K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Việc sản xuất “nước lọc Penicillin” của GS Đặng Văn Ngữ có ý nghĩa đặc biệt lớn lao, góp phần đắc lực cho công cuộc kháng chiến chống Pháp đi đến thắng lợi. Nhờ nước lọc Penicillin mà 80% thương binh có thể trở về đơn vị chiến đấu không bị cưa chân tay. Những công lao đóng góp cho sự nghiệp y học nước nhà của GS Đặng Văn Ngữ luôn được đồng nghiệp, bạn bè, học sinh và nhân dân kính trọng và ghi nhớ.

GS Đặng Văn Ngữ sinh ngày 4/4/1910 tại An Cựu, thành phố Huế trong một gia đình nhà nho nghèo, sống nhờ buôn bán nhỏ. Từ thuở ấu thơ, ông đã tỏ ra là một học sinh xuất sắc. Ông học tiểu học ở Vinh, học trung học tại Huế. Ông học giỏi, đỗ đầu kỳ thi tốt nghiệp năm đó nên dù hoàn cảnh không mấy dư dật nhưng gia đình vẫn cố gắng thu xếp để ông ra Hà Nội học tiếp. Năm 1930, ông đỗ cả tú tài bản xứ lẫn tú tài Pháp, nhờ vậy ông đã nhận được học bổng để tiếp tục theo học tại Trường Y - Dược thuộc Đại học Đông Dương. Với thành tích học tập của mình ngay sau khi tốt nghiệp bác sĩ y khoa (năm 1937), ông là người Việt Nam đầu tiên được giữ lại làm phụ giảng cho Giáo sư Galliard - Chủ nhiệm Bộ môn Ký sinh trùng, Hiệu trưởng Trường Y - Dược lúc đó. Sự nghiệp của ông đã được quyết định từ đây, lĩnh vực “ký sinh trùng” sẽ theo ông trọn cả cuộc đời. Thời gian này, ông còn hợp tác với bạn bè mở một phòng thí nghiệm đa khoa mang tên Lucac Championière - tên một giáo sư người Pháp đã chết vì lâm bệnh khi làm việc tại Việt Nam .

Năm 1942, ông trở thành Trưởng phòng thí nghiệm ký sinh trùng và là giảng viên Sinh học Ban Dược. Với cương vị này, ông đã dành toàn bộ thời gian trong cuộc đời của mình cho nghiên cứu khoa học. Suốt thời gian đó, ông đã công bố 19 công trình nghiên cứu, trong đó có những công trình nổi tiếng thế giới và khu vực. Năm 1936, ông đã phát hiện ra loài sán Clonorchis sinensis có thể ký sinh ở tụy. Phát hiện này đã gây một tiếng vang lớn ở Việt Nam và trên thế giới. Chu kỳ tiến hóa của loài này cũng được ông tìm hiểu, bằng thực nghiệm ở loài Bythinia chaperi và B.longicoris (1938). Ông nghiên cứu sự tiến hóa theo mùa của giun chỉ Diofilia immitis ký sinh ở muỗi Aedes hết sức tỉ mỉ và chính xác. Cũng với phong cách tỉ mỉ, cẩn trọng trong nghiên cứu về nấm, ông đã được giáo sư người Nhật - Masuo Ota từng cộng tác với ông nhận xét: ông thực sự là nhà nấm học xuất sắc của châu Á.

Hơn hẳn các nhà khoa học người Pháp nghiên cứu trước, GS Đặng Văn Ngữ đã dành nhiều công sức điều tra về phân bố, sinh thái, sự gây bệnh của các loài ký sinh - một công việc mà bất kỳ ai muốn dành cả cuộc đời cho sự nghiệp thanh toán các bệnh ký sinh trùng cho nước mình đều phải làm. Khi điều tra muỗi, ông đã phát hiện ra loại muỗi chưa từng biết và đặt tên là “muỗi A-nô-phen Bắc Kỳ”. Hoặc khi điều tra về nấm, ông đã phát hiện giống Piedraia hortai ở Việt Nam , mà trước đó người Pháp nghĩ rằng chỉ có ở châu Phi. Một giống Erytrema mới, chưa hề biết, ký sinh ở tụy trâu bò cũng được ông phát hiện và đặt tên: Erytrema tokinensis N.sp (1942)...

Do có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị trong lĩnh vực y học, năm 1943, ông được chọn đi du học ở Nhật với tiêu chuẩn “là người có trình độ cao, hiện đại, xứng đáng cho nền y học của Pháp tại Việt Nam ”. Từ năm 1943 đến cuối năm 1948, ông học tập và làm việc tại Nhật. Ông đã học và nghiên cứu về nấm, men gây bệnh, về lao và hủi tại Trường Đại học Tokyo, về vi trùng đường ruột ở Bệnh viện Truyền nhiễm Tokyo. Trong năm 1947 - 1948, ông nghiên cứu về vi trùng học và huyết thanh học tại Quân Y viện 406 của Mỹ tại Nhật Bản. Trong thời gian đó vừa làm vừa học, ông đã được tiếp xúc với khoa học y học của Nhật và của Mỹ có đầy đủ thông tin và trang bị hơn ở Hà Nội rất nhiều. Được sự khuyến khích của Giáo sư Ota, sau khi Alexander Fleming tìm ra penicillin, ông cũng tìm ra giống nấm sản xuất ra penicillin và có lẽ đó là một trong những giống nấm penicillin đầu tiên tìm thấy ở Nhật. Tại Trường Đại học Y khoa Tokyo, ông đã công bố 4 công trình giá trị: “Xác định loại nấm có tính kháng sinh cao”(1947); “Xác định công thức kháng nguyên Salmonella”(1945); “Đặc điểm tiến hóa của D.mansoni”(1943)và hoàn chỉnh một số xét nghiệm miễn dịch.

Cũng trong thời gian trên có nhiều người Pháp, Nhật, Mỹ đều muốn sử dụng tài năng của ông. Nhưng ông luôn nghĩ mình là người Việt Nam , cần phải làm gì cho Tổ quốc. Trong lúc nghiên cứu về nấm kháng sinh, ông đã tranh thủ lưu trữ được một số giống để sau này sẽ sử dụng khi về nước. Ông và khoảng 10 người Việt Nam nữa đã thành lập Hội Việt kiều tại Nhật Bản, ông được bầu làm Chủ tịch của Hội, tổ chức được một số hoạt động để đòi công nhận nền độc lập của Việt Nam. Trong những ngày du học tại Nhật Bản, tình cờ đọc được Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông bèn từ bỏ tất cả các công việc nghiên cứu khoa học để về nước tham gia vào sự nghiệp chung của dân tộc. Ông Nguyễn Song Tùng - một trong những người được Chính phủ cử đưa GS Đặng Văn Ngữ về nước chưa bao giờ thấy một khách bộ hành nào vượt Trường Sơn với hành lý kỳ lạ đến thế. Tháng 10 năm 1949, GS đi từ Nhật Bản qua Băng Cốc (Thái Lan), xuyên Lào rồi vượt dãy núi Trường Sơn để về tổ quốc. GS và bạn đồng hành đã vác bộ hàng chục kiện hàng đầy chai, lọ, nồi niêu, bình, ống nghiệm... Sau khi về nước, ông là một trong 3 người sáng lập Trường Đại học Y khoa kháng chiến tại chiến khu Việt Bắc (cùng các giáo sư Hồ Đắc Di và Tôn Thất Tùng). Sau một thời gian làm việc ở Liên khu IV, năm 1955, ông là một trong 45 vị giáo sư đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký quyết định phong tặng và được đề cử làm Giáo sư Trường  Đại học Y - Dược khoa cùng các vị: Hồ Đắc Di, Đỗ Xuân Hợp, Đặng Vũ Hỷ, Nguyễn Xuân Nguyên, Tôn Thất Tùng...

Trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn, từ một phòng thí nghiệm nghèo nàn, ông đã tổ chức sản xuất được “nước lọc Penecillin” nổi tiếng trong kháng chiến chống Pháp. Lúc bấy giờ, do hoàn cảnh hết sức thiếu thốn, “cơm không đủ no, áo không đủ mặc” nên bệnh tật có điều kiện phát sinh. Mặt khác, trong chiến đấu, bộ đội ta bị thương vong không phải ít. Vì vậy, thuốc men dành cho điều trị, đặc biệt là các loại thuốc kháng sinh hết sức cần thiết, nhưng cũng đặc biệt khan hiếm. Trong bối cảnh đó, việc sản xuất được “nước lọc Penicillin” của GS Đặng Văn Ngữ có ý nghĩa đặc biệt lớn lao, góp phần đắc lực cho công cuộc kháng chiến chống Pháp đi đến thắng lợi. Nhờ nước lọc Penicillin , mà 80% thương binh có thể trở về đơn vị chiến đấu không bị cưa chân tay. Người ta còn lưu được bài báo khoa học của GS Tôn Thất Tùng bằng tiếng Pháp: “Điều trị vết thương bằng nước Streptomycin và Penicillin” và các bài viết của ông nghiên cứu kháng sinh ở Việt Namnhư: Tăng gia men, nước bột ngô ngâm (1951) và Nghiên cứu kháng sinh của một số thảo mộc. Chính ông đã cho thử 100 loại lá thảo mộc để tìm tính kháng khuẩn cho chúng. Khi về Hà Nội, ông còn tiếp tục mở rộng điều tra tính chống ký sinh trùng của chúng. Đó là cách kết hợp đúng đắn y học cổ truyền và hiện đại. Ông đã được Bác Hồ thưởng Huân chương Lao động hạng ba cho thành tựu kỳ diệu chưa từng ai trước đó làm được.

Sau khi hòa bình lập lại, ông là người xây dựng ngành Ký sinh vật Việt Nam , từ đào tạo cán bộ đến xây dựng các mạng lưới có hệ thống. Năm 1957, ông sáng lập Viện sốt rét Ký sinh trùng và Côn trùng; Chủ nhiệm Chương trình tiêu diệt bệnh sốt rét ở miền Bắc. Ông là một trong số ít người thời đó có ý tưởng sản xuất vác- xin phòng chống sốt rét. Ông lãnh đạo bộ môn Ký sinh trùng, tổ Côn trùng của Viện nghiên cứu và Uỷ ban khoa học Nhà nước trong suốt 10 năm liền trên một phạm vi rất rộng về bức tranh toàn cảnh ký sinh trùng miền Bắc. Kết quả nghiên cứu miệt mài của ông và cộng sự đã được công bố trong “15 năm ngành ký sinh trùng học ở Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1965)”.

Sống trong một đất nước nhiệt đới, nóng ẩm nên hàng năm không biết bao người đã chết vì bệnh sốt rét. Điều này đã làm ông - một nhà ký sinh trùng hàng đầu của Việt Nam phải day dứt. Ông nghĩ: “Nếu ta làm tốt, sẽ không chỉ giúp một người, một vài người, mà là hàng trăm người, hàng ngàn, hàng triệu người thoát khỏi lưỡi hái tử thần của bệnh sốt rét”. Ông không cho phép mình đầu hàng, không cho phép mình được nghỉ ngơi. Ông lao vào nghiên cứu về ký sinh trùng sốt rét. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, nghiên cứu trên các miền, vùng đang bị các ký sinh trùng sốt rét hoành hành. GS Đặng Văn Ngữ cùng các đồng nghiệp và học trò đã đến nhiều địa phương, mang theo kính hiển vi, bình bơm, túi thuốc, hóa chất... với phương tiện chủ yếu là đôi chân. Năm 1964, ông đã tìm ra muỗi An.sinensis - thủ phạm chính gây bệnh sốt rét tại đây và triển khai các phương pháp phòng, diệt. Tại Bắc Cạn, Thái Nguyên, Bắc Ninh... các phương pháp diệt muỗi phòng dịch sốt rét, phun DDT, hun khói 10 loại thảo mộc cũng đã được ông và đồng sự thử nghiệm và triển khai thành công.

Ông nhanh chóng nhận ra rằng nếu không ngăn chặn bệnh sốt rét từ bên kia vĩ tuyến 17 thì không thể ngăn chặn được thành quả của công cuộc chống sốt rét tại miền Bắc.Lần này, nhà khoa học cùng một số học trò - đồng sự ''đi B'' với mục đích hạn chế sự hoành hành của dịch sốt rét đang phổ biến trên các chiến trường Trung, Nam bộ, giảm thiểu tổn thất về sức khoẻ và sinh mạng vì sốt rét cho bộ đội và thanh niên xung phong; trước mắt, nghiên cứu biện pháp phòng chống sốt rét tại chỗ, tìm hiểu khả năng sản xuất vaccine chống căn bệnh quái ác này. Theo hồi ký của con ông thì chuyến đi này còn gắn kết một tình cảm muốn về thăm mẹ già lúc này tuổi đã cao và sức cũng đã yếu. Chuyến vượt Trường Sơn đó cũng là hành trình cuối cùng của nhà giáo, nhà khoa học yêu nước Đặng Văn Ngữ. Chiều 1.4.1967, GS Đặng Văn Ngữ hy sinh sau loạt bom B52 rải thảm của máy bay Mỹ xuống chiến trường Thừa Thiên - Huế, quê hương ông. Thi hài ông nằm lặng lẽ suốt hai mươi năm cho đến khi tình cờ một người đốn củi tìm thấy mộ ông với gói vải dù bọc hài cốt và một tấm biển nhôm khắc vẻn vẹn mấy chữ: “Đặng Văn Ngữ 1-4-1967 .” Người ta cho rằng đây là hài cốt một người chiến sĩ vô danh nào đó nên đã đưa về nghĩa trang liệt sĩ xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên. Sau này các con ông đã tìm được và đưa ông về yên nghỉ vĩnh hằng tại nghĩa trang họ Đặng trên núi Ngự Bình.

     

Các học trò kính trọng GS Đặng Văn Ngữ không chỉ bởi lòng say mê khoa học mà đấy còn là một con người hết sức thuỷ chung với gia đình. Thầy Ngữ luôn có cặp lồng cơm đạm bạc tự nấu mang theo khi đi làm. Thầy còn làm cả nhiệm vụ của một người mẹ trong gia đình bởi vợ thầy đã mất vào năm 1954 khi thầy mới 44 tuổi.

    

Khi còn sống, GS Đặng Văn Ngữ nghe tiếng chim “bắt cô trói cột” thảng thốt đêm đêm thành “khó khăn khắc phục” để động viên học trò vượt qua những vất vả riêng để phấn đấu cho sự nghiệp chung. Đó cũng là lời khuyến khích lớp lớp thế hệ thanh niên ra sức học tập và rèn luyện.

Theo truyền thống hàng năm của chuyên ngành Ký sinh trùng cả nước, cứ vào dịp kỷ niệm ngày mất của Cố Giáo sư - Anh hùng, liệt sĩ Đặng Văn Ngữ các trường đại học, cao đẳng Y khoa, các Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng lại tổ chức lễ tưởng niệm và hội nghị khoa học chuyên ngành.

Tại Hà Nội, quận Đống Đa từ lâu đã có một con phố được vinh dự mang tên ông chạy dài từ ngã ba Phạm Ngọc Thạch tới hồ Xã Đàn. Đây là một con phố đẹp và có nhiều cửa hiệu kinh doanh sầm uất tới khuya. Tại các thành phố Hồ Chí Minh và Huế cũng có những phố mang tên ông.

Nghệ sĩ nhân dân Đặng Nhật Minh chính là con trai của cố giáo sư Đặng Văn Ngữ.

18 tháng 1 2021

bn ơi bn tra mạng à

24 tháng 3 2017

a,Ở bài tập 2, sự việc được sắp xếp theo trình tự không gian. Trong khi đó ở bài tập 1, sự việc được sắp xếp theo trình tự thời gian.

b,

Theo cách kể 1

- Từ ngữ mở đầu đoạn 1: Trước hết

- Từ ngữ mở đầu đoạn 2: Rời khỏi công xưởng xanh

Theo cách kể 2

- Từ ngữ mở đầu đoạn 1: Mi-tin đến thăm khu vườn kỳ diệu

- Từ ngữ mở đầu đoạn 2: Trong khi Mi-tin đang ở khu vườn kì diệu thì Tin-tin đến thăm công xưởng xanh

29 tháng 10 2021

Giúp mình với

3 tháng 12 2017

Tôi kể cho các bạn nghe câu chuyện giữa tôi và Hoàng. Hoàng là một cậu bé tật nguyền ở cạnh nhà tôi. Nhà Hoàng nghèo lắm. Bố cậu mất sớm khi cậu vừa tròn một tuổi. Giờ đây cậy đã chín tuổi bị liệt hai chân sau một cơn sốt bại liệt. Trông cậu rất đáng thương. Hồi cậu mới năm tuổi tôi thường hay sang nhà cậu chơi. Hoàng mến tôi lắm. Tôi nói với Hoàng sang năm đi học với tớ. Nghe tôi nói vậy Hoàng cúi xuống nhìn đôi chân mình rồi ngước lên nhìn tôi nói: Nam đi học về, sang đây dạy mình với nhé" Nói xong nước mắt Hoàng chảy ra. Thấy Hoàng buồn tôi thương lắm. Tối đó, bố tôi từ cơ quan về, tôi nói với bố: "Con thấy Hoàng tội nghiệp quá bố ạ! Hoàng rất muốn đi học nhưng không có điều kiện. Có cách gì giúp Hoàng không bố?" Bố tôi bảo: Bố sẽ viết đơn xin cho Hoàng đi học. Con việc đi lại bố sẽ tính sau. Sáng hôm sau tôi vội chạy sang báo tin cho Hoàng. Cậu phấn khởi lắm, ôm chầm lấy tôi. Một tháng sau bố tôi mua về một chiếc xe lăn mới tinh. Chiếc xe do hội từ thiện của tỉnh tặng cho Hoàng. Thế là Hoàng có được phương tiện đi lại. Ngày nào tôi cũng phụ giúp Hoàng đến trường. Giờ đây tôi với Hoàng đã lên lớp bốn. Chúng tôi đều là học sinh giỏi cả. Mẹ Hoàng rất quý tôi, có gì ngon cô thường đem qua cho tôi ăn. Tôi kể chuyện này cho các bạn nghe không phải là kể ơn với Hoàng mà là muốn nói đến sự cảm thông chia sẻ những vui buồn trong cuộc sống của hai chúng tôi. Chỉ có tình bạn chân chính mới hiểu nhau giúp đỡ nhau trong cuộc sống.

ruyện cổ tích đem lại cho em bao màu sắc huyền thoại, được trở về xứ sở mà chim thú đều biết nói tiếng người. Trong truyện, những người nghèo khó, hiền lành đều được giúp đỡ, đền bù; những người tham lam như người anh trong câu chuyện “Cây khế ”dưới đây sẽ bị trừng phạt.

Ngày xưa, nhà nọ có hai anh em cha mẹ mất sớm để lại cho ruộng đất, nhà cửa tiền của. Khi chia gia tài, người anh chiếm giữ tất cả của cải chỉ để cho em trai túp lều có trồng cây khế.

Người em nhận phần gia tài được chia, hằng ngày ra công chăm sóc cây khế. Cây khế từ khi được người em chăm sóc,đơm hoa kết trái trĩu trịt khắp cành. Lòng mừng khấp khởi, người em chờ ngày khế chín để bán. Khế chưa được hái, một ngày nọ, có con chim lạ to lớn đuôi dài, lông sặc sỡ, mắt xếch, bay đến ăn hết khế chín. Người em than thở:

- Ta chỉ có cây khế làm kế sinh nhai, sao chim nỡ lòng ăn của ta vậy?

Lạ thay, chim cất giọng nói:

- Ăn khế trả vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.

Nói rồi chim bay đi. Người em băn khoăn chẳng biết thế nào nhưng vốn tính thật thà nên y lời, may một cái túi ba gang, chờ đợi. Hôm sau,chim bay đến sà cánh cúi rạp cổ cho người em ngồi trên lưng rồi mang người em qua đồng ruộng, rừng thảm, sông dài đến đại dương mênh mông. Cuối cùng, chim đáp cánh xuống một hòn đảo đầy vàng và châu báu. Người em lấy vàng đầy túi ba gang rồi theo chim trở về nhà. Từ đó, người em trở nên giàu có.

Người anh hay tin gặng hỏi, người em thật thà kể rõ tất cả. Người anh đổi tấtcả ruộng vườn, nhà cửa của mình để lấy cây khế của người em. Người em bằng lòng.

Năm sau, đến mùa khế chín, con chim đẹp ấy lại đến ăn khế. Người anh than khóc. Chim cũng hẹn ăn khế trả vàng như đã hẹn với người em lúc trước. Người anh rắp tâm may sẵn một cái túi chín gang để lấy được nhiều vàng. Đúng hẹn chim chở người anh đến đảo vàng. Người anh ra sức nhét vàng đầy túi chín gang, còn lén chặt vàng vào quần áo trên người nữa rồi nặng nề leo lên lưng chim trở về. Chim bay qua đại dương mênh mông, đuối sức vì vàng người anh mang nhiều, nặng quá. Chim mấy lần chao cánh không giữ được thăng bằng. Mồi lúc, mỗi lúc cánh chim mỏi quá sà thấp xuống. Thế là người anh rơi tòm xuống biển sâu. Thật đáng đời kẻ tham lam.

Lòng tham không bao giờ đem đến cho con người hạnh phúc. Người anh đã thiệt mạng, hơn nữa còn bị chê cười. Loài chim đẹp ấy về sau được người đời gọi là chim Phượng Hoàng. Đó là con chim tiên đã cứu giúp người em nghèo khổ nhưng dễ thương thật thà, chịu thương, chịu khó.

9 tháng 7 2018

  (1)Về đêm, cảnh vật thật im lìm. (2)Sông thôi vỗ sóng dồn dâp vô bờ như hồi chiều. (3)Hai ông bạn già vẫn trò chuyện. (4)Ông Ba trầm ngâm. (5)Thỉnh thoảng ông mới đưa ra một nhận xét dè dặt. (6)Trái lại, ông Sáu rất sôi nổi. (7)Ông hệt như Thần Thổ Địa của vùng này.

21 tháng 11 2021
....xong nha:)
4 tháng 9 2017

x. Em hãy kể một câu chuyện về một tấm gương rèn luyện thân thể.

26 tháng 4 2018

Ở lớp, em có rất nhiều người bạn nhưng người em quí nhất là Dung. Đó là một bạn gái có gương mặt thật dễ thương, tính tình hiền lành , dịu dàng. Dung là một người rất tài giỏi. Bạn ấy có rất nhiều tài năng như: hát hay, đánh đàn giỏi, vẽ đẹp và học giỏi nữa. Mặc dù Dung là người đa tài nhưng bạn ý không kiêu ngạo mà còn hay giúp đỡ bạn bè, hòa đồng với mọi người trong lớp. Không chỉ em mà các bạn , thầy cô ai cũng yêu thương bạn ấy . Em xem bạn ấy là một tấm gương tốt để em học tập. Em rất vui khi có một người bạn như th

18 tháng 1 2018

    Mùa hè vừa qua, em được ba đưa đi thăm biển Mũi Né. Hôm đó, cả nhà em đều dậy sớm để chuẩn bị lên đường. Đồ đạc mẹ đã gói ghém, cẩn thận từ trước. Ai cũng nô nức trước chuyến đi này. Đúng sáu giờ, cả nhà em khởi hành.

12 tháng 4 2022

chép mạng

16 tháng 9 2018

Bn ơi, Không có cái chuyên kể chuyện cổ tích 3- 5 câu đâu nhé.

và bn ơi cho mk hởi hiệp sĩ dế mèn là ai???

Hiệp sĩ Dế Mèn là Dế Mèn bênh vực kẻ yếu à