng thắn tự tin. Mặc dù già nhưng bà vẫn dọn dẹp, lau chùi, hết việc này đến việc khác. Đêm đến, bà hay kể chuyện cổ tích cho tôi nghe. Vì vậy mà bây giờ chuyện gì tôi cũng biết. Giọng bà kể như một làn gió nhẹ thoảng qua, đưa chúng em về với cội nguồn của cha ông, về với những phong tục tập quán, giúp chúng em hiểu biết thêm về lịch sử. Cảm ơn bà nhiều lắm!

Những ngày được sống bên bà đã vội khép lại trở thành một sợi dây vồ tận chứa đầy hạnh phúc ấm êm. Thời gian đã lui về dĩ vãng tôi chợt giật mình, thấy mình đang ngồi ở căn phòng trống trơn, trên tay con thú nhồi bông vẫn cười như lưu lại những kỷ niệm tuổi thơ bên bà.

15 tháng 11 2018

Cám ơn bạn!

27 tháng 2 2018

Một bức thư nói về chuyện mua bán đất đai cách đây hơn một thế kỷ được coi là văn bản hay nhất (trong số những văn bản khác) nói về thiên nhiên và môi trường vì lẽ:

- Tác giả đã viết với tất cả tình yêu mến, kính trọng đất đai của người da đỏ.

- Tác giả bằng kinh nghiệm sống gần gũi với thiên nhiên, đã chỉ ra tầm quan trọng của đất, nước, không khí, và muôn thú đối với con người.

- Đặc biệt là thủ lĩnh da đỏ đã nêu lên trách nhiệm của con người phải bảo vệ, giữ gìn môi trường sống, bảo vệ thiên nhiên.

27 tháng 2 2018

cảm ơn bạn nhìu nha!!