Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tham khảo:
Dạo ấy tình hình kinh tế đang phát triển. Đối với người Hoa chúng tôi, đây là cơ hội tốt để buôn bán, làm ăn trên thương trường. Tôi, một chủ tàu người Hoa cùng các đồng nghiệp đã làm ăn rất phát triển cho đến khi có một người tên là Bạch Thái Bưởi xuất hiện. Chuyện như sau:
Tôi biết Bưởi là một cậu bé mồ côi cha từ nhỏ. Cuộc sống của cậu rất khổ, phải theo mẹ bán hàng rong. Một hôm, có nhà họ Bạch đến mua hàng của mẹ con họ. Thấy Bưởi khôi ngô, lại qua nhiều lần để ý, nhà họ Bạch đã biết tính nết của cậu. Họ biết nếu nhận Bưởi về làm con, sẽ có ngày nở mày nở mặt. Họ nhận Bưởi về làm con nuôi và cho ăn học. Khi tròn 21 tuổi, Bưởi làm thư kí cho một hãng buôn và học được rất nhiều thủ thuật từ họ. Được vài năm, anh đứng kinh doanh độc lập và trải đủ mọi nghề: buôn gỗ, ngô, lập nhà in,… Bạch Thái Bưởi mở công ty vận tải đường thuỷ vào lúc những con tàu của chúng tôi đang độc chiếm các đường sông đất Bắc. Ban đầu, chúng tôi cười cậu, sức bao nhiêu mà dám chọi với chúng tôi! Nhưng Bưởi đã chứng minh ngược lại. Cậu cho người đến các bến tàu diễn thuyết. Trên mỗi chiếc tàu, cậu dán dòng chữ “người ta thì đi tàu ta” và treo một cái ống bên cạnh để khách nào đồng tình thì bỏ ống tiếp sức cho cậu. Bạch Thái Bưởi đã khôn khéo đánh vào niềm tự hào dân tộc. Khơi dậy lòng yêu nước của người Việt. Chẳng bao lâu, công ty của cậu đã rất thành đạt, ngày càng nhiều khách đi tàu của cậu. Nhiều người trong số chúng tôi đã phải bán lại tàu cho cậu. Công ti của Bưởi có hơn ba mươi chiếc tàu lớn nhỏ mang những cái tên lịch sử, xưởng sửa chữa tàu, kĩ sư giỏi.
Dù rất ấm ức vì bị thua Bưởi trên thương trường. nhưng tôi cũng rất khâm phục cậu bởi ý chí, nghị lực, quyết tâm. Cậu thật xứng đáng với danh hiệu: “một bậc anh hùng kinh tế” như mọi người đương thời khen tặng.
Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha từ nhỏ, nhưng nhờ giàu ý chí và nghị lực nên đã trở thành một nhà kinh doanh tài giỏi.Và khuyên chúng ta ko dc từ bỏ hãy có ý chí-nghị lực và vươn lên sẽ thành công
- Một câu giới thiệu đoàn tàu: “Đoàn tàu Thống Nhất là đoàn tàu dài nhất Việt Nam”.
- Một câu kể hoạt động của người soát vé hoặc hành khách đi tàu: “Hành khách phải mua vé trước khi lên tàu”.
- Một câu miêu tả đặc điểm của đoàn tàu hoặc cảnh đẹp bên đường tàu: “Hai bên đường tàu là những khóm cây xanh rờn”.
Chuyện xưa kể lại rằng, ở ngôi làng nọ có bà lão sinh sống, tuổi bà cũng đã cao, lại rất nghèo khó. Bởi vì làm lụng vất vả bao năm nên nhìn hình dáng của bà rất ốm yếu, gầy gò, nét mặt của bà thì luôn nhăn nhúm, lúc nào cũng có vẻ đượm buồn. Bà luôn sống cô đơn trong chiếc lều rách nát, nhỏ hẹp chỉ đủ để che nắng che mưa, nhưng cũng chẳng đủ để ngăn cản những đợt gió rét lạnh khi mùa đông về. Hơn nữa bà cũng chẳng có con hay là cháu để ở bên cạnh chăm nom, đỡ đần mỗi khi trái gió trở trời hay ốm đau, bệnh tật.
Hằng ngày thì bà lão đều phải ra đồng để mò cua và bắt ốc, sau đó lại đem chúng đi đổi thành tiền để mua gạo, mua rau sống cho qua ngày.
Vào một ngày nọ, trong lúc bà mải mê bắt ốc thì vô tình bắt được con ốc đẹp đẽ vô cùng. Con ốc này có vỏ màu xanh ngọc bích, cũng chỉ to hơn một chút so với ngón cái của bà lão, nhưng lại tỏa ra được những ánh sáng đẹp lấp lánh khi soi dưới ánh sáng mặt trời.
Bà lão vô cùng vui mừng, liền nâng niu nó trên đôi tay nhăn nheo, gầy guộc và chất đầy những vết chai sạn của mình. Bởi vì thương cho con ốc đẹp nên bà chẳng đem nó đi bán, bà đem nó về nhà mình và nuôi nó trong chiếc chum nước để ngay sân nhà.
Và lại như thường lệ, ngày nào bà cũng chăm chỉ, cặm cụi để làm công việc quen thuộc của mình. Mỗi ngày bà vẫn mang giỏ ra đồng để bắt ốc, mò cua. Tuy nhiên thì mỗi khi về nhà bà lại ngạc nhiên vô cùng. Bởi vì sân nhà đều được quét tước sạch sẽ tươm tất, còn vườn rau ở phía sau thì được nhặt cỏ sạch sẽ, trên bàn có sẵn cơm dẻo canh ngọt tinh tươm hết cả. Dù bà lão có cố sức nghĩ nhưng cũng chẳng thể nào đoán ra được người nào lại tốt bụng mà giúp mình những công việc này.
Ngày hôm sau thì bà cũng vẫn rời nhà ra đồng, tuy nhiên thì khi giữa buổi, bà lão quyết định quay về nhà để tìm hiểu thực hư mọi chuyện ra sao. Khi đến cổng nhà thì bà bỗng nhẹ bước chân, rón ra rón rén bước tới và núp ở sau cửa, bà muốn rình xem người nào đã giúp bà dọn nhà, nấu cơm mấy ngày hôm nay.
Và bà lão đã trông thấy được từ trong chum nước, có một cô gái rất xinh đẹp bước ra ngoài, cô có làn da trắng hồng, có đôi mắt đen to tròn như là mắt của bồ câu, đôi mắt xinh đẹp ấy ẩn dưới hàng lông mi dài cong vút. Cô có một mái tóc dài đen ánh và óng ả. Trên người cô khoác chiếc áo dài màu xanh ngọc bích, và dáng đi của cô thì rất nhẹ nhàng và uyển chuyển.
Cô làm việc nhà rất thành thạo và nhanh thoăn thoắt. Từ việc dọn dẹp cửa nhà, cho tới việc quét sân hay là nhổ cỏ vườn rau, cô làm đều rất nhanh nhẹn và sạch sẽ. Sau khi hoàn thành hết những công việc đó thì cô bắt tay vào đong gạo để nấu cơm.
Nhìn lén đến lúc này, bà lão cũng nhận ra được mọi chuyện. Bà liền nhẹ nhàng đi tới chỗ chum nước, nhanh tay lấy cái vỏ ốc để đập vỡ ra. Khi nghe có tiếng động thì cô gái xinh đẹp vội vội vàng vàng chạy về phía chum nước định chui lại vào trong chiếc vỏ ốc của mình, nhưng mà mọi việc đã muộn rồi, chiếc vỏ ốc của cô đã bị bà lão đập bể tan tành.
Bà lão bước tới ôm chầm lấy cô gái và bảo:
– Con gái à! Con hãy ở lại với mẹ đi!
Kể từ đó về sau thì bà lão cùng với cô gái xinh đẹp sống cùng nhau vui vẻ, hạnh phúc.
Tham khảo :
Đến bây giờ, tôi vẫn còn thấy ân hận khi biết mình đã làm một việc sai trái. Tôi đã thất hứa với ông và cả mẹ nữa. Mong rằng sau khi nghe xong câu chuyện của tôi, các bạn đừng để người nuôi dạy mình phải thất vọng vì mình như tôi nhé! Chuyện là thế này:
Năm ấy, tôi lên 9 tuổi, sống với mẹ và ông nội ở một ngôi nhà nhỏ gần bờ sông Von-ga. Những người hàng xóm thân thiện thường đến nhà tôi chơi nên căn nhà lúc nào cũng vang lên tiếng cười đùa vui vẻ.
Một buổi chiều, đang tắm mát cho nụ hồng tươi tắn trước cửa nhà, tôi thấy ông nói với mẹ:
-Bố khó thở lắm…!
Mẹ vội vàng đỡ ông nằm xuống giường rồi bảo tôi đi mua thuốc. Vâng lời mẹ, tôi nhanh nhẹn đi ngay. Dọc đường đi, tôi gặp Tom và Nick cùng mấy đứa bạn trong làng đang chơi bóng đá. Nhìn thấy tôi, bọn chúng gọi: “Ê! nhập cuộc chứ An-đrây-ca!”. Tôi thầm nghĩ: “Hay mình cứ chơi độ 5 phút rồi mới đi, chắc chẳng sao đâu”. Đắn đo một lát rồi tôi cũng quyết định nhập cuộc.
Chơi một lúc lâu, tôi mới sực nhớ lời mẹ dặn. Tôi chạy như bay tới cửa hàng để mua thuốc cho ông.
Vừa bước vào nhà, tôi hoảng hốt khi thấy mẹ đang khóc nấc lên. Thì ra, ông đã mất. Ôi! Nỗi buồn khủng khiếp khi mất người thân sao cứ dâng lên trong lòng tôi. Vậy là từ nay, tôi không được nhìn thấy gương mặt hiền hậu, đẹp lão của ông nữa. Không thể kìm nén được nỗl xúc động, tôi bật khóc và kể cho mẹ nghe mọi chuyện đã làm. Mẹ ôm lấy tôi an ủi:
-An-đrây-ca của mẹ, con không có lỗi, chẳng có thuốc nào cứu nổi ông đâu. Ông đã mất từ lúc con vừa ra khỏi nhà.
Nhưng tôi không nghĩ rằng mẹ đã nói đúng, cả đêm đó, tôi ngồi dưới gốc cây táo ông trồng và tự dằn vặt về lỗi lầm của mình.
Tôi là An-đrây-ca - một cậu bé bình thường như bao cậu bé khác ở trong thị trấn. Tuy nhiên, tôi không ham chơi như các cậu bé khác, bởi tôi đã nhận được một bài học vô cùng đắt giá.
Lúc ấy, tôi mới lên 9 và vẫn còn ham chơi, thường quên lời mẹ dặn. Tôi sống cùng mẹ và người ông đáng kính, vì bố thường đi công tác xa nhà. Chiều nọ, bỗng nhiên ông cảm thấy khó thở, nên mẹ vội bảo tôi đi mua thuốc. Cầm tờ đơn mẹ viết vội, tôi lao ra khỏi nhà. Tuy nhiên, tôi nhanh chóng bị một trận bóng hấp dẫn. Nghe theo lời rủ rê của các bạn, tôi liền bỏ quên lời mẹ dặn. Đến lúc tôi sực nhớ ra, để chạy đi mua thuốc rồi trở về nhà, thì ông đã qua đời rồi. Tự trách và đau khổ, tôi òa khóc nức nở, thú nhận tội lỗi của mình với mẹ. Dù mẹ không hề trách tôi và bảo rằng ông qua đời ngay khi tôi vừa ra khỏi cửa. Nhưng tôi vẫn không thể nào nguôi ngoai và tha thứ cho chính bản thân mình.
Từ hôm đó, tôi quyết tâm thay đổi, không còn ham chơi nữa. Tôi tin rằng, ông nếu biết được, thì cũng sẽ rất vui vì sự thay đổi này của tôi.
Tham khảo
Một số chi tiết quan trọng:
- Cẩu Khây lên đường diệt yêu tình.
- Cẩu Khây tìm được những người bạn để cùng diệt yêu tình.
- Cẩu Khây và những người bạn đã chiến đấu với yêu tình.
- Yêu tinh quy hàng, bản làng lại đông vui.
Ngày xửa ngày xưa, mặt đất trần trụi, chưa hề có dáng cây, ngọn cỏ nên hiu quạnh lắm. Trời bèn sinh ra trẻ con để cho khung cảnh vui lên.
Thế là hàng vạn trẻ con ra đời, bé nào cũng xinh xắn, đáng yêu. Mắt trẻ con sáng như sao nhưng lúc đầu chưa nhìn thấy gì bởi bóng tối vây quanh. Mặt trời liền nhô cao, toả ánh sáng rực rỡ để trẻ con nhìn rõ mọi thứ trong vũ trụ
Nhưng trẻ con cần có tình yêu và lời ru mới lớn lên được. Trời đã dùng phép màu để sinh ra cho mỗi bé một người mẹ hiền từ để bế bồng, chăm sóc. Muốn cho trẻ thông minh, Trời lại sinh ra cho mỗi bé một người bố hiểu biết. Bố dạy bé rằng biển thì rộng, núi thì cao, con đường đi xa tắp, trái đất thì tròn.
Bố nói về nhiều điều hay, điều lạ, bé cứ tròn xoe mắt để nghe. Thích lắm nhưng khó nhớ, mau quên. Thấy vậy, Trời sinh ra cái chữ để ghi lại những điều bố nói. Tiếp sau đó, lớp học, trường học và thầy giáo cũng được sinh ra. Ngày ngày, trẻ em được tung tăng đi học, vui ơi là vui!
Cái bảng đen to bằng chiếc chiếu được treo ngay ngắn trên bức tường chính giữa lớp học. Thầy giáo cầm viên phấn trắng tinh, nắn nót viết từng chữ: Chuyện cổ tích về loài người.
Tham khảo
Tôi là một người Pháp đang sinh sống, làm ăn ở Việt Nam và đã chứng kiến sự thành đạt một doanh nhân Việt Nam. Đó là câu chuyện của “Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi. Bưởi sinh ra trong một gia đình nghèo khó. Mồ côi cha từ nhỏ, ngày ngày Bưởi phải theo mẹ quẩy gánh hàng rong trên khắp các nẻo đường. Thấy Bưởi khôi ngô, nhà tư sản họ Bạch nhận làm con nuôi, đặt tên là Bạch Thái Bưởi và cho ăn học tử tế.
Năm 21 tuổi, Bạch Thái Bưởi làm thư kí cho một hãng buôn. Chẳng bao lâu, ông đứng ra kinh doanh độc lập, trải đủ mọi nghề: buôn gỗ, buôn ngô, mở hiệu cầm đồ, lập nhà in, khai thác mỏ... và cố tìm ra hướng làm ăn mới.
Bạch Thái Bưởi mở công ti vận tải đường thuỷ lấy tên là Bạch Thái Bưởi vào lúc những con tàu chở khách của người Hoa đã độc chiếm các tuyến đường sông miền Bắc. Ông cho người đến tận các bến tàu diễn thuyết, hô hào. Trên mỗi chiếc tàu, ông cho dán dòng chữ “Người ta thì đi tàu ta” và treo một cái ống để khách nào đồng tình với ông thì vui lòng bỏ tiền vào ống, tiếp sức cho chủ tàu. Khi đổ ống ra, tiền đồng rất nhiều, tiền hào, tiền xu thì vô kể. Khách đi tàu của ông ngày một đông. Nhiều chủ tàu người Hoa, người Pháp phải bán lại tàu cho Bạch Thái Bưởi. Rồi ông mua xưởng sửa chữa tàu, thuê kĩ sư giỏi trông nom. Lúc thịnh vượng nhất, công ti ông có tới ba mươi chiếc tàu lớn nhỏ mang những cái tên lịch sử: Hồng Bàng, Lạc Long, Trưng Trắc, Trưng Nhị,..
Chỉ trong mười năm, Bạch Thái Bưởi đã có trong tay một sản nghiệp đồ sộ, được mọi người yêu mến, trân trọng gọi là: “Bậc anh hùng kinh tế - Vua tàu thuỷ".
Tham khảo:
Tôi là một chủ tàu người Pháp, làm việc tại đất Việt. Những năm trước đây, ngành đường thủy của Việt Nam còn kém phát triển nên người Pháp chúng tôi làm chủ cả một vùng sông nước ở Bắc Bộ. Sang những năm gần đây, công việc của chúng tôi ngày càng khó khăn bởi ngành tàu thủy mới nổi lên một cái tên lạ hoắc: Bạch Thái Bưởi. Anh ta mới mở một công ty vận tải đường thủy. Là một người có học thức và rất yêu nước nên anh ta không ưa gì những chủ tàu người Hoa như chúng tôi. Anh ta cho người đến các bến tàu để diễn thuyết. Trên mỗi chiếc tàu của mình anh cho dán dòng chữ: "Người ta thì đi tàu ta" và treo một cái ống để khách nào đồng ý thì vui lòng bỏ ống để ủng hộ. Nhờ việc đánh trúng vào lòng yêu nước của nhân dân Nam quốc nên anh ta thu được rất nhiều tiền đồng, vô số tiền xu và tiền hào. Bởi có sự giúp đỡ đó nên công ty của anh ta làm ăn rất phát đạt, khách đi tàu rất đông. Nhanh chóng, anh ta đã thu mua hết của chúng tôi thuyền bè và cả xưởng sửa chữa tàu. Người Pháp cũng không đấu lại với anh ta. Giờ đây, ba mươi chiếc tàu mang tên Lạc Long, Hồng Bàng, Trưng Trắc, Trưng Nhị,... của anh ta tung hoành khắp các con sông ở miền Bắc. Tuy tôi không vui vì việc đó nhưng quả thật tôi rất nể phục anh ta. Nghe nói Bạch Thái Bưởi mồ côi cha từ nhỏ nên phải theo mẹ quẩy gánh hàng rong kiếm sống qua ngày. Cuộc sống tuy vất vả nhưng mẹ con họ yêu thương nhau vô cùng. Thấy anh ta khôi ngô, thông minh sáng dạ lại ngoan ngoãn nên nhà họ Bạch nhận anh làm con nuôi. Kể từ đó, cuộc sống của mẹ con họ sung sướng hơn. Bạch Thái Bưởi cũng được đi học. Anh học rất chăm và luôn nỗ lực để sau này làm nên sự nghiệp lớn. Năm 21 tuổi, anh làm thư kí cho một hãng buôn. Sau đó, anh đã tự đứng ra kinh doanh, trải qua đủ các nghề: buôn gỗ, buôn ngô, lập nhà in, khai thác mỏ,... Có lúc mất trắng nhưng anh vẫn không hề nản chí, tiếp tục cố gắng.
Giờ đây, từ một cậu bé nghèo, sau mười năm vất vả cố gắng lập nghiệp, Bạch Thái Bưởi đã trở thành một người thành đạt và được nhân dân quý mến vì lòng yêu nước của mình. Anh còn được mọi người xưng tụng là "một bậc anh hùng kinh tế".