Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
đứng trên phương diện là người lập trình xe, em ưu tiên lợi ích của người mua xe tự lái trước nên sẽ chọn phương án đâm người phía trước. một phần lỗi thuộc về người đó do khi không quan sát phương tiện qua lại, người đó phải chịu trách nhiệm cho hành động thiếu cân nhắc của mình cũng như việc dừng đột ngột có thể gây một vụ tai nạn liên hoàn, gây tổn thất cho những người không liên quan và có thể gây ùn tắc, cản trở giao thông. tuy nhiên mạng người cũng rất quan trọng nên phương án trong trường hợp này là xe sẽ chuyển động chậm lại đủ không gây chết người cũng như gây được sự chú ý cho xe phía sau đồng thời lắp một đệm dày phía trước có cảm ứng sẽ bung ra để để tối thiểu hoá thương tích cho người bị hại
Em sẽ quyết định phanh xe gấp vì tính mạng con người là trên hết dù chiếc xe của mình có thể bị hư hại nặng hay nhẹ do xe sau gây ra thì điều đó vẫn có thể giải quyết ôn thỏa nhưng khi tạt phải, tạt trái hay đi thẳng thì sẽ đâm chết người điều này khiến cho bản thân của mình bị sai phạm một điều quan trọng là làm cho người khác mất đi ngươi thân hay bạn bè và thêm một điều nữa là xe này là xe không người lái nên dù có phanh xe lại thì xe sau có đam thẳng nào củng chẵn có vụ thương vong nào xảy ra cả. Nên trong trường hợp này phanh xe là phương án tốt nhất mà em chọn
- Vận động các gia đình cho con em đi học đầy đủ và hỗ trợ về mặt kinh tế. - Tổ chức liên hoan vào ngày lễ thiếu nhi. - Tổ chức sinh hoạt hàng tháng dành cho em các nhỏ. - Giúp đỡ xây dựng cô nhi viện cho trẻ em mồ côi.
tk:
- Vận động các gia đình cho con em đi học đầy đủ và hỗ trợ về mặt kinh tế. - Tổ chức liên hoan vào ngày lễ thiếu nhi. - Tổ chức sinh hoạt hàng tháng dành cho em các nhỏ. - Giúp đỡ xây dựng cô nhi viện cho trẻ em mồ côi.
- Tổ chức họp và liên hoan vào các ngày lễ cho người già: ngày quốc tế người cao tuổi
- Xây dựng nhà ở cộng đồng cho người già vô gia cư.
- Vận động các trường học, tổ chức, quỹ từ thiện giúp đỡ người già đơn thân.
Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về ATGT cho các em học sinh lồng ghép với kế hoạch bài dạy bổ ích, các hoạt động ngoại khóa năng động, thú vị. Từ đó giáo dục các em học sinh tiểu học những kiến thức cơ bản về an toàn giao thông khi tham gia giao thông trên đường, nâng cao ý thức, trách nhiệm của các em để phòng chống tai nạn giao thông.
Phát huy tinh thần tự giác, tự nguyện thực hiện và tham gia giao thông an toàn, tuân thủ pháp luật của phụ huynh và các em học sinh, nâng cao văn hóa giao thông.
- Gắn biển cổng trường an toàn giao thông;
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền ATGT theo kế hoạch
- Đoàn TN tham gia hướng dẫn và hỗ trợ trật tự giao thông tại khu vực cổng trường.
1.2. Mục đích kế hoạch Cổng trường an toàn giao thông- Nhằm tiếp tục tuyên truyền, giáo dục sâu rộng pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, nâng cao nhận thức, hình thành văn hóa giao thông, văn hóa ứng xử khi tham gia giao thông cho học sinh và cha mẹ học sinh.
- Nâng cao chất lượng của người đứng đầu nhà trường, các tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên, Đội TNTP Hồ Chí Minh nhà trường trong công tác giáo dục an toàn giao thông. Tăng cường phối hợp trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông (ATGT), duy trì hiệu quả Cổng trường an toàn giao thông.
- Giảm hành vi vi phạm pháp luật về trật tự ATGT và giảm tối đa tai nạn giao thông trong cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.
- Xây dựng thói quen cư xử có văn hóa, đúng pháp luật, không vi phạm quy tắc giao thông, hình thành ý thức tự giác tuân thủ pháp luật khi tham gia giao thông; tạo môi trường giao thông trật tự, an toàn, văn minh, thân thiện.
- Xây dựng Công trình Cổng trường an toàn giao thông trở thành công trình thanh niên của cán bộ, đoàn viên, học sinh trường Tiểu học Mỹ Đức 1
1.3. Công tác tuyên truyền kế hoạch tuyên truyền Cổng trường an toàn giao thông- Kiện toàn Ban An toàn giao thông, ban an toàn giao thông nhà trường xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện cụ thể, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên theo dõi, quản lý. Kế hoạch ATGT được triển khai đến các thành viên trong ban an toàn giao thông nhà trường, triển khai và phổ biến trong CBGV, NV và toàn thể học sinh, thông báo tới phụ huynh học sinh và công an xã... theo dõi, phối hợp trong việc quản lý học sinh.
- Phát động đợt cao điểm tuyên truyền về ATGT trong tháng 3;4;5/2022, đặc biệt là dịp Lễ 30/4 và 01/5 với nhiều nội dung và hình thức phong phú.
- Tiếp tục tổ chức cho 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường kí cam kết thực hiện và vận động gia đình chấp hành các quy định về ATGT: Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, không uống rượu, bia khi tham gia giao thông.
- Gắn biển công trình Cổng trường an toàn giao thông và panô tuyên truyền nội dung quyết tâm thực hiện trường học thân thiện, học sinh tích cực, cổng trường an toàn giao thông, văn minh.
- Lồng ghép, tích hợp nội dung Giáo dục ATGT vào các môn học các hoạt động trong ngày theo chủ đề giáo dục.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức cho CBGV, NV, học sinh và phụ huynh học sinh về việc thực hiện tốt ATGT vào các giờ đưa, đón học sinh, các phiên họp PHHS, đưa tiêu chí ATGT vào việc đánh giá xếp loại thi đua công tác chủ nhiệm các lớp theo định kỳ từng tháng, từng học kỳ và cả năm học.
Nhà trường:
- Thường xuyên nhắc nhở cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện nghiêm túc pháp luật về trật tự ATGT.
- Đưa nội dung chấp hành pháp luật về trật tự ATGT vào nội quy nhà trường và là một trong những tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại thi đua cho cá nhân. Có hình thức biểu dương kịp thời những cá nhân thực hiện tốt, đồng thời nhắc nhở, phê bình những trường hợp vi phạm hoặc thực hiện chưa tốt vào các buổi họp.
- Xây dựng kế hoạch và triển khai tới các nhóm lớp và chỉ đạo thực hiện kế hoạch đạt hiệu quả cao nhất.
- Phối hợp với đài truyền thanh tuyên truyền các nội dung giáo dục an toàn giao thông với cộng đồng toàn xã.
- Giải tỏa thông thoáng không gian trước cổng trường, kẻ vạch dừng đậu xe hợp lý cho phụ huynh khi đưa đón học sinh.
- Kịp thời hỗ trợ, giải quyết những sự cố, vi phạm an toàn giao thông trước cổng trường.
- Ủng hộ, duy trì Cổng trường an toàn giao thông, nhắc nhở phụ huynh học sinh không đi xe vào sân trường khi đưa đón học sinh.
Banner tuyên truyền Cổng trường an toàn giao thông
Cán bộ, giáo viên, nhân viên:
- Căn cứ vào kế hoạch của nhà trường, giáo viên triển khai thực hiện với mục đích, yêu cầu và nội dung, giải pháp thực hiện phù hợp điều kiện của nhóm lớp mình phụ trách.
- Lựa chọn nội dung thực hiện lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục ATGT vào các môn học, các hoạt động trong ngày theo chủ đề giáo dục phù hợp vào nội dung giảng dạy.
- Tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục ATGT cho học sinh và thực hiện văn hóa giao thông.
Học sinh:
- Nghiêm chỉnh chấp hành Luật giao thông.
- Thực hiện nghiêm việc đội mũ khi ngồi sau xe gắn máy. Khi đi xe đạp không đùa giỡn, dàn hàng đôi khi tham gia giao thông...
- Tuyên truyền bố mẹ đội mũ bảo hiểm và đưa đón đúng thời gian và địa điểm quy định.
Phụ huynh học sinh:
- Nghiêm chỉnh chấp hành Luật giao thông.
- Thực hiện nghiêm việc đội mũ khi đi xe gắn máy đưa đón học sinh.
- Đưa đón học sinh đúng thời gian và đỗ xe đúng địa điểm quy định.
1.4. Tiến độ kế hoạch tuyên truyền Cổng trường an toàn giao thôngTừ tháng 3/2022:
-Xây dựng kế hoạch; Kẻ vạch dừng xe tại khu vực đưa đón học sinh.
-Tuyên truyền vận động Cha mẹ học sinh thông qua họp PHHS đầu năm học, thông qua tuyền truyền của học sinh. Phối hợp cùng Công an xã đôn đốc nhắc nhở CMHS nghiêm túc thực hiện.
- Duy trì mô hình Cổng trường an toàn giao thông.
- Phát thanh trên hệ thống loa học đường hàng ngày vào đầu giờ và cuối mỗi buổi học khi phụ huynh đến trường và đón học sinh.
Trên đây là kế hoạch xây dựng và thực hiện mô hình Cổng trường An toàn giao thông lớp 5, hi vọng kế hoạch được duyệt và mọi người nghiêm túc thực hiện để hoàn thành kế hoạch đã đề ra./.
2. Kế hoạch tuyên truyền an toàn giao thông trong trường học số 2I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Nhằm phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, nâng cao nhận thức, hình thành văn hóa giao thông, văn hóa ứng xử khi tham gia giao thông cho học sinh toàn trường.
- Xây dựng “Cổng trường an toàn giao thông” trở thành hoạt động của cán bộ, đoàn viên, thanh niên, học sinh.
2. Yêu cầu
- Mô hình thu hút được đông đảo học sinh tham gia;
- Duy trì mô hình hết năm học 2022-2023;
- Phát huy được tinh thần xung kích, tình nguyện của đoàn viên thanh niên trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, đẩy mạnh cuộc vận động “Học sinh với văn hóa giao thông”.
II. NỘI DUNG, HÌNH THỨC
1. Nội dung
Học sinh và nhà trường cùng thực hiện các hoạt động sau:
- Gắn biển cổng trường an toàn giao thông;
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền ATGT theo kế hoạch
- Đoàn TN tham gia hướng dẫn và hỗ trợ trật tự giao thông tại khu vực cổng trường.
Đoàn TN tham gia hướng dẫn và hỗ trợ trật tự giao thông tại khu vực cổng trường
2. Hình thức
- Thành lập đội TNTN, có 1 nhóm trưởng và 1 nhóm phó phụ trách;
- Đội TNTN tuyên truyền ATGT, tham gia hướng dẫn hỗ trợ trật tự ATGT ở cổng trường vào các buổi trong tuần.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thành lập ban tổ chức
Ví dụ:
- Thầy Đỗ Thanh Phúc – BT Đoàn trường Trưởng ban
- Cô Nguyễn Thị Thương -Phó BT Đoàn trường Phó trưởng ban
- Thầy Lê trung Kiên -Phó BT Đoàn trường Phó trưởng ban
....
Lưu ý: Thành viên ban tổ chức không nhất thiết phải là thầy cô mà có thể là các bạn học sinh.
Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.
2. Thành lập các tiểu ban thực hiện
- Các thầy cô trong BCH Đoàn trường, các thầy cô GV tham gia với tư cách là thành viên, các em học sinh là các thành viên trong tiểu ban.
3. Lịch trực
| Thứ 2 | Thứ 3 | Thứ 4 | Thứ 5 | Thứ 6 | Thứ 7 |
Sáng |
|
|
|
|
|
|
Chiều |
|
|
Trên đây là kế hoạch xây dựng và thực hiện mô hình “Cổng trường An toàn giao thông”. Hy vọng các thành viên được đề cập trong bản kế hoạch và toàn thể giáo viên, học sinh nhà trường sẽ hưởng ứng nhiệt tình và nghiêm túc để hoàn thành kế hoạch đã đề ra.
3. Em hãy xây dựng một kế hoạch tuyên truyền về an toàn giao thông cổng trường an toàn giao thông số 3I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Tiếp tục phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện của đoàn viên thanh niên, học sinh, sinh viên tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông và xây dựng nếp sống văn hóa khi tham gia giao thông;.
2. Việc triển khai xây dựng Công trình “Cổng trường an toàn giao thông” phải đồng bộ, bảo đảm hiệu quả, tránh hình thức.
II. NỘI DUNG
1. Địa điểm tổ chức:
Tại Liên đội trường Tiểu học Lê Thị Hồng Gấm.
2. Phương thức xây dựng công trình:
– “Cổng trường an toàn giao thông” do Liên đội đăng ký với Ban giám hiệu nhà trường để xây dựng.
– Trong khu vực cổng trường có bố trí nơi để treo biển công trình (thiết kế theo ma két đính kèm).
Trong khu vực cổng trường có bố trí nơi để treo biển cổ động ATGT
3. Nội dung hoạt động
– Tổ chức các hoạt động tuyên truyền về an toàn giao thông; phối hợp tổ chức các buổi nói chuyện trực tiếp để tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về giao thông.
– Phối hợp tổ chức đoàn thể trong nhà trường hoạt động hỗ trợ học sinh kỹ năng tham gia giao thông an toàn; vận động học sinh ký cam kết không vi phạm pháp luật về giao thông và thực hiện văn hóa giao thông.
– Thành lập các tổ chức đội, tình nguyện tham gia hướng dẫn giao thông tại khu vực cổng trường trong giờ cao điểm; vận động người dân ở khu vực cổng trường không vi phạm hành lang giao thông.
4. Kinh phí xây dựng và tổ chức hoạt động:
Các tổ chức Đoàn, Đội tại xây dựng và triển khai kế hoạch, hoạt động từ nguồn quỹ Đoàn, Đội, từ hỗ trợ của nhà trường.
4. Kế hoạch tuyên truyền Cổng trường an toàn giao thông số 4 (2 mẫu)Tham khảo bài viết:
Kế hoạch tuyên truyền Cổng trường an toàn giao thông- Các hoạt động xã (phường) em tổ chức mà em tham gia là:
Sinh hoạt hè hàng năm.
Dọn dẹp phố phường.
Ủng hộ vùng thiên tai bão lũ.
1. dọn dẹp phố phường
2. ủng hộ đồng bào vùng thiên tai , lũ lụt
Tham khảo:
Hình ảnh quê hương đất nước in dấu đậm đà trong ca dao, dân ca. Đọc ca dao, dân ca, ta cảm thấy tâm hồn nhân dân ôm trọn bóng hình quê hương đất nước. Mỗi vùng quê có một cách nói riêng, cảm nhận riêng về sự giàu đẹp của nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Đọc những bài ca ấy, chúng ta như vừa được đi tham quan một số danh lam thắng cảnh đặc sắc của đất nước từ Bắc vào Nam.
Với nhân dân ta, quê hương là nơi quê cha đất mẹ, là cái nôi thân thiết, yêu thương. Quê hương là mái nhà, luỹ tre, cái ao tắm mát, là sân đình, cây đa, giếng nước, con đò, là cánh đồng xanh, con cò trắng, cánh diều biếc tuổi thơ. Đất nước với quê hương chỉ là một, là cơ đồ ông cha để lại, là núi sông hùng vĩ thiêng liêng. Quê hương đất nước được nói đến trong ca dao, dân ca đã thể hiện biết bao tình cảm yêu thương, tự hào của nhân dân ta từ bao đời nay.
Đất nước ta nơi nào cũng đẹp. Cảnh trí non sông như gấm như hoa; sản phẩm phong phú, con người cần cù, thông minh sáng tạo đã xây dựng quê hương đất nước ngày thêm giàu đẹp.
tình yêu quê hương đất nước vô cùng phong phú và gợi cảm. Mỗi chôn quê là một bức tranh đẹp nên thơ. Mến thương, tự hào, thương nhớ là những tình cảm sâu nặng của nhân dân ta gửi gắm qua những vần ca đao ngọt ngào sâu lắng về đất nước quê hương.
Nhà thơ Đỗ Trung Quân đã viết:
Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu...?
Hình ảnh quê hương đất nước trong ca dao dân ca đã giúp ta hiểu sâu ý thơ trên. Ca dao dân ca như dòng sữa ngọt nuôi dưỡng tâm hồn ta. Ta cảm thấy tâm hồn mình lớn lên cùng đất nước quê hương, cùng ca dao dân ca.
Việt Nam là một đất nước tươi đẹp và có truyền thống văn hóa lâu đời. Việt Nam đã và đang thay đổi, phát triển từng ngày
bài này ở đề thi an toàn giao thông đúng ko
Ukm, có vẻ trường bạn cũng thi bài này à?