Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
#Tham_khảo: vietjack
Chiến tranh đã đi qua lâu rồi nhưng những chiến tích và di tích lịch sử vẫn còn đấy. Chúng em đã được đến thăm khu chứng tích Sơn Mỹ – một di tích lịch sử của tỉnh Quảng Ngãi, nơi đã để lại trong chúng em những ấn tượng khó quên.
Hôm ấy là một sáng cuối xuân, trời thật đẹp. Đoàn xe tham quan của trường em chuyển bánh. Những chiếc đầy ắp tiếng cười lướt nhẹ qua cây cầu bắc ngang qua sông Trà Khúc. Chúng em đưa mắt xuống dòng sông. Sông dịu hiền như chiếc áo the xanh duyên dáng. Đi hết cây cầu, đoàn xe rẽ xuống hướng đông.
Xe vẫn bon bon trên con đường nhựa mịn màng, cảnh vật nơi đây thật đẹp, núi Thiên An uy nghi, trầm mặc hướng ra sông. Sông ôm bóng núi và quyện với mây trời. Nhìn núi Ấn sông Trà, ẹm lại càng tự hào về quê hương Quảng Ngãi – nơi đã ghi dấu ấn của một thời oanh liệt, hào hùng. Chúng em cùng nhau ôn lại lịch sử đấu tranh của người dân nơi đây. Ai cũng muốn đi ngược thời gian để tưởng nhớ những người chiến sĩ đã ra đi từ núi sông này. Dòng suy nghĩ chưa dứt thì đoàn xe tham quan đã đến nơi. Như không hẹn trước tất cả cùng nhau hô to:
– Đến nơi rồi! Đến nơi rồi!
Xe giảm tốc độ và dừng lại, đoàn tham quan lần lượt xuống xe. Lá cờ đỏ sao vàng cắm ở trên đầu xe tung bay trong gió. Chúng em xếp hàng ngay ngắn rồi theo cô hướng dẫn viên tiến vào trong khu di tích. Cô hướng dẫn viên đưa chúng em đi thăm nhà lưu niệm. Những hiện vật vẫn còn đó, được lưu giữ rất cẩn thận. Sau vụ thảm sát ngày 16-3-1968 tại đây, 504 người dân vô tội đã ra đi, trong đó phần lớn là cụ già, phụ nữ và trẻ em. Cô hướng dẫn viên còn đưa chúng em ra thắp hương tại tượng đài – hình ảnh một người mẹ đang che chở cho nhũng đứa con khi cái chết cận kề. Ôi! Thật thương tâm – Chúng em không sao kìm được xúc động, căm thù.
Em thầm nghĩ: Đây là một chứng tích phơi bày tội ác man rợ của quân hiếu chiến, cướp nước. Đấy là nơi tưởng niệm đồng bào vô tội đã bị tàn sát dã man trong chiến tranh. Chúng em đi thăm những căn hầm, những chiến hào đã từng che bom chắn đạn, thăm con mương cạn mà quân đội Mỹ đã dồn phụ nữ và trẻ em vào đó để xả súng bắn. Nghe kể lại, tất cả chúng em đều ghê rợn, kinh hoàng. Tận mắt chứng kiến những bức ảnh về vụ thảm sát do một người Mỹ có lương tâm chụp và công bố lá bằng chứng quan trọng, buộc tòa án Mỹ phải đem vụ thảm sát Sơn Mỹ ra xét xử.
Ba giờ đồng hồ trôi qua đoàn tham quan đã thăm viếng hết khu chứng tích, đã chứng kiến những cảnh thương tâm. Ai cũng muốn nói lên lời giã từ quá khứ đau thương, phẫn nộ chiến tranh và ước vọng hòa bình. Chúng em thành kính thắp những nén hương tưởng niệm trước lúc ra về.
Tạm biệt khu di tích Sơn Mỹ, chúng em ai nấy đều hiểu thêm lịch sử về quê hương, đất nước, con người. Chúng em mong sao thế giới này mãi mãi hòa bình.
Mỗi chuyến đi đều đem đến nhiều kỉ niệm đẹp đẽ. Với em, chuyến đi đáng nhớ nhất và nghỉ hè năm ngoái. Em đã có dịp đến thăm thành phố Đà Lạt cùng với bố mẹ.
Mấy hôm trước, bố đã đặt vé máy bay cho các thành viên trong gia đình. Sáu giờ sáng, mọi người đã có mặt đầy đủ ở sân bay. Chuyến bay sẽ khởi hành lúc tám giờ. Đây là lần đầu tiên em được đi máy bay nên cảm thấy vô cùng háo hức. Sau khi cùng với bố mẹ làm xong thủ tục, gia đình em lên máy bay. Vì là cuối tuần nên sân bay rất đông người. Khi máy bay cất cánh, em cảm thấy rất thích thú. Em xin được ngồi gần cửa sổ để ngắm nhìn cảnh vật bên dưới. Thật thú vị làm sao!
Máy bay di chuyển hơn một tiếng là đến Đà Lạt. Mọi người nhận hành lí rồi ra ngoài chờ. Bố gọi một chiếc xe tắc-xi để về khách sạn. Trên đường đi, em được ngắm nhìn khung cảnh thành phố. Về đến khách sạn, mọi người trong gia đình nhận phòng, nghỉ ngơi và tắm giặt.
Những ngày sau đó, em được tham quan những điểm nổi tiếng của Đà Lạt. Điểm du lịch đầu tiên là thác Pren. Nước từ trên cao xối xuống như một tấm rèm màu trắng khổng lồ. Tiếng thác đổ đều đều, triệu triệu bụi nước li ti óng ánh. Càng tiến vào gần thành phố, khung cảnh càng hấp dẫn hơn. Giữa rừng thông, thấp thoáng những ngôi nhà mái nhọn, lợp ngói đỏ tươi trông như những lâu đài huyền bí.
Hôm sau, gia đình em được đi thăm rất nhiều cảnh đẹp của Đà Lạt như hồ Xuân Hương, thác Cam Ly, đồi Cù, Đồi thông hai mộ, thung lũng Tình Yêu, hồ Đa Thiện, thiền viện Trúc Lâm…Mọi người trong gia đình đã chụp rất nhiều ảnh kỉ niệm. Em còn được đi chợ Đà Lạt. Trong chợ có bán rất nhiều loại hoa, trái cây… Em được thưởng thức rất nhiều món ăn nổi tiếng của Đà Lạt.
Gia đình em có thêm kỉ niệm đẹp đẽ bên nhau. Quả là một chuyến tham quan tuyệt vời. Không chỉ vậy, em còn cảm thấy yêu thêm đất nước yêu dấu, tươi đẹp của mình.
Tham khảo:
1. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa: địa điểm đến là nhà tù Hỏa Lò
+ Bày tỏ cảm xúc của em khi được trực tiếp tham gia chuyến đi: rất vui vì học được thêm rất nhiều điều
2. Thân bài
- Kể lại cụ thể diễn biến của chuyến tham quan (trên đường đi, lúc đến điểm tham quan, trình tự các điểm đến thăm, những hoạt động chính trong chuyến đi…).
+ Thời tiết: Hôm đó là thứ bảy - một ngày đẹp trời đầy nắng và gió tạo tâm trạng thoải mái và dễ chịu
+ Địa điểm: Nhà tù Hỏa Lò nằm ở số 1 phố Hoả Lò, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Nơi đây được mệnh danh là “địa ngục trần gian” - được thực dân Pháp xây dựng để giam giữ các chiến sĩ cách mạng quan trọng của Việt Nam.
+ Đến nơi: Đầu tiên là mua vé vào cửa. Sau đó, chúng tôi lần lượt có các khu vực nhà giam gồm có một nhà dùng cho việc canh gác; một nhà dùng làm bệnh xá; một nhà dùng làm nhà thương bố thí; hai nhà dùng để giam bị can (chưa thành án); một nhà dùng để làm phân xưởng thợ mộc, sắt, may, da; năm nhà dùng để giam tù nhân đã thành án; bốn trại xà lim để giam tử tù, tù nhân nguy hiểm, tù nhân vi phạm nội quy nhà tù. Ở mỗi khu vực nhà giam đều có những bảng chú thích để người xem hiểu rõ hơn.
- Thuyết minh, miêu tả và nêu ấn tượng của em về những nét nổi bật của di tích lịch sử, văn hóa đó (thiên nhiên, con người, công trình kiến trúc…)
+ Đặc biệt ấn tượng nhất khi đến nhìn tham quan nhà giam dành cho tù nhân phạm tội tử hình. Chiếc máy chém dành cho phạm nhân tử hình sẽ khiến bất cứ ai nhìn thấy lạnh sống lưng
+ Qua đó tôi hiểu được một phần nào sự hi sinh của các chiến sĩ cách mạng cho Tổ quốc và tội ác chiến tranh của thực dân Pháp
=> chân quý nền hòa bình ngày hôm nay
Những nhà giam nhỏ bé, chật hẹp với bốn bức tường dày không có gì lọt qua được cũng khiến tôi cảm thấy ám ảnh.
3. Kết bài
Nêu cảm xúc, suy nghĩ của em về chuyến tham quan, di tích lịch sử văn hóa: em đã học được rất nhiều điều, hiểu biết thêm về lịch sử và sự tàn ác của chiến tranh. Có dịp em sẽ dẫn gia đình đến thăm nhà tù Hỏa Lò một lần nữa
Trong các năm học dưới mái trường Tiểu học thân yêu, em cũng được cùng trường và bạn bè đi chơi nhiều nơi hơn nhưng về kỉ niệm đi dã ngoại ở đền vua Đinh, vua Lê ở Hoa Lư, Ninh Bình luôn để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc.
Vào một buôi sớm đầu thu, tiết trời còn đang se lạnh. Ngay lúc đằng đông còn ửng hồng như thoa phấn, ông mặt trời đang quấn mình trong tấm chăm mây thì bác đồng hồ già nua gọi em dậy sớm. Em choàng tỉnh dậy , đánh răng, rửa mặt, xách cặp chất đầy đồ ăn, nước uống và dắt xe tới trường. Trong lòng em thật háo hức vì hôm nay được đi chơi với trường. Càng nghĩ em càng đạp nhanh hơn.
Cổng trường chật ních ko thiếu dáng ai, hàng xe
1. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa: địa điểm đến là nhà tù Hỏa Lò
+ Bày tỏ cảm xúc của em khi được trực tiếp tham gia chuyến đi: rất vui vì học được thêm rất nhiều điều
2. Thân bài
- Kể lại cụ thể diễn biến của chuyến tham quan (trên đường đi, lúc đến điểm tham quan, trình tự các điểm đến thăm, những hoạt động chính trong chuyến đi…).
+ Thời tiết: Hôm đó là thứ bảy - một ngày đẹp trời đầy nắng và gió tạo tâm trạng thoải mái và dễ chịu
+ Địa điểm: Nhà tù Hỏa Lò nằm ở số 1 phố Hoả Lò, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Nơi đây được mệnh danh là “địa ngục trần gian” - được thực dân Pháp xây dựng để giam giữ các chiến sĩ cách mạng quan trọng của Việt Nam.
+ Đến nơi: Đầu tiên là mua vé vào cửa. Sau đó, chúng tôi lần lượt có các khu vực nhà giam gồm có một nhà dùng cho việc canh gác; một nhà dùng làm bệnh xá; một nhà dùng làm nhà thương bố thí; hai nhà dùng để giam bị can (chưa thành án); một nhà dùng để làm phân xưởng thợ mộc, sắt, may, da; năm nhà dùng để giam tù nhân đã thành án; bốn trại xà lim để giam tử tù, tù nhân nguy hiểm, tù nhân vi phạm nội quy nhà tù. Ở mỗi khu vực nhà giam đều có những bảng chú thích để người xem hiểu rõ hơn.
- Thuyết minh, miêu tả và nêu ấn tượng của em về những nét nổi bật của di tích lịch sử, văn hóa đó (thiên nhiên, con người, công trình kiến trúc…)
+ Đặc biệt ấn tượng nhất khi đến nhìn tham quan nhà giam dành cho tù nhân phạm tội tử hình. Chiếc máy chém dành cho phạm nhân tử hình sẽ khiến bất cứ ai nhìn thấy lạnh sống lưng
+ Qua đó tôi hiểu được một phần nào sự hi sinh của các chiến sĩ cách mạng cho Tổ quốc và tội ác chiến tranh của thực dân Pháp
=> chân quý nền hòa bình ngày hôm nay
Những nhà giam nhỏ bé, chật hẹp với bốn bức tường dày không có gì lọt qua được cũng khiến tôi cảm thấy ám ảnh.
3. Kết bài
Nêu cảm xúc, suy nghĩ của em về chuyến tham quan, di tích lịch sử văn hóa: em đã học được rất nhiều điều, hiểu biết thêm về lịch sử và sự tàn ác của chiến tranh. Có dịp em sẽ dẫn gia đình đến thăm nhà tù Hỏa Lò một lần nữa
Bài bạn tham khảo nha
Chuyến đi tham quan đáng nhớ nhất của tôi là chuyến đi đến làng nghề Trường Sơn. Làng nghề Trường Sơn nằm ở vùng nông thôn xinh đẹp của Việt Nam, nổi tiếng với nghề truyền thống làm gốm sứ.
Vào một buổi sáng đẹp trời, gia đình tôi cùng nhau lên đường khám phá làng nghề Trường Sơn. Chúng tôi đã lái xe qua những con đường nhỏ xinh, đi qua những cánh đồng xanh tươi và những ngôi nhà cổ truyền. Cảnh quan xung quanh thật tuyệt vời và yên bình. Khi đến làng nghề Trường Sơn, chúng tôi đã được đón tiếp nồng hậu bởi những người dân địa phương. Họ đã chia sẻ với chúng tôi về lịch sử và quá trình làm gốm sứ truyền thống của làng. Chúng tôi được tham quan các xưởng gốm sứ, nơi những nghệ nhân tài ba đang làm việc. Tôi đã bị cuốn hút bởi quá trình làm gốm sứ tinh xảo. Từ việc trải đất, trổ hình, nặn hình, đến việc nung gốm, mỗi bước đều đòi hỏi sự khéo léo và kiên nhẫn. Tôi đã được thử sức và tham gia vào quá trình làm gốm, và dường như tôi đã khám phá ra một tài năng bất ngờ của mình. Sau khi tham quan xưởng gốm, chúng tôi đã được thưởng thức một bữa trưa truyền thống với các món ăn đặc sản của làng. Mọi thứ đều ngon lành và tươi ngon, mang đậm hương vị của đất trời quê hương. Chuyến đi tham quan làng nghề Trường Sơn đã để lại trong tôi những kỷ niệm đáng nhớ. Tôi đã được trải nghiệm và hiểu thêm về nghề truyền thống của đất nước mình. Tôi cũng đã có cơ hội gặp gỡ và trò chuyện với những người dân thân thiện và tài ba.
Chuyến đi này đã mở rộng tầm mắt và tăng cường niềm tự hào về văn hóa và truyền thống dân tộc. Tôi sẽ luôn nhớ mãi những kỷ niệm đáng nhớ này và hy vọng có thể quay trở lại làng nghề Trường Sơn một ngày không xa.
Chuyến tham quan di tích lịch sử K9 Đá Chông là một trải nghiệm thú vị cho những ai quan tâm đến lịch sử và văn hóa của khu vực này.
Khi đến tham quan Đá Chông, bạn sẽ có cơ hội khám phá câu chuyện về tác phẩm nghệ thuật tự nhiên này. Bạn sẽ được nghe các câu chuyện và truyền thuyết về Đá Chông từ các hướng dẫn viên địa phương, những người có kiến thức sâu về lịch sử và văn hoá của khu vực này. Họ sẽ giải thích về nguồn gốc, ý nghĩa và tầm quan trọng của Đá Chông trong việc bảo tồn di sản văn hóa của K9.
Khu di tích lịch sử K9 ở Đá Chông, huyện Ba Vì, Hà Nội là một địa danh quan trọng trong lịch sử và văn hóa Việt Nam, có mối liên hệ mật thiết với Chủ tịch Hồ Chí Minh từ khi ông còn sống cho đến khi qua đời.
Vào tháng 5 năm 1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm Trung đoàn 36, Sư đoàn 308 cũng như Đá Chông bên sông Đà. Ông dừng lại nghỉ và ăn trưa trên một ngọn đồi có ba mỏm đá nhọn tạo nên hình mũi chông. Ông đã đề xuất xây dựng một nhà làm việc tại đây cho mục đích chống lại cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân từ Mỹ.
Trước nguy cơ của cuộc chiến tranh bằng không quân từ Mỹ vào miền Bắc, vào năm 1959 Bộ Quốc phòng đã ra lệnh xây dựng khu căn cứ Trung ương tại Đá Chông. Ngôi nhà hai tầng trong khu căn cứ này được hoàn thành vào ngày 15 tháng 3 năm 1960 và sau đó được đổi tên thành Khu căn cứ K9. Trong thời gian từ năm 1960 đến năm 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh và cấp lãnh đạo Đảng và Chính phủ đã thường xuyên làm việc tại đây. Khu căn cứ K9 còn trở thành nơi tiếp đón các vị khách quốc tế, như bà Đặng Dĩnh Siêu, phu nhân Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai và ông Hà Vĩ, Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam.
Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời vào ngày 2 tháng 9 năm 1969, Khu căn cứ K9 được chọn là nơi để giữ gìn thi hài của ông. Từ đó, khu vực này được đổi tên thành Khu căn cứ K84 và phục vụ như một nơi trọng điểm để chỉnh hình và bảo quản thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng như tổ chức các hoạt động viếng thăm và tưởng niệm Chủ tịch.
Nếu bạn quan tâm đến lịch sử và văn hóa, chuyến tham quan di tích lịch sử K9 Đá Chông là một trải nghiệm tuyệt vời để hiểu sâu hơn về vùng đất này và giá trị của nó.