Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo :
- Con nhớ lại nội dung câu chuyện:
Cậu bé An-đrây sống cùng với aiMẹ đã nhờ cậu bé làm việc gì?Trên đường đi, cậu bé đã gặp chuyện gì?Kết thúc của câu chuyện như thế nào? Suy nghĩ của em- Kể chuyện theo lời của An-đrây-ca, nhân vật xưng "tôi".
Một người chính trực theo cách kết bài mở rộng
Tô Hiến Thành là tấm gương sáng rọi, vững chãi về lòng trung thực để chúng ta noi theo. Lòng khảng khái và chính trực của ông Tô Hiến Thành được sử sách ghi nhận và ca tụng. Ông hành động theo lẽ phải, xử sự công tâm, không để những tình cảm thường tình ảnh hưởng vào đại sự. Cách hành xử rạch ròi, đặt việc nước, việc chung lên hàng đầu ấy của Tô Hiến Thành đã giúp nước ta có thêm những ngày tháng hưng thịnh.Ông không vì tình riêng mà đề cử người sai với yêu cầu công việc triều chính. Thế hệ đời sau luôn ca tụng ông.
Nỗi dằn vặt của An- đrây- ca theo cách kết bài mở rộng
Sự ra đi của ông khiến cậu bé An-đrây-ca vô cùng hối hận và đau khổ. Dù mẹ đã giải thích rằng, cậu không có lỗi trong chuyện này, nhưng cậu bé vẫn không thể ngừng dằn vặt chính mình. Từ lần ấy, cậu đã nghiêm khắc kiểm điểm bản thân mình, và tự nhủ sẽ không bao giờ để bản thân phạm thêm lỗi lầm nào nữa. Sự dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện phẩm chất đáng quý của em: tình cảm yêu thương, ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.
Chúc bạn học tốt !
Tham khảo
Trong cuộc đời, có những lỗi lầm mà một khi mắc phải sẽ khiến chúng ta ân hận của cuộc đời. Câu chuyện của cậu bé An-đrây-ca trong truyện "Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca" chính là một ví dụ. Có thể An-đrây-ca không hề cố ý mắc phải sai lầm ấy, nhưng câu chuyện về người ông mãi mãi là niềm day dứt và ăn năn trong lòng bạn ấy
Trong cuộc sống ai cũng có một lỗi sai lầm nho nhỏ trong cuộc đời của mình , dù là bất cừ điều gì . chúng ta sẽ được tha lỗi và hiểu cho nếu chúng ta xin lỗi họ.câu chuyện nỗi dằn vặt của An - đrây -ca là một ví dụ cho chúng ta chỉ vì bạn ấy đi chơi và quen lời mẹ dặn và vì thế bạn ấy rất đau lòng khi chỉ vì mình mà người ông yêu quý của mình qua đời . Đó sẽ là nỗi đau không bao giờ quên của cậu bé AN- đrây -ca
a. Đoạn mở đầu câu chuyện: "Lúc ấy, tôi đang đi trên phố. Một người ăn xin già khọm đứng ngay trước mặt tôi".
b. Các sự việc xảy ra và kết quả của các sự việc ấy.
- Sự việc 1: Tác giả đang đi trên phố
Kết quả: Gặp người ăn xin đáng thương
- Sự việc 2: Ông lão chìa tay và cầu xin cứu giúp
Kết quả: Tác giả lục túi tìm đồ nhưng không có tài sản gì đáng giá
- Sự việc 3: Ông lão vẫn đợi và chìa tay ra
Kết quả: Tác giả nắm chặt đôi bàn tay run lẩy bẩy và ông lão cảm ơn
c. Đoạn văn nêu suy nghĩ, cảm xúc của tác giả: "Khi ấy, tôi chợt hiểu rằng: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão".
Tham khảo :
Đến bây giờ, tôi vẫn còn thấy ân hận khi biết mình đã làm một việc sai trái. Tôi đã thất hứa với ông và cả mẹ nữa. Mong rằng sau khi nghe xong câu chuyện của tôi, các bạn đừng để người nuôi dạy mình phải thất vọng vì mình như tôi nhé! Chuyện là thế này:
Năm ấy, tôi lên 9 tuổi, sống với mẹ và ông nội ở một ngôi nhà nhỏ gần bờ sông Von-ga. Những người hàng xóm thân thiện thường đến nhà tôi chơi nên căn nhà lúc nào cũng vang lên tiếng cười đùa vui vẻ.
Một buổi chiều, đang tắm mát cho nụ hồng tươi tắn trước cửa nhà, tôi thấy ông nói với mẹ:
-Bố khó thở lắm…!
Mẹ vội vàng đỡ ông nằm xuống giường rồi bảo tôi đi mua thuốc. Vâng lời mẹ, tôi nhanh nhẹn đi ngay. Dọc đường đi, tôi gặp Tom và Nick cùng mấy đứa bạn trong làng đang chơi bóng đá. Nhìn thấy tôi, bọn chúng gọi: “Ê! nhập cuộc chứ An-đrây-ca!”. Tôi thầm nghĩ: “Hay mình cứ chơi độ 5 phút rồi mới đi, chắc chẳng sao đâu”. Đắn đo một lát rồi tôi cũng quyết định nhập cuộc.
Chơi một lúc lâu, tôi mới sực nhớ lời mẹ dặn. Tôi chạy như bay tới cửa hàng để mua thuốc cho ông.
Vừa bước vào nhà, tôi hoảng hốt khi thấy mẹ đang khóc nấc lên. Thì ra, ông đã mất. Ôi! Nỗi buồn khủng khiếp khi mất người thân sao cứ dâng lên trong lòng tôi. Vậy là từ nay, tôi không được nhìn thấy gương mặt hiền hậu, đẹp lão của ông nữa. Không thể kìm nén được nỗl xúc động, tôi bật khóc và kể cho mẹ nghe mọi chuyện đã làm. Mẹ ôm lấy tôi an ủi:
-An-đrây-ca của mẹ, con không có lỗi, chẳng có thuốc nào cứu nổi ông đâu. Ông đã mất từ lúc con vừa ra khỏi nhà.
Nhưng tôi không nghĩ rằng mẹ đã nói đúng, cả đêm đó, tôi ngồi dưới gốc cây táo ông trồng và tự dằn vặt về lỗi lầm của mình.
Tôi là An-đrây-ca - một cậu bé bình thường như bao cậu bé khác ở trong thị trấn. Tuy nhiên, tôi không ham chơi như các cậu bé khác, bởi tôi đã nhận được một bài học vô cùng đắt giá.
Lúc ấy, tôi mới lên 9 và vẫn còn ham chơi, thường quên lời mẹ dặn. Tôi sống cùng mẹ và người ông đáng kính, vì bố thường đi công tác xa nhà. Chiều nọ, bỗng nhiên ông cảm thấy khó thở, nên mẹ vội bảo tôi đi mua thuốc. Cầm tờ đơn mẹ viết vội, tôi lao ra khỏi nhà. Tuy nhiên, tôi nhanh chóng bị một trận bóng hấp dẫn. Nghe theo lời rủ rê của các bạn, tôi liền bỏ quên lời mẹ dặn. Đến lúc tôi sực nhớ ra, để chạy đi mua thuốc rồi trở về nhà, thì ông đã qua đời rồi. Tự trách và đau khổ, tôi òa khóc nức nở, thú nhận tội lỗi của mình với mẹ. Dù mẹ không hề trách tôi và bảo rằng ông qua đời ngay khi tôi vừa ra khỏi cửa. Nhưng tôi vẫn không thể nào nguôi ngoai và tha thứ cho chính bản thân mình.
Từ hôm đó, tôi quyết tâm thay đổi, không còn ham chơi nữa. Tôi tin rằng, ông nếu biết được, thì cũng sẽ rất vui vì sự thay đổi này của tôi.