Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Xác định luận điểm | Hịch tướng sĩ | Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. |
Luận điểm 1 | - Đoạn từ đầu đến “còn lưu tiếng tốt”. - Đoạn văn thuộc kiểu: đoạn văn quy nạp | - Đoạn từ đầu đến “lũ cướp nước” - Đoạn văn thuộc kiểu: đoạn văn diễn dịch |
Luận điểm 2 | - Đoạn từ “huống chi ta” đến “ta cũng vui lòng”. - Đoạn văn thuộc kiểu: đoạn văn song song | - Đoạn từ “lịch sử ta” đến “dân tộc anh hùng” - Đoạn văn thuộc kiểu: đoạn văn hỗ hợp |
Luận điểm 3 | - Đoạn từ “các ngươi ở cùng ta” đến “phỏng có được không” - Đoạn văn thuộc kiểu: đoạn văn hỗn hợp | - Đoạn từ “đồng bào ta” đến “lòng nồng nàn yêu nước” - Đoạn văn thuộc kiểu: đoạn văn hỗn hợp |
Luận điểm 4 | - Đoạn từ “nay ta chọn binh pháp” đến hết - Đoạn văn thuộc kiểu: đoạn văn song song | - Đoạn từ “tinh thần yêu nước” đến hết - Đoạn văn thuộc kiểu: đoạn văn quy nạp |
Tham khảo!
Văn bản | Luận đề | Luận điểm |
Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam | Văn bản bàn luận về Nguyễn Khuyến và ba bài thơ thu của ông bao gồm Thu điếu, Thu ẩm và Thu vịnh | Luận điểm 1: Thu điếu: hay và điển hình nhất cho mùa thu Việt Nam trong ba bài: Luận điểm 2: Thu ẩm: tổng hợp nhiều thời điểm, khái niệm, khái quát về cảnh thu Luận điểm 3: Thu vịnh: mang cái hồn của cảnh vật mùa thu hơn cả, mang cái thần của cảnh mùa thu |
Đọc văn – cuộc chơi tìm ý nghĩa | Luận đề của văn bản Đọc văn – cuộc chơi tìm ý nghĩa là quá trình đi tìm ý nghĩa của văn bản thông qua hoạt động đọc.
| Luận điểm 1: Văn học có một đặc điểm quan trọng là mang chứa ý nghĩa tiềm ẩn. Luận điểm 2: Có nhiều phương pháp khác nhau để nắm bắt ý nghĩa văn bản. Luận điểm 3: Ý nghĩa của văn bản có mối liên hệ mật thiết với cuộc đời. Luận điểm 4: Thưởng thức văn học cũng cần tuân theo quy luật để không làm phương hại tới tính toàn vẹn của tác phẩm. Luận điểm 5: Tác phẩm văn học và đọc văn là một hiện tượng diệu kỳ. Luận điểm 6: Đọc văn là nền tảng của học văn. |
Văn bản | Đối tượng bị châm biếm, đả kích | Những cái xấu bị châm biếm đả kích |
Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu | Nhà nước thực dân phong kiến, sĩ tử và quan trường, người nước ngoài, nhân tài đất Bắc. | Chế độ thi cử mạt vận, hổ lốn, ô nhục của thời thực dân mới đặt chân cai trị đất nước ta |
Lai Tân | Bộ máy quan lại Lai Tân: ban trưởng, cảnh trưởng, huyện trưởng. | Tình trạng thối nát vô trách nhiệm của bọn quan lại ở Lai Tân. |
Văn bản | Thể thơ | Các phần trong bố cục bài thơ | Câu thơ tương ứng |
Lễ xướng danh khoa thi Đinh Dậu | Thất ngôn bát cú | Đề – thực – luận – kết | - Đề: Nhà nước ba năm mở một khoa Trường Nam thi lẫn với trường Hà - Thực: Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ Ậm ọe quan trường miệng thét loa - Luận: Cờ kéo rợp trời, quan sứ đến Váy lê quét đất, mụ đầm ra - Kết: Nhân tài đất Bắc nào ai đó? Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà! |
Lai Tân | Thất ngôn tứ tuyệt | Khởi – thừa – chuyển – hợp. | - Khởi: Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc. - Thừa: Giải người, cảnh trưởng kiếm ăn quanh. - Chuyển: Chong đèn, huyện trưởng làm công việc. - Hợp: Trời đất Lai Tân vẫn thái bình. |
Giọng điệu trào phúng | Đặc điểm của giọng điệu | Ví dụ minh họa (tên bài thơ, tác giả) |
Hài hước | Là cách đùa cợt nhẹ nhàng cùng những yếu tố khác lạ, phóng túng, phá vỡ các khuôn khổ quen thuộc. | Tự trào – Phạm Thái |
Mỉa mai – châm biếm | Là cách tạo ra những yếu tố vô lý hoặc thiếu lô-gic, đảo lộn trật tự thông thường, tạo nên tiếng cười phê phán, thanh lọc những thói xấu như thói tự mãn, kiêu căng, đạo đức giả, keo kiệt,… | Hỏi thăm quan tuần mất cướp – Nguyễn Khuyến |
Đả kích | Thường mang giọng điệu phủ nhận gay gắt đối tượng, thể hiện quan niệm nhân sinh, đạo đức của tác giả. Đó có thể là những hình thức ngôn từ mang tính “mắng chửi” quyết liệt, có phần suồng sã, thô mộc, nhằm mục đích cảnh tỉnh sự tha hóa đạo đức đang diễn ra tràn lan trong xã hội. | Đất Vị Hoàng – Trần Tế Xương |
Tham khảo!
STT | Câu trong văn bản | Câu thay đổi cấu trúc | Sự khác nhau về ý nghĩa |
1 | Sốt ruột, tôi chạy ra ngoài một tí. | Tôi sốt ruột, chạy ra ngoài một tí. | TH1: ý nói tới trạng thái TH2: nói về tâm trahng |
2 | Xung quanh cao điểm vắng vẻ này có bao nhiêu là người | Có bao nhiêu là người xung cao điểm vắng vẻ này. | TH1: nói tới địa điểm TH2: nói tới số lượng |
3 | Chỉ cần chúng tôi bắn phát súng báo hiệu yêu cầu giúp đỡ bạn bè sẽ chạy đến ngay | Họ sẽ chạy đến ngay nếu chúng tôi bắn một phát súng báo hiệu yêu cầu giúp đỡ. | TH1: nói về hành động bắn súng để báo cho người khác TH2: hành động chạy tới khi nghe thấy tiếng súng |
4 | Uống sữa xong. Nho ngủ | Nho uống sữa xong rồi ngủ | TH1: nhắc tới hành động uống sữa rồi mới tới hành động đi ngủ TH2: Hành động uống sữa và đi ngủ xảy ra cùng lúc |
Tham khảo
Văn bản Đặc điểm | Mắt sói | Lặng lẽ Sa Pa |
Kiểu cốt truyện | Cốt truyện đa tuyến | Cốt truyện đơn tuyến |
Nhân vật | Sói Lam, Phi Châu, Ánh Vàng, lạc đà Hàng Xén, Báo,… | Anh thanh niên, ông lái xe, ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ |
Chủ đề | - Niềm tin và sự đồng cảm của muôn loài trên thế giới. - Ca ngợi tình anh em, tình bạn giữa con người và loài vật. - Thể hiện nỗi lo âu, đau đớn trước hành động tàn phá thế giới tự nhiên của con người. | Khẳng định, ca ngợi vẻ đẹp của người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng. |
Những điểm giống và khác nhau trong cách sử dụng bằng chứng ở hai văn bản Hịch tướng sĩ và Tinh thần yêu nước của nhân dân ta:
- Giống nhau: Dẫn chứng đều là những nhân vật có thật trong lịch sử.
- Khác nhau:
+ Hịch tướng sĩ dùng dẫn chứng để khích lệ binh lính chiến đấu.
+ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta dùng dẫn chứng để bày tỏ truyền thống yêu nước của dân tộc.
Tham khảo!
STT | Bài học | Kiến thức được củng cố | Kiến thức mới |
1 | Trợ từ | - Cách nhận biết trợ từ | - Tác dụng của trợ từ |
2 | Thán từ + Biện pháp tu từ | - Cách nhận biết thán từ - Cách nhận biết các biện pháp tu từ và tác dụng | Hai loại thán từ chính |
3 | Biện pháp tu từ + Nghĩa của từ | - Cách nhận biết các biện pháp tu từ và tác dụng - Từ đồng nghĩa, từ láy |
|
4 | Biện pháp tu từ + Nghĩa của từ + Lựa chọn cấu trúc câu | - Cách nhận biết các biện pháp tu từ và tác dụng - Từ đồng nghĩa, từ láy - Sự khác nhau về ý nghĩa khi thay đổi cấu trúc câu |
|
5 | Thành phần biệt lập | - Cách nhận biết thành phần biệt lập | - Các thành phần biệt lập và tác dụng, cách nhận biết |
6 | Các kiểu câu phân loại theo mục đích nói | - Các kiểu câu tiếng Việt | - Cách nhận biết các kiểu câu: câu hỏi, câu khiến, câu cảm, câu kể |
7 | Câu phủ định và câu khẳng định | - Các kiểu câu tiếng Việt | - Cách nhận biết câu phủ định và câu khẳng định |
Văn bản
Thời điểm ra đời
Luận đề
Luận điểm
Lí lẽ
Bằng chứng
Hịch tướng sĩ
Cuối thế kỷ 13 trước cuộc chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần 2
Khích lệ tinh thần chiến đấu của binh lính
- Tội ác của giặc và lòng căm thù giặc.
- Phê phán thói hưởng lạc cá nhân từ đó thức tỉnh tinh thần yêu nước của tướng sĩ
- Kêu gọi tướng sĩ
- Sự ngược ngạo, tàn ác, tham lam của quân giặc.
- Những thú vui tiêu khiển, sự giàu có cũng không thể chống lại quân giặc. Nếu để nước nhục thì chịu tiếng xấu muôn đời.
- Chỉ có luyện binh đánh giặc mới có thể chiến thắng, cửa nhà no ấm, tiếng thơm muôn đời.
- Dựa vào đạo thần chủ, trước sự xâm lược của quân Mông - Nguyên, Trần Quốc Tuấn coi giặc là kẻ thù không đội trời chung.
- Nếu không rửa nhục cho chủ, cho nước thì muôn đời để thẹn, không còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa.
- Những tấm gương trung thần nghĩa sĩ: Kỷ Tín, Do Vu, Dự Nhượng, Kính Đức, Cảo Khanh, Vương Công Kiên, Nguyễn Văn Lập, Cốt Đãi Ngột Lang, Xích Tu Tư.
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta
- Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
- Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta.
- Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước.
- Bổn phận của chúng ta phải làm cho tinh thần yêu nước được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
- Tinh thần yêu nước trong lịch sử (“ lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại”)
- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ngày nay (“đồng bào ta ngày nay...”)
- Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,...
- “Mọi người dân từ trẻ đến già, từ miền xuôi đến miền ngược cùng một lòng yêu nước giết giặc, nam nữ công nhân và nông dân hăng hái tham gia sản xuất ... ”