K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 11 2019

Chẳng bao giờ em làm được một việc tốt đáng kể hay chỉ ít là làm người khác thấy vui, chỉ trừ có một lần khi em còn học lớp 2. Lần đó em đã nhặt được của rơi và trả lại cho người mất.

Chiều hôm ấy, em trực nhật nên phải ở lại lớp một lúc để đổ rác. Lúc em đang đi trên sân trường thì bỗng em giẫm phải một vật gì cưng cứng. Em cúi xuống nhặt lên thì thấy: ồ! hoá ra là một cuốn tiểu thuyết khổ 18 x 7 cm của nhà sách Trí Tuệ cuốn đầu giáo sư Powel của tác giả A.R Belger. Cuốn sách này được bọc ngoài bằng ni long nhiều về nó qua lời nói của bố mẹ. Hình như nó là một cuốn tiểu thuyết rất hay. Em lật xem bìa sau của cuốn sách thì thấy một đoạn văn ngắn kể lại tóm tắt nội dung cuốn sách. Nó càng làm em chắc chắc về suy nghĩ của mình. Trong đầu em hiện lên ý nghĩ lấy luôn cuốn sách này. Thế là, em ngó xung quanh xem có ai không. Thôi chết! Còn bác bảo vệ. Em chờ bác bảo vệ để ý đi chỗ khác rồi nhanh tay đút luôn cuốn sách vào cặp tung tăng chạy ra khỏi cổng trường. Trên đường, em không thôi nghĩ về nhưng tình tiết hấp dẫn, li kì của cuốn sách. Ôi! thú vị biết bao! Nhưng cái đầu em không chỉ nghĩ đến một chuyện nó lái sang một chuyện khác. Chuyện về người bị mất. Vì có cái đầu ham nghĩ nên em không biết phải phân xử ra sao, mang về đọc và giữ của riêng hay trả lại cho người bị mất đây! Hai phương án cứ đánh nhau, xáo trộn trong đầu em. Vừa lúc đó, em về đến nhà. Em chào bố mẹ rồi đặt mình lên chiếc giường ở phòng riêng. Em lại tiếp tục suy nghĩ. Mà phải rồi! Mẹ là người có kinh nghiệm trong cuộc sống, mình nên hỏi mẹ xem sao! Em nghĩ, thế là em chạy xuống tầng 1, đưa cuốn sách cho mẹ và kể đầu đuôi câu chuyện cho mẹ nghe. Nghe xong, mẹ cười và bảo: – Bây giờ, con hãy đặt mình vào tình huống như người mất mà xem. Chắc chắn con sẽ rất buồn và lo lắng vì bố mẹ sẽ mắng khi làm mất cuốn sách khá đắt: 25.000 đ cơ mà! Đấy, con hãy tự nghĩ và quyết định đi. – Quả thật nếu em là người mất thì cũng sẽ có những cảm giác như mẹ nói. Mà nếu các bạn biết thì lòng tin của các bạn đối với em sẽ chẳng ra gì nữa! Em quyết định sẽ trả lại. Sáng hôm sau, em mang cuốn sách đưa cho cô Tổng phụ trách. Vừa lúc đó, có một chị lớp Năm hớt hơ hớt hải chạy đến. Khi cô Tổng phụ trách đưa chị cuốn sách và giới thiệu em với chị thì chị ấy cảm ơn em rối rít.

Lúc em về lớp, các bạn xô đến quanh em và khen em. Khi đó em thực sự là rất vui. Bây giờ em mới biết giá trị của những việc làm tốt. Nó vô hình nhưng nó lại có thể mang niềm vui cho tất cả mọi người.

Gợi ý :

I. Mở bài:

- Giới thiệu việc tốt mà em đã làm.

- Kết quả của việc mà em đã làm như thế nào?

II. Thân bài:

- Việc tốt mà bạn đã làm là gì?

- Thời gian và địa điểm bạn làm công việc đó?

- Có bao nhiêu người hay chỉ mình bạn?

- Có người khác chứng kiến hay không?

- Tâm trạng của người được em giúp đỡ như thế nào?

- Em có vui khi làm công việc đó?

- Đưa ra những suy nghĩ của em sau khi hoàn thành công việc.

III. Kết bài: Chốt lại vấn đề và đưa ra những việc làm sau này của mình.

26 tháng 11 2016
Đại thắng Thăng Long mùa xuân Kỷ Dậu (1789).

Cuối năm Mậu Thân (1788), nhân dân Thăng Long và Bắc Hà phải chịu đựng những ngày tháng đau thương, tủi nhục vì nạn ngoại xâm. Lợi dụng sự cầu cứu của Lê Chiêu Thống, 290 nghìn quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị thống lãnh, đã tràn vào chiếm đóng kinh thành và kiểm soát phần lớn đất Bắc Hà. Quân đồn trú Tây Sơn do tướng Ngô Văn Sở chỉ huy, đã theo kế sách mưu trí của tiến sĩ Ngô Thì Nhậm, lui về giữ phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn.

Giành được thắng lợi tương đối dễ dàng, Tôn Sĩ Nghị tỏ ra rất chủ quan. Hắn ra lệnh cho quân sĩ tạm đóng quân ở Thăng Long để nghỉ ngơi ăn tết và chuẩn bị mọi mặt thật chu đáo rồi sau tết sẽ "tiến vào tận sào huyệt của giặc, bắt sống Nguyễn Huệ" (Hoàng Lê nhất thống chí), Hắn đóng đại bản doanh ở cung Tây Long bên bờ sông Nhị và bố trí lực lượng phòng thủ quanh Thăng Long, nhất là hướng đường thiên lý và đường thượng đạo mà quân Tây Sơn có thể bất ngờ tiến công. Trên hai hướng phòng ngự này, đồn Ngọc Hồi và đồn Đống Đa giữ vị trí then chốt.

Những ngày giáp tết năm đó, nhân dân kinh thành đã chứng kiến biết bao tội ác của quân giặc: ''kiếm mọi cách vu hãm những người lương thiện, áp bức, cướp bóc những nhà giàu có, thậm chí giữa chợ, giữa đường cũng cướp giật của cải, hãm hiếp đàn bà, không còn kiêng sợ gì cả"; và sự phản bội hèn mạt của bọn bán nước: ''nước Nam ta từ khi có đế, có vương đến nay, chưa bao giờ có ông vua luồn cúi đê hèn như thế" (Hoàng Lê nhất thống chí).

Nhưng cũng trong thời gian đó, tại Phú Xuân, ngày 24 tháng 11 Mậu Thân (21/12/1788) Quang Trung nhận được tin cấp báo và ngay hôm sau làm lễ xuất quân. Với những phán đoán tình hình và công việc chuẩn bị được trù liệu trước, chỉ trong vòng 35 ngày từ 25/11 đến 30/12 Mậu Thân (22/12/1788 - 25/1/1789), trên đường hành quân và tập kết đại quân ở Tam Điệp, Quang Trung đã hoàn tất mọi việc chuẩn bị cho chiến dịch đại phá quân Thanh. Đúng đêm giao thừa Tết Kỷ Dậu, quân Tây Sơn bất ngờ tiến công tiêu diệt đồn tiền tiêu của giặc ở Gián Khẩu, cách Thăng Long gần 90 km, mở đầu cuộc đại phá quân Thanh. Sau 5 ngày đêm tiến quân thần tốc, đạo quân chủ lực của Quang Trung đã phá tan hệ thống phòng ngự của địch trên hướng đường thiên lý tiến về Thăng Long.

Mờ sáng mùng 5 tết (30/1/1789), đạo quân chủ lực của Quang Trung phối hợp với đạo quân đô đốc Bảo công phá và tiêu diệt toàn bộ quân địch ở Ngọc Hồi - Đầm Mực.

Cùng lúc đó, đạo quân do đô đốc Long chỉ huy, bất ngờ diệt đồn Đống Đa rồi đánh thọc sâu vào đại bản doanh của Tôn Sĩ Nghị ở cung Tây Long.

Sự phối hợp hai trận đánh Ngọc Hồi, Đống Đa làm cho Tôn Sĩ Nghị hết sức bất ngờ, choáng váng và lâm vào thế hoàn toàn bất lực, sụp đổ. Với cả một lực lượng dự bị khá lớn ở tổng hành dinh, nhưng viên chủ soái quân Thanh đành phải tháo chạy trong cảnh hoảng loạn và tan rã. Trên đường tháo chạy, chúng lại bị một cánh quân Tây Sơn khác chặn đánh ở vùng Yên Thế, Phượng Nhãn, Lạng Giang và bị bồi thêm những đòn tổn thất nặng nề.

35 ngày chuẩn bị trên đường hành quân dài khoảng hơn 500 km từ Phú Xuân đến Tam Điệp và 5 ngày đêm tiến công tiêu diệt trên một tuyến phòng ngự dài khoảng 90 km từ Gián Khẩu đến Thăng Long, quân Tây Sơn dưới sự lãnh đạo của Quang Trung đã đạt mức kỷ lục về tính thần tốc trong hành quân chuẩn bị và tiến công tiêu diệt địch.
Đại thắng Thăng Long xuân Kỷ Dậu 1789 là một trong những vũ công hiển hách nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta.

Đó là chiến thắng tiêu biểu cho đỉnh cao của sự phát triển và thắng lợi của phong trào Tây Sơn, được tạo nên bằng sức mạnh quật khởi của nông dân kết hợp với sức mạnh yêu nước và đoàn kết của cả dân tộc. Trong hàng ngũ quân đội Tây Sơn lập nên vũ công mùa xuân đó có những người đã tham gia dấy nghĩa từ đất Tây Sơn, có những con các em dân tộc Tây Nguyên chuộng tự do phóng khoáng, có những người dân khắp mọi miền của đất nước đã tự nguyện đứng dưới lá cờ nghĩa Tây Sơn, có những trí thức yêu nước như Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Thiếp... những võ quan cũ của chính quyền Lê - Trịnh như Đặng Tiến Đông..., những tướng soái Tây Sơn đã đày dạn chiến trận như Ngô Văn Sở, Phan Văn Lân, Nguyễn Văn Tuyết... .

Đó là chiến thắng của quân đội Tây Sơn với quyết tâm và ý chí đánh cho nó ''chích luân bất phản", đánh cho nó ''phiến giáp bất hoàn", đánh cho ''sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”. ý chí đó lại được nhân dân hết lòng giúp đỡ. Và như chúng ta đã biết, trên đường hành quân chiến đấu của quân Tây Sơn, nhân dân đã cho con em mình gia nhập nghĩa quân, đã tiếp tế lương thực, giúp các phương tiện vượt sông...
Nhân dân các làng xã quanh Thăng Long đã giúp quân Tây Sơn bí mật giấu quân ém sát đồn giặc, góp ván gỗ làm mộc công phá đền Ngọc Hồi, đã phối hợp làm trận rồng lửa trong trận diệt đồn Đống Đa...
Bằng lối đánh thần tốc và một thế trận lợi hại kết hợp tiến công chính diện mãnh liệt với những mũi thọc sâu bất ngờ và những mũi vu hồi sau lưng, Quang Trung với số quân chỉ hơn 10 vạn, nhưng đã đặt Tôn Sĩ Nghị và 29 vạn quân Thanh vào thế hoàn toàn bị động, bất ngờ đi từ thất bại này đến thất bại khác và cuối cùng phải chấp nhận sự thảm hại, tháo chạy trong hoảng loạn. Đại thắng Xuân Kỷ Dậu (1789) biểu thị tập trung thiên tài quân sự của Quang Trung Nguyễn Huệ.

Cũng ngay sau khi cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi, Quang Trung đã giao cho Ngô Thì Nhậm, Phan Huy ích dùng mọi biện pháp ngoại giao mềm mỏng và tích cực để nhanh chóng lập lại quan hệ hòa hiếu với nhà Thanh. Chỉ trong vòng nửa năm, hai bên đã thông sứ bộ và sau đó, quan hệ bang giao và buôn bán giữa hai nước đã được khôi phục.  
26 tháng 11 2016

Đại thắng Thăng Long mùa xuân Kỷ Dậu (1789).

Cuối năm Mậu Thân (1788), nhân dân Thăng Long và Bắc Hà phải chịu đựng những ngày tháng đau thương, tủi nhục vì nạn ngoại xâm. Lợi dụng sự cầu cứu của Lê Chiêu Thống, 290 nghìn quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị thống lãnh, đã tràn vào chiếm đóng kinh thành và kiểm soát phần lớn đất Bắc Hà. Quân đồn trú Tây Sơn do tướng Ngô Văn Sở chỉ huy, đã theo kế sách mưu trí của tiến sĩ Ngô Thì Nhậm, lui về giữ phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn.

Giành được thắng lợi tương đối dễ dàng, Tôn Sĩ Nghị tỏ ra rất chủ quan. Hắn ra lệnh cho quân sĩ tạm đóng quân ở Thăng Long để nghỉ ngơi ăn tết và chuẩn bị mọi mặt thật chu đáo rồi sau tết sẽ "tiến vào tận sào huyệt của giặc, bắt sống Nguyễn Huệ" (Hoàng Lê nhất thống chí), Hắn đóng đại bản doanh ở cung Tây Long bên bờ sông Nhị và bố trí lực lượng phòng thủ quanh Thăng Long, nhất là hướng đường thiên lý và đường thượng đạo mà quân Tây Sơn có thể bất ngờ tiến công. Trên hai hướng phòng ngự này, đồn Ngọc Hồi và đồn Đống Đa giữ vị trí then chốt.

Những ngày giáp tết năm đó, nhân dân kinh thành đã chứng kiến biết bao tội ác của quân giặc: ''kiếm mọi cách vu hãm những người lương thiện, áp bức, cướp bóc những nhà giàu có, thậm chí giữa chợ, giữa đường cũng cướp giật của cải, hãm hiếp đàn bà, không còn kiêng sợ gì cả"; và sự phản bội hèn mạt của bọn bán nước: ''nước Nam ta từ khi có đế, có vương đến nay, chưa bao giờ có ông vua luồn cúi đê hèn như thế" (Hoàng Lê nhất thống chí).

Nhưng cũng trong thời gian đó, tại Phú Xuân, ngày 24 tháng 11 Mậu Thân (21/12/1788) Quang Trung nhận được tin cấp báo và ngay hôm sau làm lễ xuất quân. Với những phán đoán tình hình và công việc chuẩn bị được trù liệu trước, chỉ trong vòng 35 ngày từ 25/11 đến 30/12 Mậu Thân (22/12/1788 - 25/1/1789), trên đường hành quân và tập kết đại quân ở Tam Điệp, Quang Trung đã hoàn tất mọi việc chuẩn bị cho chiến dịch đại phá quân Thanh. Đúng đêm giao thừa Tết Kỷ Dậu, quân Tây Sơn bất ngờ tiến công tiêu diệt đồn tiền tiêu của giặc ở Gián Khẩu, cách Thăng Long gần 90 km, mở đầu cuộc đại phá quân Thanh. Sau 5 ngày đêm tiến quân thần tốc, đạo quân chủ lực của Quang Trung đã phá tan hệ thống phòng ngự của địch trên hướng đường thiên lý tiến về Thăng Long.

Mờ sáng mùng 5 tết (30/1/1789), đạo quân chủ lực của Quang Trung phối hợp với đạo quân đô đốc Bảo công phá và tiêu diệt toàn bộ quân địch ở Ngọc Hồi - Đầm Mực.

Cùng lúc đó, đạo quân do đô đốc Long chỉ huy, bất ngờ diệt đồn Đống Đa rồi đánh thọc sâu vào đại bản doanh của Tôn Sĩ Nghị ở cung Tây Long.

Sự phối hợp hai trận đánh Ngọc Hồi, Đống Đa làm cho Tôn Sĩ Nghị hết sức bất ngờ, choáng váng và lâm vào thế hoàn toàn bất lực, sụp đổ. Với cả một lực lượng dự bị khá lớn ở tổng hành dinh, nhưng viên chủ soái quân Thanh đành phải tháo chạy trong cảnh hoảng loạn và tan rã. Trên đường tháo chạy, chúng lại bị một cánh quân Tây Sơn khác chặn đánh ở vùng Yên Thế, Phượng Nhãn, Lạng Giang và bị bồi thêm những đòn tổn thất nặng nề.

35 ngày chuẩn bị trên đường hành quân dài khoảng hơn 500 km từ Phú Xuân đến Tam Điệp và 5 ngày đêm tiến công tiêu diệt trên một tuyến phòng ngự dài khoảng 90 km từ Gián Khẩu đến Thăng Long, quân Tây Sơn dưới sự lãnh đạo của Quang Trung đã đạt mức kỷ lục về tính thần tốc trong hành quân chuẩn bị và tiến công tiêu diệt địch.
Đại thắng Thăng Long xuân Kỷ Dậu 1789 là một trong những vũ công hiển hách nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta.

Đó là chiến thắng tiêu biểu cho đỉnh cao của sự phát triển và thắng lợi của phong trào Tây Sơn, được tạo nên bằng sức mạnh quật khởi của nông dân kết hợp với sức mạnh yêu nước và đoàn kết của cả dân tộc. Trong hàng ngũ quân đội Tây Sơn lập nên vũ công mùa xuân đó có những người đã tham gia dấy nghĩa từ đất Tây Sơn, có những con các em dân tộc Tây Nguyên chuộng tự do phóng khoáng, có những người dân khắp mọi miền của đất nước đã tự nguyện đứng dưới lá cờ nghĩa Tây Sơn, có những trí thức yêu nước như Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Thiếp... những võ quan cũ của chính quyền Lê - Trịnh như Đặng Tiến Đông..., những tướng soái Tây Sơn đã đày dạn chiến trận như Ngô Văn Sở, Phan Văn Lân, Nguyễn Văn Tuyết... .

Đó là chiến thắng của quân đội Tây Sơn với quyết tâm và ý chí đánh cho nó ''chích luân bất phản", đánh cho nó ''phiến giáp bất hoàn", đánh cho ''sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”. ý chí đó lại được nhân dân hết lòng giúp đỡ. Và như chúng ta đã biết, trên đường hành quân chiến đấu của quân Tây Sơn, nhân dân đã cho con em mình gia nhập nghĩa quân, đã tiếp tế lương thực, giúp các phương tiện vượt sông...
Nhân dân các làng xã quanh Thăng Long đã giúp quân Tây Sơn bí mật giấu quân ém sát đồn giặc, góp ván gỗ làm mộc công phá đền Ngọc Hồi, đã phối hợp làm trận rồng lửa trong trận diệt đồn Đống Đa...
Bằng lối đánh thần tốc và một thế trận lợi hại kết hợp tiến công chính diện mãnh liệt với những mũi thọc sâu bất ngờ và những mũi vu hồi sau lưng, Quang Trung với số quân chỉ hơn 10 vạn, nhưng đã đặt Tôn Sĩ Nghị và 29 vạn quân Thanh vào thế hoàn toàn bị động, bất ngờ đi từ thất bại này đến thất bại khác và cuối cùng phải chấp nhận sự thảm hại, tháo chạy trong hoảng loạn. Đại thắng Xuân Kỷ Dậu (1789) biểu thị tập trung thiên tài quân sự của Quang Trung Nguyễn Huệ.

Cũng ngay sau khi cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi, Quang Trung đã giao cho Ngô Thì Nhậm, Phan Huy ích dùng mọi biện pháp ngoại giao mềm mỏng và tích cực để nhanh chóng lập lại quan hệ hòa hiếu với nhà Thanh. Chỉ trong vòng nửa năm, hai bên đã thông sứ bộ và sau đó, quan hệ bang giao và buôn bán giữa hai nước đã được khôi phục.

26 tháng 11 2016

Em đã được xem một trận chiến oanh liệt của quân và dân ta nhằm tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng đất nước. Để chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ (mật danh chiến dịch là "Trận Đình"), quân và dân ta gồm cả công binh, bộ binh và thanh niên xung phong mở đường thắng lợi đi vào chiến dịch. Với kế hoạch tác chiến Đông Xuân 53 54, quân và dân ta ra sức sửa đường, làm đường. Tại các bến đò, các đèo cao địch ném bom, bắn phá ác liệt, song công tác mở đường, thông tuyến vận chuyển vẫn bảo đảm tiến độ. Ở đường thuỷ, nhiều thanh niên, bộ đội nhiều ngày ngâm mình dưới nước lạnh buốt phá thác, phá ghềnh khai thông dòng chảy để các đoàn thuyền độc mộc, các bè mang đưa gạo thóc từ các nơi ra chiến dịch. Đặc biệt, là đường bộ, biết bao thanh niên nam nữ phá núi, phá đèo để bộ đội đưa pháo vào trận địa. Hình ảnh hàng dãy người kéo pháo lên núi thật gian khổ và dũng cảm biết bao. Bên cạnh đó là hình ảnh tấp nập của đông đảo dân công hỏa tuyến bằng quang gánh, bằng xe đạp thồ đưa lương thực, đạn dược ra tuyến đầu bất chấp mưa bom bão đạn của giặc.

Mở màn chiến dịch vào lúc 17 giờ ngày 13/03/54, pháo ta từ trên núi bắn cấp tập vào đồi Him Lam, phân khu Trung tâm, sân bay Mường Thanh. Quân địch khiếp sợ trốn chui trốn nhủi vào các hầm hào. Sau đó chúng phản công nhưng bị bộ dội ta đánh trả quyết liệt...

Ngày 30/3, chúng ta bước qua giai đoạn 2 với cuộc đánh chiếm các đồi phía đông , F, D, đặc biệt là trên đồi A1, cuộc chiến đã diễn ra hết sức gay go trên từng tấc đất. Nơi đây, địch cố thủ trong các hầm ngầm, địa đạo kiên cố. Quân ta ngày đêm đào biết bao giao thông hào, đặc biệt là đào hầm vào tận căn cứ của địch...

Đợt cuối cùng của chiến dịch là vào ngày 3/5 khi quân ta tiến sâu vào trung tâm, chỉ cách sở chỉ huy địch khoảng 300 mét. Giặc thả tiểu đoàn dù cuối cùng hòng giúp phá vòng vây chạy qua Lào. Nhưng toàn bộ pháo binh và đặc biệt đại đội hỏa tiễn 6 nòng bắn dồn dập đã phá tan âm mưu này. Lúc 21 giờ ngày 6/5, khối bột phá gần 1 tấn, đặt giữa đồi bằng đường ngầm đã nổ tung vang trời, và đó là lệnh tổng tiến công. Lúc 17g30 ngày 7/5, tướng Đờ Cát-tơ-ri cùng toàn bộ tham mưu đầu hàng. Ngọn cờ “Quyết chiến quyết thắng” của Hồ Chủ tịch phất cao trên nóc hầm của tên tướng này.

Xem xong các trận đánh ác liệt trong bộ phim, em rất cảm phục tinh thần dũng cảm của bộ đội ta đã tạo nên một chiến thắng chấn động địa cầu như nhà thơ Tố Hữu đã viết:

Chín năm làm một Điện Biên
Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng.

11 tháng 10 2019

Chuyện người con gái Nam Xương là một truyện ngắn tiêu biểu trích trong tập truyện Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ  được viết bằng chữ Hán,  ra đời khoảng thế kỷ XVII.  Nhà văn dựa vào một câu chuyện có thật diễn ra ở thế kỷ 15, nàng Vũ Thị Thiết - thiếu phụ đất Nam Xương.  Truyện này từ lâu được đưa vào SGK Văn (những năm 70 thế kỷ trước), một thời gian vắng mặt (thời cải cách giáo dục), từ sau 1990 được đưa lại vào chương trình.

 Cũng đã có khá nhiều bài viết về truyện và nhân vật chính - Vũ Thị Thiết, thường được gọi là Vũ Nương.

Gần đây, trên Tạp chí Văn hóa Nghệ An có bài viết “Vũ Nương, nhìn nhận và suy xét” của Phan Thị Thanh Thủy có một số đánh giá theo hướng lên án nhân vật này.

Như vậy là nàng Vũ chết đã hơn 500 năm, mà xem chừng cuộc sống và cái chết của nàng chưa phải là hết chuyện để nói.

Vũ Nương, bi kịch sống không được lựa chọn

Câu chuyện bắt đầu từ cuộc hôn nhân của Vũ Thị Thiết, “người con gái quê ở Nam Xương, tính đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp. Trong làng, có chàng Trương Sinh, mến vì dung hạnh, xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về”.

Như vậy là hôn nhân giữa Vũ Nương và Trương Sinh (cũng như bao nhiêu cặp vợ chồng khác trong xã hội phong kiến) là không xuất phát từ tình yêu. Với  Vũ Nương, nàng đã được/bị cha mẹ gả bán. Chớ trách nàng ham giàu, cũng đừng trách nàng sống dựa dẫm, bởi “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, nàng làm gì được có ý kiến, lại càng không được quyết định việc hôn nhân của mình.

Đó là bi kịch đầu tiên của đời Vũ Nương mà chế độ phong kiến Việt Nam vốn lấy Nho giáo làm hệ tư tưởng chính thống, với tôn ti trật tự nghiêm ngặt đã tước mất quyền được chọn chồng của người phụ nữ.

Dù hôn nhân không phải trên cơ sở tình yêu, người chồng Trương Sinh đã “không có học” lại “có tính đa nghi”, nhưng là người “thùy mị, nết na”, ắt nàng hiểu được bổn phận làm dâu, làm vợ, nên đã giữ gìn khuôn phép để không từng lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa.

Phụ nữ ngày xưa sống theo bổn phận. Vũ Nương đã cố gắng hết sức để làm tròn bổn phận đó.

Bổn phận hàng đầu của người con (mà dâu cũng là con), đó là hiếu thảo. Hoàn cảnh đã thử thách và minh chứng lòng hiếu của nàng. Chồng đi lính, Vũ Nương dẫu một mình nuôi con nhỏ nhưng đã hết lòng khuyên lơn, chăm sóc, thuốc thang, phụng dưỡng mẹ chồng khi bà ấy đau yếu; và khi mẹ chồng mất, nàng hết lời thương xót, ma chay tế lễ chu đáo như đối với cha mẹ đẻ của mình. Mẹ chồng chứng kiến và trời xanh kia chứng giám cho lòng hiếu của nàng. Chừng đó đã đủ cho nàng thành gương sáng của đạo hiếu. 

Bổn phận hàng đầu của người vợ là chung thủy, tiết hạnh. Hoàn cảnh đã thử thách và minh chứng lòng chung thủy, tiết hạnh của nàng. Chồng nàng đi lính gần 3 năm. Nàng đang ở tuổi xuân, vợ chồng “sum họp chưa thỏa tình chăn gối”, khi chàng Trương ra đi nàng đang mang thai sắp ngày sinh nở, những ngày vắng chồng hẳn vô cùng khao khát tình chồng vợ. Nhưng nàng đã “giữ gìn một tiết”, “ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót”.

Không chỉ sống tròn bổn phận, mà nàng còn thực sự yêu thương chồng. Ngay trong buổi tiễn đưa chồng, dù chàng Trương chưa xa, mới chỉ sắp xa mà nàng đã nói những lời tràn đầy yêu thương, nhung nhớ khiến cho “mọi người đều ứa hai hàng lệ”.  Trong những đêm xa chồng, cuộc sống của nàng và con thơ cô quạnh, nỗi nhớ càng đốt cháy tâm can, “nàng thường hay đùa với con, trỏ bóng mình trên vách mà bảo là cha Đản”. Chỉ là để trả lời câu hỏi ngây thơ của con, cũng để cho vơi nỗi nhớ, chứ đâu phải nàng sống ảo như ai đó đã phê phán nàng. Trò trỏ bóng trên vách này, xưa kia các nhà dùng đèn đầu (khi chưa có điện) vẫn thường làm.  

Nàng làm sao lường trước được hậu quả giáng xuống nàng và gia đình bé nhỏ của nàng do trò đùa đó. Chỉ có chúng ta, người đời sau, được đọc câu chuyện về nàng mới biết trò đùa đó đã là nguyên nhân gián tiếp đẩy nàng đến chỗ chết.

Vũ Nương, bi kịch chết do lựa chọn

Ai đẩy nàng đến chỗ chết?

Trương Sinh, bé Đản hay chế độ phong kiến nam quyền bất công? Không, nếu có phiên tòa xét xử thì Trương Sinh vô can, bé Đản lại càng không, còn chế độ thì không thể bởi nó không có hình hài cụ thể.

Chúng ta đều biết nàng tự giết cuộc đời mình, nàng tự chọn cái chết. Và đó là thứ đầu tiên và có lẽ duy nhất trong cuộc đời ngắn ngủi của mình nàng được tự chọn.

Đành rằng, cái chết đó, có lẽ khiến nhiều người thương cảm (nhân dân đã lập miếu thờ nàng, ông vua thi sĩ Lê Thánh Tông khi qua đây đã làm thơ viếng nàng), và có người chê trách, thậm chí phê phán nàng ích kỷ, vô cảm.

Khác với truyện cổ tích Vợ chàng Trương, khi bị chồng la mắng, đánh và đuổi đi, Vũ Nương chạy một mạch ra bến Hoàng Giang gieo mình xuống sông tự vẫn; ở Chuyện người con gái Nam Xương, Nguyễn Dữ đã để cho nàng nói mấy lời đau buồn có ý nghĩa từ biệt, tắm gội chay sạch rồi mới ra bến Hoàng Giang. Như vậy là nàng đến với cái chết không phải do nóng giận mất khôn mà đó là sự lựa chọn của nàng sau khi đã suy nghĩ kỹ.

Bởi, nàng đã không có lựa chọn nào khác.

Nàng thanh minh bằng những lời tha thiết, Trương Sinh đã không tin. “Họ hàng, làng xóm bênh vực, biện bạch cho nàng cũng chẳng ăn thua gì cả”. Mẹ chồng, người hiểu và biết ơn nàng thì đã chết. Con trai nàng, đau đớn thay, sự thật thà và ngây thơ của nó lại chính là nguyên do gây nên cơn ghen mà bất cứ người đàn ông xa nhà nào cũng có thể mắc phải chứ không chỉ Trương Sinh. Đáng tiếc là “nàng đã hỏi chuyện do ai nói thì Trương Sinh đã giấu không kể lời con nói, chỉ lấy chuyện bóng gió mắng nhiếc nàng”.

Nàng nương tựa chàng Trương, như lời nàng nói lúc từ biệt là vì thú vui nghi gia nghi thất. Nàng coi trọng con người Trương Sinh nên dặn chàng tránh mũi tên hòn đạn, cũng không mong mang hai chữ phong hầu mặc áo gấm trở về, mà chỉ cần hai chữ bình yên. Vậy mà, giờ đây, ngay ngày đầu chàng Trương trở về, nàng thấy cuộc hôn nhân mà nàng đã cố gắng đến mức cao nhất để gìn giữ đã tan vỡ, không còn cách cứu vãn. Chồng nàng đã mắng chửi và đánh rồi đuổi nàng đi. Nàng đi đâu? Không thể trở về nhà cha mẹ bởi thời xưa quan niệm con gái đã lấy chồng bị chồng đuổi mà trở về là mang tiếng nhục cho gia đình. Nàng bị chồng cho là thất tiết, đó là tội lớn nhất của người đàn bà, người làm vợ. Thanh danh của nàng đã không còn. Vũ Nương đành lựa chọn, một sự lựa chọn đau đớn, đó là nàng phải chết để bày tỏ nỗi oan khiên, để minh chứng sự trong sạch của mình.

Bản năng con người là ham sống. Hẳn Vũ Nương đã rất tha thiết với cuộc sống. Nàng đang ở tuổi thanh xuân, lại càng không muốn chết. Khi lựa chọn chết chứ không tiếp tục sống trong sự nghi ngờ, phải mang tiếng là thất tiết, chứng tỏ nàng coi danh dự, phẩm giá cao hơn cả sự sống. Vì danh dự nàng hy sinh sự sống mà mỗi người chỉ có được một lần.

Câu chuyện cổ tích Vợ chàng Trương kết thúc ngay khi cuộc sống của nàng kết thúc. Nhưng vớiChuyện người con gái Nam Xương, nhà văn Nguyễn Dữ đã sáng tạo tiếp. Ứng với lời nguyền, Vũ Nương khi gieo mình xuống dòng Hoàng Giang đã không bị làm mồi cho cá tôm mà đã được Linh Phi - vợ vua Nam Hải cứu đưa vào động, thành cung nữ.

Phần sáng tạo có tính hoang đường ấy ngoài việc tăng hấp dẫn cho câu chuyện, còn chuyển tải được ý đồ của nhà văn về cái gọi là kết thúc có hậu. Dẫu sao thì nàng đã được minh oan, không chỉ riêng chàng Trương thấu nỗi oan của vợ, mà quan trọng hơn là mọi người cũng biết được điều đó qua việc Trương Sinh lập đàn tràng suốt ba ngày ba đêm bên bến Hoàng Giang.

Thực ra đó là một lý do quan trọng để nàng còn tiếp tục “sống” ở dưới thủy cung. Nỗi oan chưa được giải, nàng chưa “chết” được. Cho nên khi gặp Phan Lang, nàng nhắn gửi với chàng Trương lập đàn giải oan cho nàng. Oan được giải, nàng bấy giờ mới thanh thản sang cõi khác.

Việc Vũ Nương phải chết giữa tuổi thanh xuân mà nguyên nhân từ chuyện ghen tuông, từ bi kịch gia đình thực ra thời nào cũng có. Song với Chuyện người con gái Nam Xương và truyện nữa trong Truyền kỳ mạn lục là Người nghĩa phụ ở Khoái Châu, câu chuyện kể về nàng Nhị Khanh bị chồng gá bạc nhục nhã tìm đến cái chết để giải thoát, Nguyễn Dữ muốn gióng lên hồi chuông cảnh báo về thân phận con người, đặc biệt là người phụ nữ thời ông sống phải chịu nhiều bất công, phải chịu sự nghiệt ngã của số phận.

Đành rằng cuộc sống là không có chữ “nếu”, nhưng nếu như Vũ Thị Thiết và Nhị Khanh được chồng tôn trọng, lắng nghe thì số phận của họ đã khác. Xã hội phong kiến đã cho người chồng có quyền đánh chửi vợ hay lấy vợ mình gá bạc mà không cần hỏi ý kiến đã chứng tỏ xã hội bất bình đẳng nghiêm trọng. Còn bất bình đẳng, bất công thì còn nhiều phụ nữ hoặc phải âm thầm chịu đựng, hoặc đẩy họ đến bế tắc cùng đường đành phải chọn cái chết bi thảm.

Có lẽ vì thế mà trên con đường đến với xã hội văn minh, thế kỷ XXI rồi, cách thời Nguyễn Dữ sống 300 năm mà thế giới mới đây vẫn lấy ngày 25/11 làm Ngày chống bạo lực với phụ nữ.

Vì thế nên đền thờ Vũ Nương bên bến Hoàng Giang vẫn nghi ngút tỏa khói hương và câu chuyện về người thiếu phụ Nam Xương vẫn còn nhiều ý nghĩa. /.

14 tháng 11 2019

Thường ngày, chúng ta có những việc làm tốt và những việc làm xấu. Có một chuyện, em đã làm và thấy việc ấy thật ý nghĩa trong công cuộc bảo vệ môi trường của người học sinh.
Câu chuyện bắt đầu vào một buổi sáng nọ, khi hằng đông vừa ửng hồng và những giọt sương còn đọng lại trên bãi cỏ xanh mướt. Ấy là lúc em đi đến trường, vừa đi, em vừa thơ thẩn ngắm cảnh bình minh đẹp mê hồn. Bỗng, cái gì thế này? Một người đàn ông đang vứt một cái bao lớn mà em lấp ló đầu của một ***** chết. Em nhìn anh ấy mà trong người bực bội vô cùng. Vội chạy đến, kêu lên:
- Anh gì ơi?
Người đàn ông nghe em gọi, liền tắt máy chiếc xe honda của mình, hỏi:
- Gì thế nhóc?
Em đáp:
- Anh ơi, anh không thể vứt xác chết động vật bừa bãi như thế, sẽ gây ô nhiễm môi trường đấy! Ấy là chưa kể khi nắng lên, cái thứ này sẽ bốc mùi kinh khủng. Đoạn đường này lắm người qua lại, nhiều nhất là chúng em đi học về. Vì vậy nên anh phải lấy cái bao này đi ngay,
Em vừa dứt lời, người ấy liền quay lại, mắng như tát nước vào mặt:
- Đồ thứ con nít mà đòi dạy đời. Sao mày láo thế? Để yên cho tao làm việc, không thì liệu hồn con ạ!
Nói rồi, anh ta rồ ga, định phóng đi. Quyết không để hắn đi khi xác ***** còn nằm đấy. Em vội chặn đầu anh ta lại, nói:
- Nếu anh mà không lấy cái thứ thối tha đó đem đi thì em sẽ kêu mọi người tới đấy, anh nên biết đây là một việc làm không tốt đẹp mấy, nếu như mọi người mà biết thì không để yên cho anh đâu. Anh hãy đem ***** này chôn vào một cái hố nào đấy hay là bất cứ thứ gì cũng được, miễn sao đừng làm ô nhiễm môi trường và làm phiền những người xung quanh là tốt rồi. Mời anh chở cái bao này đi cho, em xin cảm ơn. Vừa nói, em vừa chạy ra đường, làm điệu bộ như nếu cần, ta sẵn sàng kêu cả làng ra xem. Người đàn ông nhìn em, đôi mắt nảy lửa, bước xuống xe đi về phía em. Nhưng anh ta không hề đánh em mà chỉ lầm bầm chửi rủa rồi vác cái bao đặt lên xe, phóng vù đi.
Em nhìn chiếc xe honda lao vút đi và tiếng động cơ ngày một nhỏ dần rồi mất hẳn mà trong lòng vui vẻ lạ thường như vừa trút được một cái gì đấy nặng cả vai. Và em cũng rất vui vì mình đã làm đúng lời cô giáo dạy: "Phải yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên, luôn luôn có ý thức bảo vệ môi trường như bảo vệ từng mạnh máu trong cơ thể".

27 tháng 12 2021

Tình bạn rất quan trọng trong cuộc sống. Một người bạn tốt sẽ giúp mỗi người cũng trở nên tốt đẹp hơn. Và Hoài An - bạn thân của em chính là một tấm gương tốt như vậy.

Hoài An rất xinh xắn và hiền lành. Dáng người của bạn khá nhỏ nhắn. Khuôn mặt trái xoan cùng với mái tóc đen dài lúc nào cũng được buộc gọn gàng. Đôi mắt to tròn, vầng trán cao toát lên vẻ thông minh.

Trong lớp, tính cách của Hoài An rất sôi nổi. Bạn rất chăm chỉ học tập và luôn đạt được kết quả cao. An chưa một lần phải nhận điểm kém, hay bị thầy cô giáo nhắc nhở về việc học tập. Môn học giỏi nhất của Hoài An là Toán. Các bạn trong lớp thường nhờ An giảng bài cho. Các hoạt động của lớp, bạn cũng rất hăng hái tham gia. Không chỉ vậy, Hoài An còn rất tốt bụng, thường xuyên giúp đỡ các bạn trong lớp nhiều công việc. Khi thì trực nhận giúp bạn đến muộn, khi thì cho bạn mượn sách, khi thì thay mặt cả lớp trả lời bài cũ… Có một cô bạn học giỏi lại tốt bụng như vậy khiến em cảm thấy bản thân cần cố gắng hơn.

Đối với em, Hoài An là một người bạn thân thiết. Cuối tuần, chúng em thường đến nhà nhau chơi. Những lúc đó, cả hai thường cùng nhau xem tivi, đọc sách. Em và An đều có chung sở thích là đọc sách văn học. Sau khi đọc xong một cuốn sách, chúng em lại chia sẻ cho nhau về nội dung cuốn sách, cảm nghĩ của mình về cuốn sách…

Em cảm thấy rất ngưỡng mộ Hoài An. Mong rằng bạn sẽ luôn giữ vững được thành tích học tập đáng nể. Và chúng em sẽ luôn là những người bạn tốt của nhau.