Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Lý do nào cho thấy người anh trai là nhân vật trung tâm trong truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi?
Truyện tập trung miêu tả quá trình nhận thức ra thiếu sót của người anh.
Qua lời kể của người anh để ca ngợi tài năng của cô em gái.
Truyện kể về người anh và cô em có tài hội họa.
Người anh là người kể lại câu chuyện.
TL: Truyện tập trung miêu tả quá trình nhận thức ra thiếu sót của người anh.
#họctốt#
Tham khảo:
Hãy kể lại một câu chuyện mà em thích nhất – Bài số 1
Cây tre trăm đốt là một câu chuyện cổ tích rất hay và được nhiều người yêu thích. Trong đó có em.
Hồi còn nhỏ, em thường được bà nội kể nhiều truyện dân gian. "Cây tre trăm đốt" là một trong những truyện mà em rất thích. Vì hồi đó còn quá bé nên em xin kể lại như sau: Ngày xưa, ở một làng nọ có một anh trai cày mô côi cha mẹ từ bé. Anh được một lão nhà phú hộ thuê. Vốn hiền lành, chất phác nên lão bảo gì anh làm nấy. Một hôm, lão gọi anh đến dỗ ngon, dỗ ngọt: "Con ở nhà ta đã lâu, lại thấy con ngoan ngoãn, hiền lành nên ta định gả con gái cho con. Với điều kiện trong ba năm, con phải làm ăn đến nơi đến chốn". Thấy lão nói thế, anh mừng lắm, cứ tưởng thật nên anh càng làm việc hăng say hơn.
Nhờ ba năm làm việc cực nhọc của anh, giờ đây lão đã tậu thêm được ruộng vườn, nhà cửa và nhiều thóc lúa. Trong ba năm đó, lão đã ngầm hứa gả con một lão buôn giàu có. Gần đến ngày lão nói với anh là gả con gái cho anh, lão bảo anh vào rừng tìm một cây tre trăm đốt làm của hồi môn. Anh liền vào rừng tìm cây tre trăm đốt. ở nhà, lão phú hộ nghĩ thầm: "Làm gì có tre trăm đốt mà tìm thể nào nó cũng bị rắn cắn, hổ vồ". Trong rừng anh đang cố gắng tìm được thứ lão phú hộ cần, nhưng nhiều lắm cũng chỉ có năm mươi đốt. Anh tìm đến hai ngày sau vẫn không thấy cây tre trăm đốt. Buồn quá, anh ngồi xuống cạnh một cái cây mà khóc. Thấy thế, Bụt hiện lên hỏi: "Tại sao con khóc". Anh trai cày kể lại đầu đuôi câu chuyện cho Bụt, Bụt bảo: "Chuyện đó khó gì, con hãy tìm cho ta một tram đốt tre và hô "khắc nhập, khắc nhập" thì các đốt tre sẽ liền lại thành một cây, còn hô "khắc xuất, khắc xuất" thì cây lại rời ra". Anh định cảm ơn thì Bụt đã biến mất. Anh tìm đủ một trăm đốt tre rồi bó lại mang về. Đến nơi, anh thấy tiệc tùng linh đình trong nhà phú hộ. Anh tức lắm nhưng vẫn hô: Khắc nhập, khắc nhập, cây nhập liền lại vươn thẳng lên trời. Mọi người ngạc nhiên chạy ra xem. Lão phú hộ chen trong đám người bước ra với vẻ mặt ngạc nhiên. Anh liền đọc: "Khắc nhập, khắc nhập" thế là lão phú hộ dính chặt vào cây. Lão phú hộ van xin anh. Mãi sau anh mới khoan thai đọc: "Khắc xuất, khắc xuất" thế là lão phú hộ rời ra khỏi cây tre và phải gả con gái cho anh. Hai vợ chồng anh trai cày sống với nhau vui vẻ.
Hãy kể lại một câu chuyện mà em thích nhất – Bài số 2
Trong số các câu chuyện nói về các con vật thì em thích nhất câu chuyện: “Rùa và Thỏ”. Câu chuyện như sau:
Rùa là con vật chậm chạp nhưng rất chăm chỉ, sáng nào cũng tập chạy. Một hôm, đang chạy giữa đường thì gặp Thỏ. Vốn kiêu ngạo, Thỏ buông lời chế nhạo:
– Chậm rề rề như Rùa thì làm sao được.
Rùa thấy mình bị xúc phạm liền thách:
– Thì anh cứ thử chạy thi với tôi xem sao?
Thỏ nhận lời ngay và còn giễu cợt:
– Được, ta cho mày chạy trước nửa đường.
Rùa biết mình chậm chạp, cố sức chạy không nghỉ. Thỏ cậy mình chạy nhanh, cứ nhìn trời, nhìn mây, đôi lúc lại gặm vài ngọn cỏ, hái hoa bắt bướm. Trong bụng thầm nghĩ:
– Mình chỉ cần chạy một loáng là đến nơi.
Chính vì nghĩ như vậy, Thỏ tha hồ rong chơi hết chỗ này đến chỗ khác. Mãi cho đến lúc sực nhớ đến cuộc thi thì ngẩng đầu lên đã thấy Rùa gần tới đích. Thỏ ba chân bốn cẳng chạy bán sống bán chết. Nhưng không kịp nữa rồi. Rùa đã về đích trước. Thỏ thẹn thùng vì chạy thua Rùa nên chạy một mạch vào rừng trốn biệt.
Câu chuyện dạy em phải có tính kiên trì, chịu khó trong mọi công việc dù là việc nhỏ.
Hãy kể lại một câu chuyện mà em thích nhất – Bài số 3
Tôi đã được nghe rất nhiều câu chuyện cổ tích. Mỗi câu chuyện là một bài học ý nghĩa sâu sắc. Trong các câu chuyện đó, tôi thích nhất là câu chuyện Cây Khế. Tôi xin được kể lại câu chuyện theo lời của người em như sau:
Gia đình tôi tương đối khá giả, cha mẹ tôi sinh được hai người con trai. Anh cả tôi đã có vợ, còn tôi vẫn sống độc thân. Sau khi anh cả mất, anh cả đứng ra phân chia tài sản. Anh chiếm hết ruộng nương nhà cửa, chỉ cho tôi một cây khế ngọt ở góc vườn và một túp lều nhỏ. Hàng ngày tôi chăm sóc và mang khế ra chợ bán lấy tiền sống qua ngày.
Đến mùa, khế chín đầy cây. Hương thơm lan tỏa khắp vườn, bay cả vào trong nhà. Một buổi sáng, bỗng từ đâu có một con chim phượng hoàng bay đến đậu trên cành cây cao nhất. Tôi tưởng chim chỉ đến đậu thôi. Ai ngờ đâu, chim mổ hết trái này đến trái khác. Gia sản chỉ có từng, quá đau lòng tôi than: “Chim ơi, chim ăn hết khế rồi thì tôi lấy gì mà kiếm sống?” Bỗng nhiên, phượng hoàng nói tiếng người: “Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng!” Tôi mừng thầm và nghĩ rằng nếu phượng hoàng nói thật thì cuộc đời tôi sẽ thay đổi.
Đêm hôm ấy, theo lời phượng hoàng, tôi thức để may chiếc túi ba gang. Đúng hẹn, sáng hôm sau, phượng hoàng đậu cạnh gốc khế rồi bảo tôi trèo lên lưng. Chim chở tôi vượt qua đại dương đến một hòn đảo đầy vàng bạc châu báu. Dưới ánh mặt trời, vàng bạc c, hâu báu sáng lấp lánh, hoa cả mắt. Nhớ lời chim dặn tôi chỉ lấy đầy túi ba gang, rồi leo lên chim, trở về nhà. Tôi chỉ giữ lại cho mình một ít để làm nhà, mua ruộng. Còn bao nhiêu tôi đem chia đều cho bà con nghèo khổ trong vùng.
Biết chuyện tôi giàu có, anh cả tìm sang hỏi lí do. Vốn thật thà, tôi kể cho anh nghe đầu đuôi câu chuyện mà chẳng giấu gì cả. Vừa nghe xong, anh đã năn nỉ đổi tất cả để lấy cây khế. Chiều ý anh, tôi bằng lòng.
Đến mùa khế năm sau, cây khếra quả lúc lỉu, chim phượng hoàng lại bay đến ăn. Anh tôi nhớ lời tôi nói, cũng quỳ xuống gốc cây khế mà van xin. Chim cũng trả lời rằng: ” Ăn một quả, trả một cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng!” Anh cả rất mừng, bảo vợ may hẳn chiếc túi mười hai gang.
Giữ lời hứa, phượng hoàng chở anh ra đảo. Vừa tới đảo, anh đã vội vàng nhét đầy túi, rồi lại nhét thêm vào túi áo, túi quần,…Rất lâu sau, anh mới đến bên phượng hoàng trở về nhà. Khó khăn lắm, phượng hoàng mới cất cánh được. Đến giữa biển, người anh ta quá nặng, chim bảo anh ta vứt bớt vàng xuống biển. Nhưng anh không nghe mà còn hối chim bay nhanh. Phía dưới, biển nổi sóng dữ dội. Phượng hoàng mệt quá, đôi cánh chao đảo. Anh cả cùng túi vàng rơi tõm xuống biển sâu.
Thế đấy các bạn ạ! Phải chăng câu chuyện trên đã ứng với câu: “Ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ.” Vây nên, hãy sống hiền lành các bạn nhé.
Hãy kể lại một câu chuyện mà em thích nhất – Bài số 4
Ngày xưa, có hai vợ chồng một lão nông nghèo đi ở cho nhà một phú ông. Họ hiền lành, chăm chỉ nhưng đã ngoài năm mươi tuổi mà chưa có lấy một mụn con.
Một hôm, người vợ vào rừng lấy củi. Trời nắng to, khát nước quá, thấy cái sọ dừa bên gốc cây to đựng đầy nước mưa, bà bèn bưng lên uống. Thế rồi, về nhà, bà có mang. Ít lâu sau, người chồng mất. Bà sinh ra một đứa con không có chân tay, mình mẩy, cứ tròn lông lốc như một quả dừa. Bà buồn, toan vứt nó đi thì đứa bé lên tiếng bảo.
– Mẹ ơi! Con là người đấy! Mẹ đừng vứt con mà tội nghiệp. Bà lão thương tình để lại nuôi rồi đặt tên cho cậu là Sọ Dừa. Lớn lên, Sọ Dừa vẫn thế, cứ lăn lông lốc chẳng làm được việc gì. Bà mẹ lấy làm phiền lòng lắm. Sọ Dừa biết vậy bèn xin mẹ đến chăn bò cho nhà phú ông.
Nghe nói đến Sọ Dừa, phú ông ngần ngại. Nhưng nghĩ: nuôi nó thì ít tốn cơm, công sá lại chẳng đáng là bao, phú ông đồng ý. Chẳng ngờ cậu chăn bò rất giỏi. Ngày ngày, cậu lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn sau đàn bò về nhà. Cả đàn bò, con nào con nấy cứ no căng. Phú ông lấy làm mừng lắm!
Vào ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm hết cả, phú ông bèn sai ba cô con gái thay phiên nhau đem cơm cho Sọ Dừa. Trong những lần như thế, hai cô chị kiêu kì, ác nghiệt thường hắt hủi Sọ Dừa, chỉ có cô em vốn tính thương người là đối đãi với Sọ Dừa tử tế.
Một hôm đến phiên cô út mang cơm cho Sọ Dừa. Mới đến chân núi, cô bỗng nghe thấy tiếng sáo véo von. Rón rén bước lên cô nhìn thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú đang ngồi trên chiếc võng đào thổi sáo cho đàn bò gặm cỏ. Thế nhưng vừa mới đứng lên, tất cả đã biến mất tăm, chỉ thấy Sọ Dừa nằm lăn lóc ở đấy. Nhiều lần như vậy, cô út biết Sọ Dừa không phải người thường, bèn đem lòng yêu quý.
Đến cuối mùa ở thuê, Sọ Dừa về nhà giục mẹ đến hỏi con gái phú ông về làm vợ. Bà lão thấy vậy tỏ ra vô cùng sửng sốt, nhưng thấy con năn nỉ mãi, bà cũng chiều lòng.
Thấy mẹ Sọ Dừa mang cau đến dạm, phú ông cười mỉa mai:
– Muốn hỏi con gái ta, hãy về sắm đủ một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm đem sang đây. Bà lão đành ra về, nghĩ là phải thôi hẳn việc lấy vợ cho con. Chẳng ngờ, đúng ngày hẹn, bỗng dưng trong nhà có đầy đủ mọi sính lễ, lại có cả gia nhân ở dưới nhà chạy lên khiêng lễ vật sang nhà của phú ông. Phú ông hoa cả mắt lúng túng gọi ba cô con gái ra hỏi ý. Hai cô chị bĩu môi chê bai Sọ Dừa xấu xí rồi ngúng nguẩy đi vào, chỉ có cô út là cúi đầu e lệ tỏ ý bằng lòng.
Trong ngày cưới, Sọ Dừa cho bày cỗ thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập. Lúc rước dâu, chẳng ai thấy Sọ Dừa trọc lốc, xấu xí đâu chỉ thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú đứng bên cô út. Mọi người thấy vậy đều cảm thấy sửng sốt và mừng rỡ, còn hai cô chị thì vừa tiếc lại vừa ghen tức.
Từ ngày ấy, hai vợ chồng Sọ Dừa sống với nhau rất hạnh phúc. Không những thế, Sọ Dừa còn tỏ ra rất thông minh. Chàng ngày đêm miệt mài đèn sách và quả nhiên năm ấy, Sọ Dừa đỗ trạng nguyên. Thế nhưng cũng lại chẳng bao lâu sau, Sọ Dừa được vua sai đi sứ. Trước khi đi, chàng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà nói là để hộ thân.
Ganh tị với cô em, hai cô chị sinh lòng ghen ghét rắp tâm hại em để thay làm bà trạng. Nhân quan trạng đi vắng, hai chị sang rủ cô út chèo thuyền ra biển rồi cứ thế lừa đẩy cô em xuống nước. Cô út bị cá kình nuốt chửng, nhưng may có con dao mà thoát chết. Cô dạt vào một hòn đảo, lấy dao khoét bụng cá chui ra, đánh đá lấy lửa nướng thịt cá ăn. Sống được ít ngày trên đảo, cặp gà cũng kịp nở thành một đôi gà đẹp để làm bạn cùng cô út.
Một hôm có chiếc thuyền đi qua đảo, con gà trống nhìn thấy bèn gáy to:
ò… ó… o
Phải thuyền quan trạng rước cô tôi về.
Quan cho thuyền vào xem, chẳng ngờ đó chính là vợ mình. Hai vợ chồng gặp nhau, mừng mừng tủi tủi. Đưa vợ về nhà, quan trạng mở tiệc mừng mời bà con đến chia vui, nhưng lại giấu vợ trong nhà không cho ai biết. Hai cô chị thấy thế khấp khởi mừng thầm, tranh nhau kể chuyện cô em rủi ro ra chiều thương tiếc lắm. Quan trạng không nói gì, tiệc xong mới cho gọi vợ ra. Hai cô chị nhìn thấy cô em thì xấu hổ quá, lén bỏ ra về rồi từ đó bỏ đi biệt xứ.
Sau khi đưa tôi vào phòng nói chuyện, bỗng anh nói:
- Anh xin lỗi. Anh ko cố ý ghét em chỉ bởi vì anh ko có tài năng gì còn em thì có tài năng hội họa hoàn hảo. Anh thực sự xin lỗi.
Tôi trả lời rằng:
- Không sao đâu mà anh đừng nói vậy. chúng ta đều là người 1 nhà, anh chỉ muốn bảo vệ em gái như những người khác mà. Thật ra trong nhà người mà em quý mến nhất chính là anh. Khi nghe chú tiến lê nói với em rằng phải vẽ cái gì gần gũi nhất thì em đã liên tưởng ngay đến anh.
Anh tôi tiến về cửa sổ, mắt hướng lên trời và nói:
- Cảm ơn ông trời nhiều lắm vì đã cho tôi một người em gái thật thà và tuyệt vời này. cảm ơn người nhiều lắm.
Bố mẹ tôi nghe thấy nên rất cảm động. Anh tôi bỗng chạy lại ôm tôi.Lúc đó tôi cảm thấy rất hạnh phúc và tuyệt vời khicos người anh trai tuyệt vời.
Từ đấy hai chúng tôi trở nên thân thiết với nhau lắm. Mới vẽ xong bức tranh nào tôi liền đưa đi cho anh xem anh ấy rất vui
Sau khi Kiều Phương tham gia trại thi vẽ quốc tế trở về, bố mẹ tôi vui lắm vì bức tranh của em được trao giải nhất. Kiều Phương muốn tôi cùng đi nhận giải trong ngày lễ phát thưởng. Tuy trong lòng không vui nhưng tôi vẫn phải cùng bố mẹ dự triển lãm tranh thiếu nhi. Người xem đông lắm.
Bố mẹ kéo tay tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương được đóng khung, lồng kính treo ở một vị trí trang trọng. Dưới bức tranh có hàng chữ đề: Giải nhất - Kiều
Phương - 8 tuổi. Bức tranh vẽ một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như toả ra một thử ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa.
Khi nghe mẹ thì thầm hỏi: Con có nhận ra con không? thì tôi giật sững người và chẳng hiểu sao tôi phải bấm chặt lấy tay mẹ. Một cảm xúc khó tả dâng lên trong lòng tôi. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng. Chú bé trong tranh kia là tôi đấy ư? Có lẽ nào như vậy được? Hoá ra những lần “Mèo” (biệt danh của em gái tôi) xét nét khiến tôi bực mình, khó chịu chính là những lúc em quan sát thật kĩ để vẽ chân dung tôi. Em đã có chủ ý chọn tôi làm đề tài cho bức tranh của nó từ trước lúc đi thi, Vậy mà vì thói ghen tị xấu xa, tôi đã không nhận ra thiện ý ấy của nó. “Mèo” yêu quý tôi thực sự nên nó phát hiện ra những nét đẹp ẩn giấu dưới vẻ mặt “khó ưa” của tôi để thể hiện lên tranh, biến tôi thành chú bé suy tư và mơ mộng.Ôi! Em gái tôi có tấm lòng vị tha và nhân hậu đáng quý biết chừng nào!
Ngắm kĩ bức tranh, tôi thấy em gái tôi quả là có tài năng thật sự. Nét vẽ của nó linh hoạt và sinh động. Đôi mắt của chú bé trong tranh rất có thần, phản ánh được trạng thái tâm hổn nhân vật. Phải, tôi vốn hay suy tưvà mơ mộng nhưng sự đố kị đã biến tôi thành kẻ nhỏ nhen đáng ghét. Tôi xấu hổ vì cảm thấy nhỏ bé đến tội nghiệp trước đứa em gái bé bỏng. Tôi nhủ thầm hãy vượt khỏi mặc cảm tự ti, hãy đánh giá lại mình một cách khách quan để tìm ra mặt mạnh, mặt yếu. Từ đó cố gắng phấn đấu để trở thành một người anh trai xứng đáng với cô em gái tài hoa.
Cô bé quàng khăn dở
Ngày xửa ngày xưa, có hai mẹ con nhà nọ sống bên bìa rừng. Không rõ tên cô bé là gì, chỉ biết người ta thường gọi là Cô Bé Quàng Khăn Đỏ. Một ngày nọ, mẹ bảo cô đem một ít thức ăn sang nhà bà ngoại. Cô bé vui mừng quàng lên cổ chiếc khăn màu đỏ quen thuộc, xách làn thức ăn và tung tăng lên đường. Đường sang nhà bà ngoại ngang qua một cánh rừng nhỏ có nhiều chim chóc, lắm hoa thơm và đầy những tiệm Internet. Cô định vào quán net để chơi Liên quân thì nhớ lời mẹ dặn : khi về mẹ con mình solo game sau.
Cô bé rảo bước mà mắt cứ ngước nhìn vào những nơi vui vẻ đó. Ngang qua một hồ nước nhỏ cô gặp một chị cò quen biết. Chị cò co một chân lên cười toe toét hỏi cô đi đâu. Cô bé trả lời rằng mình đến thăm ngoại đang ở một mình bên kia khu rừng. Đợi cô bé đi khuất, chị cò móc điện thoại di động ra gọi cho lão sói. Nghe được thông tin quý giá, lão ta thưởng nóng cho chị cò một cục tiền rồi leo lên trực thăng riêng trực chỉ nhà bà ngoại của cô bé quàng khăn đỏ.
Sau khi ăn thịt bà lão tội nghiệp, sói lấy áo quần bà mặc vào. Khi cô bé quàng khăn đỏ bước vào và thấy bà mình lạ hơn trước bèn hỏi:
- Bà ơi, sao tai bà to thế?
- Để bà nghe ngóng được nhiều.
- Bà ơi, sao lưng bà còng thế?
- Do bà hay cúi trước người khác đấy.
Cô bé vẫn còn thắc mắc:
- Sao hôm nay tóc bà đẹp thế?
- Tại vì bà đang chuẩn bị lên... tivi cháu à.
Cô bé chợt nhìn thấy cái điện thoại thật đẹp trên tay bà.
- Bà ơi, sao bỗng nhiên bà giàu thế?
- À, nhờ bà nuôi gà công nghiệp đó.
Cô bé đến gần lão sói hơn và lại hỏi:
- Bà ơi, sao người bà nồng nặc mùi rượu thế?
- À, vì bà vừa làm xong hết nửa lít "nhất dạ cửu giao".
Cô bé lại hỏi:
- Bà ơi, sao mồm bà to thế?
- À, mồm bà to để bà quát mấy đứa hay cãi lời bà.
Cô bé quàng khăn đỏ ngạc nhiên:
- Sao cháu đọc chuyện cổ tích thấy đến đoạn này thì bà ăn thịt cháu cơ mà?
Lão sói thong thả:
- Xưa rồi, chuyện mới bây giờ phải đến đoạn cháu hỏi sao bụng bà to thế thì bà mới ăn thịt cháu.
- Thế sao bụng bà to thế?
- À, bụng bà phải chứa nhiều thứ lắm, luôn cả cháu nữa đấy.
Nói rồi lão sói vồ lấy cô bé và nuốt một cái ực, nhanh đến nỗi cô không kịp cởi chiếc khăn quàng ra.
Ăn xong cô bé, lão sói khà lên một tiếng khoan khoái và định chuồn nhưng không kịp, tất cả mọi chuyện đã không qua được cặp mắt của gã cáo. Cáo gửi ngay một bản fax đến cho ông thợ săn có kèm theo cả sơ đồ đường dẫn đến chỗ lão sói. Ông thợ săn chạy ngay đến và bắn chết sói. Nghe tiếng rên la trong bụng sói, ông thợ săn bèn lấy dao mổ cái bụng phệ của sói, lôi cả bà ngoại và cô bé quàng khăn đỏ ra.
Thấy vẫn còn nhiều thứ trong bụng sói, ông thợ săn cứ thế lần lượt lôi ra, vừa hô lên như kiểm kê hàng tồn kho: một con thỏ non, ba con heo sữa, sáu con gà mái tơ có dấu kiểm dịch, một xấp vé máy bay, một bao tải hoa hồng, bốn tấm bằng tiến sĩ, một chiếc áo đạo sĩ, một xấp hợp đồng tài trợ, một trái bóng bị xì hết hơi, hai cái còi, tám đôi giày, một vỉ thuốc Viagra và cuối cùng là một cái bằng khen vì công lao bảo vệ cây non trong rừng.
Cô bé quàng khăn đỏ về nhà thủ thỉ nói : đáng lẽ ra mình nên ở trong bụng con sói vì ở đó ko phải đi học nhỉ.
Tôi clà bà ngoại cô bé quàng khăn đỏ.Đến 1 hôm nọ, mẹ cô dặn cô đem bánh mà mẹ cô vừa làm xong sang biếu tôi. Trước khi cô bé ra khỏi nhà mẹ cô có đặn cô rất kĩ:
– Đường vòng qua rừng rất nhiều chó sói, nên con đi thì hãy đi đường thẳng để tránh bị chó sói ăn thịt.
Cô bé dạ dạ vâng vâng mẹ rồi cầm giỏ bánh đi sang nhà tôii. Trên đường đi, cô bé thấy đường qua rừng có rất nhiều hoa thơm, nhiều con bướm với đôi cánh thật đẹp với đủ mọi sắc màu, quên lời mẹ đã dặn cô bé tung tăng đi theo đường rừng. Cô bé đi được 1 đoạn đường thì gặp bạn Sóc, Sóc nhắc nhở cô bé:'mẹ cô bảo ko được đi đường vòng cơ mà?''
Không nghe, cô bé không trả lời Sóc. Cô nhất quyết không nghe lời mẹ dặn và lời khuyên của Sóc nên vẫn cứ đi đường vòng qua rừng. Cô bé vừa tung tăng trên đường, vừa bắt bướm hái hoa. Đến tới giữa khu rừng thì cô bé gặp chó Sói. Con chó Sói rất to lớn tiến đến trước mặt cô, chó Sói cất giọng ầm ầm hỏi cô:
– Này, cô bé quàng khăn đỏ, cô đang tung tăng đi đâu thế?
Thấy chó Sói đang ở trước mặt mình và hỏi, cô bé cũng rất sợ hãi, nhưng mà cô cũng đành phải mạnh dạn trả lời câu hỏi của chó Sói :
– Tôi đang đi sang nhà bà ngoại tôi để tặng bà ngoại giỏ bánh mà mẹ tôi mới làm xong.
Chó sói nghe thấy cô bé quàng khăn đỏ nói đang đi sang bà ngoại tặng bánh, nó thầm nghĩ trong bụng: À, hóa ra con bé này lại còn có bà ngoại nữa, thế thì ta phải tính ăn thịt cả 2 bà cháu mới được. Mưu tính trong bụng vậy cho nên chó Sói lại hỏi cô bé:
– Nhà bà ngoại cô ở nơi đâu, có còn xa không cô bé?
Cô bé quàng khăn đỏ đáp:
– Nhà bà ngoại tôi ở tại bên kia khu rừng này. Ngôi nhà mà có cái ống khói cao tít ấy, chỉ cần đẩy cửa là vào nhà được luôn.
Nghe xong, chó Sói thôi chưa ăn thịt cô bé mà nó chạy thẳng 1 mạch tới nhà tôi. Biết vào nhà dễ dàng nên chó Sói đẩy nhẹ cửa vào nhà rồi vồ lấy tôi nuốt chửng ngay. Ăn thịt xong tôi nó lên giường đắp kín chăn giả vờ tôi đang ốm.
Vì chó sói chưa ăn thịt cô bé ngay lúc còn ở trong rừng nên cô bé đã đến được nhà tôi. Khi đến cô bé thấy chó Sói đắp chăn kín người nằm ở trên giường, cô bé quàng khăn đỏ tưởng là tôi đang bị ốm thật, cô cất tiếng hỏi:
– Bà của cháu ơi! Bà ốm lâu chưa bà?
Sói không đáp lại cô bé, nó vẫn chùm chăn kín mít giả vờ rên hừ…hừ
– Bà ơi, mẹ cháu bảo cháu mang chút bánh mới làm sang biếu bà.
– Vậy à, thế cho bà cảm ơn hai mẹ cháu. Cháu ngoan của bà lại đây với bà.
Cô bé quàng khăn đó chạy tới bên cạnh giường, thấy lạ cô bé hỏi:
– Bà ơi, sao cháu thấy tai bà hôm nay dài thế?
– Tai bà dài để có thể nghe được cháu nói rõ hơn, con sói đáp lại cô bé
– Bà ơi, hôm nay mắt bà nhìn to và đen thế ?
– Mắt bà to để bà có thể nhìn ngắm cô cháu gái xinh đẹp của bà được rõ hơn,
Cô bé thấy lạ lẫm nên hỏi tiếp:
– Bà ơi, vậy sao hôm nay cháu thấy mồm bà to thế ?
– Mồm bà to để bà có thể ăn thịt cháu ngon lành
Nói xong, con sói tung chăn chồm dậy lao vào vồ lấy cô bé ăn thịt. May đúng lúc đó, có bác thợ săn đi ngang qua, sẵn có chiếc búa trong tay bác phang ngay một cú trời giáng vào đầu con sói. Bị trúng đòn con sói gian ác lăn quay ra chết. Biết con sói vừa ăn thịt tôi, bác nhanh tay lấy con dao trong bếp mổ bụng con sói kịp thời cứu được tôi. May mắn, cả hai bà cháu thoát khỏi nạn này.thật may cho chúng tôi.
Từ ấy trở đi, cô bé quàng khăn đỏ không bao giờ dám sai lời mẹ dặn nữa.
TK MK NHA. ~HỌC TỐT~
Người anh trai dù không muốn, nhưng trước sự khẩn khoản của em gái, đã cùng gia đình đi nhận giải thưởng với em.
Cậu ta đứng xem bức tranh của cô em gái với một tâm trạng đầy biến động. Thoạt đầu, cậu vô cùng ngạc nhiên và xúc động vì chẳng bao giờ nghĩ người trong bức tranh kia chính là cậu ta. Từ ngạc nhiên, người anh cảm thấy ngỡ ngàng vì người trong tranh kì diệu quá, đẹp hơn cả sức tưởng tượng của mình. Nhìn bức tranh, người anh hãnh diện vì mình có được một cô em gái vừa tài năng lại vừa có tâm hồn nhân hậu bao la. Nhưng cũng chính vào lúc ấy, góc khuất trong tâm hồn khiến người anh cũng vô cùng xấu hổ. Cậu đã có những lúc cư xử không đúng với cô em gái nhỏ. Cậu lại giận mình vì chẳng có một chút năng khiếu gì. Bao nhiêu những cảm giác xáo trộn trong lòng khiến người anh vừa ngất ngây lại vừa choáng váng. Đứng trước bức tranh của cô em gái, đứng trước phần tốt đẹp của mình, cái chưa toàn vẹn trong tâm hồn của người anh như bị thôi miên, thẫn thờ và im lặng. Đến cuối truyện, người anh muốn khóc và không thể thốt ra những suy nghĩ trong đầu: "Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy". Người anh đã nhận ra những điều không phải của mình. Anh thừa nhận anh chưa được đẹp như người ở trong tranh. Và điều quan trọng hơn, anh đã nhận ra tâm hồn và lòng nhân hậu của em gái. Trước đó chỉ là sự ghen tị, xa lánh, thì giờ đây, anh đã nhận ra được vẻ đẹp tâm hồn và sự nhân hậu của cô em.
Nhân vật người anh đã vượt lên chính mình, thấy sự kém cỏi trong nhân cách của mình và thừa nhận sự nhân hậu, tốt đẹp của người khác. Đó là một điều thật giản dị mà cao thượng.
Sau khi đi nhận giải về tôi vô cùng phấn khởi trước thành quả của mình, nhìn sang anh tôi, tôi thấy anh định nói gì đó nhưng tôi sợ anh sẽ khó xử nên mở lời trước:
- Anh có chuyện gì à?
Anh tôi giật mình, ngơ người một lúc rồi nói:
- Kiều Phương này, nếu anh nói anh từng ghen tị và đố kị em thì em có ghét anh không?
Tôi chưa hiểu anh nói gì và tôi lỡ nói:
- Anh à, chúng ta là người một nhà cho dù anh có ghét hay tị nạnh với em gì đi chăng nữa nhưng em sẽ không ghét anh trái lại tị nạnh trong nhà là một chuyện bình thường mà, điều đó còn giúp chúng ta hiểu nhau hơn.
Trước những lời nói của tôi, anh cảm động và ôm chầm lấy tôi, cả hai anh em chúng vỡ òa trong cảm xúc. Bố mẹ nhìn thấy và cũng rất tự hào về chúng tôi.
Sau khi đi nhận giải về tôi vô cùng phấn khởi trước thành quả của mình, nhìn sang anh tôi, tôi thấy anh định nói gì đó nhưng tôi sợ anh sẽ khó xử nên mở lời trước:
- Anh có chuyện gì à?
Anh tôi giật mình, ngơ người một lúc rồi nói:
- Kiều Phương này, nếu anh nói anh từng ghen tị và đố kị em thì em có ghét anh không?
Tôi chưa hiểu anh nói gì và tôi lỡ nói:
- Anh à, chúng ta là người một nhà cho dù anh có ghét hay tị nạnh với em gì đi chăng nữa nhưng em sẽ không ghét anh trái lại tị nạnh trong nhà là một chuyện bình thường mà, điều đó còn giúp chúng ta hiểu nhau hơn.
Trước những lời nói của tôi, anh cảm động và ôm chầm lấy tôi, cả hai anh em chúng vỡ òa trong cảm xúc. Bố mẹ nhìn thấy và cũng rất tự hào về chúng tôi.
Câu chuyện về ba cô con gái.
Ngày xưa, có một người đàn bà nghèo sinh được ba cô con gái. Bà rất yêu thương các con, bà lo cho các con từng li từng tí. Nhà nghèo, bà phải làm lụng vất vả để nuôi các con nhưng bà không hề phàn nàn.
Được mẹ yêu thương chăm sóc, ba cô con gái lớn nhanh như thổi. Cả ba đều đẹp như trăng rằm. Thế rồi lần lượt hết cô này đến cô khác di lấy chồng, bà mẹ ở nhà một mình.
Năm tháng trôi qua, bà mẹ tuổi mỗi ngày một già, sức mỗi ngày một yếu. Một hôm, bà thấy trong người mệt mỏi, bà biết mình không sống được bao lâu nữa, bà nhớ các con nhưng cả ba cô gái đều ở xa quá nên bà không thể đến thăm các con được. Bà liền nhớ Sóc con đưa thư cho ba cô gái, bà dặn Sóc:
- Sóc khôn ngoan, Sóc hãy nói với các con ta là ta đang ốm và báo chúng về ngay thăm ta Sóc nhé!
Sóc con vâng lời mang thư đi. Sóc đi ròng rã một ngày một đêm đến nhà cô chị cả, cô chị cả đang cọ chậu. Sóc con đưa thư cho cô và nói:
- Chị cả ơi! Mẹ chị đang ốm đấy, mẹ chị muốn gặp chị. Chị hãy về ngay cho mẹ chị gặp.
Nghe Sóc nói, cô cả đáp:
- Thật á Sóc? Mẹ chị đang ốm à? Ôi! Chị buồn quá! Chị thương mẹ chị quá! Chị cũng muốn về thăm mẹ chị ngay, nhưng chị còn phải cọ xong mấy cái chậu này đã.
Nghe chị cả nói xong, Sóc con giận dữ:
- Thương mẹ, thương mẹ mà lại còn cọ chậu rồi mới đi thăm mẹ. Thôi cứ ở nhà mà cọ chậu.
Ngay lúc đó cô gái ngã lăn ra đất, biến thành một con rùa to bò ra khỏi nhà đi mãi.
Sóc con lại đi đến nhà cô gái thứ hai. Phải mất ròng rã một ngày, một đêm nữa thì Sóc đến được nhà cô hai. Cô hai đang xe chỉ. Sóc con đưa thư rồi nói với cô hai:
- Chị hai ơi! Mẹ chị đang ốm đấy, mẹ chị muốn gặp chị. Chị hãy đến gặp mẹ đi.
Nghe Sóc con nói, cô hai đáp:
- Thật ư Sóc? Mẹ chị đang ốm à? Ôi! Chị thương mẹ chị quá! Chị muốn về thăm mẹ yêu quý của chị ngay, nhưng chị còn bận xe cho xong chỗ chỉ này đã.
Nghe cô hai nói, Sóc con giận dữ:
- Thương mẹ, thương mẹ mà lại còn để xe chỉ đã rồi mới đi thăm mẹ. Thôi được! Nếu thế thì cứ ở nhà mà xe chỉ suốt đời.
Sóc con vừa nói xong thì cô hai biến thành con nhện, suốt đời giăng chỉ.
Sóc con lại đi đến nhà cô gái út. Cô đang nhào bột. Sóc con đưa thư cho cô út. Đọc thư xong cô hốt hoảng, tát tả đi thăm mẹ ngay.
Thấy cô út thật tình thương mẹ, Sóc con âu yếm nói:
- Chị út ơi! Chị là người con hiếu thảo. Mọi người ai ai cũng thương yêu, quý mến cô. Còn các con cô thì người nào cũng quý mến cô.
Truyện cổ tích : Ba cô gái
Kho tàng truyện Việt Nam khá phong phú với rất nhiều thể loại truyện : truyện cổ tích, truyện ngắn, truyện ngụ ngôn… “Ba cô gái” là một câu chuyện cổ tích kể về bà mẹ nghèo và 3 đứa con gái của mình. Câu chuyện tuy ngắn, nhưng mang rất nhiều ý nghĩa. Chúng mình cùng lắng nghe câu chuyện nhé.
Ngày xửa ngày xưa, có một bà mẹ nghèo sinh được ba cô con gái. Bà rất yêu thương các con, bà lo cho các con từng li từng tí. Nhà nghèo, chồng mất sớm bà phải làm lụng vất vả để nuôi các con nhưng không hề phàn nàn.
Được mẹ yêu thương chăm sóc, cả ba cô gái lớn nhanh như thổi và đều xinh đẹp như trăng rằm.Hằng ngày, cô giặt giũ, cô nấu cơm, cô đấm bóp cho mẹ. Thế rồi lần lượt hết cô này đến cô khác đi lấy chồng, chỉ còn bà mẹ ở nhà một mình.
Năm tháng trôi qua, bà mẹ tuổi mỗi ngày một già, sức mỗi ngày một yếu. Một hôm, bà thấy trong người mệt mỏi, biết mình không sống được bao lâu nữa, bà nhớ các con nhưng cả ba cô gái đều ở xa quá. Bà liền nhớ Sóc con đưa thư cho ba cô gái, bà dặn Sóc:
– Sóc con ngoan, Sóc hãy đưa thư cho các con ta và bảo với các con là ta đang ốm. Báo chúng về ngay thăm ta Sóc nhé!
Sóc con nhanh nhẩu:
– Vâng ạ.
Sóc con vâng lời mang thư đi. Sóc đi ròng rã một ngày một đêm đến nhà cô chị cả, cô chị cả đang cọ chậu. Sóc con đưa thư cho cô và nói:
– Chị cả ơi! Mẹ chị đang ốm đấy, mẹ chị muốn gặp chị. Chị hãy về ngay gặp mẹ chị.
Nghe Sóc nói, cô cả đáp:
– Thật á Sóc? Mẹ chị đang ốm à? Ôi! Chị buồn quá! Chị thương mẹ chị quá! Chị cũng muốn về thăm mẹ chị ngay, nhưng chị còn phải cọ xong mấy cái chậu này đã.
Nghe chị cả nói xong, Sóc con giận dữ:
– Thương mẹ, thương mẹ mà lại còn cọ chậu rồi mới đi thăm mẹ. Thôi cứ ở nhà mà cọ chậu.
Ngay lúc đó cô gái ngã lăn ra đất, biến thành một con rùa to bò ra khỏi nhà đi mãi.
Sóc con lại đi đến nhà cô gái thứ hai. Phải mất ròng rã một ngày, một đêm nữa thì Sóc đến được nhà cô hai. Cô hai đang xe chỉ. Sóc con đưa thư rồi nói với cô hai:
– Chị hai ơi! Mẹ chị đang ốm đấy, mẹ chị muốn gặp chị. Chị hãy đến gặp mẹ đi.
Nghe Sóc con nói, cô hai đáp:
– Thật ư Sóc? Mẹ chị đang ốm à? Ôi! Chị thương mẹ chị quá! Chị muốn về thăm mẹ yêu quý của chị ngay, nhưng chị còn bận xe cho xong chỗ chỉ này đã.
Nghe cô hai nói, Sóc con giận dữ:
– Thương mẹ, thương mẹ mà lại còn để xe chỉ đã rồi mới đi thăm mẹ. Thôi được! Nếu thế thì cứ ở nhà mà xe chỉ suốt đời.
Sóc con vừa nói xong thì cô hai biến thành con nhện, suốt đời giăng chỉ.
Sóc con lại đi đến nhà cô gái út. Cô đang nhào bột. Sóc con đưa thư cho cô út. Đọc thư xong cô hốt hoảng, tát tả đi thăm mẹ ngay.
Thấy cô út thật tình thương mẹ, Sóc con âu yếm nói:
– Chị út ơi! Chị là người con hiếu thảo nhất trong ba cô. Mọi người ai ai cũng thương yêu, quý mến cô. Còn các con cô thì người nào cũng quý mến cô.
Qua câu chuyện cổ tích này, các em nhỏ rút ra được bài học gì nào. Đó là phải luôn hiếu thảo, biết ơn công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, thế mới là người con ngoan.