Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Hàng ngày em đạp xe đạp đến trường: lực của chân tác dụng vào bàn đạp và làm xe chuyển động.
- Em cầm lược chải tóc: lực do tay tác dụng vào lược để chải tóc => làm lược chuyển động.
- Em đeo cặp tới trường: lực của cặp tác dụng vào vai => làm vai bị biến dạng.
- Em cầm bút ghi bài: lực do tay tác dụng vào bút để ghi chữ => bút chuyển động.
- Em ngồi yên trên ghế: ghế chịu trọng lượng của cơ thể => làm bề mặt ghế bị biến dạng.
5 hoạt động hằng ngày cho thấy lực và tác dụng của lực tương ứng trong các hoạt động đó:
- Lau nhà: lực ma sát, lực tiếp xúc giữa chổi lau với mặt sàn
- Đi bộ: Lực ma sát -> lực ma sát giữa bàn chân với mặt đất giúp không bị ngã
- Bơi lội: Lực cản của nước -> khiến việc bơi khó khăn hơn
- Chơi cầu lông: Lực ma sát -> lực làm thay đổi hướng chuyển động của vật
- Nâng tạ: Lực tiếp xúc -> Làm vật đang đứng yên thì chuyển động
Liên hệ giữa năng lượng và lực tác dụng lên các vật: Năng lượng của vật là đặc trưng cho khả năng tác dụng lực lên vật khác của vật
- Nếu không có năng lượng của thức ăn, của pin, năng lượng của ánh sáng Mặt Trời thì những hiện tượng nêu trên không thể diễn ra được.
- Vì không có năng lượng thì không thể thực hiện các hoạt động hay xảy ra các hiện tượng được.
-Động năng: Chạy bộ, đạp xe, bơi
-Quang năng: bóng đèn điện đang sáng, mặt trời phát ra ánh sáng
-Nhiệt năng: cốc nước đang nóng, bàn ủi đang nóng
-Điện năng: nhà máy thủy điện, máy vi tính
Các việc sử dụng năng lượng trong hoạt động hằng ngày của em:
- Sử dụng năng lượng hóa học được chuyển hóa từ thức ăn để học bài.
- Đạp xe tới trường đã sử dụng động năng.
Tham khảo:
+ Nhờ có lực ma sát nghỉ mà các vật được giữ cố định trong không gian.
Ví dụ: đinh được giữ trên tường, vít và ốc bắt được với nhau không bị tuột ra, con người cầm nắm được các vật, xe cộ di chuyển trên đường, …
+ Nhờ có lực ma sát lăn hay ma sát trượt mà các vật khi lăn hoặc trượt sẽ dừng lại.
Ví dụ: Phanh xe đạp, ô tô, xe máy giúp xe dừng lại
+ Nhờ ma sát trượt mà người ta tạo ra diêm quẹt
+ Lực ma sát giữa các vật sinh nhiệt.
Ví dụ: Người thổ dân sử dụng lực ma sát trượt để nhóm lửa từ xa xưa.
Ví dụ: Vào mùa đông, xoa hai bàn tay vào nhau giúp tay ta ấm lên.
Lực ma sát có tác dụng cản trở hoặc thúc đẩy chuyển động.
VD 1: Khi phanh xe đạp, lực ma sát giữa hai má phanh với vành xe làm xe dừng lại
VD 2: Một người đẩy thùng hàng dễ dàng hơn khi xe đẩy có bánh lăn, khi đó giữa bánh xe và mặt sàn có lực ma sát lăn.
VD 3: Khi trượt từ trên cầu trượt xuống đất, giữa lưng ta và mặt cầu trượt có lực ma sát. Lực ma sát trượt lúc này có tác dụng cản trở chuyển động của ta.