Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Ngày 6-7-1885 chú bé Giô-dép chín tuổi bị chó dại cắn đã hai ngày. Mẹ của Giô-dép đã đưa cậu từ vùng quê xa xôi lên thủ đô Pa-ri nhờ Pa-xtơ cứu chữa. Cậu bé bị mười bốn vết cắn ở tay vì che mặt khi chó xông đến. Tính mạng của cậu chỉ được tính bằng từng ngày. Nhìn vẻ mặt đau đớn của cậu bé và nỗi lòng của người mẹ, Pa- xtơ vô cùng đau khố khi nghĩ đến một ngày kia cậu bé phát bệnh rồi đau đớn ra đi...
2. Đêm đã khuya, vậy mà Pa-xtơ không tài nào chợp mắt được. Vắc-xin chữa bệnh dại ông đả tìm ra nhưng chỉ mới thí nghiệm có kết quả trên loài vật. Còn trên cơ thể người thì chưa. Ông rất muốn cứu cho cậu bé nhưng không thể lấy em làm vật thí nghiệm. Bởi, nếu có tai biên gì thì sao?
3. Sáng hôm sau, ông thảo luận với đồng nghiệp và quyết định tiêm cho Giô-dép, hi vọng có thể cứu được em. Và thế rồi, ngay chiều hôm ấy 7-7-1885, ông đã tiêm vắc-xin cho Giô-dép. Những ngày sau, ông tiếp tục tiêm vắc-xin có độc tố tăng dần. Chín ngày trôi qua, đối với ông dằng dặc như chín tháng. Phát tiêm thứ mười với thứ vắc-xin có độc tính rất cao. Đây là phát tiêm quyết định tính mạng của Giô-dép. Bởi vậy mà suốt cả đêm Pa-xtơ đã thức trắng. Sáng ra, ông quyết định tiêm phát thứ mười.
4. Sau khi tiêm xong, Pa-xtơ tự tay dắt Giô-dép lên giường, an ủi em. Thêm bảy ngày nữa chờ đợi làm cho Pa-xtơ tóc càng bạc trắng hơn. Dù chân trái bị bại liệt, Pa-xtơ vẫn thường xuyên chống gậy đến thăm Giô-dép.
5. Qua được ngày thứ bảy, cậu bé vần mạnh khỏe, bình yên. Lúc này, ông mới thơ phào nhẹ nhõm. Như vậy ông đã thành công trong việc chữa bệnh dại.
6. Sau thành công vang dội ấy, người ta liên tiếp gửi đến phòng thí nghiệm của ông những người bị chó dại cắn. Phòng thí nghiệm của ông trở thành Viện Pa-xtơ - viện chống dại đầu tiên trên thế giới.
Tuệ Tĩnh có học vấn cao nhưng không ra làm quan. Một hôm, cùng với các học trò, ông đã đi núi Nam Tào, Bắc Đẩu. Dọc đường đi lên núi có những bụi sâm nam lá xòe như bàn tay, rồi có cả các loại như đinh lăng, cam thảo nam mọc rất nhiều.
Dừng lại ở sườn núi, Tuệ Tĩnh nói với các học trò về điều nung nấu mấy chục năm nay :
- "Phải, ta muốn nói về ngọn cây và sợi cỏ mà hàng ngày các con vẫn giẫm lên…"
Rồi ông từ tốn kể cho họ nghe về việc dã qua trong lịch sử nước nhà. Việc tập luyện dân binh được tăng cường. Lương thực và thuốc men cũng được phòng bị chu đáo. Nhưng ngặt nỗi, bấy lâu nhà Nguyên cấm chở vật dụng, thuốc men xuống bán cho người Nam. Vậy khi có người giáp trận bị thương thì lấy gì để chữa trị ? Không chậm trễ, các thái y được cử tỏa đi mọi miền quê học cách chữa bệnh bằng cây cỏ bình thường. Vườn thuốc được lập ở khắp nơi. Núi Nam Tào, Bắc Đẩu chính là hai ngọn dược sơn của các vua Trần xưa. Các đạo binh của ta thêm hùng mạnh nhờ có cây cỏ nước Nam chữa bệnh.
Kể xong, Tuệ Tĩnh nói chậm rãi cho học trò nghe về ý định nối gót người xưa : dùng thuốc Nam chữa cho người Nam. Tất cả các học trò của ông đều một lòng theo thầy học. Từ đó đến nay đã có hàng trăm vị thuốc được lấy từ cây cỏ nước Nam dùng để chữa bệnh cứu người rất hữu hiệu.
1. Lý Tự Trọng quê ở Hà Tĩnh, sống trong mọt gia đình yêu nước. Ông tham gia cách mạng và được cử đi học ở nước ngoài vào năm 1928. Ông nói thạo tiếng Trung Quốc và tiếng Anh.
2. Ông về nước vào mùa thu năm 1929, được giao nhiệm vụ làm liên lạc, chuyển và nhận thư tài liệu trao đổi với các đảng bạn qua đường tàu biển. Để công việc được thuận lợi hơn, ông đóng vai người nhặt than ở bến Sài Gòn.
Có lần ông Trọng mang một bọc truyền đơn, gói vào chiếc màn buộc sau xe. Đi qua phố, một tên đội Tây gọi lại đòi khám, ông nhảy xuống vờ cởi bọc ra, kì thật buộc lại cho chặt hơn. Tên đội sốt ruột, quẳng xe bên lề đường, lúi húi tự mở bọc. Nhanh trí, ông vồ lấy xe của nó, nhảy lên chạy mất. Lần khác, ông chuyển tài liệu từ tàu biển lên, lính giặc giữ lại trực khám, ông nhanh chân ôm tài liệu nhảy xuống nước, lặn qua gàm tàu trốn thoát.
Đầu năm 1931, trong một cuộc mít tinh, cán bộ ta đang nói chuyện trước đông đảo đồng bào, tên thanh tra mật thám Lơ – grăng ập tới, định bắt cán bộ. Lý Tự Trọng rút súng lục bắn chết tên mật thám. Không trốn kịp, ông bị giặc bắt.
3. Giặc tra tấn ông rất dã man khiến ông chết đi sống lại nhưng chúng không moi được bí mật gì ở ông.
Trong nhà giam, ông được người cọi ngục rất khâm phục và kiêng nể. Họ gọi thân mật là "Ông Nhỏ".
Trước tòa án, ông dõng dạc vạch mặt bọn đế quốc và tuyên truyền cách mạng. Luật sư bào chữa cho ông nói ông chưa đến tuổi thành niên hành động thiếu suy nghĩ. Ông lập tức đứng dậy nói:
- Tôi chưa đến tuổi thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng thanh niên Việt Nam chỉ có một con đường duy nhất là làm cách mạng, không thể có con đường nào khác…
Thực dân Pháp bất chấp dư luận và luật pháp, xử tử ông vào một ngày cuối năm 1931.
Trước khi chết, ông hát vang bài Quốc tế ca. Năm ấy, ông mới 17 tuổi.
Năm 1235, ông Trần Liễu lâm bệnh nặng khó qua khỏi nên cho gọi con trai là Trần Quốc Tuấn lúc đó mới năm, sáu tuổi mà dặn rằng: "Con hãy vì cha mà lấy thiên hạ. Nếu không, nơi chín suối, cha không thể nhắm mắt được". Biết cha mình không quên được mối hiềm khích với vua Trần Nhân Tông, nên Trần Quốc Tuấn đành gật đầu để yên lòng cha. Nhưng Trần Quốc Tuấn vẫn nghĩ rằng đó là điều phi lí nên tìm mọi cách giảng hòa mối hiềm khích của gia tộc, để đi đến thống nhất mà lo chống giặc ngoại xâm, củng cố, xâu dựng đất nước vững bền.
Vào cuối năm 1284, giặc Nguyên kéo hàng chục vạn quân sang xâm lược nước ta. Chúng đi đến đâu là giết hại dân lành đến đó, gây bao cảnh tang tóc, đau thương. Dân tình rất oán hận. Trước tình thế đó, vua Trần Nhân Tong cho mời Trần Quốc Tuấn đến. Tại kinh đô Thăng Long, Trần Quốc Tuấn cho mời tể tướng Trần Quang Khải đến để cùng bàn bạc tìm kế sách đánh giặc Nguyên. Trần Quang Khải vốn dĩ rất ngại tắm, nên Trần Quốc Tuấn sai người nấu nước với các loại hoa thơm và tự tay mình tắm gội cho Trần Quang Khải. Vừa tắm cho vị tể tướng, Trần Quốc Tuấn vừa chuyện trò đùa vui:
- Thật may mắn cho tôi khi được tắm cho tể tướng.
Trần Quang Khải xúc động nói lại với Trần Quốc Tuấn:
- Tôi mới là người may mắn khi được Quốc công Tiết chế tắm cho.
Việc tắm gội và cuộc nói chuyện chân tình cởi mở đó đã dần xóa đi mối hiềm khích trong gia tộc và những vị trụ cột của triều đình đã sát cánh bên nhau cùng lo việc nước.
Ngày hôm sau, Trần Quang Khải và Trần Quốc Tuấn ăn mặc tề chỉnh vào cung yết kiến đức vua. Vua đã chờ sẵn hai người.
Đức vua mở đầu cuộc bàn bạc bằng lời nói chân tình:
- Trước đây, giặc Nguyên đã bị quân và dân ta đánh đại bại. Lần này chúng lại xâm lược nước ta với lực lượng hùng hậu hơn, mạnh hơn trước rất nhiều. Vậy các khanh đã có kế sách gì để đánh tan giặc Nguyên, giữ yên bờ cõi cho trăm họ được nhờ?
Hưng Đạo trình tâu vua kế sách của mình, rồi chốt lại việc phải làm trước mắt là:
- Cần phải triệu tập bô lão cả nước về kinh để bàn bạc, đi đến quyết tâm đánh giặc Nguyên xâm lược. Làm như thế là ta đã tập hợp được ý nguyện trăm họ, quyết tâm của trăm họ, thì thế giặc có mạnh đến đâu cũng bị bại trận.
Nhà vua thuận ý và ra chiếu triệu tập các bô lão từ mọi miền của đất nước về dự hội Diên Hồng bàn bạc việc quốc gia đại sự. Hội Diên Hồng lịch sử đó diễn ra vào sáng đầu xuân năm 1285.
Trước đông đủ bô lão, các tướng sĩ, vua dõng dạc hỏi:
- Sứ nhà Nguyên trình thư, xin mượn đường đi qua nước ta để đánh Chăm Pa, vậy ý các ngươi như thế nào?
Hưng Đạo khẳng khái tâu với vua:
- Cho giặc Nguyên mượn đường là mất nước.
Sau lời tâu của Hưng Đạo, hội Diên Hồng vang lên tiếng nói của các bô lão và tướng sĩ:
- Không cho giặc Nguyên mượn đường.
Vua tỏ ra cảm kích trước khí thế hừng hực đó, nên vua hỏi tiếp:
- Nên hòa hay nên đánh?
Cả hội nghị Diên Hồng vang lên tiếng nói đồng thanh:
- Nên đánh!
- Sát Thát!
Hội nghị Diên Hồng là hội nghị ý nguyện muôn dân và tướng sĩ đồng lòng đánh đuổi giặc Minh xâm lược. Nhờ vậy mà vua Trần đã lãnh đạo toàn dân đánh tan giặc Minh xâm lược, đem lại cuộc sống bình yên cho trăm họ, giữ yên bờ cõi, giang sơn của đất nước Việt Nam.
Nguyễn Khoa Đăng là một vị quan án có tài xét xử, được dân mến phục.
Một lần, có anh hàng dầu gánh hàng ra chợ bán. Lợi dụng lúc anh bận đong dầu, có kẻ thò tay vào bị lấy trộm tiền. Khi biết bị mất tiền, anh hàng dầu nhớ hồi nãy có một người mù quanh quẩn bên gánh hàng. Anh đoán hắn là kẻ cắp, bèn đi hỏi người mù nhưng hắn ra sức chối cãi. Hai bên không ai chịu ai bèn dắt nhau lên quan án Nguyễn Khoa Đăng.
Thấy người mù khăng khăng không nhận, quan hỏi:
- Nhà ngươi có mang theo tiền không?
Người mù đáp:
- Có ạ thưa quan, đấy là tiền của tôi.
- Hãy đưa ra đấy của ai rồi sẽ rõ.
Quan sai người múc một chậu nước, bảo người mù bỏ tiền vào chậu. Một lúc sau thấy trong chậu nước có váng dầu nổi lên. Người mù hết đường chối cãi, đành nhận tội.
Quan nghi người này giả mù bèn sai lính lấy roi ra đánh. Lúc đầu hắn chối cãi nhưng chỉ sau ba roi đành mở cả hai mắt.
Trong thời đó, ở Quảng Trị có Truông Nhà Hồ là nơi bọn cướp hoành hành dữ dội. Để bắt bọn cướp, quan sai chế ra một loại hòm gỗ kín, có lỗ thông hơi rồi cho quân sĩ ngồi sẵn trong đó. Quan lại cho đánh tiếng rằng đây là số hòm vàng bạc của một vị quan sắp ra Bắc. Bọn cướp tưởng bở, rình lúc đoàn người đi ngang bèn ra cướp lấy, đem về đến tận sào huyệt.
Về đến nơi, các võ sĩ ngồi trong hòm bất ngờ xông ra. Vừa lúc đó, quân triều đình ập đến, bọn cướp đành chắp tay xin tha mạng.
Nguyễn Khoa Đăng đưa bọn cướp ấy đi khai khẩn những vùng đất hoang, lập nên những làng xóm đông đúc.
Từ chập tối, người đi săn đã lôi cái súng kíp trên gác bếp xuống, xếp đạn vào chiếc túi vải chàm, rồi đeo cái đèn ló trước trán, vào rừng. Mùi trám chín, chắc nai về nhiều rồi, đi săn thôi!
Người đi săn bước đến con suối.
Suối róc rách hỏi:
- Đi đâu tối thế?
- Đi săn con nai.
Suối bảo:
- Con nai hay đến soi gương xuống mặt suối. Đừng bắn con nai!
Người đi săn lùi lũi bước đi.
Tới gốc cây trám, anh ngồi xuống, hạ chiếc đèn ló. Cây trám hỏi:
- Đến chơi với tôi à?
- Không phải.
- Thế đi đâu? Ở đây vắng quá! Chảng có ai đến chơi. Đến mùa quả mới được nhìn thấy con nai về. Sắp đến lúc nai về đây!
- Tớ chỉ đợi lúc ấy. Cho nó một phát!
- Sao?
- Cái đèn ló này... để rọi cho nai chói mắt, không biết đứờng chạy, cái súng này... để bắn.
- Ác thế!
- Thịt nai ngon lắm.
Cây trám rưng rưng:
- Thế thì cút đi!
Người đi săn không để ý đến những tiếng rì rào tức tười trên cây trám. Anh đợi.
Thế rồi, trên lưng đồi sẩm đen dưới ánh trăng, bóng con nai hiện rõ dần. Ánh đèn ló trên trán người đi săn vụt rực lên. Hai con mắt nai đỏ như hổ phách bối rối trong làn sáng đèn. Con nai ngây ra đẹp quá. Người đi săn quên mất thịt nai ngon. Người đi săn quên hai tay dã giơ súng. Người đi săn lại nhớ ra lời suối, lời đồi, lời cây: Muông thú và cây cỏ trong rừng là bạn ta, sao ta lại thèm ăn thịt bạn!
Con nai lặng im, trắng muốt trong ánh sáng.
Người đi săn mải ngắm con nai, mồ hôi đẫm trên trán. Cái dây da tụt xuống, ánh đèn ló lệch vào bóng tôi, mất bóng con nai. Con nai chạy biến. Người đi săn luống cuống giơ tay đẩy chiếc dây da lên. Nhưng trong làn sáng đèn không thấy con nai đâu.
Người đi săn ngơ ngẩn xuống đồi.
Vầng trăng đã nhìn thấy tất cả, mỉm cười.
- Ngủ ngon được đấy! Chúc ngủ ngon!
Lát sau, người đi săn đã ngồi trước bếp lửa. Khẩu súng, bao đạn lại treo lên hốc cột gác bếp. Đêm ấy, trong giấc ngủ dịu dịu, anh chiêm bao thấy con nai. Chưa bao giờ anh thây một con nai đáng yêu đến thế!
(Theo Tô Hoài)
Mùa đông năm 1637, thám hoa Giang Văn Minh được vua Lê Thần Tông cử đi sứ Trung Quốc. Chờ rất lâu mà vẫn không được vua nhà Minh cho tiếp kiến, ông vờ khóc lóc rất thảm thiết. Vua liền hạ chỉ mời ông đến hỏi cho ra lẽ.
Thám hoa vừa khóc vừa than rằng:
- Hôm nay là ngày giỗ cụ tổ năm đời của thần, nhưng thần không có mặt ở nhà để cúng giỗ. Thật là bất hiếu với tổ tiên!
Vua Minh phán:
- Không ai phải giỗ người đã chết từ năm đời. Sứ thần khóc lóc như vậy thật không phải lẽ!
Giang Văn Minh nghe vậy, bèn tâu:
- Vậy, tướng Liễu Thăng tử trận đã mấy trăm năm, sao hàng năm nhà vua vẫn bắt nước tôi cử người mang lễ vật sang cúng giỗ?
Biết đã mắc mưu sứ thần, vua Minh vẫn phải nói:
- Từ nay trở đi, nước ngươi không phải góp giỗ Liễu Thăng nữa.
- Đồng trụ đến giờ rêu vẫn mọc.
Biết họ ngạo mạn nhắc chuyện Mã Viện dẹp cuộc nổi dậy của Hai Bà Trưng, Giang Văn Minh cứng cỏi đáp lại:
- Bạch Đằng thuở trước máu còn loang.
Thấy sứ thần Việt Nam dám lấy việc quân đội cả ba triều đại Nam Hán, Tống và Nguyên đều thảm bại trên sông Bạch Đằng để đối lại, vua Minh giận quá, sai người ám hại ông.
Thi hài Giang Văn Minh được đưa về nước. Vua Lê Thần Tông đến tận linh cữu ông, khóc rằng:
- Sứ thần không làm nhục mệnh vua, xứng đáng là anh hùng thiên cổ.
Điếu văn của vua Lê còn có câu: “Ai cũng sống, sống như ông, thật đáng sống. Ai cũng chết, chết như ông, chết như sống’’
Mùa đông năm 1637, thám hoa Giang Văn Minh được tôi cử đi sứ Trung Quốc. Chờ rất lâu mà vẫn không được vua nhà Minh cho tiếp kiến, ông vờ khóc lóc rất thảm thiết. Vua Minh liền hạ chỉ mời ông đến hỏi cho ra lẽ.
Thám hoa vừa khóc vừa than rằng:
- Hôm nay là ngày giỗ cụ Tổ năm đời của thần, nhưng thần không có mặt ở nhà để cúng giỗ. Thật là bất hiếu với tổ tiên.
Vua Minh phán:
- Không ai phải giỗ người đã chết từ năm đời. Sứ thần khóc lóc như vậy thật không phải lẽ!
Giang Văn Minh nghe vậy, bèn tâu:
- Vậy, tướng Liễu Thăng tử trận đã mấy trăm năm, sao hằng năm nhà vua vẫn bắt nước tôi cử người mang lễ vật sang cúng giỗ?
Biết đã mắc mưu sứ thần, vua Minh vẫn phải nói:
- Từ nay trở đi, nước ngươi không phải góp giỗ Liễu Thăng nữa.
Từ đó nước ta mới thoát khỏi nạn mỗi năm cống nạp một tượng vàng để đền mạng Liễu Thăng.
Lần khác, khi Giang Văn Minh vào yết kiến, vua Minh sai một đại thần ra vế đối:
- Đồng trụ đến giờ rêu vẫn mọc.
Biết họ ngạo mạn nhắc chuyện Mã Viện dẹp cuộc nổi dậy của Hai Bà Trưng, Giang Văn Minh cứng cỏi đối lại ngay:
- Bạch Đằng thuở trước máu còn loang.
Thấy sứ giả Việt Nam dám lấy việc quân đội cả ba triều đại Nam Hán, Tống và Nguyên đều thảm bại trên sông Bạch Đằng để đối lại, vua Minh giận quá, sai người ám hại ông.
Thi hài Giang Văn Minh được đưa về nước. Tôi đến tận linh cữu ông, khóc rằng:
- Sứ thần không làm nhục mệnh vua, xứng đáng là anh hùng thiên cổ.
Điếu văn của tôi còn có câu: “Ai cũng sống, sống như ông, thật đáng sống. Ai cũng chết, chết như ông, chết như sống”.
Mùa đông năm 1637, thám hoa Giang Văn Minh được tôi cử đi sứ Trung Quốc. Chờ rất lâu mà vẫn không được vua nhà Minh cho tiếp kiến, ông vờ khóc lóc rất thảm thiết. Vua Minh liền hạ chỉ mời ông đến hỏi cho ra lẽ.
Thám hoa vừa khóc vừa than rằng:
- Hôm nay là ngày giỗ cụ Tổ năm đời của thần, nhưng thần không có mặt ở nhà để cúng giỗ. Thật là bất hiếu với tổ tiên.
Vua Minh phán:
- Không ai phải giỗ người đã chết từ năm đời. Sứ thần khóc lóc như vậy thật không phải lẽ!
Giang Văn Minh nghe vậy, bèn tâu:
- Vậy, tướng Liễu Thăng tử trận đã mấy trăm năm, sao hằng năm nhà vua vẫn bắt nước tôi cử người mang lễ vật sang cúng giỗ?
Biết đã mắc mưu sứ thần, vua Minh vẫn phải nói:
- Từ nay trở đi, nước ngươi không phải góp giỗ Liễu Thăng nữa.
Từ đó nước ta mới thoát khỏi nạn mỗi năm cống nạp một tượng vàng để đền mạng Liễu Thăng.
Lần khác, khi Giang Văn Minh vào yết kiến, vua Minh sai một đại thần ra vế đối:
- Đồng trụ đến giờ rêu vẫn mọc.
Biết họ ngạo mạn nhắc chuyện Mã Viện dẹp cuộc nổi dậy của Hai Bà Trưng, Giang Văn Minh cứng cỏi đối lại ngay:
- Bạch Đằng thuở trước máu còn loang.
Thấy sứ giả Việt Nam dám lấy việc quân đội cả ba triều đại Nam Hán, Tống và Nguyên đều thảm bại trên sông Bạch Đằng để đối lại, vua Minh giận quá, sai người ám hại ông.
Thi hài Giang Văn Minh được đưa về nước. Tôi đến tận linh cữu ông, khóc rằng:
- Sứ thần không làm nhục mệnh vua, xứng đáng là anh hùng thiên cổ.
Điếu văn của tôi còn có câu: “Ai cũng sống, sống như ông, thật đáng sống. Ai cũng chết, chết như ông, chết như sống”.
Mùa đông năm 1637, thám hoa Giang Văn Minh được tôi cử đi sứ Trung Quốc. Chờ rất lâu mà vẫn không được vua nhà Minh cho tiếp kiến, ông vờ khóc lóc rất thảm thiết. Vua Minh liền hạ chỉ mời ông đến hỏi cho ra lẽ.
Thám hoa vừa khóc vừa than rằng:
- Hôm nay là ngày giỗ cụ Tổ năm đời của thần, nhưng thần không có mặt ở nhà để cúng giỗ. Thật là bất hiếu với tổ tiên.
Vua Minh phán:
- Không ai phải giỗ người đã chết từ năm đời. Sứ thần khóc lóc như vậy thật không phải lẽ!
Giang Văn Minh nghe vậy, bèn tâu:
- Vậy, tướng Liễu Thăng tử trận đã mấy trăm năm, sao hằng năm nhà vua vẫn bắt nước tôi cử người mang lễ vật sang cúng giỗ?
Biết đã mắc mưu sứ thần, vua Minh vẫn phải nói:
- Từ nay trở đi, nước ngươi không phải góp giỗ Liễu Thăng nữa.
Từ đó nước ta mới thoát khỏi nạn mỗi năm cống nạp một tượng vàng để đền mạng Liễu Thăng.
Lần khác, khi Giang Văn Minh vào yết kiến, vua Minh sai một đại thần ra vế đối:
- Đồng trụ đến giờ rêu vẫn mọc.
Biết họ ngạo mạn nhắc chuyện Mã Viện dẹp cuộc nổi dậy của Hai Bà Trưng, Giang Văn Minh cứng cỏi đối lại ngay:
- Bạch Đằng thuở trước máu còn loang.
Thấy sứ giả Việt Nam dám lấy việc quân đội cả ba triều đại Nam Hán, Tống và Nguyên đều thảm bại trên sông Bạch Đằng để đối lại, vua Minh giận quá, sai người ám hại ông.
Thi hài Giang Văn Minh được đưa về nước. Tôi đến tận linh cữu ông, khóc rằng:
- Sứ thần không làm nhục mệnh vua, xứng đáng là anh hùng thiên cổ.
Điếu văn của tôi còn có câu: “Ai cũng sống, sống như ông, thật đáng sống. Ai cũng chết, chết như ông, chết như sống”.
Năm 1954, các cán bộ đang dự hội nghị tổng kết ở Bắc Giang thì có lệnh Trung ương rút bớt một số người đi học lớp tiếp quản Thủ đô. Ai nấy đều háo hức muốn đi. Nhất là những người quê Hà Nội. Bao năm xa nhà, nhớ Thủ đô, nay được dịp trở về công tác, anh em bàn tán sôi nổi. Nhiều người đề nghị cấp trên chiếu cố nỗi niềm riêng đó và cho được toại nguyện. Tư tưởng cán bộ hội nghị có nhiều phân tán…
Giữa lúc đó Bác Hồ đến thăm hội nghị. Các đại biểu ùa ra đón Bác. Bác bước lên diễn đàn, mồ hôi ướt đãm hai bên vai áo nâu. Khi tiếng vỗ tay đã ngớt, Bác hiền từ nhìn khắp hội trường và nói chuyện về tình hình thời sự. Nói đến nhiệm vụ của toàn Đảng trong lúc này. Bác bỗng rút trong túi áo ra một chiếc đồng hồ hình quả quýt hỏi:
- Các cô chú có trông thấy cái gì đây không?
Mọi người đồng thanh:
- Cái đồng hồ ạ.
- Thế trên mặt đồng hồ có những chữ gì?
- Có những con số ạ.
- Cái kim ngắn, kim dài để làm gì?
- Để chỉ giờ, chỉ phút ạ.
- Cái máy bên trong dùng để làm gì?
- Để điều khiển cái kim ạ.
Bác mỉm cười, hỏi tiếp:
- Thế trong cái đồng hồ bộ phận nào là quan trọng?
Mọi người còn đang suy nghĩ thì Bác lại hỏi:
- Trong cái đồng hồ, bỏ đi một bộ phận thì có được không?
- Thưa không được ạ.
Nghe mọi người trả lời, Bác bèn giơ chiếc đồng hồ lên cao và kết luận:
- Các bộ phận của chiếc đồng hồ cũng ví như các cơ quan của một nhà nước, như các nhiệm vụ cách mạng. Đã là nhiệm vụ của cách mạng thì đều là quan trọng, đều cần phải làm. Các cô chú thử nghĩ xem: trong chiếc đồng hồ mà anh kim đòi làm anh chữ số, anh máy lại đòi ra ngoài làm cái mặt đồng hồ…, cứ tranh nhau chỗ đứng như thế thì còn là cái đồng hồ được không?
Chỉ trong ít phút ngắn ngủi, câu chuyện chiếc đồng hồ của Bác Hồ đã khiến cho ai nấy đều thấm thía, tự đánh tan được những thắc mắc riêng tư.