K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 11 2018

Theo lời của người Pháp:

Tôi là một người Pháp đang sinh sống, làm ăn ở Việt Nam và đã chứng kiến sự thành đạt một doanh nhân Việt Nam. Đó là câu chuyện của “Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi. Bưởi sinh ra trong một gia đình nghèo khó. Mồ côi cha từ nhỏ, ngày ngày Bưởi phải theo mẹ quẩy gánh hàng rong trên khắp các nẻo đường. Thấy Bưởi khôi ngô, nhà tư sản họ Bạch nhận làm con nuôi, đặt tên là Bạch Thái Bưởi và cho ăn học tử tế.

Năm 21 tuổi, Bạch Thái Bưởi làm thư kí cho một hãng buôn. Chẳng bao lâu, ông đứng ra kinh doanh độc lập, trải đủ mọi nghề: buôn gỗ, buôn ngô, mở hiệu cầm đồ, lập nhà in, khai thác mỏ... và cố tìm ra hướng làm ăn mới.

Bạch Thái Bưởi mở công ti vận tải đường thuỷ lấy tên là Bạch Thái Bưởi vào lúc những con tàu chở khách của người Hoa đã độc chiếm các tuyến đường sông miền Bắc. Ông cho người đến tận các bến tàu diễn thuyết, hô hào. Trên mỗi chiếc tàu, ông cho dán dòng chữ “Người ta thì đi tàu ta” và treo một cái ống để khách nào đồng tình với ông thì vui lòng bỏ tiền vào ống, tiếp sức cho chủ tàu. Khi đổ ống ra, tiền đồng rất nhiều, tiền hào, tiền xu thì vô kể. Khách đi tàu của ông ngày một đông. Nhiều chủ tàu người Hoa, người Pháp phải bán lại tàu cho Bạch Thái Bưởi. Rồi ông mua xưởng sửa chữa tàu, thuê kĩ sư giỏi trông nom. Lúc thịnh vượng nhất, công ti ông có tới ba mươi chiếc tàu lớn nhỏ mang những cái tên lịch sử: Hồng Bàng, Lạc Long, Trưng Trắc, Trưng Nhị,..

Chỉ trong mười năm, Bạch Thái Bưởi đã có trong tay một sản nghiệp đồ sộ, được mọi người yêu mến, trân trọng gọi là: “Bậc anh hùng kinh tế - Vua tàu thuỷ".

9 tháng 11 2018

Bài làm
Tôi là một chủ tàu người Pháp, đã từng phải bán tàu cho Bạch Thái Bưởi. Mặc dù tôi rất buồn vì bị thua lỗ nhưng dẫu sao tôi cũng phải kính phục Bạch Thái Bưởi vì ông đã cho tôi bài học quý giá trong kinh doanh.

Tôi nghe mọi người kể rằng Bạch Thái Bưởi mồ côi cha từ nhỏ, phải theo mẹ gánh hàng rong kiếm sống qua ngày. Vì ngoan ngoãn, chăm chỉ lại khôi ngô, tuấn tú nên ông được nhà họ Bạch nhận về làm con nuôi và cho ăn học. Ông làm thư kí cho một hãng buôn vào năm 21 tuổi. Sau đó ông phải trải qua đủ nghề: buôn gỗ, buôn ngô, lập nhà in, khai thác mỏ,... Nhiều lúc việc buôn bán thua lỗ đến trắng tay nhưng ông vẫn không nản chí.
Giữa lúc người Hoa độc chiếm các đường sông miền Bắc, Bạch Thái Bưởi đã quyết định lập công ty vận tải đường thuỷ. Lúc đầu mọi người ai cũng coi thường. Nhưng ông đã có nhiều cách phát huy thế mạnh của mình. Đó là những thế mạnh mà chúng tôi không có: cho người đi diễn thuyết, dán biểu ngữ “người ta thì đi tàu ta” ở khắp các bến sông, treo ống quyên góp để tiếp sức cho các chủ tàu... Khách đi tàu của ông ngày một đông. Vì thế, nhiều chủ tàu người Pháp người Hoa đành phải bán lại tàu cho Bạch Thái Bưởi, cả xưởng sửa chữa tàu cũng về tay ông. Ông thuê các kĩ sư giỏi người Việt trông nom công xưởng... Ba mươi chiếc tàu lớn nhỏ của ông mang những cái tên lịch sử như: Lạc Long, Hồng Bàng, Trưng Trắc, Trưng Nhị,... tung hoành khắp các con sông miền Bắc.
Câu chuyện về “Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi là như thế. Từ một cậu bé nghèo khổ, sau mười năm gian khổ lập nghiệp, ông đã trở thành anh hùng trên mặt trận kinh tế. Nghị lực phấn đấu, lòng yêu nước và tài năng kinh doanh của ông đã đưa ông tới thành công. Đó là những điều mà tôi vô cùng kính phục ông