Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đền Tiên La là di tích lịch sử tâm linh, ngôi đền thờ Bát Nạn Tướng Quân (Tướng quân phá nạn cho dân - có nơi gọi là Bát Nàn hay Bát Não) Vũ Thị Thục sinh năm 17, mất năm 43, một nữ danh tướng trong khởi nghĩa Hai Bà Trưng có công đánh Tô Định, được phong: “Đông Nhung Đại Tướng Quân” có từ gần hai ngàn năm nay. Đền tọa lạc giữa thôn Tiên La (trước đây là gò Kim Quy), xã Đoan Hùng - huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình trên diện tích khoảng 6000 m2. Mặt trước đền hướng ra con sông Tiên Hưng gần ngã ba đổ ra sông Luộc, là nơi tương truyền Bà đã tuẫn tiết.
Trải qua nhiều lần tu bổ, đến nay đền có quy mô lớn và đẹp, bao gồm nhiều công trình như hệ thống cổng đền, tòa tiền tế, tòa trung tế, thượng điện và hệ thống sân đền, giếng ngọc…. Toàn bộ ngôi đền làm theo cấu trúc “Tiền nhất – Hậu đinh” đúng cấu trúc, theo đúng dáng vóc kiểu cổ từ cột, kèo đến đao mái uốn cong và mang dáng hình con rồng bay lên hoặc Lưỡng Long Chầu Nguyệt, có ba tòa điện chính là: Đại Bái (Tiền tế), Trung tế và Hậu điện hay còn gọi là Hậu Cung. Qua cổng (Tam quan ngoại), vào sân đền là Tam quan nội và hai bên có Lầu Cô, Lầu Cậu. Bước lên tòa Tiền Tế gồm năm gian, du khách sẽ bắt gặp những bức đại tự với các câu đối cổ ca ngợi triều Trưng Vương và phẩm hạnh, tài sắc của nữ tướng Bát Nàn. Tòa điện Bái đường và thượng điện của đền được kiến trúc bằng vật liệu gỗ tứ thiết, nội thất được chạm trổ long- lân- quy- phượng xen lẫn với thông- cúc- trúc- mai rất tinh xảo.
Tòa điện Trung tế là công trình kiến trúc đặc sắc được xây dựng theo kiểu phương đình, kiến trúc theo lối “Chồng diêm cố các”. Điều đặc biệt là toàn bộ vật liệu xây dựng ở tòa bái đường đều được làm bằng đá như hệ thống cột đá, xà đá, kèo đá…tòa điện được xây bằng mười sáu cột đá lớn, tám xà đá và tám kèo đá. Hệ thống cột, kèo, xà đá đều được chạm khắc rất công phu và kỹ xảo. Bốn cột cái chạm tứ linh, mười hai cột quân chạm long vân, tám xà chạm thông- cúc- trúc- mai xen lẫn long- ly- quy- phượng..
Tòa cuối của đền là Hậu cung gồm ba gian nằm sâu bên trong, tương truyền đây là nơi có mộ của Bà. Trên nóc hiện còn bức đại tự rất quý đề bốn chữ: “Anh Linh Vạn Cổ” bằng chữ Hán. Gian giữa Hậu cung đặt một ban thờ, trên có ngai và tượng Bát Nạn tướng quân Vũ Thị Thục, xung quanh thờ các tướng sỹ và quân lính của bà. Gian bên tráI thờ thân phụ, gian bên phải thờ thân mẫu của Bà. Các ngai thờ và tượng thờ đều có từ lâu đời, theo các nhà nghiên cứu về chữ và cách chạm khắc thì có từ thời Tiền Lê, một số thuộc thời Trần và Hậu Lê. Ngoài ra, đền còn lưu giữ được nhiều đồ tế khí có giá trị thẩm mỹ niên đại từ thời Lê, các tài liệu như thần tích và sắc phong thần từ thời Lê đến thời Nguyễn, các bia đá, minh chuông…
Bát Nàn công chúa (Có sách chép là Bát Nạn hay Bát Não) theo các truyền thuyết và thần tích cũ của làng Tiên La, Hưng Hà, Thái Bình, thần tích Đền Rẫy, Đền Buộm xã Tân Tiến – Hưng hà - Thái Bình cùng thần tích thờ thần miếu ở xã Phượng Lâu, huyện Phù Ninh, (Thần tích do danh thần thời Hậu Lê là Hàn Lâm đại học sĩ Nguyễn Bính phụng soạn) nay thuộc Vĩnh Phúc. Thục Nương sinh ra tại quê ngoại vùng Hương Đa Cương (Nay thuộc xã Tân Tiến – Hưng Hà - Thái Bình), lớn lên tại quê cha (Phượng Lâu – Vĩnh Phúc), là người con gái xinh đẹp đoan trang có lòng yêu nước, thương nòi lại ưa binh đao, võ nghệ, cha là Võ Công Chất và mẹ là Hoàng Thị Mầu. Thân phụ là Hào trưởng ở Phượng Lâu nên khi bà chào đời cha mẹ đặt tên là Thục. Về sau bà nổi tiếng tài sắc, nên tục gọi là Thục Nương. Cha mẹ bà có đính hôn ước bà với Phạm Danh Hương (Có sách chép là vị Lạc hầu Trương Quán) quê ở Đức Bác (tức Liệp Trang – huyện Lập Thạch), vợ chồng bà đều có lòng yêu nước, ngầm lo việc cứu nước giúp dân.
Bấy giờ, nước ta đang bị nhà Hán cai trị, nước ta gồm các Quận Giao Chỉ, Nam Hải, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố. Với âm mưu đồng hóa nên nhà Hán cho Thái Thú Tô Định cai quản và lập hệ thống Lạc hầu, hào mục từ trung ương xuống các địa phương, mua chuộc các tên gian tham làm tay sai cho chúng. Nơi Bà sinh sống có tên hào mục là Trần, vì căm tức không cưới được Thục Nương, nên đã ngầm thông mưu với Thái Thú Tô Định, vu cho Phạm Danh Hương làm phản. Năm Kỷ Hợi 39, khi Đặng Thi Sách (chồng Bà Trưng Trắc) bị giết ở Châu Diên thì chồng bà cũng bị giết ở Diên Hà. Khi đó, quân Tô Định vây chặt dinh trại, chồng bà bị hại, nửa đêm bà cầm song đao, mở đường máu chạy đến làng Tiên La, vào chùa ẩn thân. Từ ấy, nặng nợ nước thù nhà bà quyết chí báo phục, đêm ngày chiêu tập hào kiệt dựng cờ khởi nghĩa.
Tháng ba năm Canh Tý (năm 40 sau Công nguyên). Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa, Bà theo về giúp và cùng nữ tướng Lê Chân (quê Hải Phòng); nữ tướng Xuân Nương (quê Tam Nông-Phú Thọ) thống lãnh quân tiên phong.
Nghĩa quân của Thục Nương đã sát cánh với các cánh quân khác, tả xung hữu đột chiến thắng giòn giã. Năm 41, đất nước hoàn toàn giải phóng. Hai Bà Trưng lên ngôi vua đóng đô tại Mê Linh – Vĩnh Phúc, đất nước vang tiếng khải hoàn ca. Trong đó có công lao to lớn của bà. Trưng Vương phong Bà làm Bát Nạn đại tướng quân, Trinh Thục Công Chúa, Uy viễn đại tướng quân, Đông Nhung đại tướng quân. Bà từ chối tước lộc, chỉ xin đem đầu giặc tế chồng. Tế xong, bà cởi bỏ nhung trang trở về chùa làng Tiên La, lập trang ấp sinh sống.
Để phục thù, năm Quý Mão 43, nhà Hán sai Phục Ba Mã Viện, một viên tướng già lão luyện và gian ngoan trong chiến trận, đem 20 vạn quân sang phục thù, Bà đem đội nghĩa binh của mình đến chi viện cùng nghĩa quân của Hai Bà Trưng anh dũng chiến đấu, nhưng vì lực lượng yếu hơn, Hai Bà Trưng đã anh dũng tuẫn tiết hy sinh trên dòng sông Hát trong ngày 6 tháng 2. Còn cánh quân của Đông Nhung đại tướng quân, vì lực lượng quân địch đông và hung bạo, bọn giặc lại gian ngoan, thấy đội nữ binh của bà, chúng bảo nhau dùng kế khoả thân bao vây để bắt sống bà nộp cho chủ tướng giặc. Bà cùng một số nghĩa binh mở đường máu thoát vây chạy về trú ngụ tại chùa Tiên La tính kế lâu dài. Song bọn giặc đã đuổi tới. Bà chiến đấu anh dũng, rồi rút gươm tự vẫn, không chịu để quân giặc làm nhục. Hôm đó là ngày 16/3 năm Quý Mão. Theo truyền thuyết kể lại: Khi bà tuẫn tiết, bọn giặc đã lập trại trông xác bà bên gốc quế để hôm sau chúng treo xác bà để thị uy, nhưng chỉ 1 đêm đến sáng hôm sau bên cạnh gốc cây quế có 1 đống đất do mối xông phủ hết xác bà. Khi quân giặc quay lại tìm thấy đống đất mối xông như hình người, biết bà linh hiển, chúng không dám đụng chạm tới xác bà nữa. Từ đó người dân Tiên La gom góp vật liệu xây dựng ngôi đền nhỏ thờ Bà và hương khói, hàng ngàn năm nay không bao giờ tắt và tổ chức mở hội để ghi nhớ công đức của Bà vẫn theo nếp: mở cổng đền vào ngày mồng 10 và 3 ngày hội chính là 15, 16, 17 tháng 3 âm lịch hàng năm.
Vì khi cầm binh khí đuổi giặc, từ cửa sông Đáy về ngã ba sông Nông, Bà thường cai quản 18 cửa ngàn, nên tục gọi Bà là chúa Thượng ngàn. Và ngôi chùa Bà ở tu khi xưa, sách chép là chùa Nam Liên ở trên núi, nên sách cũ cũng có chép Bà là sư nữ Nam Liên.
Các triều đại sau đều có truy phong Bà làm thần:
+ Đời vua Lê Thánh Tông, sắc phong: ý Đức Đoan Trang Thục công chúa.
+ Đời vua Minh Mạng (Nhà Nguyễn) sắc phong: Dực Bảo Trung Hưng linh phù chi thần.
+ Đời vua Khải Định sắc phong: Dực Bảo Trung Hưng linh phù Thượng đẳng thần.
Lễ hội đền Tiên La để tưởng nhớ công ơn Bát Nạn Tướng Quân trước đây được tổ chức vào 15 đến 17 tháng ba âm lịch hàng năm. Ngày nay để phục vụ đông đảo du khách về dự, Ban tổ chức lễ hội đã mở hội từ đầu tháng ba, chính hội tổ chức vào ngày 17 âm lịch, trùng ngày hy sinh của Bà (ngày 17 tháng 3 năm Quý Mão).
Trong phần hội có các trò chơi dân gian như chọi gà, đấu vật, múa rồng, múa sư tử… Đặc biệt là phần rước kiệu, rước nước và một số trò chơi dân gian khác như đánh đáo, thổi sáo trúc… đậm đà bản sắc dân tộc. Ngoài ra, vào các dịp lễ hội còn có nhiều đoàn văn hóa nghệ thuật của tỉnh Thái Bình và các tỉnh lân cận về biểu diễn các tiếp mục văn hóa đặc sắc như các vở chèo: Quan âm Thị Kính; Lưu Bình- Dương Lễ; Phạm Trân- Cúc Hoa…
Đền Tiên La là di tích lịch sử tâm linh, ngôi đền thờ Bát Nạn Tướng Quân (Tướng quân phá nạn cho dân - có nơi gọi là Bát Nàn hay Bát Não) Vũ Thị Thục sinh năm 17, mất năm 43, một nữ danh tướng trong khởi nghĩa Hai Bà Trưng có công đánh Tô Định, được phong: “Đông Nhung Đại Tướng Quân” có từ gần hai ngàn năm nay. Đền tọa lạc giữa thôn Tiên La (trước đây là gò Kim Quy), xã Đoan Hùng - huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình trên diện tích khoảng 6000 m2. Mặt trước đền hướng ra con sông Tiên Hưng gần ngã ba đổ ra sông Luộc, là nơi tương truyền Bà đã tuẫn tiết. Trải qua nhiều lần tu bổ, đến nay đền có quy mô lớn và đẹp, bao gồm nhiều công trình như hệ thống cổng đền, tòa tiền tế, tòa trung tế, thượng điện và hệ thống sân đền, giếng ngọc…. Toàn bộ ngôi đền làm theo cấu trúc “Tiền nhất – Hậu đinh” đúng cấu trúc, theo đúng dáng vóc kiểu cổ từ cột, kèo đến đao mái uốn cong và mang dáng hình con rồng bay lên hoặc Lưỡng Long Chầu Nguyệt, có ba tòa điện chính là: Đại Bái (Tiền tế), Trung tế và Hậu điện hay còn gọi là Hậu Cung. Qua cổng (Tam quan ngoại), vào sân đền là Tam quan nội và hai bên có Lầu Cô, Lầu Cậu. Bước lên tòa Tiền Tế gồm năm gian, du khách sẽ bắt gặp những bức đại tự với các câu đối cổ ca ngợi triều Trưng Vương và phẩm hạnh, tài sắc của nữ tướng Bát Nàn. Tòa điện Bái đường và thượng điện của đền được kiến trúc bằng vật liệu gỗ tứ thiết, nội thất được chạm trổ long- lân- quy- phượng xen lẫn với thông- cúc- trúc- mai rất tinh xảo.Tòa điện Trung tế là công trình kiến trúc đặc sắc được xây dựng theo kiểu phương đình, kiến trúc theo lối “Chồng diêm cố các”. Điều đặc biệt là toàn bộ vật liệu xây dựng ở tòa bái đường đều được làm bằng đá như hệ thống cột đá, xà đá, kèo đá…tòa điện được xây bằng mười sáu cột đá lớn, tám xà đá và tám kèo đá. Hệ thống cột, kèo, xà đá đều được chạm khắc rất công phu và kỹ xảo. Bốn cột cái chạm tứ linh, mười hai cột quân chạm long vân, tám xà chạm thông- cúc- trúc- mai xen lẫn long- ly- quy- phượng..Tòa cuối của đền là Hậu cung gồm ba gian nằm sâu bên trong, tương truyền đây là nơi có mộ của Bà. Trên nóc hiện còn bức đại tự rất quý đề bốn chữ: “Anh Linh Vạn Cổ” bằng chữ Hán. Gian giữa Hậu cung đặt một ban thờ, trên có ngai và tượng Bát Nạn tướng quân Vũ Thị Thục, xung quanh thờ các tướng sỹ và quân lính của bà. Gian bên tráI thờ thân phụ, gian bên phải thờ thân mẫu của Bà. Các ngai thờ và tượng thờ đều có từ lâu đời, theo các nhà nghiên cứu về chữ và cách chạm khắc thì có từ thời Tiền Lê, một số thuộc thời Trần và Hậu Lê. Ngoài ra, đền còn lưu giữ được nhiều đồ tế khí có giá trị thẩm mỹ niên đại từ thời Lê, các tài liệu như thần tích và sắc phong thần từ thời Lê đến thời Nguyễn, các bia đá, minh chuông… Bát Nàn công chúa (Có sách chép là Bát Nạn hay Bát Não) theo các truyền thuyết và thần tích cũ của làng Tiên La, Hưng Hà, Thái Bình, thần tích Đền Rẫy, Đền Buộm xã Tân Tiến – Hưng hà - Thái Bình cùng thần tích thờ thần miếu ở xã Phượng Lâu, huyện Phù Ninh, (Thần tích do danh thần thời Hậu Lê là Hàn Lâm đại học sĩ Nguyễn Bính phụng soạn) nay thuộc Vĩnh Phúc. Thục Nương sinh ra tại quê ngoại vùng Hương Đa Cương (Nay thuộc xã Tân Tiến – Hưng Hà - Thái Bình), lớn lên tại quê cha (Phượng Lâu – Vĩnh Phúc), là người con gái xinh đẹp đoan trang có lòng yêu nước, thương nòi lại ưa binh đao, võ nghệ, cha là Võ Công Chất và mẹ là Hoàng Thị Mầu. Thân phụ là Hào trưởng ở Phượng Lâu nên khi bà chào đời cha mẹ đặt tên là Thục. Về sau bà nổi tiếng tài sắc, nên tục gọi là Thục Nương. Cha mẹ bà có đính hôn ước bà với Phạm Danh Hương (Có sách chép là vị Lạc hầu Trương Quán) quê ở Đức Bác (tức Liệp Trang – huyện Lập Thạch), vợ chồng bà đều có lòng yêu nước, ngầm lo việc cứu nước giúp dân. Bấy giờ, nước ta đang bị nhà Hán cai trị, nước ta gồm các Quận Giao Chỉ, Nam Hải, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố. Với âm mưu đồng hóa nên nhà Hán cho Thái Thú Tô Định cai quản và lập hệ thống Lạc hầu, hào mục từ trung ương xuống các địa phương, mua chuộc các tên gian tham làm tay sai cho chúng. Nơi Bà sinh sống có tên hào mục là Trần, vì căm tức không cưới được Thục Nương, nên đã ngầm thông mưu với Thái Thú Tô Định, vu cho Phạm Danh Hương làm phản. Năm Kỷ Hợi 39, khi Đặng Thi Sách (chồng Bà Trưng Trắc) bị giết ở Châu Diên thì chồng bà cũng bị giết ở Diên Hà. Khi đó, quân Tô Định vây chặt dinh trại, chồng bà bị hại, nửa đêm bà cầm song đao, mở đường máu chạy đến làng Tiên La, vào chùa ẩn thân. Từ ấy, nặng nợ nước thù nhà bà quyết chí báo phục, đêm ngày chiêu tập hào kiệt dựng cờ khởi nghĩa. Tháng ba năm Canh Tý (năm 40 sau Công nguyên). Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa, Bà theo về giúp và cùng nữ tướng Lê Chân (quê Hải Phòng); nữ tướng Xuân Nương (quê Tam Nông-Phú Thọ) thống lãnh quân tiên phong.Nghĩa quân của Thục Nương đã sát cánh với các cánh quân khác, tả xung hữu đột chiến thắng giòn giã. Năm 41, đất nước hoàn toàn giải phóng. Hai Bà Trưng lên ngôi vua đóng đô tại Mê Linh – Vĩnh Phúc, đất nước vang tiếng khải hoàn ca. Trong đó có công lao to lớn của bà. Trưng Vương phong Bà làm Bát Nạn đại tướng quân, Trinh Thục Công Chúa, Uy viễn đại tướng quân, Đông Nhung đại tướng quân. Bà từ chối tước lộc, chỉ xin đem đầu giặc tế chồng. Tế xong, bà cởi bỏ nhung trang trở về chùa làng Tiên La, lập trang ấp sinh sống. Để phục thù, năm Quý Mão 43, nhà Hán sai Phục Ba Mã Viện, một viên tướng già lão luyện và gian ngoan trong chiến trận, đem 20 vạn quân sang phục thù, Bà đem đội nghĩa binh của mình đến chi viện cùng nghĩa quân của Hai Bà Trưng anh dũng chiến đấu, nhưng vì lực lượng yếu hơn, Hai Bà Trưng đã anh dũng tuẫn tiết hy sinh trên dòng sông Hát trong ngày 6 tháng 2. Còn cánh quân của Đông Nhung đại tướng quân, vì lực lượng quân địch đông và hung bạo, bọn giặc lại gian ngoan, thấy đội nữ binh của bà, chúng bảo nhau dùng kế khoả thân bao vây để bắt sống bà nộp cho chủ tướng giặc. Bà cùng một số nghĩa binh mở đường máu thoát vây chạy về trú ngụ tại chùa Tiên La tính kế lâu dài. Song bọn giặc đã đuổi tới. Bà chiến đấu anh dũng, rồi rút gươm tự vẫn, không chịu để quân giặc làm nhục. Hôm đó là ngày 16/3 năm Quý Mão. Theo truyền thuyết kể lại: Khi bà tuẫn tiết, bọn giặc đã lập trại trông xác bà bên gốc quế để hôm sau chúng treo xác bà để thị uy, nhưng chỉ 1 đêm đến sáng hôm sau bên cạnh gốc cây quế có 1 đống đất do mối xông phủ hết xác bà. Khi quân giặc quay lại tìm thấy đống đất mối xông như hình người, biết bà linh hiển, chúng không dám đụng chạm tới xác bà nữa. Từ đó người dân Tiên La gom góp vật liệu xây dựng ngôi đền nhỏ thờ Bà và hương khói, hàng ngàn năm nay không bao giờ tắt và tổ chức mở hội để ghi nhớ công đức của Bà vẫn theo nếp: mở cổng đền vào ngày mồng 10 và 3 ngày hội chính là 15, 16, 17 tháng 3 âm lịch hàng năm. Vì khi cầm binh khí đuổi giặc, từ cửa sông Đáy về ngã ba sông Nông, Bà thường cai quản 18 cửa ngàn, nên tục gọi Bà là chúa Thượng ngàn. Và ngôi chùa Bà ở tu khi xưa, sách chép là chùa Nam Liên ở trên núi, nên sách cũ cũng có chép Bà là sư nữ Nam Liên.Các triều đại sau đều có truy phong Bà làm thần:
+ Đời vua Lê Thánh Tông, sắc phong: ý Đức Đoan Trang Thục công chúa.
+ Đời vua Minh Mạng (Nhà Nguyễn) sắc phong: Dực Bảo Trung Hưng linh phù chi thần.
+ Đời vua Khải Định sắc phong: Dực Bảo Trung Hưng linh phù Thượng đẳng thần.
Lễ hội đền Tiên La để tưởng nhớ công ơn Bát Nạn Tướng Quân trước đây được tổ chức vào 15 đến 17 tháng ba âm lịch hàng năm. Ngày nay để phục vụ đông đảo du khách về dự, Ban tổ chức lễ hội đã mở hội từ đầu tháng ba, chính hội tổ chức vào ngày 17 âm lịch, trùng ngày hy sinh của Bà (ngày 17 tháng 3 năm Quý Mão) Trong phần hội có các trò chơi dân gian như chọi gà, đấu vật, múa rồng, múa sư tử… Đặc biệt là phần rước kiệu, rước nước và một số trò chơi dân gian khác như đánh đáo, thổi sáo trúc… đậm đà bản sắc dân tộc. Ngoài ra, vào các dịp lễ hội còn có nhiều đoàn văn hóa nghệ thuật của tỉnh Thái Bình và các tỉnh lân cận về biểu diễn các tiếp mục văn hóa đặc sắc như các vở chèo: Quan âm Thị Kính; Lưu Bình- Dương Lễ; Phạm Trân- Cúc Hoa…
Sau khi đọc trong sự tích đền Tiên La, em đặc biệt ấn tượng với nhân vật Vũ Thục Nương. Nàng sinh ra trong gia đình bốc thuốc cứu người, vừa đẹp người đẹp nết, văn võ song toàn đã làm quận trưởng Phạm Danh Hương si mê. Đôi trai tài gái sắc ấy ngỡ sẽ có một cuộc sống viên mãn nhưng sóng gió lại ập tới khiến Thục Nương tan cửa nát nhà. Nhưng cô gái ấy vẫn giữ cho mình nghị lực sống kiên cường nhất định phải trả nợ nước thù nhà. Thục Nương đã chiêu tập binh mã, dựng cờ khởi nghĩa, lập đàn tế trời dấy binh chống lại quân xâm lược phương Bác - điều mà một người phụ nữ sống trong thời đại phong kiến không mấy ai có đủ dũng cảm và tài chí để làm được như nàng. Nhưng đáng tiếc tài chí của người con gái ấy không gặp thời, thế giặc rất mạnh không đủ sức chống trả nên nàng đã hi sinh cùng quân sỹ của mình tại Kim Quy. Thời gian đã trôi qua hàng nghìn năm song câu chuyện về Vũ Thục Nương - người con gái dũng cảm và tài năng ấy chưa bao giờ bị lãng quên mà luôn sống mãi cùng đất nước muôn đời.
Truyền thuyết về Hồ Gươm là một câu chuyện cổ xưa kể về nguồn gốc của hồ này. Theo truyền thuyết, từ lâu đời, trên vùng đất nay là Hà Nội, có một con rồng tên là Long Vương sống trong một hồ lớn. Long Vương là vị thần bảo vệ cho nhân dân và mang lại sự thịnh vượng cho vùng đất này.
Một ngày nọ, Long Vương đã xuất hiện trong giấc mơ của một người nông dân tên là Lạc Long Quân. Trong giấc mơ, Long Vương đã yêu cầu Lạc Long Quân xây dựng một thành phố mới và đặt tên là Thăng Long, tức là "Rồng bay lên". Lạc Long Quân, người sau này trở thành vua của vùng đất này, đã lắng nghe lời khuyên và tiến hành xây dựng thành phố Thăng Long.
Trong quá trình xây dựng thành phố, Lạc Long Quân đã nhìn thấy một con rồng trắng lớn bay lượn trên mặt nước. Con rồng này được cho là linh vật của Long Vương. Lạc Long Quân tin rằng đó là một điềm báo tốt và quyết định xây dựng một hồ lớn để làm nơi trú ngụ cho con rồng.
Hồ được đặt tên là Hồ Gươm, có ý nghĩa là "Hồ của con rồng". Nó trở thành biểu tượng của thành phố Thăng Long và sau này là Hà Nội. Người dân tin rằng việc xây dựng Hồ Gươm đã mang lại sự may mắn và bình an cho thành phố, và con rồng vẫn tiếp tục bảo vệ và gìn giữ sự thịnh vượng của vùng đất này.
Đến ngày nay, Hồ Gươm vẫn là một điểm đến du lịch nổi tiếng và mang trong mình những câu chuyện và truyền thuyết đầy màu sắc về lịch sử và văn hóa của Hà Nội.
Trong những câu chuyện truyền thuyết, câu chuyện mà em thích nhất là “Sơn Tinh Thủy Tinh”, đây là câu chuyện lí giải hiện tượng lũ lụt xảy ra hàng năm ở nước ta và là một câu chuyện hay, hấp dẫn.
Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết dịu hiền. Tương truyền rằng, công chúa có làn da trắng như tuyết, mái tóc dài mượt thướt tha như nước suối chảy, đôi mắt sáng long lanh như những vì tinh tú trên bầu trời cao. Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho con một người chồng xứng đáng. Khi công chúa đến tuổi gả chồng, nhà vua truyền lệnh đi khắp nơi mở hội kén chồng cho công chúa. Những anh hùng từ khắp nơi đổ về, toàn là người tài hoa tuấn tú mong được kết duyên cùng công chúa nhưng đã mấy tháng trời mà chẳng có lấy một người lọt vào mắt xanh của nhà vua.
Một hôm, có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người cao to, vạm vỡ, giọng nói như sấm vang rừng xanh, đôi mắt như cái nhìn của chim ưng, tự xưng là Sơn Tinh, người cai quản vùng núi Tản Viên. Một người mình toát lên khí thế của vạn con sóng tràn, vai năm tấc rộng, thân mười tấc cao, tự xưng là Thủy Tinh, là người cai quản cả đại dương rộng lớn. Hai chàng xin phép trước mặt vua Hùng để thi tài cao thấp. Sơn Tinh thì tài dời non chuyển núi, chàng vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Thủy Tinh cũng không chịu thua kém, chàng hô một tiếng, muốn mưa có mưa, muốn gió có gió, chàng vung tay một cái, dù đang có bão cũng phải mưa tạnh mây tan. Hai chàng ai ai cũng tài năng, ai ai cũng thân phận cao quý, cũng đều xứng đáng làm rể nhà vua, không biết phải xử trí thế nào, vua Hùng suy nghĩ một lúc rồi phán:
- Hai chàng đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một người con gái,biết gả cho người nào? Thôi thì mai ai mang sính lễ đến trước ta sẽ gả con gái cho.
Hai chàng tâu hỏi đồ sính lễ sắm những gì thì vua Hùng bảo: “Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh trưng, voi chín ngà, gà chín cựu, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi không thể thiếu thứ gì.”
Hôm sau, tới tờ mờ sáng, Sơn Tinh đem lễ vật tới trước nên được rước Mị Nương về, Thủy Tinh đến sau, không cưới được Mị Nương bèn đem quân đánh Sơn Tinh hòng đòi lại Mị Nương.
Thần hô những tiếng vang trời làm mưa gió ùn ùn kéo đến mỗi lúc một lớn làm rung chuyển cả đất trời. Nước sông dâng lên cuồn cuộn chảy làm ngập ruộng đồng, nhà cửa, nhấm chìm mọi đất đai, dâng lên lưng chừng đồi. Cả thành Phong Châu ngập trong biển nước. Từ dưới mặt nước, những con thủy quái, bạch tuộc, thuồng luồng, cá sấu,… bắt đầu hiện lên trực chờ, chúng va vào chân núi, phun nước trắng xóa như khiêu khích đối thủ. Sơn TInh không hề nao núng, chàng bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, sơ tán nhân dân. Nước của Thủy Tinh dâng cao đến đâu, núi của Sơn Tinh lại dâng cao đến đấy. Chàng đưa tay ngang miệng huyết một hồi sáo dài, từ trong rừng thẳm, nào là voi, hươu, hổ, báo, gấu,… nườm nượp kéo tới, chúng kéo những hòn đá nặng tảng một ném xuống đè chết lũ thủy quân bên dưới. Hai bên đánh nhau lâu mà sức Sơn Tinh vẫn vững, trong lúc sức Thủy Tinh đã kiệt. Thần Nước đành rút quân, phần thắng thuộc về Sơn Tinh và nhân dân lại được ấm no như trước. Từ đó, oán nặng, thù sâu, hằng năm, Thủy Tinh vẫn dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng năm nào cũng vậy, Thủy Tinh lại phải thất bại quay về.
Câu chuyện đã theo nhân dân ta cả nghìn đời nay, là sự chứng minh cho chiến thắng của nhân dân hàng năm, cho dù lũ lụt xảy ra nhưng vẫn phải rút, giống như Thủy Tinh có đem nước đánh Sơn Tinh bao nhiêu lần vẫn không thể đánh thắng.
Ngày xưa dưới chân Tam Đảo có một chàng trai nghèo sống bằng nghề kiếm củi, lầm lũi quanh năm suốt tháng mà chẳng đủ ăn, nên dân làng gọi tên chàng là Cốc. Vì nghèo, chẳng có cô gái nào dám lấy chàng. Lúc buồn, chàng chỉ có cây sáo làm bạn tâm tình.
Thủa ấy ở vùng Sông Đáy, Sông Gâm có một Quan Lang giàu có, người đến làm thuê đông nườm nượp, ai cũng hy vọng được làm rể nhà Quan Lang.
Cô con gái độc nhất của Quan Lang xinh đẹp, hát hay và múa dẻo nổi tiếng. Người ta quen gọi nàng là nàng Công. Đã mấy lần cha nàng tổ chức kén rể, nhưng rồi nàng vẫn "phòng không cô quạnh". Ai muốn làm rể Quan lang, phải làm công cho nhà Quan Lang 3 năm. Mãn hạn thì được gặp mặt nàng Công. Nếu nàng ưng ai thì Quan Lang cho cưới ngay. Nhưng nàng Công chưa biết ưng ai?
Vào một năm hạn hán mất mùa, chàng Cốc lần tìm đến nhà Quan Lang làm thuê. Thấy chàng hiền lành, thật thà Quan Lang giao cho chàng việc chăn đàn trâu trong rừng. Những lúc cô đơn, chàng chỉ biết gửi lòng mình vào cây sáo trúc. Tiếng sáo làm nàng Công xúc động tìm đến với chàng, khi biết chuyện, Quan lang vô cùng tức giận. Hắn lập âm mưu giết chàng Cốc, Sai chàng đến Lũng Phia lấy ngà voi, sừng tê giác, gạc nai về làm lễ vật đám cưới. Lũng Phia là khu rừng rậm rạp có nhiều thú dữ ăn thịt người. Xong được sự giúp đỡ của các loài thú rừng, chàng đã hoàn thành các điều kiện của Quan Lang đặt ra, hơn thế nữa chàng được Tiên ông ban cho chiếc lược và dặn "Nếu gặp nguy hiểm cứ bẻ răng lược bỏ lại phía sau".
Chàng Cốc trở về chòi canh trâu nhờ tiếng sáo nhắn gửi đến nàng Công lời hò hẹn. Nghe tiếng sáo quen, nàng nhảy lên lưng con ngựa hồng của cha phi vào rừng. Không thấy con gái, lại thấy mất ngựa hồng, Quan lang hò hét người ngựa đuổi bắt. Nàng Công và chàng Cốc cùng ngồi trên lưng ngựa hồng phóng vun vút như tên bay. Mỗi khi quân của Quan lang tới gần, chàng Cốc lại bẻ một răng lược ném lại phía sau. Chiếc răng lược vụt hiện thành một dãy núi ngăn bước tiến của chúng. Đêm khuya đến một vùng đất bằng, hai người xuống ngựa đốt lửa và nghỉ ngơi lấy sức.
Răng lược đã hết, quân của Quan Lang đuổi tới cùng, nàng Công than khóc cùng chàng Cốc và bảo chàng hãy một mình phi ngựa chốn về quê chờ ngày gặp lại. Hai người đớn đau chia tay, Chàng Cốc lên ngựa và ném lại chiếc sống lược còn lại. Mặt đất bỗng chốc nứt ra một vệt nứt dài và sâu. Vừa lúc đó Quan lang tới bắt nàng Công về.
Từ đó, hai người thương nhớ và chờ đợi nhau mà chẳng có cách nào tìm gặp nhau. Không thấy nàng Công tới, nhớ thương, tuyệt vọng chàng Cốc héo hon mà chết. Trời đất cảm thương hóa chàng thành một quả núi sừng sừng giữa trời. Thương nhớ chàng Cốc, nàng Công khóc ngày khóc đêm. Cho đến một ngày kia cả tấm thân nàng cũng hóa thành nước mắt. Nước mắt yêu thương chung thuỷ qua bao năm tháng thấm sâu vào đất, chảy thành dòng theo vết nứt tìm về núi Cốc.
Truyền thuyết để đời, vùng đất hai người đốt lửa sưởi đêm ấy sau này có tên là Yên Lãng để ghi kỷ niệm một đêm yên lành hạnh phúc của đôi trai gái. Còn đống than đượm lửa tình yêu son sắt ấy được đắp vùi giữ gìn, rồi trở thành mỏ than Núi Hồng bây giờ. Còn nước mắt nàng chảy thành dòng sông Công về vùng đất Tân Cương là quê hương Cốc, tạo nên hương vị chè ngọt thơm nổi tiếng mà chỉ vùng này có được.
Ngày xưa dưới chân Tam Đảo có một chàng trai nghèo sống bằng nghề kiếm củi, lầm lũi quanh năm suốt tháng mà chẳng đủ ăn, nên dân làng gọi tên chàng là Cốc. Vì nghèo, chẳng có cô gái nào dám lấy chàng. Lúc buồn, chàng chỉ có cây sáo làm bạn tâm tình.
Thủa ấy ở vùng Sông Đáy, Sông Gâm có một Quan Lang giàu có, người đến làm thuê đông nườm nượp, ai cũng hy vọng được làm rể nhà Quan Lang.
Cô con gái độc nhất của Quan Lang xinh đẹp, hát hay và múa dẻo nổi tiếng. Người ta quen gọi nàng là nàng Công. Đã mấy lần cha nàng tổ chức kén rể, nhưng rồi nàng vẫn "phòng không cô quạnh". Ai muốn làm rể Quan lang, phải làm công cho nhà Quan Lang 3 năm. Mãn hạn thì được gặp mặt nàng Công. Nếu nàng ưng ai thì Quan Lang cho cưới ngay. Nhưng nàng Công chưa biết ưng ai?
Vào một năm hạn hán mất mùa, chàng Cốc lần tìm đến nhà Quan Lang làm thuê. Thấy chàng hiền lành, thật thà Quan Lang giao cho chàng việc chăn đàn trâu trong rừng. Những lúc cô đơn, chàng chỉ biết gửi lòng mình vào cây sáo trúc. Tiếng sáo làm nàng Công xúc động tìm đến với chàng, khi biết chuyện, Quan lang vô cùng tức giận. Hắn lập âm mưu giết chàng Cốc, Sai chàng đến Lũng Phia lấy ngà voi, sừng tê giác, gạc nai về làm lễ vật đám cưới. Lũng Phia là khu rừng rậm rạp có nhiều thú dữ ăn thịt người. Xong được sự giúp đỡ của các loài thú rừng, chàng đã hoàn thành các điều kiện của Quan Lang đặt ra, hơn thế nữa chàng được Tiên ông ban cho chiếc lược và dặn "Nếu gặp nguy hiểm cứ bẻ răng lược bỏ lại phía sau".
Chàng Cốc trở về chòi canh trâu nhờ tiếng sáo nhắn gửi đến nàng Công lời hò hẹn. Nghe tiếng sáo quen, nàng nhảy lên lưng con ngựa hồng của cha phi vào rừng. Không thấy con gái, lại thấy mất ngựa hồng, Quan lang hò hét người ngựa đuổi bắt. Nàng Công và chàng Cốc cùng ngồi trên lưng ngựa hồng phóng vun vút như tên bay. Mỗi khi quân của Quan lang tới gần, chàng Cốc lại bẻ một răng lược ném lại phía sau. Chiếc răng lược vụt hiện thành một dãy núi ngăn bước tiến của chúng. Đêm khuya đến một vùng đất bằng, hai người xuống ngựa đốt lửa và nghỉ ngơi lấy sức.
Răng lược đã hết, quân của Quan Lang đuổi tới cùng, nàng Công than khóc cùng chàng Cốc và bảo chàng hãy một mình phi ngựa chốn về quê chờ ngày gặp lại. Hai người đớn đau chia tay, Chàng Cốc lên ngựa và ném lại chiếc sống lược còn lại. Mặt đất bỗng chốc nứt ra một vệt nứt dài và sâu. Vừa lúc đó Quan lang tới bắt nàng Công về.
Từ đó, hai người thương nhớ và chờ đợi nhau mà chẳng có cách nào tìm gặp nhau. Không thấy nàng Công tới, nhớ thương, tuyệt vọng chàng Cốc héo hon mà chết. Trời đất cảm thương hóa chàng thành một quả núi sừng sừng giữa trời. Thương nhớ chàng Cốc, nàng Công khóc ngày khóc đêm. Cho đến một ngày kia cả tấm thân nàng cũng hóa thành nước mắt. Nước mắt yêu thương chung thuỷ qua bao năm tháng thấm sâu vào đất, chảy thành dòng theo vết nứt tìm về núi Cốc.
Truyền thuyết để đời, vùng đất hai người đốt lửa sưởi đêm ấy sau này có tên là Yên Lãng để ghi kỷ niệm một đêm yên lành hạnh phúc của đôi trai gái. Còn đống than đượm lửa tình yêu son sắt ấy được đắp vùi giữ gìn, rồi trở thành mỏ than Núi Hồng bây giờ. Còn nước mắt nàng chảy thành dòng sông Công về vùng đất Tân Cương là quê hương Cốc, tạo nên hương vị chè ngọt thơm nổi tiếng mà chỉ vùng này có được.
Tham khảo:
Ngày xưa, vào hồi Tây Sơn khởi nghĩa, có một chàng trai người vùng Đồng Nai, có tài cả văn lẫn võ, đã vung gươm hưởng ứng sự bất bình của thiên hạ. Chàng từng cầm quân mấy lần đánh cho tan tác thầy trò Nguyễn Ánh.
Nhà Tây Sơn mất, Gia Long vừa thắng thế trên đất nước Việt thì cũng bắt đầu giết hại những người từng theo nhà Tây Sơn.
Nhân dân trong xóm quý mến chàng, khuyên chàng trốn đi thật xa. Họ giúp tiền gạo và mọi thứ cần dùng, trong đó có cả một chiếc thuyền nhỏ để tiện đi lại. Và chàng ra đi. Ngược dòng sông Cửu Long, chàng tiến sâu vào nước Chân Lạp.
Một hôm, chàng dừng thuyền, lên bộ để mua sắm thức ăn. Chàng bước vào một cái quán bên đường. Trong quán có một bà mẹ ngồi ủ rũ bên cạnh một cô gái nằm mê man bất tỉnh. Đó là hai mẹ con đi dâng hương trên núi Tà-lon, về đến đây thì người con bị ốm nặng. Vốn có biệt tài về nghề thuốc, chàng đã cứu chữa cho cô gái khỏi bệnh. Sẵn có thuyền, chàng chở họ về tận nhà.
Cô gái đem lòng quyến luyến chàng. Sau một tuần chay tạ ơn Trời, Phật, mẹ nàng cho biết là Phật đã báo mộng cho hai người lấy nhau. Chàng vui mừng nhận lời và từ đó hai vợ chồng làm ruộng, nuôi tằm, xây dựng gia đình đầm ấm.
Mười năm thoảng qua như một giấc mộng. Hai vợ chồng quấn quýt nhau như đôi chim câu. Trong vườn nhà vợ có một cây ăn quả gọi là cây “tu-rên” mà ở xứ sở chàng không có. Mùa trái chín đến, vợ bổ một trái đưa cho chồng ăn. Trái “tu-rên” vốn có một mùi khó chịu. Thấy chồng nhăn mặt, vợ bảo:
– Anh ăn sẽ biết nó đậm đà như lòng em đây.
Không ngờ một ngày kia, vợ đi dâng hương Đế Thiên, Đế Thích về thì ngộ cảm. Chồng cố công chạy chữa nhưng không sao cứu kịp. Cái chết chia rẽ cặp vợ chồng một cách đột ngột. Không thể nói hết cảnh tượng đau khổ của người chồng. Tuy cách trở âm dương, nhưng hai người vẫn gặp nhau trong mộng. Chồng hứa trọn đời sẽ không lấy một ai nữa. Còn hồn vợ thì hứa không lúc nào xa chồng.
Nghe tin Gia Long đã thôi truy nã những người thù cũ, bà con ở quê nhà nhắn tin lên bảo chàng về. Những người trong xóm cũng khuyên chàng tạm đi đâu cho khuây khỏa. Chàng đành từ giã quê hương thứ hai của mình. Trước ngày lên đường, vợ báo mộng cho chồng biết sẽ đi theo cho đến sơn cùng thủy tận. Năm ấy, cây “tu-rên” tự nhiên chỉ ra mỗi một trái. Trái “tu-rên” ấy lại tự nhiên rụng vào vạt áo chàng giữa lúc chàng ra thăm cây kỷ niệm của vợ. Chàng mừng rỡ, quyết đưa nó cùng về xứ sở.
Chàng lại trở về nghề dạy học, nhưng nỗi riêng canh cánh không bao giờ nguôi. Chàng đã ương hạt “tu-rên” thành cây, đem trồng trong vườn, ngoài ngõ. Từ đấy ngoài công việc dạy học, chàng còn có việc chăm nom cây quý.
Nhưng cây “tu-rên” của chàng ngày một lớn khỏe. Lại mười năm nữa sắp trôi qua. Chàng trai ngày xưa bây giờ tóc đã lốm đốm bạc. Nhưng ông thấy lòng mình trẻ lại khi những cây mà ông bấy lâu chăm chút nay bắt đầu khai hoa kết quả. Ông sung sướng mời họ hàng, làng xóm tới nhà nhân ngày giỗ vợ và nhân thể thưởng thức một thứ trái lạ chưa hề có ở trong vùng.
Khi những trái “tu-rên” được bưng ra đặt trên bàn, mọi người thoáng ngửi thấy một mùi khó chịu. Chủ nhân biết ý, đã nói đón: “… Nó xấu xí, có mùi khó chịu, nhưng chính những múi của nó ở trong lòng lại đẹp đẽ, thơm tho như mối tình đậm đà của đôi vợ chồng son trẻ…”. Ông ta vừa nói vừa bổ những trái “tu-rên” chia từng múi cho mọi người cùng nếm. Đoạn, ông ta kể hết câu chuyện tình duyên xưa mà từ khi về đến nay ông đã cố ý giấu kín trong lòng. Ông kể mãi, kể mãi. Khi kể xong, ở khóe mắt con người chung tình ấy, hai giọt lệ long lanh tự nhiên nhỏ vào múi “tu-rên” đang cầm ở tay. Hai giọt nước mắt ấy sôi lên trên múi “tu-rên” như vôi gặp nước và cuối cùng thấm vào múi như giọt nước thấm vào lòng gạch.
Sau đám giỗ ba ngày, người đàn ông ấy bỗng không bệnh mà chết. Từ đấy, dân làng mỗi lần ăn thứ trái đó đều nhớ đến người gây giống, nhớ đến chuyện người đàn ông chung tình. Họ gọi “tu-rên”bằng hai tiếng “sầu riêng” để nhớ mối tình chung thủy của chàng và nàng. Người ta còn nói những cây sầu riêng nào thuộc dòng loại hạt có hai giọt nước mắt của chàng mới là thứ sầu riêng có trái ngon và thơm hơn các thứ khác.
https://goo.gl/BjYiDy