K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Phía cuối làng tôi là nhà lão Hạc_một căn nhà lá xơ xác và tồi tàn. Lão sống cô đơn một mình bên con chó, cuộc sống đầy vất vả khó khăn. Sở dĩ tôi biết lão rõ như vậy là vì nơi tôi ở, ngay sát cạnh nhà lão, chỉ cách nhau có một bức tường gạch. Lão Hạc sống một mình, già rồi mà chẳng có ai chăm.Tôi thương và muốn giúp lão nhiều nhưng hoàn cảnh nhà tôi cũng chẳng hơn gì lão nên đành ngậm ngùi nhìn vậy, mặc cho tháng ngày trôi đi.
Thế rồi vào một ngày, sáng đó tôi dậy sớm lắm. Mặt trời chưa lên, cả đất trời tối sầm với một màn sương đêm đọng lại. Tôi thong thả bước đi chợ. Nói đi chợ là nói đó thôi chứ tôi muốn đi bộ để tận hưởng cái gió mát đầu ngày.Tôi bước đi trên con đường làng quanh co dẫn đến cuối xóm. Tiếng chó sủa, gà gáy vang lên làm phá đi cái không khí tĩnh lặng lúc nào. Rồi trong tôi bỗng sực nhớ tới một việc. Chả là thế này. Cô Thị vợ Ông giáo có nói với tôi là mắc chứng bệnh đau lưng kinh liên, cô nhờ tôi kiếm giúp chỗ nào chữa tốt thì mách cho cô ấy. Tôi đã tìm ra và định đến trưa sang nhà. Mặt trời mỗi lúc càng lên cao, tôi đến nhà Ông giáo. Đi dưới những lũy tre xanh, tôi cảm thấy dễ chịu và khoan khoái lạ thường. Tôi rảo bước thật nhanh tới nhà. Phía sau cánh cổng nhà Ông giáo là khoảng sân rộng. Thị đang đứng trong bếp, tôi chạy ào vào và mách luôn. Nhưng thật vô tình làm sao tôi nghe được cuộc nói chuyện đầy ý nghĩa của lão Hạc và Ông giáo. Tôi nghe mà trong lòng thấy rằng cuộc đời này thật là trớ trêu!!!
Tôi đứng dưới sân, dưới ánh nắng gắt của buổi ban trưa, đang mách cho Thị thì thấy lão Hạc tất tưởi, hớt hải chạy vào. Nhìn lão chạy mà tôi thấy buồn cười. Cái dáng đã già vừa thấp lại gù gù của lão nhìn thật khó coi. Những nỗi khắc khổ hiện lên trên khuôn mặt lão khiến ai nhìn vào cũng thấy thương. Nhưng lạ một điều, tại sao lão lại căng thẳng và lo lắng đến vậy. Tôi băn khoăn trong lòng tự hỏi. Lão chạy thằng một mạch vào nhà, vừa thấy Ông giáo, lão bắt đầu ngay câu nói:
-Cậu Vàng đi đời rồi, Ông giáo ạ!
Không khí trong nhà trùng xuống, nặng nề một cách lạ. Ông giáo thốt lên tiếng rồi ấp úng đáp:
-Lão... lão bán con chó rồi sao?
Lão Hạc không nói gì, khuôn mặt hốc hác ấy cúi gằm xuống. Lão trả lời bằng giọng run run:
-Bán rồi, họ vừa bắt xong.
Ông giáo đứng yên như chết lặng, buồn, thương thay cho lão Hạc. Đứng ở ngoài nhìn vào, nghe nhưng tiếng nói chua xót của hai người ấy mà tôi thấy trạch lòng. Chắc lão Hạc phải suy nghĩ nhiều lắm, day dứt lắm khi quyết định bán con chó. Lão và con chó thân nhau lắm. Lúc đầu thấy lão nuôi chó tôi nghĩ chắc lão nuôi để bán lấy tiền hay làm thịt đó thôi. Nhưng giờ thì... Lão Hạc buồn, đau đớn, xót xa, ân hận đến cùng cực. Những nếp nhăn xô lại với nhau, hằn rõ mồn một. Đôi mắt ầng ậc nước của lão ánh lên nỗi buồn đau khôn xiết. Lão bật khóc huhu rồi như trẻ con mếu. Ông giáo nhìn lão Hạc một cách cảm thông, chắc ông ấy hiểu được tình cảm đó. Tôi nhìn vào trong nhà mà xót xa. Lão khóc to hơn, nước mắt giàn giụa chảy ra một cách đau khổ:
-********... ông giáo ơi!... Nó có biết gì đâu!
Ông giáo ngồi nghe mà đau xót. Lão Hạc kể chuyện con chó bị bắt. Trong những lời nói run run ấy, tôi cảm nhận được sự hối hận, xót xa trong lòng lão đến mức độ nào. Rồi bầu không khí ấy bị phá tan bởi giọng nói của Ông giáo:"Mẹ nó à, vào nhà lấy cho tôi cái chõng tre và mang một ấm nước chè pha sẵn cho tôi". Tiếng gọi với phát ra trong nhà. Nghe thấy vậy, Thị liền làm ngay. Hai ông bạn vẫn tiếp tục nói chuyện một cách chân tình. Ông giáo nói bằng giọng lo lắng:
-Lão Hạc à! Ông không sao đấy chứ? Thôi thì bán nó đi cũng tốt, coi như là ta đã hóa kiếp cho nó, giúp nó đến với một cuộc sống tốt hơn. Lão thấy có đúng không?
Lão nhìn Ông giáo với ánh mắt nặng trĩu nỗi buồn nhưng vẫn cố gượng cười:
-Ông giáo nói phải, thôi thì ta hóa kiếp cho nó vậy.
Tôi nghe mà thương lão Hạc quá. Bán con chó rồi, một mình còm cõi ở nhà lão biết làm bạn với ai. Dẫu biết cuộc sống khó khăn và thiếu thốn nhưng có bạn ở bên thì sẽ vui hơn nhiều. Nhìn lão Hạc, tôi càng thấy tội nghiệp cuộc sống già cô đơn. Hai khuôn mặt nặng trĩu nỗi buồn. cuộc nói chuyện im lặng một lúc lâu. Họ nhìn nhau như thể thương cảm bằng những con mắt biết nói. Ngoài trời, nắng vẫn chói chang. Từng ngọn gió vi vu xô nhẹ nhưng rặng tre tạo nên tiếng xào xạc lạ kì. Trong bầu không khí im lặng của làng quê nghèo, tiếng lá vẫn reo. Cả hai người ngồi thừ ra, ngẫm nghĩ cuộc đời.
-Lão Hạc ạ! Tôi cũng như ông, đều có những vật mà tôi quý giá vô cùng nhưng rồi cũng phải bán. Lão có biết tại sao không? Chính là do cuộc sống hàng ngày khiến tôi thấy một điều: không bán thì sẽ chết. Cuộc sống không ai có thể lường trước được tất cả, có những việc ta phải chấp nhận và đối mặt với nó. Bởi sở dĩ cuộc sống này là vậy.
Ông giáo nói như phân tích vấn đề. Khuôn mặt nghiêm nghị một cách rất chín chắn. Lão Hạc ngồi gật gù công nhận câu nói ấy của bạn. Tôi đứng ngoài sân, miên man suy nghĩ về nỗi khổ cuộc đời. Lão đã bớt buồn. Nhìn lão Hạc tôi cũng thấy đỡ lo. Hai người vẫn tiếp tục nói nhưng tôi thì phải về. Ông mặt trời đã bắt đầu lặn.
Tôi lững thững bước đi về nhà mà trong lòng miên man một nỗi buồn khó nói.

3 tháng 1 2017



đây là dàn ý . dựa vào vít theo nhá
- Trước tiên, phải xác định yêu cầu của đề đã này:
+ Thể loại: tự sự + miêu tả + biểu cảm
+ Nội dung: câu chuyện của lão Hạc với ông giáo bán con chó vàng
- Dàn ý:
1. MB: Ngôi kể thứ I( tôi) có mặt trong câu chuyện như người thứ 3 ngoài lão Hạc với ông giáo (phân biệt với người kể ở trong truyện của Nam Cao chính là ông giáo)
Giới thiệu hoàn cảnh lão Hạc sang nhà ông giáo để kể chuyện bán chó. Ở đó có ông giáo và người kể.
2. TB:
- Kể: lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo:
+ Lão Hạc báo tin bán chó
+ Lão Hạc kể lại chuyện bán chó
Miêu tả: nét mặt đau khổ của lão Hạc
Biểu cảm: nỗi ân hận của lão Hạc về việc bán chó và thái độ của ông giáo.
+ lão Hạc: chua chát kết thúc việc bán chó.
- Miêu tả: nét mặt của ông giáo khi nhận được tin => suy tư nghĩ ngợi và đau khổ với lão Hạc
- Biểu cảm:
+ Nêu những suy nghĩ của bản thân với câu chuyện
+ ________________ về các nhân vật ở trong đó (về ông giáo và lão Hạc)
3. KB: Nhắc lại sự việc bán chó. Đặc biệt là khi sự việc kết thúc. Nhận định, đánh giá chung về sự việc đó. Trở lại hoàn cảnh thực tại của mình.

Ví dụ về MB và KB:
MB: Hôm nay là một ngày đẹp trời. Tôi đang đi trên con đường làng ra bờ ao câu cá, bỗng gặp lão Hạc với vẻ mặt buồn buồn. Lão Hạc là người làng tôi, nhà lão có mấy sào vườn. Vợ lão chết, con lại đi phu ở đồn điền cao su, lão thui thủi sống với con chó Vàng. Chợt tôi nhận ra rằng, lão đang đi đến nhà ông giáo. Có lẽ lão có việc hệ trọng gì đây. Nghĩ vậy tôi bèn đi theo lão........

KB: Đúng lúc lão Hạc từ chối khoai và chè của ông giáo, tôi mới chợt nhận ra rằng mặt trời đã lên đến đỉnh đầu, mình thì đói meo rồi. Vậy mà tôi còn chưa ra bờ ao câu cá để mang về uống rượu. Tôi lại lững thững đi ra bờ ao đầu làng, tâm trạng buồn khó tả.....( chỗ này là tâm trạng buồn với lại thông cảm với lão Hạc đấy nhá, mà thôi, đến đây cũng được rồi, thân bài thì khai triển ra thôi



Bài làm :
Phía cuối làng tôi là nhà lão Hạc_một căn nhà lá xơ xác và tồi tàn. Lão sống cô đơn một mình bên con chó, cuộc sống đầy vất vả khó khăn. Sở dĩ tôi biết lão rõ như vậy là vì nơi tôi ở, ngay sát cạnh nhà lão, chỉ cách nhau có một bức tường gạch. Lão Hạc sống một mình, già rồi mà chẳng có ai chăm.Tôi thương và muốn giúp lão nhiều nhưng hoàn cảnh nhà tôi cũng chẳng hơn gì lão nên đành ngậm ngùi nhìn vậy, mặc cho tháng ngày trôi đi.
Thế rồi vào một ngày, sáng đó tôi dậy sớm lắm. Mặt trời chưa lên, cả đất trời tối sầm với một màn sương đêm đọng lại. Tôi thong thả bước đi chợ. Nói đi chợ là nói đó thôi chứ tôi muốn đi bộ để tận hưởng cái gió mát đầu ngày.Tôi bước đi trên con đường làng quanh co dẫn đến cuối xóm. Tiếng chó sủa, gà gáy vang lên làm phá đi cái không khí tĩnh lặng lúc nào. Rồi trong tôi bỗng sực nhớ tới một việc. Chả là thế này. Cô Thị vợ Ông giáo có nói với tôi là mắc chứng bệnh đau lưng kinh liên, cô nhờ tôi kiếm giúp chỗ nào chữa tốt thì mách cho cô ấy. Tôi đã tìm ra và định đến trưa sang nhà. Mặt trời mỗi lúc càng lên cao, tôi đến nhà Ông giáo. Đi dưới những lũy tre xanh, tôi cảm thấy dễ chịu và khoan khoái lạ thường. Tôi rảo bước thật nhanh tới nhà. Phía sau cánh cổng nhà Ông giáo là khoảng sân rộng. Thị đang đứng trong bếp, tôi chạy ào vào và mách luôn. Nhưng thật vô tình làm sao tôi nghe được cuộc nói chuyện đầy ý nghĩa của lão Hạc và Ông giáo. Tôi nghe mà trong lòng thấy rằng cuộc đời này thật là trớ trêu!!!
Tôi đứng dưới sân, dưới ánh nắng gắt của buổi ban trưa, đang mách cho Thị thì thấy lão Hạc tất tưởi, hớt hải chạy vào. Nhìn lão chạy mà tôi thấy buồn cười. Cái dáng đã già vừa thấp lại gù gù của lão nhìn thật khó coi. Những nỗi khắc khổ hiện lên trên khuôn mặt lão khiến ai nhìn vào cũng thấy thương. Nhưng lạ một điều, tại sao lão lại căng thẳng và lo lắng đến vậy. Tôi băn khoăn trong lòng tự hỏi. Lão chạy thằng một mạch vào nhà, vừa thấy Ông giáo, lão bắt đầu ngay câu nói:
-Cậu Vàng đi đời rồi, Ông giáo ạ!
Không khí trong nhà trùng xuống, nặng nề một cách lạ. Ông giáo thốt lên tiếng rồi ấp úng đáp:
-Lão... lão bán con chó rồi sao?
Lão Hạc không nói gì, khuôn mặt hốc hác ấy cúi gằm xuống. Lão trả lời bằng giọng run run:
-Bán rồi, họ vừa bắt xong.
Ông giáo đứng yên như chết lặng, buồn, thương thay cho lão Hạc. Đứng ở ngoài nhìn vào, nghe nhưng tiếng nói chua xót của hai người ấy mà tôi thấy trạch lòng. Chắc lão Hạc phải suy nghĩ nhiều lắm, day dứt lắm khi quyết định bán con chó. Lão và con chó thân nhau lắm. Lúc đầu thấy lão nuôi chó tôi nghĩ chắc lão nuôi để bán lấy tiền hay làm thịt đó thôi. Nhưng giờ thì... Lão Hạc buồn, đau đớn, xót xa, ân hận đến cùng cực. Những nếp nhăn xô lại với nhau, hằn rõ mồn một. Đôi mắt ầng ậc nước của lão ánh lên nỗi buồn đau khôn xiết. Lão bật khóc huhu rồi như trẻ con mếu. Ông giáo nhìn lão Hạc một cách cảm thông, chắc ông ấy hiểu được tình cảm đó. Tôi nhìn vào trong nhà mà xót xa. Lão khóc to hơn, nước mắt giàn giụa chảy ra một cách đau khổ:
-********... ông giáo ơi!... Nó có biết gì đâu!
Ông giáo ngồi nghe mà đau xót. Lão Hạc kể chuyện con chó bị bắt. Trong những lời nói run run ấy, tôi cảm nhận được sự hối hận, xót xa trong lòng lão đến mức độ nào. Rồi bầu không khí ấy bị phá tan bởi giọng nói của Ông giáo:"Mẹ nó à, vào nhà lấy cho tôi cái chõng tre và mang một ấm nước chè pha sẵn cho tôi". Tiếng gọi với phát ra trong nhà. Nghe thấy vậy, Thị liền làm ngay. Hai ông bạn vẫn tiếp tục nói chuyện một cách chân tình. Ông giáo nói bằng giọng lo lắng:
-Lão Hạc à! Ông không sao đấy chứ? Thôi thì bán nó đi cũng tốt, coi như là ta đã hóa kiếp cho nó, giúp nó đến với một cuộc sống tốt hơn. Lão thấy có đúng không?
Lão nhìn Ông giáo với ánh mắt nặng trĩu nỗi buồn nhưng vẫn cố gượng cười:
-Ông giáo nói phải, thôi thì ta hóa kiếp cho nó vậy.
Tôi nghe mà thương lão Hạc quá. Bán con chó rồi, một mình còm cõi ở nhà lão biết làm bạn với ai. Dẫu biết cuộc sống khó khăn và thiếu thốn nhưng có bạn ở bên thì sẽ vui hơn nhiều. Nhìn lão Hạc, tôi càng thấy tội nghiệp cuộc sống già cô đơn. Hai khuôn mặt nặng trĩu nỗi buồn. cuộc nói chuyện im lặng một lúc lâu. Họ nhìn nhau như thể thương cảm bằng những con mắt biết nói. Ngoài trời, nắng vẫn chói chang. Từng ngọn gió vi vu xô nhẹ nhưng rặng tre tạo nên tiếng xào xạc lạ kì. Trong bầu không khí im lặng của làng quê nghèo, tiếng lá vẫn reo. Cả hai người ngồi thừ ra, ngẫm nghĩ cuộc đời.
-Lão Hạc ạ! Tôi cũng như ông, đều có những vật mà tôi quý giá vô cùng nhưng rồi cũng phải bán. Lão có biết tại sao không? Chính là do cuộc sống hàng ngày khiến tôi thấy một điều: không bán thì sẽ chết. Cuộc sống không ai có thể lường trước được tất cả, có những việc ta phải chấp nhận và đối mặt với nó. Bởi sở dĩ cuộc sống này là vậy.
Ông giáo nói như phân tích vấn đề. Khuôn mặt nghiêm nghị một cách rất chín chắn. Lão Hạc ngồi gật gù công nhận câu nói ấy của bạn. Tôi đứng ngoài sân, miên man suy nghĩ về nỗi khổ cuộc đời. Lão đã bớt buồn. Nhìn lão Hạc tôi cũng thấy đỡ lo. Hai người vẫn tiếp tục nói nhưng tôi thì phải về. Ông mặt trời đã bắt đầu lặn.
Tôi lững thững bước đi về nhà mà trong lòng miên man một nỗi buồn khó nói.

1 tháng 11 2021

Em tham khảo:

Tôi tên là Nguyễn Văn A. Tôi là một người hàng xóm của ông giáo và lão Hạc. Một hôm đi qua nhà ông giáo, tôi vô tình nghe được cuộc trò chuyện giữa lão Hạc và ông giáo. Lão Hạc kể cho ông giáo nghe về chuyện bán chó của mình.

Trước kia, khi chưa được nghe câu chuyện lão Hạc kể, trong mắt tôi lão chỉ là một con người tầm thường, bê tha, có tiền mà lại không ăn, thật là ngu xuẩn. Nhưng sau khi nghe thấy việc lão kể cho ông giáo nghe, thái độ của tôi đã thay đổi hoàn toàn. Hôm đấy, từ ngoài cổng đã nghe thấy tiếng lão khóc lớn: “Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!”.

Ông giáo ngạc nhiên hỏi:

-Cụ bán rồi?

Lão Hạc trả lời:

-Bán rồi! Họ vừa bắt xong.

Nhưng trong lời lẽ “khoe lớn” là một nỗi buồn sâu thẳm. Ông giáo mời lão Hạc vào trong nhà ngồi. Nhà lão Hạc đã nghèo, nhà ông giáo cũng chẳng thua kém gì, chỉ có vài đồ đạc đơn sơ, cũ kĩ trong nhà. Hai người ngồi trên chiếc ghế “cọt cà cọt kẹt” để nói chuyện. Dù buồn nhưng lão vẫn cố tỏ ra vui vẻ trước mặt ông giáo, tuy vậy, cảm xúc vẫn cứ trào lên mạnh mẽ. Lão cười trông như mếu, đôi mắt lão ầng ậc nước. Lúc này, tôi nghe thấy giọng nói an ủi của ông giáo. Cảm xúc của ông giáo bây giờ cũng rất xót thương cho lão Hạc. Ông không còn thấy tiếc cho 5 quyển sách của mình quá nữa, mà ông giáo thấy ái ngại cho lão. Nhìn gương mặt của ông giáo, chắc hẳn ông chỉ muốn ôm chầm lấy lão Hạc mà òa khóc lên vì thương thay cho số phận đau khổ này, vì nghèo đói mà phải đứt ruột bán đi những thứ mà mình thương yêu, trân trọng. Lão Hạc đã đứt ruột bán đi con chó Vàng – kỉ vật duy nhất mà người con trai để lại. Nỗi xót xa ngày càng lên cao, đột nhiên mặt lão co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...Trông lão lúc này thật đáng thương. Lão như đang tự dằn vặt mình vì đã nỡ lòng nào lừa một con chó. Lão Hạc thuật lại cho ông giáo nghe về quá trình cậu Vàng bị bắt. Trong lúc nói chuyện, tôi còn nghe thấy lão Hạc tự chửi rủa mình rằng: “A! Lão già tệ lắm! Già bằng này tuổi đầu rồi còn đi đánh lừa một con chó”. Lão coi con chó như người bạn tri âm của mình, giúp lão giải sầu mỗi khi cô đơn không có người tâm sự. Ông giáo thấy lão Hạc đau khổ như thế cũng vỗ vai an ủi:

 

-Cụ cứ tưởng thế chứ nó chẳng hiểu gì đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chẳng hay giết thịt. Ta giết nó chính là hóa kiếp cho nó đấy, hóa kiếp để cho nó làm kiếp khác.

Lão Hạc đáp lại bằng một chất giọng đầy chua chát:

-Ông giáo nói phải. Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hóa kiếp cho nó để làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút…kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn.

Lời nói của lão Hạc ẩn bên trong đầy sự cay đắng, oán trách số phận khổ cực, nghèo nàn. Tôi nghe thấy mà lòng không khỏi bùi ngùi, xót xa. Ông giáo cũng không biết nói gì hơn, chỉ biết nhìn lão Hạc với ánh mắt cảm thông. Vì hoàn cảnh của ông giáo cũng không hơn lão Hạc là bao: “Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?”. Một lời nói chứa đầy bế tắc: “Kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng?”. Cuối cùng, ông giáo và lão Hạc nghĩ rằng chẳng có kiếp nào sung sướng cả, chỉ có ngồi lại bên nhau – những con người hàng xóm láng giềng, chung số phận, cùng ăn khoai, uống nước chè là vui, là sung sướng nhất. Ông giáo nắm lấy cái vai gầy của lão Hạc, an ủi lão quên đi nỗi đau.

Nghe xong câu chuyện về sự việc bán chó của lão Hạc, tôi thấy lão là một người nặng tình, nặng nghĩa, sống rất thủy chung, có một tấm lòng giàu yêu thương sâu sắc. Tôi đã dần dần có những suy nghĩ khác về lão.

27 tháng 10 2022

trầm cảm

20 tháng 11 2017

Giá trị về nội dung: 
1-Giá trị hiện thực:Tái hiện lại đời sống của người nông dân trong xã hội phong kiến mà điển hình là Lão Hạc. 
2-Phê phán xã hội phong kiến -một xã hội bất công đẩy người nông dân thật thà chât phác vào bước đường cùng. Cái chết của lão Hạc là tiếng nói lên án mạnh mẽ chế độ phong kiến đó. 
*Giá trị về nghệ thuật: Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật là nghệ thuật tiêu biểu. Những thay đổi trên nét mặt, cử chỉ, suy nghĩ của nhân vật được miêu tả tinh vi khiến tính cách, phẩm chất của nhân vật được bộc lộ

Bài làm

Năm nay tôi đã ngoài bảy mươi tuổi, nhưng mỗi lần nghe đứa cháu nội hỏi về chuyện xưa khi minh còn nhỏ được chứng kiến ngày giặc Pháp đô hộ và câu chuyện Lão Hạc trong sách giáo khoa Ngữ văn 8 cháu học là có thật không, thì lòng tôi lại trào lên bao cảm xúc với kỷ niệm về người hàng xóm già. Đó chính là nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn của Nam Cao. Ký ức sâu đậm về lần ông lão kể chuyện bán chó cho thầy Thứ của tôi cứ hiện lên mồn một.

Ngày ấy tôi mới lên mười, xã hội hỗn loạn, nay thấy đánh nhau chỗ này, mai thấy Tây đi càn chỗ kia. Thầy giáo Thứ đang dậy chúng tôi lớp đệ nhị ở trường làng bên, phải cho đám trò nghỉ. Tôi không biết vì sao, chỉ thấy người ta láo pháo đồn rằng thầy tôi ghét Tây, ngán cảnh chúng dòm ngó trường lớp nên cho chúng tôi nghỉ.

Ngày ngày thầy vẫn sang nhà lão Hạc trò chuyện với ông cụ. Tôi ở gần hay sang qua lại cùng thầy lúc giúp lão dọn nhà, lúc đùa nghịch với con chó Vàng. Không ngờ những chuyện thật về lão Hạc lại được thầy giáo tôi viết thành câu chuyện cảm động đến thế. Cái cảnh lão Hạc kể với thầy tôi về chuyện bán chó là lúc tôi chứng kiến tất cả.

Chả là hôm ấy, tôi đang giúp thầy nhặt đống khoai và lân la hỏi thầy về mấy chữ Hán khó hiểu. Thầy đang giảng cho tôi thì thấy lão Hạc tiến vào. Cái dáng điệu gầy gò của lão, hôm nay trông buồn thảm quá. Vừa nhìn thấy thầy Thứ, lão đã báo ngay:

- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!

- Cụ bán rồi?

- Bán rồi! Họ vừa bắt xong.

Lão Hạc cố làm ra vẻ vui vẻ nhưng tôi thấy lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước. Thầy tôi chắc cũng ái ngại cho lão nên chỉ ôm đôi bờ vai lão vỗ nhẹ như đồng cảm. Tôi thấy đôi mắt của thầy Thứ cũng như muốn khóc. Thầy hỏi lão Hạc:

- Thế nó cho bắt à?

Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...

- Khốn nạn... Ông giáo ơi!... Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy, hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục và thằng Xiên, hai thằng chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại. Bây giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết!... Này! ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ nằm im như trách tôi, nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo rằng "A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối xử với tôi như thế này à?". Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!

Thầy Thứ lại an ủi lão:

- Cụ cứ tưởng thế chứ nó chẳng hiểu gì đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt! Ta giết nó chính là ta hoá kiếp cho nó đấy. Hoá kiếp để cho nó làm kiếp khác.

Lão Hạc chua chát bảo:

- Ông giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra nó sung sướng hơn một chút... Kiếp người như tôi chẳng hạn!...

Câu nói của lão làm tôi bùi ngùi, thầy Thứ hạ giọng:

- Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?

- Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng?

Lão cười và ho sòng sọc. Thầy tôi nắm lấy cái vai gầy của lão, ôn tồn bảo:

- Chẳng kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này là sung sướng: Bây giờ cụ ngồi xuống phản chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu môt ấm nước chè tươi thật đặc, ông con mình ăn khoai, uống nước chè, rồi hút thuốc lào... thế là sung sướng.

- Vâng! Ông lão dậy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng

Lão nói xong lại cười đưa đà. Tiếng cười gượng nhưng nghe đã hiền hậu lại, thấy vậy tôi tê tái đứng lên:

- Thầy để con đi luộc khoai thầy nhé. Ừ, luộc giúp thầy, nhặt những củ to ấy, để thầy pha nước mời ông xơi - thầy tôi nhắc nhở.

- Nói đùa thế chứ ông giáo cho để khi khác... Lão Hạc ngần ngại.

- Việc gì còn phải chờ khi khác... Không bao giờ nên hoãn sự sung sướng lại, cụ cứ ngồi xuống đây.

Tôi đi luộc khoai. Thầy Thứ và lão Hạc ngồi nói chuyện lâu lắm, thầy tôi là người nhiều chữ nghĩa, hiểu biết và thương người nên có chuyện gì lão Hạc cũng tâm sự và sẻ chia.

Vừa luộc khoai, tôi vừa nghĩ về lão Hạc nhiều lắm. Tôi thương lão, con người già cả cô đơn nhưng ai cũng quý lão bởi lão sống lương thiện và nhân hậu. Tôi biết lão quý con Vàng của mình lắm vì nó là kỷ vật của anh con trai lão để lại mà. Tôi hiểu vì bần cùng lão mới làm như vậy.

Đã 60 năm, đất nước đổi thay chế độ, lão Hạc không còn, cuộc sống của người nông dân ngày nay đã khác. Nhưng hình ảnh lão Hạc đau đớn vì bán con chó cứ ám ảnh tôi mãi. Đó là kỷ niệm một thời khổ đau của đất nước mà người nông dân phải chịu nhiều cơ cực nhất. Nhưng chính trong hoàn cảnh đó tôi hiểu hơn về họ, về tình yêu thương chia sẻ của người thầy giáo tôi với những con người khốn khổ, về nhân cách và vẻ đẹp của người nông dân.

Bài làm

ăm nay tôi đã ngoài bảy mươi tuổi, nhưng mỗi lần nghe đứa cháu nội hỏi về chuyện xưa khi minh còn nhỏ được chứng kiến ngày giặc Pháp đô hộ và câu chuyện Lão Hạc trong sách giáo khoa Ngữ văn 8 cháu học là có thật không, thì lòng tôi lại trào lên bao cảm xúc với kỷ niệm về người hàng xóm già. Đó chính là nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn của Nam Cao. Ký ức sâu đậm về lần ông lão kể chuyện bán chó cho thầy Thứ của tôi cứ hiện lên mồn một.

Ngày ấy tôi mới lên mười, xã hội hỗn loạn, nay thấy đánh nhau chỗ này, mai thấy Tây đi càn chỗ kia. Thầy giáo Thứ đang dậy chúng tôi lớp đệ nhị ở trường làng bên, phải cho đám trò nghỉ. Tôi không biết vì sao, chỉ thấy người ta láo pháo đồn rằng thầy tôi ghét Tây, ngán cảnh chúng dòm ngó trường lớp nên cho chúng tôi nghỉ.

Ngày ngày thầy vẫn sang nhà lão Hạc trò chuyện với ông cụ. Tôi ở gần hay sang qua lại cùng thầy lúc giúp lão dọn nhà, lúc đùa nghịch với con chó Vàng. Không ngờ những chuyện thật về lão Hạc lại được thầy giáo tôi viết thành câu chuyện cảm động đến thế. Cái cảnh lão Hạc kể với thầy tôi về chuyện bán chó là lúc tôi chứng kiến tất cả.

Chả là hôm ấy, tôi đang giúp thầy nhặt đống khoai và lân la hỏi thầy về mấy chữ Hán khó hiểu. Thầy đang giảng cho tôi thì thấy lão Hạc tiến vào. Cái dáng điệu gầy gò của lão, hôm nay trông buồn thảm quá. Vừa nhìn thấy thầy Thứ, lão đã báo ngay:

- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!

- Cụ bán rồi?

- Bán rồi! Họ vừa bắt xong.

Lão Hạc cố làm ra vẻ vui vẻ nhưng tôi thấy lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước. Thầy tôi chắc cũng ái ngại cho lão nên chỉ ôm đôi bờ vai lão vỗ nhẹ như đồng cảm. Tôi thấy đôi mắt của thầy Thứ cũng như muốn khóc. Thầy hỏi lão Hạc:

- Thế nó cho bắt à?

Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...

- Khốn nạn... Ông giáo ơi!... Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy, hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục và thằng Xiên, hai thằng chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại. Bây giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết!... Này! ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ nằm im như trách tôi, nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo rằng "A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối xử với tôi như thế này à?". Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!

Thầy Thứ lại an ủi lão:

- Cụ cứ tưởng thế chứ nó chẳng hiểu gì đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt! Ta giết nó chính là ta hoá kiếp cho nó đấy. Hoá kiếp để cho nó làm kiếp khác.

Lão Hạc chua chát bảo:

- Ông giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra nó sung sướng hơn một chút... Kiếp người như tôi chẳng hạn!...

Câu nói của lão làm tôi bùi ngùi, thầy Thứ hạ giọng:

- Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?

- Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng?

Lão cười và ho sòng sọc. Thầy tôi nắm lấy cái vai gầy của lão, ôn tồn bảo:

- Chẳng kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này là sung sướng: Bây giờ cụ ngồi xuống phản chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu môt ấm nước chè tươi thật đặc, ông con mình ăn khoai, uống nước chè, rồi hút thuốc lào... thế là sung sướng.

- Vâng! Ông lão dậy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng

Lão nói xong lại cười đưa đà. Tiếng cười gượng nhưng nghe đã hiền hậu lại, thấy vậy tôi tê tái đứng lên:

- Thầy để con đi luộc khoai thầy nhé. Ừ, luộc giúp thầy, nhặt những củ to ấy, để thầy pha nước mời ông xơi - thầy tôi nhắc nhở.

- Nói đùa thế chứ ông giáo cho để khi khác... Lão Hạc ngần ngại.

- Việc gì còn phải chờ khi khác... Không bao giờ nên hoãn sự sung sướng lại, cụ cứ ngồi xuống đây.

Tôi đi luộc khoai. Thầy Thứ và lão Hạc ngồi nói chuyện lâu lắm, thầy tôi là người nhiều chữ nghĩa, hiểu biết và thương người nên có chuyện gì lão Hạc cũng tâm sự và sẻ chia.

Vừa luộc khoai, tôi vừa nghĩ về lão Hạc nhiều lắm. Tôi thương lão, con người già cả cô đơn nhưng ai cũng quý lão bởi lão sống lương thiện và nhân hậu. Tôi biết lão quý con Vàng của mình lắm vì nó là kỷ vật của anh con trai lão để lại mà. Tôi hiểu vì bần cùng lão mới làm như vậy.

Đã 60 năm, đất nước đổi thay chế độ, lão Hạc không còn, cuộc sống của người nông dân ngày nay đã khác. Nhưng hình ảnh lão Hạc đau đớn vì bán con chó cứ ám ảnh tôi mãi. Đó là kỷ niệm một thời khổ đau của đất nước mà người nông dân phải chịu nhiều cơ cực nhất. Nhưng chính trong hoàn cảnh đó tôi hiểu hơn về họ, về tình yêu thương chia sẻ của người thầy giáo tôi với những con người khốn khổ, về nhân cách và vẻ đẹp của người nông dân. 

Chúc bn học tốt

27 tháng 11 2023

í em là
Qua truyện Lão Hạc, ta rút ra được bài học gì?

27 tháng 11 2023

dạ

22 tháng 9 2020

    MÌNH CHỈ GIÚP LÀM GIÀN Ý THÔI NHÉ!!!

 I Mở bài: 

- Giới thiệu về ngày đầu tiên đi học.

II. Thân bài:

1. Trước ngày khai giảng:

- Trước ngày đi học, tôi được mẹ mua quần áo mới, tập sách mới. Lòng nôn nao không ngủ được.

- Trằn trọc, rồi lại ngồi dậy mân mê chiếc cặp mới và những quyển tập còn thơm mùi giấy.

2. Trên đường đến trường:

- Chỉnh tề trong bộ đồng phục áo trắng quần xanh, đội nón lúp xúp đi bên cạnh mẹ.

- Bầu trời buổi sớm mai trong xanh, cao vòi vọi, vài tia nắng xuyên qua cành cây, tán lá. Vài chú chim chuyền cành hót líu lo.

- Hàng quán hai bên đường đã dọn ra, buôn bán nhộn nhịp.

- Có nhiều anh chị học sinh với khăn quàng đỏ trên vai, tươi cười đi đến trường.

- Hôm ấy là ngày tổng khai giảng năm học mới nên phụ huynh đưa con đến trường thật đông.

- Tôi trông thấy vài anh chị trong xóm, các bạn học mẫu giáo chung cũng được ba mẹ đưa đến trường.

- Cảnh vật quen thuộc mọi ngày sao hôm nay thấy khác lạ.

- Lòng tôi hồi hộp pha lẫn cảm giác e ngại rụt rè khi gần đến cổng trường tiểu học.

3. Vào sân trường:

- Ngôi trường bề thế, khang trang hơn trường mẫu giáo nhiều.

- Trước cổng trường được treo một tấm băng rôn màu đỏ có dòng chữ : “Chào mừng năm học mới”.

- Sân trường thật nhộn nhịp với cờ, học sinh, phụ huynh, giáo viên,…trông ai cũng tươi vui, quần áo  tươm tất.

- Các anh chị lớp lớn vui mừng tíu tít trò chuyện với nhau

- Các bạn nhỏ rụt rè, khóc lóc.

- Một hồi trống vang lên, theo hướng dẫn của một thầy(cô) giáo các anh chị nhanh chóng xếp hàng vào lớp. Chỉ có lũ học trò lớp một  là bối rối không biết phải làm gì. 

- Thầy hiệu trưởng bước lên bục đọc lời khai giảng năm học mới.

- Sau đó giáo viên chủ nhiệm dẫn chúng tôi vào lớp. Tôi ngoái lại tìm mẹ, chân ngập ngừng không muốn bước. Mẹ phải dỗ dành an ủi.

4. Vào lớp học:

- Ngồi vào chỗ, đón nhận giờ học đầu tiên. (Ấn tượng sâu đậm về tâm trạng vừa bỡ ngỡ vừa sợ sệt, hồi hộp, gần gũi và tự tin,..).

- Mùi vôi mới, bàn ghế sạch sẽ …

- Quan sát khung cảnh lớp học

III.kết bài

cảm nghĩ về ngày đầu tiên đi học



 

22 tháng 9 2020

   Thời học sinh là quãng thời gian đẹp nhất trong cuộc đời của mỗi con người. Chính vì vậy, những kỉ niệm gắn bó với tuổi thần tiên ấy cũng sẽ không bao giờ phai nhạt trong tâm khảm chúng ta. Và với tôi, mà không, với rất nhiều người nữa, ngày khai trường đầu tiên sẽ là hồi ức tươi đẹp nhất, để lại ấn tượng sâu sắc nhất.

     Còn với tôi, đó là một buổi sáng mùa thu trời trong xanh. Mẹ gọi tôi dậy từ sáng sớm, rồi lại tất bật chuẩn bị cho tôi; nào quần áo đồng phục, sách vở, rồi nấu ăn sáng cho cả nhà. Nhìn mẹ bận rộn như vậy, tôi thầm tự nhủ mình phải vệ sinh thật nhanh chóng để mẹ không phải nhắc nhở. Ấy vậy mà cứ một lúc mẹ lại giục tôi “Quỳnh ơi! Nhanh lên nào không lại muộn giờ mất!”. Lúc ấy, tôi nghĩ thầm, chắc khai trường sẽ có rất nhiều chú công an, nếu mình đi muộn, mẹ sợ mình sẽ bị các chú ấy bắt nên phải thúc tôi như vậy. Thế nên tôi quáng quàng cả lên, ăn vội mấy miếng cơm rang và lúc này, người giục mẹ tôi chở đi khai giảng sớm lại chính là tôi. Mẹ cười đôn hậu và dịu dàng nói: “Cứ ăn từ từ thôi con ạ, còn sớm mà, ăn cho no đã”. Rồi tới lượt bố tôi chậm rãi nói “Hôm nay con đã là học sinh lớp một rồi, phải ngoan và biết nghe lời mọi người hơn nữa, không còn nhõng nhẽo, làm nũng bố mẹ như các em bé nữa nghe chưa! Trong lớp con phải cố gắng nghe cô giáo giảng bài, cố gắng tập đọc, tập viết, dành được nhiều điểm 10, con có hứa với bố không?” Tôi lí nhí đáp: “Dạ, có ạ!” Tôi chào bố và ra sân lên xe, mẹ chở tới trường. Con đường hôm nay thật đông đúc và nhôn nhịp, tôi nghe mẹ bảo, hôm nay, các bạn, các anh, các chị cũng đi khai giảng như tôi. Tôi thích thú và tò mò về ngôi trường mới, không còn sợ chú công an như lúc ở nhà nữa. Tới rồi! Ngôi trường mới của tôi. Ôi! Đẹp quá! Tôi thốt lên trong niềm sung sướng. Ngôi trường rộng rãi và khang trang, trong sân trường có cả một hồ nước trong vắt và vườn cây với đủ các loài hoa. Đến chỗ nào tôi cũng chỉ cho mẹ những phát hiện mới của mình.

         Tới sân trường, tôi được mẹ dẫn vào hàng của lớp 1A2. Chúng tôi, những cô bé, cậu bé học trò lớp 1 bước vào lễ chào cờ đầu tiên. Tôi thắc mắc không hiểu sao trên cổ của các anh chị lớp lớn, ai cũng đều đeo chiếc khăn màu đỏ. Về sau tôi được mẹ giải thích, nếu tôi cố gắng học tập và đạt kết quả cao sẽ được kết nạp làm đội viên đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và cũng sẽ được đeo khăn quàng đỏ như các anh chị ấy. Sau khi kết thúc nghi lễ chào cờ, cô hiệu trưởng lên nhắc nhở và căn dặn học sinh nhiệm vụ năm học mới. Khi cô đánh những tiếng trống đầu tiên, cũng là lúc từng chùm bóng bay sặc sỡ được thả lên trời. Buổi lễ kết thúc và chúng tôi trở về lớp. Bất chợt, tôi nhận ra mẹ, mẹ đâu rồi! Tôi hoảng hốt đảo mắt khắp sân trường, vẫn không thấy mẹ đâu. Tôi òa lên khóc nức nở. Bỗng tôi nhận thấy có một bàn tay đặt lên vai mình, sau đó là giọng nói nhẹ nhàng “Em ở lớp nào? Sao đứng ở đây khóc mà không vào lớp đi?” Tôi ngước mắt lên, một chị lớn tuổi hơn tôi, dáng cao gầy, tóc thắt hai bên. Tôi vừa nói, giọng nói nghẹn ngào trong tiếng khóc: “Em…em học lớp 1A2. Em chẳng thấy mẹ ở đâu cả hu …hu…”. Chị phì cười rồi nói: “Em bé ngốc, chắc mẹ em về rồi, em vào lớp đi, khi nào học xong thì mẹ sẽ tới đón”. Tôi ngây thơ hỏi chị : “Chị ơi, thế lúc nào học xong hả chị? Em nghe chị hàng xóm bảo phải học 12 năm cơ, thế lúc nào em lớn em mới được gặp mẹ à chị? À chị ơi, em không biết lớp 1A2 ”. “Không phải đâu em à, em học từ bây giờ đến buổi trưa, mẹ sẽ đến đón”, vừa nói chị vừa dẫn tôi tới một phòng học. “Đây là lớp 1A2, em cố gắng học tập tốt nhé! Thôi chào em. Chị cũng phải về lớp đây!”. Nói rồi chị chạy đi, thoắt cái đã không còn thấy chị đâu nữa. Mãi về sau này tôi mới phát hiện , mình chưa hỏi tên chị, nhưng cái hình ảnh cao gầy và mái tóc thắt bím hai bên của chị đã để lại ấn tượng không bao giờ quên trong tôi.

    Tôi bước vào lớp, một cảm giác thật khó tả: lạ lẫm, bỡ ngỡ và đôi chút lo sợ. Cô giáo sắp xếp chỗ ngồi cho chúng tôi thật nhanh chóng. Chỉ đến khi đã yên vị trong chỗ ngồi mới, tôi mới có dịp quan sát lớp học , cô giáo và những người bạn mới. Cảm giác xa lạ biến đi đâu mất, cô giáo nhắc chúng tôi lấy sách vở viết bài tập viết đầu tiên. Không gian trở nên vắng lặng. Sân trường vừa đông đúc, nhộn nhịp là thế, giờ đã không còn một bóng người. Giờ đây, tôi chỉ còn nghe thấy tiếng lích chích của vài chú chim non và tiếng đọc bài của cô giáo…                                                                                                                                                                                         Ngày đầu tiên ấy đã trôi qua, nhưng những cảm xúc sẽ không bao giờ mờ phai, và với tôi, cái ngày đầu tiên ấy như chỉ mới là ngày hôm qua mà thôi , những vui , buồn, hạnh phúc, thích thú, bỡ ngỡ, lo sợ trong ngày đầu tới lớp là những dư âm tới tận mai sau.



 

21 tháng 12 2016

- Văn bản Lão Hạc đã phản ánh số phận đau thương của người nông dân và phẩm chất cao quý của họ

- Truyện cho thấy tấm lòng yêu thương , trân trọng đối với người nông dân và tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn Nam Cao

21 tháng 12 2016

Bạn làm như trên có đúng ko vì ngày mai mình thi hk ?