Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1.
Em đã đọc, đã nghe một số câu chuyện nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu như: Sự tích hồ Ba Bể, Người ăn xin,...
2.
1. Mở bài:
Tên truyện: Người ăn xin
Nhân vật: cậu bé và người ăn xi
2. Thân bài:
Cụ ăn xin co ro đưa bàn tay xin cậu giúp đỡ
Cậu bé muốn giúp cụ nhưng trong người không có gì cả
Cậu bé đành nắm lấy bàn tay xin lỗi cụ
Cụ già cảm ơn trong nỗi xúc động
3. Kết bài:
Chú bé và ông lão đều nhận được điều gì đó từ nhau.
Câu chuyện hết sức xúc động và có ý nghĩa giúp chúng ta thấy được tình yêu thương con người luôn quanh ta.
Câu chuyện Cô bé được quạ tặng quà
Cô bé Gabi Mann đến từ Seatle, Washington hay cho lũ quạ sống quanh nhà ăn, và đổi lại, chúng đem cho cô bé nhiều đồ vật nhỏ xinh để làm quà. Cô bé đã có một bộ sưu tập gồm 100 hạt cườm, nút áo, mẩu kim loại, miếng nhựa hoặc xốp. Tất cả đều được lũ quạ kiếm được ở đâu đó và đem về tặng cô bé như món quà cảm ơn.
Tình bạn lạ lùng của cô bé với lũ quạ bắt đầu từ năm 2011 khi cô bé mới 4 tuổi, cô hay làm rơi đồ ăn. Lũ quạ thường lởn vởn quanh nhà để hi vọng có thể nhặt nhạnh chỗ thức ăn rơi dưới đất. Khi cô bé đủ tuổi đến trường, Gabi bắt đầu cho lũ quạ ăn phần cơm trưa của mình. Chúng luôn xếp thành hàng đợi cô xuống xe buýt vào cuối ngày khi tan học về. Gabi giữ tất cả những món quà của lũ quạ một cách cẩn thận trong những hũ nhỏ có dán nhãn.
Chuyện kể rằng, có một chàng trai nọ không thể lo được cho mẹ già, anh cảm thấy bà như một gánh nặng thực sự khi mỗi ngày phải chăm lo cho từng miếng cơm, cốc nước. Chàng trai đã quyết định mang bà mẹ vào một khu rừng để chối bỏ trách nhiệm phụng dưỡng.
Kế hoạch như đã định, tối đến, chàng trai đã thủ thỉ với mẹ rằng anh muốn đưa bà đi dạo. Anh cõng mẹ trên lưng, men theo con đường mòn trên núi và đi tít vào sâu trong rừng. Trong thâm tâm chàng trai nghĩ rằng mẹ anh sẽ không thể nào tìm được đường về nhà, anh cứ cắm đầu đi mãi, đi mãi.
Bỗng dưng chàng trai phát hiện mẹ anh đã bí mật rải những đậu tương trên đường đi, anh tức giận hỏi: “Sao mẹ lại làm điều này?”. Bà mẹ bật khóc và trả lời: “Con ngốc lắm! Mẹ sợ không có mẹ con sẽ không tìm được đường về nhà”.
Em có dịp đọc rất nhiều truyện ngắn khá hay nhân lúc rỗi. Em ấn tượng nhất là truyện Cái chậu nứt. Truyện đề cao tấm lòng nhân hậu của con người, kể cả đối với đồ vật.
Chuyện kể về một người có hai cái chậu lớn để khuân nước. Một chậu bị nứt nên về đến nhà nước chỉ còn phân nửa. Chiếc chậu nguyên rất hãnh diện về sự hoàn hảo của mình, chiếc chậu nứt thì áy náy, day dứt vì nhiệm vụ không hoàn thành. Một ngày kia, chiếc chậu nứt gặp ông chủ: “Xin lỗi ông, tôi rất tiếc về khả năng của mình, tôi cảm thấy thật xấu hổ”. Người chủ chau mày, lộ vẻ không hiểu. Chiếc chậu tiếp: “Công sức ông bỏ ra nhiều mà chỉ nhận được một nửa là do lỗi của tôi”. Người chủ nói ngay: “Ngươi không có lỗi gì cả, hãy chú ý đến những luống cải sát rào”. Quả đúng là những luống cải xanh mướt đang mơn mởn hứng lấy những ánh nắng mai rực rỡ bên bờ rào. Chiếc chậu nứt thấy vui vẻ một lúc nhưng khi về đến nhà vẫn chỉ còn phân nửa nước. Nó nói nhỏ: “Tôi xin lỗi ông chủ”. Người chủ nói: “Ngươi không thấy cải chỉ trổ trên bờ rào, phía của ngươi thôi sao? Ta đã tận dụng vết nứt của ngươi và đã gieo những hạt giống phía bên ngươi. Ngươi đã tưới tắm cho chúng. Ta cắt những lá cải đó để làm thức ăn, mang ra chợ bán. Nếu không có ngươi, gia đình ta không có bữa ăn ngon thế này đâu”.
Qua câu chuyện này giúp chúng ta hiểu rằng làm người bao dung, nhân hậu luôn được đền đáp xứng đáng.
Tham khảo:
Lòng nhân hậu là vô cùng đáng quý trọng cuộc sống mỗi người. Nó không chỉ giúp bản thân ta trở nên lương thiện và giàu có trong tâm hồn mà còn nhận được sự yêu quý, tôn trọng từ người khác. Em từng đọc trên báo một câu chuyện về vị bác sĩ có lòng nhân hậu, hôm nay em sẽ kể lại cho cô và các bạn trong lớp nghe ạ.
Đó là câu chuyện về vị bác sĩ Trần Quốc Khánh, năm nay bác ấy đã 36 tuổi. Bác Khánh sinh ra tại vùng quê nghèo của tỉnh Nghệ An, nhờ tinh thần ham học và chăm chỉ mà bác tốt nghiệp trường đại học Y Hà Nội, chuyên ngành bác sĩ đa khoa. Hiện này, Bác đang công tác tại một bệnh viện của Hà Nội.
Hiểu được sức khỏe rất quan trọng với mỗi người cũng như giúp người dân nâng cao ý thức bảo vệ sức khoẻ bản thân mình, bác sĩ khách thường xuyên phát trực tiếp trên mạng xã hội Facebook về các vấn đề và những lời khuyên bổ ích về cột sống cho người bệnh. Bác ấy luôn mong chờ những người thợ xe ôm, cô bán cá hay bác nông dân, nếu có cơ hội có thể lắng nghe được mình tư vấn để họ hiểu hơn về bệnh tình của mình (nếu có).
Để ủng hộ và hỗ trợ những người dân nghèo trên quê nội của mình, bác sĩ Khánh đã tổ chức một đêm nhạc thiện nguyện mang tên "Quỹ đầu tư phẫu thuật cho bệnh nhân nghèo". Đêm nhạc đã vận động được hơn một tỉ đồng, hỗ trợ chi phí phẫu thuật chữa bệnh cho hơn 10 trường hợp khó khăn.
Ngoài ra, bác sĩ Khánh còn vận động mọi người quyên góp quần áo, sách vở để gửi tặng những người nghèo ở Yên Bái, Hà Tĩnh. Những nghĩa cử cao đẹp đó là nguồn động viên về tinh thần và vật chất lớn lao mà bác sĩ đã dành cho mọi người. Bác bảo rằng :" Tôi còn nhiều kế hoạch sắp tới cho những bệnh nhân quanh mình. Với tôi, sống là cho đi”, có lẽ bằng trái tim nhân hậu của một người lương y, bác sĩ đã dành tất cả sự tận tâm và nhiệt huyết của mình cho tất cả mọi người.
Tham khảo!
Thành phố Hồ Chí Minh lớn nhất và đông dân nhất nước. Hằng ngày, các con đường lúc nào cũng tấp nập người và xe cộ trông giống như những dòng sông cuồn cuộn tuôn chảy ra biển lớn. Giờ cao điểm, nhiều nơi thường xảy ra ùn tắc giao thông. Vì thế nên việc đi lại khá vất vả, nhất là với người đi bộ. Ngày nào đi học, em cũng chứng kiến cảnh ấy ở ngã tư đường Nguyễn Tri Phương và đường 3 tháng 2 thuộc quận 10.
Trưa thứ sáu tuần trước, em về đến đây thì đèn đỏ bật lên. Mấy người đi bộ vội vã băng qua phần đường dành cho người đi bộ. Có một bà cụ già tay chống gậy, vẻ mặt lo lắng, chưa dám bước qua. Em đến bên cụ, nhẹ nhàng bảo: “Bà ơi, bà nắm lấy tay cháu, cháu sẽ dắt bà !”. Bà cụ mừng rỡ: “Thế thì tốt quá! Cháu giúp bà nhé!”. Em bình tĩnh đưa bà cụ sang đến vỉa hè trước cửa uỷ ban Quận 10. Bà cụ bảo rằng bà đến thăm đứa cháu nội bị ngã xe đạp, sai khớp chân phải nghỉ học ở nhà.
Em đi cùng bà một quãng thì chia tay và không quên dặn bà đi cẩn thận. Bà cười móm mém và nắm chặt tay em: “Bà cảm ơn cháu! Cháu ngoan lắm, biết thương người già yếu! Bà sợ qua đường lắm vì một lần đã bị cậu bé chạy xe đạp vượt đèn đỏ đụng phải. Gớm! Người ta bây giờ chạy xe cứ ào ào, gây ra bao nhiêu tai nạn. Vội gì mà vội khiếp thế cơ chứ? Hôm nay may mà bà gặp được cháu! Thôi, cháu đi nhé!”.
Em nhìn theo mái tóc bạc và cái dáng còng còng, bước đi chậm chạp, run rẩy của bà cụ mà trong lòng trào lên tình cảm xót thương. Ôi, những người bà, người mẹ đáng kính, suốt đời chỉ biết lo cho con, cho cháu! Giúp bà cụ qua đường là một việc rất nhỏ nhưng em cũng thấy vui vui. Đúng như lời ông nội em thường nhắc nhở: “Thương người như thể thương thân, cháu ạ! Đạo lí của dân tộc Việt Nam mình là như thế đấy!”.
1.
Một trong những vẻ đẹp về nhân cách của con người đó là vẻ đẹp của một trái tim nhân hậu. Và có lẽ, sống trong cuộc đời này, trái tim nhân hậu là điều cần thiết trong mỗi con người. Mình từng nghe một câu chuyện cảm động về trái tim nhân hậu của một cậu bé, hôm nay mình sẽ kể lại cho các bạn nghe câu chuyện đó.
Một cậu bé đang đi trên đường thì bất chợt ông lão ăn xin đến ngay trước mặt. Ông lão lọm khọm, đôi mắt đỏ giàn giụa nước, đôi môi xám xịt, quần áo tả tơi thảm hại. Tự nhiên, trong lòng cậu bé dấy lên một tình cảm xót thương vô hạn. Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí, kiệt sức.
Ông lão chìa bàn tay sưng húp, bẩn thỉu trước mặt cậu bé và rên rỉ cầu xin cứu giúp. Cậu bé lúng túng lục tìm hết túi nọ đến túi kia nhưng tiền không có, đồng hồ không có, thậm chí không có cả chiếc khăn tay. Trong khi đó, bàn tay kia vẫn chìa ra, chờ đợi.
Không biết làm cách nào, cậu bé đành nắm chặt lấy bàn tay run rẩy ấy và nghẹn ngào:
- Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.
Người ăn xin nhìn cậu bé chằm chằm bằng đôi mắt giàn giụa nước; đôi môi tái nhợt nở nụ cười và tay ông xiết chặt bàn tay cậu bé, ông lão thì thào bằng giọng khản đặc:
- Cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho ông nhiều lắm rồi đấy!
Cậu bé thấy sống mũi cay cay và chợt hiểu ra rằng mình cũng vừa nhận được một chút gì đó từ ông lão khốn khổ kia.
Mỗi câu chuyện đẹp qua đi đều để lại trong ta những bài học, những ý nghĩa sâu sắc. Và quả thực, tấm lòng nhân hậu của cậu bé đã thắp nên trong ta niềm tin về cuộc sống với vô vàn ý nghĩa, giá trị đẹp. Lòng nhân hậu vẫn sẽ sáng mãi khi chúng ta dùng yêu thương để lan tỏa yêu thương
2.
Em chủ động hoàn thành bài tập.
Tk:
Hiếu thảo là một truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta từ xưa đến nay, con cái phải biết hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, bởi không có cha mẹ làm sao có chúng ta trên cuộc đời này. Em đã từng được nghe rất nhiều câu chuyện về lòng hiếu thảo và đã được tận mắt chứng kiến những người con hiếu thảo với cha mẹ của mình.
Chị Nga là con của hai bác Năm và bác Oanh, chị năm nay vừa tròn 18 tuổi, đã tốt nghiệp cấp ba nhưng không thể đi học đại học vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn. Mẹ của chị mắc bệnh tim nên sức khỏe rất yếu, bố của chị làm thợ xây không may xảy ra tai nạn ngã giàn giáo nên đã mất đi một cánh tay, hiện tại chỉ ở nhà làm những việc nhẹ nhàng, gia đình chỉ còn mỗi chị là người khỏe mạnh nhất. Chị Nga nghỉ học đi làm thêm, ngày chị đi làm về rồi lại chăm sóc, cơm nước, giặt giũ, quét dọn, mọi việc nhà chị đều làm hết để cho bố mẹ được nghỉ ngơi. Chị đi làm kiếm được ít tiền nào lại lo mua thuốc thang cho mẹ, mua thức ăn bồi bổ cho bố mẹ, chị chẳng bao giờ nghĩ đến chuyện mua gì cho bản thân. Bạn bè được đi học, được ăn diện chơi bời chị đều không để ý nữa, chỉ cố gắng làm sao kiếm được tiền về lo cho gia đình, phụ giúp bố mẹ.
Em rất yêu quý chị Nga, thật cảm động trước lòng hiếu thảo của chị đối với bố mẹ, đối với em chị là tấm gương sáng để nhìn vào đó mà hiếu thảo với bố mẹ của mình.
Bà Sáu năm nay ngoài bảy mươi tuổi, sức khỏe yếu đi nhiều. Chị Lan kể: bà Sáu có ba người con đều hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Vừa qua, bà được chính phủ phong tặng danh hiệu "Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng". Một mình neo đơn sống ở tuổi xế chiều mà không có con cháu đỡ đần những lúc trái gió trở trời nên chị Lan thương bà lắm. Thường ngày chị Lan sang giúp bà dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm, giặt giũ quần áo, … Không ruột rà máu mủ nhưng, không họ hàng thân thích, vậy mà chị yêu bà sáu như bà ruột của mình.
Hôm hai chị em đến, thấy nhà cửa im lìm, tưởng bà đi đâu đó. Đứng ngoài sân gọi nhưng không thấy bà trả lời. Chị bước vào và đẩy cửa ra. Thấy bà Sáu đang nằm, chị vội chạy đến và lay gọi bà. Bà mới trở mình thều thào nói: “Bà mệt quá, hai chân bà tê, không dậy được “.
Chị quay sang em và bảo em xoa dầu bóp chân cho bà để chị đi mua cái gì cho bà ăn rồi chị vào ngay.
Em cảm động quá thấy trong lòng em dâng lên một tình thương và một sự cảm phục chị vô cùng. Chị mồ côi mẹ từ bé, chị thiếu đi tình thương bao la của người mẹ, chị sống với ba. Ba chị ở vậy nuôi chị cho đến bây giờ. Phải chăng sống trong hoàn cảnh ấy chị mới thấm thía cảnh cô đơn nên chị đem tình thương ấy sưởi ấm bà Sáu. Cả xóm ai cũng khen chị, quý chị.
Một lát sau chị quay lại với tô cháo trên tay, đến bên giường và đỡ bà Sáu dậy đút từng muỗng cháo cho bà, em nhớ lại hình ảnh trước đây mẹ đã chăm sóc nội như chị Lan bây giờ.
Thật tuyệt vời chị Lan là một tấm gương của lòng nhân ái và đức hạnh để cho em và các bạn noi theo.
Em tham khảo :
Trong những người em từng gặp đến nay, người có lòng nhân hậu nhất là bà em. Bà có lòng thương người vô bờ bến.
Chuyện xảy ra trên đường bà đưa em đi học về. Bà đang chở em đi học về trên quãng đường dốc gồ ghề đầy đất đá. Bỗng bà thắng xe kêu kít. Thì ra có người đang có người nằm bất tỉnh giữa đường, không vật dụng Hay xe cộ bên cạnh. Đoạn đường này vắng vẻ, ít có xe cộ và không có nhà dân xung quanh. Dù có lay cỡ nào, người đàn ông ấy vẫn không tỉnh dậy. Cuối cùng, bà quyết định chở người đó đi bệnh viện xã cách đó mười cây số. Nhìn đoạn đường dốc lắm với cái nắng muốn bể đầu, em thấy thương bà làm sao. Càng thương bà hơn vì người đàn ông phía sau nặng nề. Em ngồi phía trước. Đến bệnh viện, mồ hôi nhễ nhại, bà nói chuyện với bác sĩ trong lúc thở dốc.
Sau đó, gia đình người bị nạn đã đến chăm sóc người đàn ông nọ. Bà cháu em lủi thủi ra về. Trên đường về, bà bảo: "Mai mốt, con lớn lên con cũng hãy nhớ lấy hôm nay mà yêu thương cứu giúp mọi người không cần toan tính con nhé! Con giúp người, người sẽ giúp ta thôi". Câu nói của bà cứ vang vọng mãi trong đầu óc em. Bà em đúng là có lòng nhân hậu. Em rất sung sướng và hạnh phúc khi có người bà tuyệt vời như thế.
Thành phố Hồ Chi Minh lớn nhất và đông dân nhất nước. Hằng ngày, các con đường lúc nào cũng tấp nập người và xe cộ trông giống như những dòng sông cuồn cuộn tuôn chảy ra biển lớn. Giờ cao điểm, nhiều nơi thường xảy ra ùn tắc giao thông. Vì thế nên việc đi lại khá vất vả, nhất là với người đi bộ. Ngày nào đi học, em cũng chứng kiến cảnh ấy ở ngã tư đường Nguyễn Tri Phương và đường 3 tháng 2 thuộc quận 10.
Trưa thứ sáu tuần trước, em về đến đây thì đèn đỏ bật lên. Mấy người đi bộ vội vã băng qua phần đường dành cho người đi bộ. Có một bà cụ già tay chống gậy, vẻ mặt lo lắng, chưa dám bước qua. Em đến bên cụ, nhẹ nhàng bảo: "Bà ơi, bà nắm lấy tay cháu, cháu sẽ dắt bà !". Bà cụ mừng rỡ: "Thế thì tốt quá! Cháu giúp bà nhé!". Em bình tĩnh đưa bà cụ sang đến vỉa hè trước cửa uỷ ban Quận 10. Bà cụ bảo rằng bà đến thăm đứa cháu nội bị ngã xe đạp, sai khớp chân phải nghỉ học ở nhà.
Em đi cùng bà một quãng thì chia tay và không quên dặn bà đi cẩn thận. Bà cười móm mém và xiết chặt tay em: "Bà cảm ơn cháu! Cháu ngoan lắm, biết thương người già yếu! Bà sợ qua đường lắm vì một lần đã bị cậu bé chạy xe đạp vượt đèn đỏ đụng phải. Gớm! Người ta bây giờ chạy xe cứ ào ào, gây ra bao nhiêu tai nạn. Vội gì mà vội khiếp thế cơ chứ? Hôm nay may mà bà gặp được cháu! Thôi, cháu đi nhé!".
Em nhìn theo mái tóc bạc và cái dáng còng còng, bước đi chậm chạp, run rẩy của bà cụ mà trong lòng trào lên tình cảm xót thương. Ôi, những người bà, người mẹ đáng kính, suốt đời chỉ biết lo cho con, cho cháu! Giúp bà cụ qua đường là một việc rất nhỏ nhưng em cũng thấy vui vui. Đúng như lời ông nội em thường nhắc nhở: "Thương người như thể thương thân, cháu ạ! Đạo lí của dân tộc Việt Nam mình là như thế đấy!".
Tôi đã được đọc nhiều truyện viết về lòng dũng cảm. Tôi cũng đã nghe thầy giáo kể về những tấm gương cao đẹp thể hiện lòng dũng cảm trong chiến đâu của bộ đội ta. Tuy nhiên, trong trí nhớ cùa tôi thì câu chuyện sau đây đã gây cho tôi một ấn tượng sâu sắc nhất, vì chính tôi đã chứng kiến chuyện này.
Hôm ấy tôi và Tuấn cùng đi học về. Chúng tôi phải ra bến sông, qua đò mới có thể trở về xóm trại của mình. Lúc ấy mới độ năm giờ chiều nhưng đã có vẻ tối vì trời đầy mây đen và có mưa lác đác rơi. Bến đò vắng vẻ. Dưới đó chì có bác lái đò và một chú bộ đội đang chờ hai đứa chúng tôi di xuống. Người nào cũng lụp xụp khoác áo mưa. Miếng gỗ bắc làm cầu xuống đò rất trơn. Tôi thận trọng đi trước, dò từng bước và đã xuống đến lòng đò. Tuấn đi sau, bỗng đến giữa cầu, Tuấn trượt chân ngã nhào xuống nước và bị dòng sông đang vào mùa nước lớn cuốn trôi đi. Thế là, nhanh như cắt, anh bộ đội trút bỏ vội vàng cái nón cối đội đầu, cái áo mưa khoác trên vai và quẳng cái ba lô nặng trên lưng xuống lòng thuyền, rồi nhảy ùm xuống lao theo Tuấn đang bị trôi xa. Chỉ mươi sải bơi dài, anh bộ đội đã đuổi kịp Tuấn lúc ấy đang chới với trên dòng nước và dường như sắp bị chìm. Anh bộ đội quàng một tay vào cổ Tuấn rồi bơi nhanh về thuyền. Bác lái chèo nhanh thuyền về phía hai người dưới nước và đã lôi được họ lên thuyền. Sự việc diễn ra thật bất ngờ và quá nhanh chóng. Tuấn chỉ bị sặc nước chút ít nhưng mọi điều nguy hiểm đã qua. Tôi thay mặt bạn cảm ơn anh bộ đội nhưng anh chỉ hiền lành cười và nói:
- Mùa này, nước lũ đang về, khi qua sông các em phải hết sức cẩn thận đấy.
Đấy câu chuyện cua tôi chỉ có thế, nhưng tôi và chắc là cả Tuấn nữa suốt đời sẽ chẳng quên. Anh bộ đội mà chúng tôi còn chưa biết tên đúng là một người lính Cụ Hồ dũng cảm.