K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 9 2023

Tham Khảo

 

Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống tương thân tương ái. Chính bởi vậy, hằng năm, rất nhiều hoạt động xã hội ý nghĩa được tổ chức. Tôi cũng có cơ hội tham gia một số hoạt động như vậy.

Miền Trung là mảnh đất phải hứng chịu nhiều thiên tai. Mặc dù người dân đã có những biện pháp phòng chống như gia cố nhà cửa, cất trữ lương thực lên cao hay di tản khỏi vùng tâm bão. Tuy nhiên, các cơn bão, lũ lụt vẫn gây ra nhiều hậu quả nặng nề như cuốn trôi nhà cửa, tài sản hay khiến nhiều người thiệt mạng, mất tích. Chính vì vậy, nhiều hoạt động xã hội đã được tổ chức để hướng về mảnh đất miền Trung thân yêu.

Trường học của tôi cũng đã phát động hoạt động rất ý nghĩa có tên là “Vì miền Trung ruột thịt”. Vào cuối tuần trước, cô tổng phụ trách đã có một buổi họp với cán bộ lớp. Sau đó, bạn lớp trưởng đã trở về phổ biến với các bạn trong lớp. Các thầy cô và học sinh trong trường đều cảm thấy hoạt động có ý nghĩa nên hưởng ứng rất nhiệt tình. Chúng tôi có thể ủng hộ lương thực thực phẩm, quần áo sách vở hoặc tiền mặt. Mỗi người cùng đóng góp một phần nhỏ để tạo nên sức mạnh lớn.

Khi nghe bạn lớp trưởng phổ biến, tôi rất xúc động. Khi về nhà, tôi đã kể cho bố mẹ nghe. Sau khi nghe xong, bố mẹ đều hưởng ứng hoạt động ý nghĩa này. Mẹ đã đưa em ra hiệu sách để mua một số đồ dùng học tập. Bố cũng cho tôi một số tiền nhỏ đến mang đến ủng hộ. Tôi đã gói lại một số quần áo và sách vở còn mới nhưng không dùng để đến mang đi ủng hộ.

Sáng hôm sau, tôi vui vẻ mang đến trường nộp. Các bạn trong lớp cũng vậy. Rất nhiều đồ dùng học tập, quần áo còn mới được đem đến. Hoạt động diễn ra trong vòng một tuần. Bạn lớp trưởng có nhiệm vụ thống kê lại rồi nộp cho cô tổng phụ trách. Cuối tuần đó, chuyến xe nghĩa tình của trường đã xuất phát để đem vào những món quà cho người dân miền Trung, đặc biệt là các bạn học sinh. Tôi tin rằng người dân miền Trung khi nhận được những phần quà này sẽ cảm thấy hạnh phúc và ấm áp vô cùng.

Tôi cảm thấy rất hạnh phúc khi làm được một việc tốt. Tôi cũng mong rằng sẽ có thêm thật nhiều hoạt động như vậy hơn nữa để chia sẻ và giúp đỡ nhiều người hơn nữa.

26 tháng 10 2023

bài văn gì mà hay quá  

Ví dụ: Họa động xã hội giàu ý nghĩa mà em đã tham gia chứng kiến là đi làm từ thiện cho các em nhỏ ở trên vùng cao. 

Kết quả của hoạt động đó là:

- Tinh thần: Em góp phần mang đến niềm vui và hạnh phúc cho những đứa trẻ có hoàn cảnh sống khó khăn và thiếu thốn.

- Vật chất: Những đứa trẻ có áo ấm mùa đông để mặc tránh khỏi cái rét tê tái của vùng núi, có sách vở đi học tiếp nối giấc mơ tri thức và có những bữa ăn đủ đầy dinh dưỡng đảm bảo sức khỏe.

16 tháng 9 2023

Hành động tốt trong đại dịch Covid 19

Vừa phân chia nhu yếu phẩm gửi đến bà con ở phường Cổ Nhuế 2, chị Nhật Thu (ở Hà Nội) cho biết suốt từ thời điểm giãn cách xã hội, "siêu thị 0 đồng lưu động" làm việc không ngơi nghỉ. "Trăn trở nhất là sức lực của mình làm có đủ để phần nào vơi đi gánh nặng lo toan hằng ngày của bà con hay không. Nhưng thà mình hành động còn hơn là ngồi yên", chị Thu nói. "Siêu thị 0 đồng" ra đời khi thành phố Hà Nội ra công điện 15 áp dụng các biện pháp cấp bách phòng chống dịch. Cho đến ngày thủ đô nhận lệnh áp dụng giãn cách xã hội theo chỉ thị 16, "siêu thị 0 đồng" được chuyển đổi theo hình thức lưu động, phối hợp với chính quyền địa phương, các đoàn thể, hội nhóm để giúp đỡ được nhiều đối tượng hơn. Nhờ sự giúp sức của chính quyền địa phương, các suất nhu yếu phẩm được chuyển đến tận tay cho bà con nghèo, cho các lao động tự do đang kẹt lại giữa thành phố.

Trong lúc dịch bệnh, chị Thu không kêu gọi quyên góp quỹ, nhưng những người thân, bạn bè biết đến "siêu thị 0 đồng" đều xin được góp thêm gạo, mì, trứng, sữa chung tay giúp bà con nghèo. Mỗi người thầm lặng, tùy tâm mà đóng góp theo sức lực của mình. "Cũng có rất nhiều người làm việc âm thầm nên rất dễ để chúng tôi kết nối được với nhau trong đại dịch", chị Thu chia sẻ.

Trong dịch bệnh, bà con càng mong chờ tình người hơn bao giờ hết. Niềm vui nhất là được nhìn thấy nụ cười của bà con khi nhận bao gạo, gói mì sẻ chia. Các nhà hảo tâm cho biết họ sẽ tiếp tục đồng hành với bà con đến lúc nào dịch bệnh qua đi.

16 tháng 9 2023

- Tìm ý, lập dàn bài, viết bài

- Trình bày lần lượt các sự việc, sự việc có logic và có kết thúc

- Cần đảm bảo tính trung thực

- Kết hợp với yếu tố biểu cảm để tăng cảm xúc cho bài viết

16 tháng 9 2023

- Kể các sự kiện theo trình tự khách quan

- Kết hợp các phương thức biểu đạt

16 tháng 9 2023

Với tinh thần “Cho đi là còn mãi” với lợi ích của việc hiến máu đã giúp thay đổi suy nghĩ của rất nhiều người đặc biệt là thế hệ trẻ. Hiến máu nhân đạo được xem là hành động đẹp, vì sức khỏe, vì sự sống của con người, mang giá trị nhân đạo cao cả và nhân văn sâu sắc.

Với ý nghĩa “Giọt máu cho đi - Cuộc đời ở lại”, Hiến máu nhân đạo là một trong những hoạt động thường niên ý nghĩa của Ngân hàng Shinhan, thu hút sự quan tâm và tham gia nhiệt tình bởi tất cả nhân viên và Ban lãnh đạo ngân hàng.

Vào ngày 16/12 và 17/12/2020, hơn 300 nhân viên Shinhan ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã cùng nhau tham gia ủng hộ 92,15 lít máu, nhằm góp phần đem lại niềm hy vọng và sự sống cho các bệnh nhân hiểm nghèo ở khắp mọi miền Tổ quốc, đặc biệt trong giai đoạn các bệnh viện đang khan hiếm nguồn máu do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

“Đồng cảm” và “chia sẻ” là hai điều vô cùng quan trọng và cần thiết để hình thành nên một xã hội văn minh, nhân ái và ai ai cũng được thụ hưởng những điều tốt đẹp và sống trong sự yêu thương.

16 tháng 9 2023

Giúp em hình dung các hoạt động trong buổi hôm đó đã diễn ra như thế nào, gồm có những hoạt động gì.

16 tháng 9 2023

- Hoạt động xã hội: Chuyến thăm bệnh nhi tại bệnh viện Ung bướu

- Trình tự: thời gian

16 tháng 9 2023

Đoạn số 3, từ “Bảy giờ sáng… Các em mong muốn điều gì nhất?”

16 tháng 9 2023

Cho đi mà không cần nhận lại

11h trưa, trước cổng nhà số 26 Hàng Trống, chị Nguyễn Phương Bảo Ngọc (32 tuổi) lựa từng xuất thực phẩm gồm gạo, mì gói trao cho chú công an và bạn trẻ mặc áo xanh thanh niên.

Nhiều năm gắn bó với hoạt động từ thiện, nhưng chưa lần nào chị thấy cuộc sống bà con lao động nghèo lại khốn khó như lúc này. Suốt 2 năm trời chiến đấu với dịch bệnh, cuộc sống của họ càng kiệt quệ hơn

Để đảm bảo giãn cách, các phường đều chủ động đến tận địa chỉ các nhà hảo tâm để nhận lương thực thực phẩm và chuyển đến tận tay cho bà con tại địa phương mình

Chị mua khoảng 2 - 3 tấn gạo, dự định phát 1.500 suất ở Hàng Trống, chỉ trong 2 ngày đã phát sạch trơn. Trên mạng xã hội chia sẻ, người nọ truyền tai người kia, người kéo đến xin nhận quà ngày một đông.

Lo sợ không đảm bảo giãn cách, chị Ngọc quyết định chuyển đổi cách thức, kết hợp với chính quyền địa phương để phát nhu yếu phẩm đến cho bà con nghèo tại địa phương đó. Mỗi ngày điện thoại, Facebook có rất nhiều trường hợp lao động tự do gọi đến xin giúp đỡ, với các trường hợp này chị Ngọc cho biết có thể phối hợp với chính quyền, đoàn thể tại địa phương đó xác minh hoàn cảnh cụ thể.

"Kho lương" của chị chứa được hơn 45 tấn gạo, hàng ngàn thùng mì. Chị cho biết các phường sẽ chủ động đưa xe đến nhận gạo, mì tại Hàng Trống và trao tận tay cho bà con để vừa đảm bảo giãn cách, vừa đúng người đúng đối tượng.

Bản thân chị và những người tham gia hỗ trợ phân chia lương thực thực phẩm cứ cách 2 - 3 ngày đi xét nghiệm COVID-19 một lần để đảm bảo an toàn cho mình cũng như những người xung quanh.

"Mong muốn những hoàn cảnh khó khăn vượt qua được đại dịch, đó là niềm vui nhất. Cho đi mà không cần nhận lại, chỉ muốn san sẻ giúp đỡ mọi người, chỉ mong bà con biết rằng trong khó khăn vẫn có người sẵn sàng đưa tay ra", chị Ngọc tâm niệm.