Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong kì nghỉ hè vừa qua, ba cho em đi chơi Đà Lạt một tuần. Đó là phần thưởng ba dành cho em vì em đã cố gắng học tập và đạt được danh hiệu Học sinh xuất sắc.
Ba em chuẩn bị rất đầy đủ cho chuyến đi này. Từ mấy hôm trước, ba đã mua vé ở Trung tâm du lịch Lửa Việt. Sáng thứ sáu, mẹ ra tận nơi xe đậu, tiễn hai cha con lên đường. Trên xe đã gần đủ người, anh lái xe nhấn còi báo hiệu cho du khách biết rằng sắp tới giờ xe chạy. Đúng 5 giờ 30 phút, xe rời bến.
Thành phố lúc sớm mai thật quang đãng, mát mẻ. Trên đường, người và xe cộ còn thưa thớt. Ra khỏi thành phố, xe rẽ ra quốc lộ I và bắt đầu tăng tốc. Em ngồi ghế sát cửa sổ nên tha hồ ngắm phong cảnh hai bên đường. Chẳng mấy chốc, xe đã tới ngã ba đi Đà Lạt. Từ đây, quốc lộ 20 uốn mình chạy giữa một màu xanh bát ngát của những rừng cao su nối tiếp nhau.
Phong cảnh mỗi lúc một khác. Chiếc xe lên dốc, xuống đèo liên tục. Có những đèo rất cao và dài hàng chục cây số. Anh lái xe bình tĩnh và khéo léo lái xe qua những chặng đường cheo leo, nguy hiểm, một bên là núi cao, một bên là vực sâu. Hành khách tỏ vẻ rất yên tâm, hoàn toàn trông cậy vào tay lái thành thạo của anh. Một số người ngả đầu vào thành ghế ngủ ngon lành.
Ba giờ chiều, xe đã tới địa phận thành phố Đà Lạt, điểm du lịch nổi tiếng trong cả nước. Từ xa, em đã nhìn thấy những đồi thông nối tiếp nhau. Tài xế dừng lại cho du khách chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thác Pren. Nước từ trên cao xối xuống như một tấm rèm màu trắng khổng lồ. Tiếng thác đổ đều đều, triệu triệu bụi nước li ti óng ánh.
Càng tiến vào gần thành phố, khung cảnh càng hấp dẫn hơn. Ồ! Quả là một cảnh tượng lạ lùng bày ra trước mắt như trong một câu chuyện thần tiên. Giữa rừng thông, thấp thoáng những ngôi nhà mái nhọn, lợp ngói đỏ tươi trông như những lâu đài huyền bí. Nửa giờ sau, xe đỗ trước cửa khách sạn Anh Đào. Khách sạn nhỏ nhưng xinh đẹp và đầy đủ tiện nghi.
Bữa ăn đầu tiên, cha con em được thưởng thức những món ăn cao nguyên thật ngon miệng. Đêm hôm ấy, em kéo chiếc chăn bông lên tận cổ và ngủ một giấc say sưa. Suốt mấy ngày ở đây, em được đi thăm rất nhiều cảnh đẹp của Đà Lạt như hồ Xuân Hương, thác Cam Ly, đồi Cù, Đồi thông hai mộ, thung lũng Tình Yêu, hồ Đa Thiện, thiền viện Trúc Lâm…
Ba chụp cho em rất nhiều ảnh. Em thích nhất là kiểu cưỡi ngựa trên đỉnh đồi, dưới gốc thông cổ thụ. Tới công viên thành phố, em vui sướng vịn vai chú gấu đen khổng lồ nhồi bông ngay gần cổng để ba chụp ảnh. Em say mê ngắm chim, ngắm thú, ngắm hoa quên cả thời gian.
Rồi ba đưa em đi chợ Đà Lạt. Em sững sờ trước sự phong phú, tươi đẹp của các loài hoa xứ lạnh: hồng nhung, hồng vàng, lay-ơn, thược dược, cẩm chướng, phong lan, địa lan,… và bao nhiêu loại cúc khác nhau. Trái cây cũng thật hấp dẫn: mận, đào, dâu tây, cam, bơ, nho, táo,… thứ gì cũng ngon, cũng rẻ. Ba em mua mấy hộp mứt dâu và một túi xách đầy những trái bơ sắp chín. Chắc là mẹ và bé Hồng rất thích.
Một tuần tham quan trôi qua vùn vụt. Đã tới lúc tạm biệt Đà Lạt, trở về với mái ấm gia đình. Lúc xe rời bến, em thò đầu ra cửa sổ, lưu luyến vẫy chào những rừng thông, ngọn núi, con đường, những thung lũng mờ sương, những mái nhà xinh xắn và những vườn hoa rực rỡ… Tạm biệt nhé, Đà Lạt! Hẹn ngày này sang năm, em sẽ quay trở lại!
Chuyến đi thú vị đã mở mang tầm hiểu biết của em về đất nước, con người. Đất nước mình đâu đâu cũng đẹp như tranh và con người thật nhân hậu, hiếu khách!
1.
Vào mỗi buổi tối thứ bẩy thì gia đình tôi cũng như bao gia đình khác đều rất vui vẻ do đây là ngày cuối tuần nên mọi người đều tụ tạp đông đủ ở nhà tôi để chuẩn bị cho buổi sum họp cuối tuần. Thứ bảy vừa rồi nhà tôi vui hơn hẳn mọi khi vì có chị gái tôi đưa các cháu xuống cùng ăn bữa cơm sum họp cuối tuần với gia đình.
Buổi chiều hôm đó mẹ gọi tôi dạy sớm hơn mọi khi để chuẩn bị bữa cơm tối cho gia đình để đợi mọi người về cùng ăn cơm tối với gia đình. Vì hôm nay có đông đủ mọi người nên mẹ tôi bắt một con gà trống rất to để làm thịt đãi mọi người. Riêng gà thì tôi khoái lắm một phần là gà nhà tôi thì khỏi chê một phần la do gà nhà tôi chỉ khi được mẹ chế biến thì nó mới đậm chất vị ngon của gà. Thế nên tôi hăng hái đi làm gà với mẹ ngay. Chỉ một loáng sau chú gà đã được xử lí rất nhanh gọn và đã được mẹ chế biến thành rất nhiều món hấp dẫn như gà luộc và cả gà rán nữa. Đúng sáu giờ tối thì cơm nước đã chuẩn bị gần như xong chỉ đợi mọi người về để ăn thôi. Hôm nay bố tôi nghỉ làm đồng sớm hơn mọi ngày để vào phụ mẹ một tay làm bếp. Mẹ tôi thì đang tranh thủ sào rau và rán gà còn tôi thì đang đơm thức ăn ra đĩa. Riêng bố tôi thì được mẹ phân nhiệm vụ là chặt gà giúp mẹ. Hôm nay còn vui hơn nữa khi chị gái tôi gọi điện là chiều nay sẽ bắt xe từ Hà Nội về. Thế là bữa cơm hôm nay sẽ đông đủ hơn rất nhiều lần. Chỉ một lát sau thế là chị gái và anh rể đã đem xuống là không thể không đem theo thằng cò là đứa cháu mà tôi yêu quý nhất. Anh thì ngồi trên nhà ống nước với bố còn chị thì xuống xem mẹ con tôi còn việc gì không. Một lát sau thì chị gái tôi đã vầ ,lâu lắm rồi chị mới vầ nhà nên gặp được chị ai nấy cũng vui mừng cười vui không ngớt. Thế là đã đông đủ tất cả các thành viên ,chị em chúng tôi nhanh nhẹn bê tất cả các đồ ăn lên trên nhà để chuẩn bị cho bữa cơm cuối tuần. Thằng cò cũng nhanh nhẹn xuống mang giúp tôi ý bát. Gớm lâu lâu không gặp mà nó đã lớn hơn rất nhiều mà nhanh nhẹn hơn hẳn. Nhìn cái điệu bộ hớn hở của nó là tôi biết chắc nó thích lắm vì lâu lắm rồi nó chưa xuống nhà tôi mà,phần vì nó phải đi học nhiều phần cũng vì nàh xa nên nó không được thường xuyên tới đây. Thế là chỉ một loáng đồ ăn đã được dọn sẵn lên. Đây chính là lúc mọi người chúng tôi quây quần bên mâm cơm ấm áp. Mọi người hỏi nhau rất nhiều chuyện. Chị gái tôi thì kể chuyện đi làm trên Hà Nội,và lâu rồi chị không về nên dường như chị chính là tâm điểm của bữa cơm hôm nay. Rồi mẹ tôi hỏi chuyện học hành của thằng cò và công việc của hai vợ chồng anh chị,nghe chị tôi kể về những trò phá của nó mà cả nhà tôi bò lăn ra cười. Nghịch là thế nhưng tôi phải công nhận rằng nó rất thông minh và học giỏi nữa. Mới học lớp một thôi mà nó đã có rất nhiều huy chương của tỉnh. Nhắc đến việc học của nó mẹ tôi lại nhắc đến việc học hành của tôi luôn. Tôi ngại đến đỏ cả mặt xấu hổ vì không bằng thằng thằng cháu. Thấy thế chị tôi cũng nói đỡ cho tôi và cuộc nói chuyện lại được chuyển sang chủ đề khác. Tôi thấy mình đâu đến nỗi tệ đâu chỉ là do thằng cháu tôi nó quá giỏi thôi mà.
Mẹ tôi gắp thức ăn cho hai chị nhắc hai chị không sống với mẹ thì phải ăn uống cho tốt đừng để bị ốm,tôi cũng thấy thương hai chị lắm bởi nhìn chị gầy hơn nhiều thấy thế tôi cũng dành những miếng ngon gắp cho thằng cháu và cả chị nữa. Và rồi cứ thế mọi người ăn uống nói chuyện ,tiếng cười nói vang lên không ngớt làm chung tôi dường như quên đi tất cả mọi lo nghĩ và bây giờ đối với chúng tôi chỉ có gai đình mà thôi. Khoảng chừng một tiếng sau chúng tôi đều đã ăn rất no,ăn xong tôi và chị nhanh chóng thu dọn bát đĩa,anh tôi thì lại tiếp tục nói chuyện uống nước với bố còn chúng tôi thì đi rửa bát. Mẹ tôi thì chuẩn bị một số thức ăn để cho thằng cò mang về. Chẳng mấy chốc đã chín giờ tối mẹ tôi giục thằng cò không chơi nữa chuẩn bị còn về. Khổ thân nó đang chơi dở nó chẳng muốn về tẹo nào. Chị tôi phải thí nó là mai lại xuống nó mới chịu về.
Kết luận: Suy nghĩ của em về những buổi sum họp của gia đình em vào thứ bảy
Thế là một buổi chiều thứ bảy ý nghĩa đã kết thúc,trong tôi vẫn còn nguyên cái tâm trạng sum họp của gia đình tôi. Tôi mong sao những buổi sum họp cuối tuần như thế này sẽ thường xuyên đông đủ như thế này bởi những dịp như thế này khiến chúng tôi thêm yêu quý hiểu gia đình mình hơn,
DÀN Ý
MỞ BÀI
+ Giới thiệu toàn cảnh về Đà Lạt: có núi, có thông, có thác.
+ Sự kiện tường thuật: Chuyến đi du lịch.
THÂN BÀI
1) Đường đến thác lúc sáng sớm
2) Mặt trời lên cao
+ Bầu trời trong vắt.
+ Đường khúc khuỷu gập ghềnh.
+ Không khí mát lạnh.
+ Cảm giác khỏe và dễ chịu.
3) Thăm cảnh sắc của thác
+ Bước xuống theo từng bậc thang để chiêm ngưỡng thác.
+ Cảm giác mát lạnh.
+ Những nhà chòi để khách nghỉ chân.
4) Sinh hoạt bên thác
+ Tập hợp hát hò vui vẻ.
+ Thời gian trôi rất nhanh.
5) Về chiều
+ Tập trung lên xe.
+ Không ai nói chuyện bởi còn lưu luyến với cảnh đẹp.
+ Hẹn một ngày trở lại.
KẾT LUẬN
+ Vào năm học mới rồi mà không sao quên được chuyên du lịch thú vị trong hè.
+ Muốn lên với thác Prenn trong hè tới.
Đề bài: Làm dàn ý kể lại một chuyến tham quan hay du lịch mà em có dịp tham dự.
DÀN Ý
MỞ BÀI
+ Giới thiệu toàn cảnh về Đà Lạt: có núi, có thông, có thác.
+ Sự kiện tường thuật: Chuyến đi du lịch.
+ Thăm thác Prenn.
THÂN BÀI
1) Đường đến thác lúc sáng sớm
Xe chạy từ khách sạn, qua rừng thông có hương thơm, có gió nhẹ, có hơi lạnh.
2) Mặt trời lên cao
+ Bầu trời trong vắt.
+ Đường khúc khuỷu gập ghềnh.
+ Không khí mát lạnh.
+ Cảm giác khỏe và dễ chịu.
Đà Lạt mộng mơ với rừng thông, thác Prenn
3) Thăm cảnh sắc của thác
+ Bước xuống theo từng bậc thang để chiêm ngưỡng thác.
+ Cảm giác mát lạnh.
+ Những nhà chòi để khách nghỉ chân.
4) Sinh hoạt bên thác
+ Tập hợp hát hò vui vẻ.
+ Thời gian trôi rất nhanh.
5) Về chiều
+ Tập trung lên xe.
+ Không ai nói chuyện bởi còn lưu luyến với cảnh đẹp.
+ Hẹn một ngày trở lại.
KẾT LUẬN
+ Vào năm học mới rồi mà không sao quên được chuyên du lịch thú vị trong hè.
+ Muốn lên với thác Prenn trong hè tới.
"Côn Sơn ca" là văn bản thơ nổi tiếng chúng em đã được học ở lớp 7. Sau ngày học văn bản ấy, em đã nuôi trong mình niềm mong ước được một lần đến với Côn Sơn. Thật sung sướng vì giữa năm học này niềm mong ước ấy của em đã trở thành hiện thực: Sáng thứ bảy tới trường em tổ chức cho khối lớp 8 đi tham quan Côn Sơn!
Biết em háo hức với chuyến đi, bố mẹ em rất nhiệt tình động viên. Mẹ chuẩn bị đồ cho em rất kĩ, bố sưu tầm khá nhiều tài liệu về Côn Sơn cho em rồi nhắc em phải đến những địa điểm này, địa điểm kia vì đó là những nơi đặc biệt nổi tiếng của vùng đất thiêng này. Sáng sớm hôm đó, khi trời vẫn còn chưa rõ mặt người, bố mẹ đã đưa em ra xe. Lên xe, vẫy tay ríu rít chào bố mẹ, chúng em hát vang những bài tập thể: “Một con vịt”, “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”, “Nối vòng tay lớn”,… đến cả bài “Đội ca” cũng được cả xe đồng thanh ca hát. Thấy chúng em hào hứng, vui vẻ, bác lái xe cũng cười vang hát theo. Chú phụ xe còn nhiệt tình cho chúng em mượn mi-cờ-rô để “hát cho có hứng!”. Đoàn tham quan đã có một không khí đầy hứng khởi như thế!
Khi trời sáng rõ cũng là lúc chúng em đến Côn Sơn. Nhìn từ xa, Côn Sơn là một vùng đồi núi bạt ngàn cây xanh. Nhiều nhất là những đồi thông xanh rì. Vừa tới cổng khu vực tham quan, chúng em đã chỉ cho nhau nhìn một tấm bảng lớn có đề dòng chữ: "Lấy chí nhân để thay cường bạo”. Cô giáo dạy văn của chúng em giải thích rằng: "Đó là câu văn nổi tiếng trong áng thiên cổ hùng văn Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, bài cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc. Câu văn thể hiện tư tưởng nhân nghĩa đầy tiến bộ của tác giả”. Trong xe có tiếng loạt xoạt của giấy vở, nhiều bạn vội ghi ngay câu văn ấy cùng lời giải thích của thầy. Em cũng vội mở ba lô: mẹ cũng đã chuẩn bị cho em một cuốn sổ nhỏ và cây bút bi để ghi chép.
Xuống xe, chúng em ngồi nghỉ ngơi, nghe cô giáo chủ nhiệm nhắc lại lịch trình và nội quy đoàn tham quan. Nơi chúng em được đến đầu tiên là nhà tưởng niệm Nguyễn Trãi. Chúng em được đi cùng một chị hướng dẫn viên xinh đẹp. Theo lời chị thuyết minh về cuộc đời vị danh nhân lịch sử – văn hóa nổi tiếng của dân tộc, những đôi tai chúng em chăm chú lắng nghe, những cây bút cặm cụi chạy không ngừng trên trang giấy. Quả là những điều lí thú về cuộc đời của một con người tài danh mà bạc mệnh. Khi học bài “Côn Sơn ca” chúng em đã được cô giáo khái quát về cuộc đời Nguyễn Trãi nhưng chúng em không ngờ ông lại gặp nhiều trắc trở trong chốn quan trường cũng như trong cuộc đời đến vậy. Tài năng của ông động đến đất trời, đến lòng người. Và nỗi oan khuất của ông cũng làm rung bao trái tim nhân loại.
Rời khu tưởng niệm, chúng em hào hứng nô nức đua nhau leo lên "Đỉnh bàn cờ" những mong chiêm ngưỡng “Bàn cờ tiên”, nơi được đồn là xưa kia có tiên đến đánh cờ. Đường lên núi cao được xây dựng bằng những bậc đá, một bên là những hàng thông xanh mát, một bên là sườn núi trông ra một khoảng không mờ ảo trắng xóa. Khoảng trắng ấy mới nhìn ngờ tưởng một dòng sông nào ngờ đó lại là dòng sông sương buổi sớm! Em đi chậm lại, mắt lơ đãng ngước nhìn những tán thông xanh đang dạo những khúc nhạc vi vu. Có phải năm trăm năm trước khi viết câu thơ "dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn" Nguyễn Trãi cũng ngước nhìn tán thông “xanh mát” này?
Đường lên đỉnh Bàn Cờ thật xa, nhiều bạn nóng quá đã bỏ áo khoác thắt ngang eo rồi nhặt những cành củi khô bên đường làm gậy chống lên núi. Ban đầu tiếng cười nói còn rộn rã, bây giờ thì yếu dần vì mọi người đã thấm mệt. Nhưng kìa, đỉnh Bàn Cờ hiện lên và tiếng vẫy gọi của những người đến trước khiến tất cả phấn chấn hẳn lên. Tất cả lại hăm hở leo lên bất chấp mồ hôi đã rỏ thành giọt trên trán… Lên đến nơi, mọi người lại xuýt xoa đọc những dòng chữ khắc trên bia viết về di tích Bàn Cờ. Đứng trên đỉnh núi, nhìn sang bốn hướng thấy mênh mông sương và mờ ảo màu xanh của núi rừng xanh mát. Có bạn lúi húi tìm nhặt những quả thông mang về làm quà. Có bạn lại đứng lặng im, đôi mắt khẽ nhắm lại, bạn nói bạn đang lắng nghe tiếng nói của rừng Côn Sơn, gió Côn Sơn đang kể chuyện những vị tiên đánh cờ, thông Côn Sơn đang kể chuyện Nguyễn Trãi năm xưa làm thơ, hưởng nhàn…
Buổi chiều, chúng em còn đến giếng Ngọc, ngắm dãy núi Phượng Hoàng linh thiêng. Lúc xuống núi, chúng em còn được đi men những con suối cạn chảy giữa những vòm cây rậm mát bên trên. Chúng tôi được trải nghiệm tất cả những cảm giác của người thi sĩ ngày xưa: được ngồi, rồi nằm trên đá, trên những tảng rêu khô, được nghe tiếng nói chảy như tiếng đàn cầm, được phả lên mặt dòng nước suối mát lạnh đến rùng mình… Thật là một cảm giác tuyệt diệu.
Hôm ấy, chiều muộn chúng em mới rời Côn Sơn và khi trời đã tối mới về tới nhà. Tất cả đều rất mệt nhưng vô cùng vui vẻ. Riêng với em, chuyến đi ấy có rất nhiều ý nghĩa. Nó đã giúp em hiểu thêm về một danh nhân lịch sử – văn hóa, hiểu thêm về một vùng đất của non sông, hiểu thêm về thầy cô, bạn bè. Và vì vậy, nó khiến em thêm yêu cuộc sống, yêu việc học tập và biết nuôi lớn những ước mơ bé nhỏ của mình.
Ngày 31 tháng 10 vừa qua, lớp 4D chúng em được đi tham quan tại nông trại Dê trắng Farm ở Tân Lĩnh, Ba Vì.
Đúng 7 giờ 30 phút, các bạn lớp em lên xe khởi hành đến nông trại. Tuy trời có lất phất mưa nhưng cũng không ngăn được sự háo hức, phấn khởi của các bạn. Trên xe, chúng em được chơi những trò chơi vui nhộn với ah hướng dẫn viên. Chẳng mấy chốc, xe đã đưa chúng em đến nơi.
Bước vào cổng, em thấy nông trại thật rộng lớn với rất nhiều khu tham quan rất đẹp. Đầu tiên, chúng em được tham quan trại nuôi ngựa. Ở đó nuôi rất nhiều chú ngựa đáng yêu. Chúng em được chơi nhảy bao bố, kéo co và được cưỡi ngựa trên một khoảng sân rộng lớn. Tạm biệt trại nuôi ngựa chúng em đến với trại đà điểu. Em được tự tay cho những chú đà điểu khổng lồ ăn cỏ. Các chú đà điểu ngoạm rất nhanh ngọn cỏ trên tay em và ăn ngon lành. Tiếp đến, em được gặp những chú dê dễ thương của nông trại. Em được hóa thân thành những người nuôi dê thực thụ. Em cho dê ăn và còn vắt sữa dê nữa. Rồi chúng em đi tham quan trại bách cầm. Ở đó nuôi đủ giống gà, vịt, ngan, ngỗng như: gà tây, gà Ai Cập, gà ri,ngan đen, ngỗng trời, … Chúng em còn được tự tay nặn bánh trôi dưới sự hướng dẫn của bác thợ. Ăn bánh trôi do chính mình làm thật là ngon, bạn nào cũng vui. Sau thời gian nghỉ trưa, chúng em còn được tha gia rất nhiều trò chơi tập thể và lễ hội hóa trang Halloween cùng các anh chị. Chúng em học được nhiều điều lí thú khi tham gia trò chơi cùng các anh chị. Nhưng cũng đến lúc phải chia tay, vẻ mặt bạn nào cũng đầy sự tiếc nuối. Chúng em lên xe về trường kết thúc chuyến tham quan tại nông trại Dê Trắng Farm.
Chuyến tham quan thật bổ ích và lí thú. Em mong sẽ có nhiều chuyến tham quan như thế để chúng em học hỏi thêm được nhiều điều bổ ích trong cuộc sống.
Là mảnh đất địa đầu tận cùng phía Nam của Việt Nam, mũi Cà Mau được nhắc đến như một vùng đất thiêng trong tâm thức người Việt. Với những hình ảnh đầy thân thương từ ruộng đồng bạt ngàn cò bay thẳng cánh, những đìa tôm, những mái nhà tranh ngói xen lẫn phủ dưới bóng dừa, những cây cầu khỉ với dòng sông bến nước con đò… nơi đây luôn toát lên những nét quyến rũ khác biệt đến khó tả với những du khách vốn không phải con dân vùng sông nước khi đến đây.
Đất đai ở Cà Mau đang sinh sôi nảy nở. Bãi Khai Long có hàng dương xanh ngát, có bờ cát chạy dài tới sáu cây số và rộng hàng trăm mét, mỗi năm phù sa lại lấn biển ở chính nơi đây từ tám mươi đến một trăm mét nữa. Điều thú vị là đất mở ra tới đâu, cây mắm mọc lên tới đó, như là để giữ đất đừng có trôi đi, khi thớ đất đã se kết tầng cây đước lao tới, nhanh chóng cùng với mắm tạo thành rừng. Trong rừng Cà Mau lạ nhất vẫn là cây đước. Khi cây cao ngang thân người là rễ phụ đâm ra. Nó thẳng, gần như cái que chứ không mềm tua tủa như rễ phụ ở cây đa hay cây si ngoài Bắc. Những nan rễ phụ ấy cắm trên đất tạo ra cháng rễ hình cái nơm, làm cho cây đước vững vàng đời đời, trong khi rễ chính nếu không thoái hóa thì cũng không còn giá trị gì nữa.
Một điểm có thể coi là “đặc sản” nơi đây, đó chính là sông nước. Chính sông nước đã tạo dựng nên sự sống đa dạng, phong phú cho những con người nơi đây. Sông cho họ cái tôm, con cá; sông cung cấp phù sa cho ruộng đồng và sông cũng là loại hình giao thông phổ biến nhất tại đây. Mọi sinh hoạt diễn ra từ đời sống đến giao thương đều thấy được hầu hết trên những chuyến đò.
Cà Mau có khá nhiều chợ nổi nhưng có hai chợ được xếp loại là chợ nổi phường 8, trên sông Gành Hào, Cà Mau và chợ nổi Thới Bình, tại ngã ba sông Trẹm – Chắc Băng, huyện Thới Bình.
Phần lớn chợ nổi nhóm họp, buôn bán trên sông mang tính tự phát. Sản phẩm trao đổi mua bán chủ yếu là các loại hàng nông sản thực phẩm, trái cây, hoa màu… sản xuất tại địa phương, các vùng lân cận chuyển tới phục vụ nhu cầu tiêu dùng tại chỗ hoặc đưa đi tiêu thụ tại các chợ huyện, xã…
Từng chiếc thuyền, ghe với bắp cải, khoai lang, bầu, bí, sắn, quýt, cam… treo lủng lẳng trên mui để giới thiệu, mời gọi khách mua hàng. Và, đây cũng là hình ảnh thường thấy tại các tỉnh khu vực Đồng bằng Sông Cửu long.
Đến Cà Mau vào một ngày đầu hạ, với những khách lạ không biết bơi thì việc ngồi chòng chành trên một chiếc ghe nhỏ và bước từ ghe này qua ghe khác xem, mua đồ quả là một thử thách không nhỏ. Bạn, rất có thể sẽ bị ngã bởi sự “ghập ghềnh” sóng nước. Nhưng đổi lại, một thế giới khép kín được mở ra trên sông, thường là nơi giao tụ của khá nhiều những con sông, rạch trong vùng.
Bước xuống chiếc ghe nhỏ bé, đó là cả một gia đình lưu động tại đây. Cũng có những thiết bị, dụng cụ gia đình giản đơn, cũng có những thế hệ cha con thắm đượm. Cuộc sống của họ nay đây mai đó, sông chảy đến đâu, đó là nhà. Đời sóng nước lênh đênh, hợp tan theo con nước với đầy, theo từng phiên chợ sớm, theo từng gánh hàng treo trên mũi ghe. Với nhiều đứa trẻ, trong giấc mơ của các em, chỉ có con thuyền, bến nước và những buổi chợ sớm khuya. Người dân nơi đây vốn hay cho rằng, bao giờ sông cạn nước thì chợ nổi mới không tồn tại. Nói như vậy để thấy rằng, đây đã trở thành một nét văn hóa, một lối sống riêng biệt, đặc trưng của người dân nơi đây.
Người Việt khi nói về đất nước của mình thường dùng câu “Nước Việt Nam trải dài từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau”. Vì vậy, trong tâm thức mỗi người, cùng với Ải Nam Quan, Mũi Cà Mau là một địa điểm thiêng liêng, xa xôi nhưng rất đỗi gần gũi. Và, nếu bạn một lần đặt chân đến nơi đây, bạn sẽ bị “chòng chành” bởi sóng nước, bởi sự thân thiện của người dân và tâm hồn bạn cũng sẽ đôi lúc “chòng chành” vì những cuộc đời lênh đênh sông nước.
Trong lớp em, bạn Ngọc có ông bà ngoại ở cồn Tàu. Cái cù lao nhỏ ấy có nhiều khu vườn rộng rãi, trái ngọt cây lành trù phú. Thế là chúng em - một số bạn chơi thân với Ngọc nhân dịp nghỉ học kì, đã đến thăm ông bà của Ngọc.
Chiếc xuồng chở năm bạn nhỏ chúng em rời bến. Nhỏ Ngọc và nhỏ Nga - hai con rái cá của miền sông nước này - lãnh việc chống chèo. Hai đứa ra lệnh bọn em phải ngồi yên. Nước đang lớn, sông Cửa Trung ít sóng - không đầy mười phút sau, xuồng chúng em đã qua bờ bên kia. Vào lạch nhỏ, chiếc xuồng lại luồn lách giữa chằng chịt hai bên bờ toàn là cây trái. Chẳng mấy chốc xuồng cặp bến. Được biết trước nên hai ông bà của Ngọc mừng rỡ ra đón chúng em. Theo bước của ông bà, chúng em lên bến, đi vào một khu vườn xanh mượt nhiều loại cây trái khác nhau.
Ơ kìa! Bao nhiêu là thứ trái cây ẩn mình trong bóng lá. Những trái chôm chôm chín đỏ trĩu cành. Những trái boòng boong màu vàng in hình xuống lặt nước xanh mát của con rạch nhò. Che rợp cả khoảng vườn là những cây hàng cụt xòe tán rộng rinh. Ngọc dẫn chúng em đến một dãy nhãn xanh, trái đơm trĩu trịt từng chùm và giới thiệu đó là giống nhãn hột tiêu. Nhờ bà ngoại giải thích, chúng em mới biết thì ra, sở dĩ có tên là nhãn hột lu vì hột nhãn nhỏ như hột tiêu. Tách trái nhãn này ra toàn là cơm... ngon tuyệt vời. Chúng em cứ ngỡ như lạc vào xứ sở thẩn tiên. Mùi sầu riêng, mùi mít tố nữ thoang thoảng ngọt ngào. Lóa cả mắt, chúng em bị mê hoặc bởi biết bao màu sắc của nhiều tầng bậc: tầng thấp, tầng cao của cây trái từ màu vàng của boòng boong, của cóc chiu, màu tràng trắng của nhãn đến màu nâu sậm của măng cụt.
Trước mắt chúng em, cây nào cũng sum suê, trái đơm cành trĩu, đan vào nhau làm thành một chiếc dù xanh khổng lồ xòe ra giữa trời trưa nắng gắt.
Chúng em ngồi xuống một gốc chôm chôm. Ông bà ngoại cho phép chúng em vào tiệc. Ba quả sầu riêng to được khui ra thơm nức mũi. Các loại trái ly khác cũng được dọn ra. Chúng em tha hồ ăn...
Khi trời đã về chiều, chúng em mới xin phép ông bà ngoại để ra về. Tới nhà rồi mà mùi hương cây trái dường như cứ vương vấn quanh em. Khu vườn tuyệt vời ấy đã đi vào giấc ngủ của em vào buổi tối hôm ấy.
1. Mở bài
Giới thiệu về chuyến đi xa đầu tiên của em và lí do em được bố mẹ cho đi chơi (Ví dụ: Vì đạt được danh hiệu học sinh giỏi nên em được bố thưởng cho một chuyến đi chơi xa, đi nghỉ mát ở vịnh Hạ Long).
2. Thân bài
Lần đầu được đi chơi xa với mỗi người một khác. Điều quan trọng là em biết lựa chọn sự việc, hành động có ý nghĩa để kể lại. Có thể kể theo trình tự sau:
- Chuẩn bị cho chuyến đi, tâm lí chờ đợi.
- Khởi hành.
- Những sự việc, hành động ở nơi đến (ăn đồ hải sản ngon, tắm biển, đi xem Hòn Trống, Mái,;..).
- Kỉ niệm đáng nhố của em trong chuyến đi này.
- Trở về, tâm trạng.
- Tất cả các việc kể lại phải tập trung làm sáng tỏ một chủ đề nào đó và khắc hoạ được đặc điểm, tính cách của nhân vật được kể theo ý đồ của người kể chuyện.
3. Kết bài
Nêu cảm nghĩ (ấn tượng về chuyến đi thật sâu đậm; tự hứa cố gắng học để năm tới lại được bố cho đi chơi).
"Côn Sơn ca" là văn bản thơ nổi tiếng chúng em đã được học ở lớp 7. Sau ngày học văn bản ấy, em đã nuôi trong mình niềm mong ước được một lần đến với Côn Sơn. Thật sung sướng vì giữa năm học này niềm mong ước ấy của em đã trở thành hiện thực: Sáng thứ bảy tới trường em tổ chức cho khối lớp 8 đi tham quan Côn Sơn!
Biết em háo hức với chuyến đi, bố mẹ em rất nhiệt tình động viên. Mẹ chuẩn bị đồ cho em rất kĩ, bố sưu tầm khá nhiều tài liệu về Côn Sơn cho em rồi nhắc em phải đến những địa điểm này, địa điểm kia vì đó là những nơi đặc biệt nổi tiếng của vùng đất thiêng này. Sáng sớm hôm đó, khi trời vẫn còn chưa rõ mặt người, bố mẹ đã đưa em ra xe. Lên xe, vẫy tay ríu rít chào bố mẹ, chúng em hát vang những bài tập thể: “Một con vịt”, “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”, “Nối vòng tay lớn”,... đến cả bài “Đội ca” cũng được cả xe đồng thanh ca hát. Thấy chúng em hào hứng, vui vẻ, bác lái xe cũng cười vang hát theo. Chú phụ xe còn nhiệt tình cho chúng em mượn mi-cờ-rô để “hát cho có hứng!”. Đoàn tham quan đã có một không khí đầy hứng khởi như thế!
Khi trời sáng rõ cũng là lúc chúng em đến Côn Sơn. Nhìn từ xa, Côn Sơn là một vùng đồi núi bạt ngàn cây xanh. Nhiều nhất là những đồi thông xanh rì. Vừa tới cổng khu vực tham quan, chúng em đã chỉ cho nhau nhìn một tấm bảng lớn có đề dòng chữ: "Lấy chí nhân để thay cường bạo”. Cô giáo dạy văn của chúng em giải thích rằng: "Đó là câu văn nổi tiếng trong áng thiên cổ hùng văn Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, bài cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc. Câu văn thể hiện tư tưởng nhân nghĩa đầy tiến bộ của tác giả”. Trong xe có tiếng loạt xoạt của giấy vở, nhiều bạn vội ghi ngay câu văn ấy cùng lời giải thích của thầy. Em cũng vội mở ba lô: mẹ cũng đã chuẩn bị cho em một cuốn sổ nhỏ và cây bút bi để ghi chép.
Xuống xe, chúng em ngồi nghỉ ngơi, nghe cô giáo chủ nhiệm nhắc lại lịch trình và nội quy đoàn tham quan. Nơi chúng em được đến đầu tiên là nhà tưởng niệm Nguyễn Trãi. Chúng em được đi cùng một chị hướng dẫn viên xinh đẹp. Theo lời chị thuyết minh về cuộc đời vị danh nhân lịch sử - văn hóa nổi tiếng của dân tộc, những đôi tai chúng em chăm chú lắng nghe, những cây bút cặm cụi chạy không ngừng trên trang giấy. Quả là những điều lí thú về cuộc đời của một con người tài danh mà bạc mệnh. Khi học bài “Côn Sơn ca” chúng em đã được cô giáo khái quát về cuộc đời Nguyễn Trãi nhưng chúng em không ngờ ông lại gặp nhiều trắc trở trong chốn quan trường cũng như trong cuộc đời đến vậy. Tài năng của ông động đến đất trời, đến lòng người. Và nỗi oan khuất của ông cũng làm rung bao trái tim nhân loại.
Rời khu tưởng niệm, chúng em hào hứng nô nức đua nhau leo lên "Đỉnh bàn cờ" những mong chiêm ngưỡng “Bàn cờ tiên”, nơi được đồn là xưa kia có tiên đến đánh cờ. Đường lên núi cao được xây dựng bằng những bậc đá, một bên là những hàng thông xanh mát, một bên là sườn núi trông ra một khoảng không mờ ảo trắng xóa. Khoảng trắng ấy mới nhìn ngờ tưởng một dòng sông nào ngờ đó lại là dòng sông sương buổi sớm! Em đi chậm lại, mắt lơ đãng ngước nhìn những tán thông xanh đang dạo những khúc nhạc vi vu. Có phải năm trăm năm trước khi viết câu thơ "dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn" Nguyễn Trãi cũng ngước nhìn tán thông “xanh mát” này?
Đường lên đỉnh Bàn Cờ thật xa, nhiều bạn nóng quá đã bỏ áo khoác thắt ngang eo rồi nhặt những cành củi khô bên đường làm gậy chống lên núi. Ban đầu tiếng cười nói còn rộn rã, bây giờ thì yếu dần vì mọi người đã thấm mệt. Nhưng kìa, đỉnh Bàn Cờ hiện lên và tiếng vẫy gọi của những người đến trước khiến tất cả phấn chấn hẳn lên. Tất cả lại hăm hở leo lên bất chấp mồ hôi đã rỏ thành giọt trên trán... Lên đến nơi, mọi người lại xuýt xoa đọc những dòng chữ khắc trên bia viết về di tích Bàn Cờ. Đứng trên đỉnh núi, nhìn sang bốn hướng thấy mênh mông sương và mờ ảo màu xanh của núi rừng xanh mát. Có bạn lúi húi tìm nhặt những quả thông mang về làm quà. Có bạn lại đứng lặng im, đôi mắt khẽ nhắm lại, bạn nói bạn đang lắng nghe tiếng nói của rừng Côn Sơn, gió Côn Sơn đang kể chuyện những vị tiên đánh cờ, thông Côn Sơn đang kể chuyện Nguyễn Trãi năm xưa làm thơ, hưởng nhàn...
Buổi chiều, chúng em còn đến giếng Ngọc, ngắm dãy núi Phượng Hoàng linh thiêng. Lúc xuống núi, chúng em còn được đi men những con suối cạn chảy giữa những vòm cây rậm mát bên trên. Chúng tôi được trải nghiệm tất cả những cảm giác của người thi sĩ ngày xưa: được ngồi, rồi nằm trên đá, trên những tảng rêu khô, được nghe tiếng nói chảy như tiếng đàn cầm, được phả lên mặt dòng nước suối mát lạnh đến rùng mình... Thật là một cảm giác tuyệt diệu.
Hôm ấy, chiều muộn chúng em mới rời Côn Sơn và khi trời đã tối mới về tới nhà. Tất cả đều rất mệt nhưng vô cùng vui vẻ. Riêng với em, chuyến đi ấy có rất nhiều ý nghĩa. Nó đã giúp em hiểu thêm về một danh nhân lịch sử - văn hóa, hiểu thêm về một vùng đất của non sông, hiểu thêm về thầy cô, bạn bè. Và vì vậy, nó khiến em thêm yêu cuộc sống, yêu việc học tập và biết nuôi lớn những ước mơ bé nhỏ của mình.
Từ lâu, em đã mong ước được nhìn ngắm biển Nha Trang, một danh lam thắng cảnh bậc nhất của đất nước Việt Nam. Và cuối cùng, ước mơ ấy đã trở thành hiện thực, nhờ có hoạt động hè của thiếu nhi do xã tổ chức để khen tặng các em học sinh có thành tích xuất sắc trong năm học nên em đã có một chuyến tham quan vùng biển thơ mộng này. Chuyến tham quan của em đã để lại trong em những kỉ niệm khó quên về bãi biển Nha Trang đầy nắng và gió.
Hôm đó, không cần hẹ giờ đồng hồ mà em cũng tự dậy sớm, làm vệ sinh cá nhân, ăn sáng nhẹ rồi cùng mẹ chuẩn bị cho chuyến tham quan. Đúng 6 giờ, chiếc xe buýt bắt đầu khởi hành, em tạm biệt mẹ rồi cùng các bạn lên đường. Đi được một lúc, em bắt nhìn thấy hòn Vọng Phu từ xa xa. Quả đúng như mọi người nói, hòn Vọng Phu mang dáng đứng của một người vợ đang bồng con, mỏi mòn đợi người chồng. Rồi còn những ngọn núi với những hòn đá cuội nhẵn bóng, thơ mộng diệu kì. Tiếc rằng là em không thể dừng lại để tham quan chúng được. Cuối cùng thì cũng đến nơi rồi! Biển Nha Trang đã thấp thoáng hiện lên làm chúng em ồ lên sung sướng, những đợt sóng nhẹ nhàng vỗ về bờ cát trắng. Xa xa, là những chiếc thuyền buồm đủ màu sắc đi lại một cách chậm chạp chắc vì chúng ở xa em quá. Nước biển thật trong và mát lành, em muốn chạy ngay xuống bờ biển nhưng không được phép của anh chị phụ trách. Trên bờ cát trắng phau, những cô bé, cậu bé vui vẻ xây những lâu đài cát của mình. Xe ô tô trở chúng em đi dọc bờ biển một hồi lâu, chúng em thả sức ngắm bờ cát trắng trải dài và những làn nước biển trong veo.
Tạm biệt vùng biển Nha Trang xinh đẹp, xe trở chúng em đi tới Đảo Khỉ, nhưng chúng em còn phải qua một chuyến tàu nhỏ nữa. Rồi đảo khỉ dần dần hiện lên với những cây dừa cao, một tấm biển nho nhỏ có vẽ hình một chú khỉ tinh nghịch và đề một dòng chữ: “Hân hạnh đón chào quý khách” Đoàn tham quan chúng em chọn địa điểm nghỉ chân dưới một tán dương rậm rạp để ăn bữa trưa, Ăn xong bữa trưa, chúng em đi thăm một đàn khỉ trên đảo, hình như có đến mấy trăm con, chúng thật khôn và tinh nghịch làm sao. Chúng em được thả sức vui đùa với các bạn khỉ, cho các bạn ăn hoa quả, bánh mì…. Tham quan các bạn khỉ được một lúc thì chúng em được cô hướng dẫn viên du lịch đưa đến rạp xiếc để xem những tiết mục xiếc của những chú chó, chú khỉ… thông minh, thật đáng yêu. Em và các bạn thích nhất là xiếc khỉ, một chú khỉ làm người đạp xích lô và đương nhiên cũng phải có một chú khỉ khác quần áo sang trọng ngồi chễnh chệ, tay cầm chiếc dù làm khách. Khi những tiết mục của đoàn xiếc chấm dứt cũng là lúc chúng em tạm biệt các bạn khỉ và rời đảo khỉ để đến khu Hải Sinh Vật Học. Ở đây em đã được xem vô số loài san hô lớn nhỏ, nhiều loài cá quý hiếm và còn được tận mắt chứng kiến những con cá mập bơi lội trong làn nước. Chúng em lại được tận tay xờ vào bộ xương cá voi khổng lồ và gặp một loài cá được mệnh danh là nàng tiên của biển cả.
Trời đã bắt đầu tối, chuyến tham quan của em đang dần khép lại, đành phải rời bỏ thành phố Nha Trang thơ mộng này để về bên gia đình! Các dãy đèn trong thành phố Nha Trang đã bắt đầu thắp lên những quả tròn màu tím nhạt, ngả dần sang màu xanh lá cây và cuối cùng nở bung ra trong màu trắng soi rõ mặt người qua lại. Lúc này đây, Thành phố Nha Trang được khoác lên mình một bộ cánh mới – Thành phố về đêm với những ánh đèn đủ màu sắc của các nhà hàng, khách sạn, toà nhà cao tầng làm thành phố trở nên lộng lẫy hơn. Cuối cùng, chúng em cũng phải rời xa những hình ảnh đẹp đẽ ấy, rời xa thành phố Nha Trang với những vẻ hối tiếc vô cùng, đi được một lúc lâu, nhiều bạn sau một chuyến đi đã ngủ thiếp đi trên ghế xe, các anh chị phụ trách thấy thế liền bày ra nhiều trò chơi lý thú, hát những bài ca thiếu nhi cho tới khi chiếc xa dừng lại tại điểm xuất phát. Chuyến đi tham quan này mới tuyệt làm sao! Em thầm hứa với lòng mình sẽ cố gắng học thật giỏi để những năm sau được đi thăm những danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp khác của đất nước ta hay sẽ gặp lại vùng đất Nha Trang này, một cõi mộng mơ đẹp và rất đỗi diệu kì. Chuyến tham quan của em đã để lại cảm xúc tuyệt với trong em mà cả các bạn. Đó là một cảm giác vừa vui, vừa thú vị nhưng lại mang chút luyến tiếc vì không được ở đây lâu hơn một chút nữa. Hi vọng chúng em sẽ có nhiều chuyến tham quan như vậy nữa để mở rộng tầm mắt về những khu du lịch của Việt Nam.