Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Người ở bến sông Châu là truyện ngắn viết về con người sau thời chiến tuy buồn mà đẹp. Buồn vì chiến tranh lấy đi thanh xuân của một cô gái trẻ đẹp, lấy đi những lời hứa hẹn của đôi lứa, lấy đi sức khỏe để lại những hậu quả nhưng lại rất đẹp về lòng vị tha, sự hi sinh. Một năm sau ngày giải phóng, Mây khoác ba lô trở về bến sông Châu với niềm vui đoàn tụ gia đình và gặp lại San – mối tình thề hẹn trước ngày ra trận. Nhưng thật trớ trêu, ngày Mây về lại là ngày cưới của San, đồng thời gia đình cũng đang chuẩn bị làm đám giỗ khi nhận được giấy báo tử của cô tròn một năm trước. Không muốn thêm một người phụ nữ nữa đau khổ, Mây từ chối ý định “làm lại từ đầu” của San. Không chỉ hàng ngày chứng kiến hạnh phúc gia đình mà Thanh - vợ San cố phô bày; sự dằn vặt, dùng dằng của người yêu cũ mà những vết thương, sự ám ảnh chiến tranh, sự hy sinh của đồng đội cũng hiện về đêm đêm ám ảnh Mây trong từng giấc ngủ. Để tránh khó xử cho cả ba người, Mây rời nhà ra bến đò, sống cô độc, cho đến ngày Quang tìm về tận bến sông Châu tìm cô. Người lính trinh sát miền Nam ở chiến trường năm ấy, vì những cơ duyên nơi chiến trận, đã rong ruổi khắp nơi tìm cô y tá ngày nào chỉ với một địa chỉ mơ hồ “ở bến sông Châu”. Quang nguyện ở lại, dùng tấm chân tình, yêu thương, chăm sóc cô suốt cuộc đời này. Nhưng nỗi buồn vẫn tiếp tục tìm đến với Mây, bởi khi cô quyết định lấy Quang cũng là ngày cô biết được sự thật: vết thương thời chiến đã lấy mất đi khả năng làm mẹ. Không muốn Quang phải chịu thiệt thòi, Mây hắt hủi, xa lánh Quang và nói dối rằng, cô vẫn còn yêu San tha thiết. Vào một đêm mưa bão, vợ San đẻ khó và Mây là người cứu cánh đỡ đẻ cho mẹ tròn con vuông. Cũng một đêm mưa gió, cám cảnh phận đời mình, Mây ra bến sông, bỏ làng, thả thuyền trôi theo dòng sông Châu vô định. Và trong mù mịt gió mưa, Quang xuất hiện, băng qua dòng nước lũ để tới được thuyền Mây. Cả hai cùng con thuyền trôi xuôi về dưới hạ nguồn.
Với tấm lòng của một con người được mệnh danh là Tam Nguyên Yên đổ, Nguyễn Khuyến đã làm quan mấy năm dưới triều Nguyễn nên ông đã có trong mình cái nhìn toàn cảnh về thời cuộc bấy giờ. Nào là thời buổi rối ren, nào là bách tính cực khổ, tất cả đều hiện ra trước mắt. Vì vậy, ngay cả khi đã về hưu, sống cuộc sống ẩn dật, an nhàn về thể chất nhưng tinh thần, tâm hồn ông vẫn mang nặng một nỗi lòng với quê hương, đất nước mà bốn bề chẳng yên. Ông buồn trước tình cảnh rối loạn của đất nước, thương cho nhân dân biết bao giờ mới có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Nỗi niềm canh cánh đó thể hiện rõ tinh thần yêu nước, thương dân của một vị quan luôn hết lòng vì dân, vì triều đình.
- Câu được gạch chân trên sử dụng biện pháp đảo vị ngữ lên trước chủ ngữ, viết đúng phải là: Tất cả đều hiện ra trước mắt nào là thời buổi rối ren, nào là bách tính cực khổ.
1. Mở bài
- Sau khi an táng cho vợ, Trọng Thuỷ ngày đêm buồn rầu khổ não.
- Một hôm đang tắm, Trọng Thuỷ nhìn thấy bóng Mị Châu ở dưới nước bèn nhảy xuống giếng ôm nàng mà chết.
2. Thân bài
- Trọng Thuỷ lạc xuống Thuỷ cung.
+ Vì trong lòng luôn ôm nỗi nhớ Mị Châu nên sau khi chết, linh hồn Trọng Thuỷ tự tìm đến thuỷ cung.
+ Miêu tả cảnh cảnh ở dưới thuỷ cung (cung điện nguy nga lộng lẫy, người hầu đi lại rất dông…).
- Trọng Thuỷ gặp lại Mị Châu.
+ Đang ngơ ngác thì Trọng Thuỷ bị quân lính bắt vào đại điện.
+ Trọng Thuỷ được đưa đến quỳ trước mặt một người mà lính hầu gọi là công chúa.
+ Sau một hồi lục vấn, Trọng Thuỷ kể rõ mọi sự tình. Lúc ấy Mị Châu cũng rưng rưng nước mắt.
- Mị Châu kể lại chuyện mình và trách Trọng Thuỷ.
+ Mị Châu chết, được vua Thuỷ Tề nhận làm con nuôi.
+ Mị châu cứng rắn nặng lời phê phán oán trách Trọng Thuỷ: Trách chàng là người phản bội; Trách chàng gieo bao đớn đau cho hai cha con nàng và đất nước.
+ Mị Châu nhất quyết cự tuyệt Trọng Thuỷ rồi cả cung điện tự nhiên biến mất.
- TrọngThuỷ còn lại một mình: Buồn rầu, khổ não, Trọng Thuỷ mong ước nước biển ngàn năm sẽ xoá sạch lầm lỗi của mình.
3. Kết bài
Trọng Thuỷ hoá thành một bức tượng đá vĩnh viễn nằm lại dưới đáy đại dương.
* Lưu ý: Người viết có thể vẫn dựa vào dàn ý nêu trên nhưng có thể chọn nội dung câu chuyện khác, ví dụ:
+ Trọng Thuỷ và Mị Châu gặp gỡ nhau. Hai người tỏ ra ân hận. Nhưng rồi họ quyết định từ bỏ mọi chuyện ở dương gian để sống cuộc sống vợ chồng hạnh phúc nơi đáy nước.
+ Mị Châu gặp Trọng Thuỷ. Nàng phân rõ lí tình về những chuyện lúc hai người còn sống. Hiểu lời vợ, Trọng Thuỷ tỏ ra ân hận, nhận tất cả lầm lỗi về mình. Hai người hứa hẹn sẽ làm những điều tốt đẹp để bù đắp những lầm lỗi trước đây.
Dàn ý:
1. Mở bài
- Sau khi an táng cho vợ, Trọng Thuỷ ngày đêm buồn rầu khổ não.
- Một hôm đang tắm, Trọng Thuỷ nhìn thấy bóng Mị Châu ở dưới nước bèn nhảy xuống giếng ôm nàng mà chết.
2. Thân bài
- Trọng Thuỷ lạc xuống Thuỷ cung.
+ Vì trong lòng luôn ôm nỗi nhớ Mị Châu nên sau khi chết, linh hồn Trọng Thuỷ tự tìm đến thuỷ cung.
+ Miêu tả cảnh cảnh ở dưới thuỷ cung (cung điện nguy nga lộng lẫy, người hầu đi lại rất dông…).
- Trọng Thuỷ gặp lại Mị Châu.
+ Đang ngơ ngác thì Trọng Thuỷ bị quân lính bắt vào đại điện.
+ Trọng Thuỷ được đưa đến quỳ trước mặt một người mà lính hầu gọi là công chúa.
+ Sau một hồi lục vấn, Trọng Thuỷ kể rõ mọi sự tình. Lúc ấy Mị Châu cũng rưng rưng nước mắt.
- Mị Châu kể lại chuyện mình và trách Trọng Thuỷ.
+ Mị Châu chết, được vua Thuỷ Tề nhận làm con nuôi.
+ Mị châu cứng rắn nặng lời phê phán oán trách Trọng Thuỷ: Trách chàng là người phản bội; Trách chàng gieo bao đớn đau cho hai cha con nàng và đất nước.
+ Mị Châu nhất quyết cự tuyệt Trọng Thuỷ rồi cả cung điện tự nhiên biến mất.
- TrọngThuỷ còn lại một mình: Buồn rầu, khổ não, Trọng Thuỷ mong ước nước biển ngàn năm sẽ xoá sạch lầm lỗi của mình.
3. Kết bài
Trọng Thuỷ hoá thành một bức tượng đá vĩnh viễn nằm lại dưới đáy đại dương.
* Lưu ý: Người viết có thể vẫn dựa vào dàn ý nêu trên nhưng có thể chọn nội dung câu chuyện khác, ví dụ:
+ Trọng Thuỷ và Mị Châu gặp gỡ nhau. Hai người tỏ ra ân hận. Nhưng rồi họ quyết định từ bỏ mọi chuyện ở dương gian để sống cuộc sống vợ chồng hạnh phúc nơi đáy nước.
+ Mị Châu gặp Trọng Thuỷ. Nàng phân rõ lí tình về những chuyện lúc hai người còn sống. Hiểu lời vợ, Trọng Thuỷ tỏ ra ân hận, nhận tất cả lầm lỗi về mình. Hai người hứa hẹn sẽ làm những điều tốt đẹp để bù đắp những lầm lỗi trước đây.
Bài làm
Vườn Bách Thảo, mới hơn 9h tối, mọi người bỗng giật mình vì một cô gái vừa la hét vừa chạy thục mạng như thể bị ma đuổi. Người yêu càng chạy theo sau, cô càng chạy nhanh và càng la hét. Đến khi chàng trai không đuổi theo nữa thì cô cũng đã ra khỏi Vườn Bách Thảo.
Mọi người xúm lại hỏi có chuyện gì thì chàng trai bỗng phì cười: “Cô ấy bảo em kể chuyện ma cho nghe. Em kể bao nhiêu chuyện mà cô ấy vẫn không sợ, lại cứ đòi em phải kể cái gì thật rùng rợn”.
Em đành chiều lòng, bằng giọng trầm nhất và vô cảm nhất, cùng khuôn mặt đờ trắng bệch như xác chết em cất tiếng: “Lúc chiều, nếu không bị tai nạn chết dưới đường 5 Hải Phòng thì anh đã đến với em sớm hơn. Hiện nay xác của anh đang được đắp một cái chiếu bên lề đường, sau đó em mở trừng hai mắt nhìn cô ấy. Và kết quả thì anh chị đã được chứng kiến”.
Chị em Hoa đang sống yên ổn trong xóm bỗng giờ đây phải chuyển khỏi xóm cùng nỗi kinh hoàng. Dẫu biết rằng có thể đó chỉ là sự đùa ác ý của một ai đó nhưng hai chị em vẫn sợ không dám ở trong nhà một mình. Phải đi ở nhờ dù nhà cũng có phòng, mà bây giờ đi thuê được một cái phòng ưng ý đâu phải dễ.
Cái xóm trọ “đầu lâu” lẽ ra rất vui vẻ, giờ đây vô cùng hoảng loạng vì sự xuất hiện liên tục của một bóng ma. Có lẽ nó còn “hoành hành” ngang dọc nếu không có một tai nạn xảy ra. Hôm đó, Dương quyết định cho ma “nhập” vào nhà một cô bé mới chuyển đến. Đang lúi húi ngồi học, chủ nhân bỗng nhìn lên và ngất xỉu khi thấy một chiếc đầu lâu nham nhở tóc ngay trên bàn gần cửa sổ.
Đứng ngoài chờ mãi mà không thấy tiếng hét, Dương liếc qua khe cửa rồi thất thanh: “Anh chị ơi, cứu! cứu!”. Cô bé có tiền sử bệnh tim ngã vật, hai mắt trắng dã, chân tay co giật liên hồi. Mọi người ai cũng lo cuống cuồng, người chườm dầu, người xoa bóp, người gọi xe cấp cứu, chỉ có Dương là lặng lẽ rút lui cùng chiếc đầu lâu tội lỗi.
# Chúc bạn học tốt #
Chiều qua, khi hồi trống tan trường vừa điểm tôi vội vã đi thẳng về phía nhà xe. Trên con đường quen thuộc, đôi chân tôi guồng những vòng xe mạnh mẽ hơn. Tôi đạp xe về nhà mà trong lòng háo hức. Tôi vừa xúc động lại vừa thấy vui vui. Tôi mong sao được kể thật nhanh cho cả nhà nghe câu chuyện cảm động mà tôi vừa được chứng kiến ở trường mình.
Chả là để thể hiện lòng biết ơn thực sự của các thế hệ con cháu đối với sự hy sinh của cha ông, trường tôi có mời một đoàn ca nhạc về trường biểu diễn. Điều đặc biệt là các ca sĩ đều là những người đã phải gánh chịu ít nhiều những di chứng của chất độc màu da cam. Người thì bị mất đôi chân, người thì không con đôi mắt. Đáng thương hơn khi có những người dường như chỉ còn tồn tại một vài bộ phận trong con người. Thế nhưng tất cả những con người ấy đã khiến cho cả trường chúng tôi phải vô cùng khâm phục bởi họ là những tấm gương tuyệt vời về ý chí và sự quyết lâm.
Thú thực, mới đầu chúng tôi đi xem chỉ vì đứa nào cùng háo hức tò mò. Thế nhưng khi tấm màn nhung khép lại chương trình biểu diễn thì chúng tôi đứa nào đứa nấy đều cảm thấy xúc động sâu xa.
Buổi diễn bắt đầu bằng những lời giới thiệu chân thật và lay động lòng người của chú trưởng đoàn. Nó dường như là một bài diễn thuyết được chuẩn bị kỹ càng từ trước. Thế nhưng khi chính những mảnh đời đau khổ kia lên tiếng thì mọi người bắt đầu rơi nước mắt. Những cái tên, những quê quán, những cuộc đời và những lý do… Tất cả, tất cả đều bắt đầu bằng những ước mơ, những khát khao yên bình và hạnh phúc. Thế nhưng chiến tranh đã cướp đi tất cả. Chiến tranh tàn bạo đến mức không cho cả những ước mơ nhỏ nhoi nhất được hình thành. Mười ca sĩ là mười cảnh tàn tật khác nhau, mười lý do bất hạnh khác nhau. Và tất nhiên phía sau mười con người cần được cảm thông và chia sẻ ấy còn bao nhiêu người khác đang ngày đêm ngậm ngùi ôm những nỗi đau đớn xót xa.
Khác hẳn với màn giới thiệu, buổi trình diễn lại chẳng có một chút gì gợi ra cảnh đau thương. Rất nhiều và rất nhiều bài hát đã được biểu diễn bởi những chất giọng khác nhau. Thế nhưng chúng đều có chung một đặc điểm đó là đều ngợi ca những ước mơ, lòng bác ái và sự công bằng; ngợi ca những ước mơ và khát khao của tuổi thơ của những người đang sống và cả những người đã khuất. Chương trình cuốn hút tất cả người xem, thậm chí nhiều bạn, trong đó có cả tôi đã bước lên sân khấu để tặng hoa và để cùng hát lên những lời ca chia sẻ. Chúng tôi đã khóc, khóc thực sự trong niềm thân ái, trong sự yêu thương và mong ước được sẻ chia.
Buổi trình diễn nằm ngoài sự hình dung của tất cả chúng tôi. Nó thực sự khiến chúng tôi bất ngờ và xúc động. Câu chuyện được tôi kể cho gia đình nghe ngay sau khi mọi người dùng xong cơm trưa. Nhấp một chút nước trà, bố tôi vừa dặn đò vừa tâm sự: “Các con còn nhỏ hiểu được như thế là rất quý. Thế nhưng, những gì các con đã làm là chưa thật lớn đâu. Các con còn phải làm nhiều việc tốt lành hơn nữa để đền đáp công ơn của những người đã hy sinh để mang lại hạnh phúc cho cuộc đời mình”.
Sáng thứ sáu tuần qua, ở lớp 7c trường Trung học cơ sơ Hoàng Hoa Thám, quận Tân Bình xảy ra một câu chuyện thật là cảm động.
Chúng em vừa vào học tiết văn của cô chủ nhiệm được khoảng hơn mười phút thì thầy giám thị báo là bạn Thúy ra ngay cổng trường có người cần gặp.Một lúc sau, Thúy trở vào với gương mặt tái nhowtjvaf đôi mắt đỏ hoe. Cô Thanh gặng hỏi ,Thúy run run cắn chặt môi để kìm tiếng khóc rồi cho biết rằng nhận được tin cha bị tai nạn giao thông.
Cả lớp lặng đi vì xúc động, vì thương Thúy . Nhà Thúy nghèo lắm ! Ba mẹ rời quê hương từ Quảng Ngãi vào đây lập nghiệp mới được vài năm. Sáng sáng, mẹ quẩy gánh xôi đi bán dạo. Ba Thúy mướn chiếc xích lô chở khách kiếm tiền nuôi các con ăn học. Thúy là chị lớn trong nhà, vừa lo học, vừa lo phụ giúp gia đình. Chúng em đi học bằng xe đạp, còn Thúy đi bộ. Em để ý thấy Thúy chỉ có hai bộ quần áo cũ để thay đổi hàng ngày.Tuy vậy, tinh thần học tập và vượt khó của Thúy rất đáng nể !
Tai nạn đột ngột của ba Thúy quả là một tai họa đối với gia đình bạn ấy.Từ nay, mấy mẹ con Thúy biết nương tựa vào đâu ?!
Tronh lúc Thúy thu xếp sách vở, cô Thanh đã nhanh chóng họp với ban cán bộ lớp. Cô cử Quốc lớp trưởng chở Thúy đến bênh viện , thêm bạn LKiên tổ trưởng tổ hai đi kèm cho an tâm. Khi cấc bạn đã đi, cô khuyên chúng em quyên góp tiền để giúp đỡ gia đình Thúy. Cả lớp hưởng ứng lời cô. Bạn nào có nhiều góp nhiều, có ít góp ít. Bạn nào không có thì hẹn đến mai.
Số tiền không nhiều nhưng đó là tấm lòng chân thành của chúng em sẻ chia hoạn nạn bất hạnh.Hơn lúc nào hết, chúng em càng thương Thúy và mong bạn ấy vượt qua thử thách nghiệt ngã này. Em thấm thía lời dạy của ông cha: Thương người như thể thương thân và muốn nói với Thúy rằng: Thúy ơi ! Hãy đứng vững ! Bên cạnh bạn đã có chúng tôi !