K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 8 2023

Em đăng vào môn Tin nhé!

29 tháng 6 2017

Tần số góc: \(\omega = \dfrac{2\pi}{T}=\dfrac{2\pi}{4}=0,5\pi(rad/s)\)

\(t=0\) khi vật ở \(x=-A\) \(\Rightarrow A\cos\varphi = -A\)

\(\Rightarrow \varphi = \pm\pi\)

Suy ra phương trình dao động: \(x=24\cos(0,5\pi t \pm\pi)\) (cm)

Để xác định thời điểm đầu tiên vật qua li độ x = -12cm, ta biểu diễn dao động bằng véc tơ quay:

> -24 24 x -12 O M N 60 0

Thời điểm đầu tiên vật qua x=-12cm ứng với véc tơ quay từ M đến N.

Thời gian: \(t=\dfrac{60}{360}T=\dfrac{60}{360}.4=\dfrac{2}{3}s\)

Tốc độ của vật được tính theo công thức độc lập: \(A^2=x^2+\dfrac{v^2}{\omega^2}\)

\(\Rightarrow 24^2=(-12)^2+\dfrac{v^2}{(0,5\pi)^2}\)

\(\Rightarrow v = 6\pi\sqrt 3\) (cm/s) (vận tốc lấy giá trị dương theo véc tơ quay như hình vẽ trên)

13 tháng 1 2019

$x=A\cos \left( \omega t+{{\varphi }_{0}} \right)$

đây là phương trình tổng quát em nhé, với A là biên độ, phân trong ngoặc là pha dao động

Em muốn viết được phương trình thì em phải xác định được A, $\omega $, và ${{\varphi }_{0}}$

em có có chu kì thì tính được $\omega =\frac{2\pi }{T}\Rightarrow \omega =\frac{2\pi }{0,1}=20\pi $

Để tính A em dùng công thức độc lập thời gian : ${{x}^{2}}+\dfrac{{{v}^{2}}}{{{\omega }^{2}}}={{A}^{2}}\Rightarrow 2,{{5}^{2}}+\dfrac{{{\left( 50\pi \right)}^{2}}}{{{\left( 20\pi \right)}^{2}}}=2,5\sqrt{2}cm$

Với bài này chưa xác định được pha vì chưa biết vật chuyển động dương hay chiều âm. Em nên nhớ, tốc độ luôn dương, vận tốc có thể âm hoặc dương. Trong bài đề cho là tốc độ nên chúng ta chưa biết chiều.

Còn một bài bình thường, muốn tính pha, em chỉ cần thay x vào thời điểm t=0, em sẽ có pha ban đầu, chuyên động chiều dương thì lấy pha ban đầu âm, chuyển động chiều âm thì lấy pha dương.

Ví dụ trong bài trên, thay số vào thì pha có thể là cộng hoặc trừ pi/4

13 tháng 1 2019

Vâng. Em cảm ơn ạ.

5 tháng 4 2017

Nhiệt độ không làm thay đổi sự phóng xạ, cũng như không thay đổi chu kì bán rã.

Sau thời gian t ta có: \(N=\dfrac{N_0}{2^\dfrac{t}{T}}\) \(\Rightarrow 2^\dfrac{t}{T}=\dfrac{N_0}{N}\)

Sau thời gian 3t, số hạt còn lại là: \(N'=\dfrac{N_0}{2^\dfrac{3t}{T}}\)

\(\Rightarrow \dfrac{N'}{N}=\dfrac{1}{2^\dfrac{2t}{T}}=\dfrac{1}{(2^\dfrac{t}{T})^2}=\dfrac{1}{(\dfrac{N_0}{N})^2}\)

\(\Rightarrow N'=\dfrac{N^3}{N_0^2}\)

Vậy số hạt bị phân rã là: \(N_0-N'=N_0-\dfrac{N^3}{N_0^2}\)

Bài 10 : Một khung dây dẫn hình vuông có cạnh 10cm đặt trong từ trường đều, có vuông góc với mặt phẳng khung dây. Biết rằng trong khỏang thời gian 0,05 s, B tăng đều đặn từ 0 đến 0,2 T. A 10 cm B C D a/ Tính độ lớn của suất điện động cảm ứng trong khung dây. b/ Tính điện trở của khung và xác định chiều dòng điện cảm ứng chạy trong khung dây. ( Xét 2...
Đọc tiếp

Bài 10 : Một khung dây dẫn hình vuông có cạnh 10cm

đặt trong từ trường đều, có vuông góc với mặt phẳng khung dây. Biết rằng trong khỏang thời gian 0,05 s, B tăng đều đặn từ 0 đến 0,2 T.

A 10 cm B

C D

a/ Tính độ lớn của suất điện động cảm ứng trong khung dây.

b/ Tính điện trở của khung và xác định chiều dòng điện cảm ứng chạy trong khung dây. ( Xét 2 trường hợp hướng vào và hướng ra mặt phẳng hình vẽ ). Cho dòng điện này có cường độ 0,2 A.

Bài 11: Ống dây hình trụ dài 20cm có 1000 vòng. Diện tích mỗi vòng dây 100cm2.

a) Tính độ tự cảm của ống dây.

b) Dòng điện qua cuộn cảm tăng đều từ 0 đến 5A trong 0,1s. Tính suất điện động tự cảm trong ống dây

Bài 12: Tia sáng truyền trong không khí đến gặp mặt thoáng chất lỏng có n= . Tia phản xạ và khúc xạ vuông góc với nhau.Tính góc tới? ĐS: 600

Bài 13: Một tia sáng đi từ không khí vào nước có chiết suất n =4/3 dưới góc tới i = 300.

a) Tính góc khúc xạ

b) Tính góc lệch D tạo bởi tia khúc xạ và tia tới.

c) Tính góc hợp bởi tia phản xạ và tia khúc xạ.

Bài 14: Một tia sáng trong không khí truyền đến gặp khối thủy tinh có n = dưới góc tới i = 600. Một phần của ánh sáng bị phản xạ, một phần bị khúc xạ.

a) Tính góc hợp bởi tia phản xạ và tia tới.

b) Tính góc hợp bởi tia phản xạ và tia khúc xạ.

Bài 15 : Một tia sáng đơn sắc truyền từ không khí đến mặt phân cách với một môi trường có chiết suất n = dưới góc tới . Tính góc khúc xạ r và góc lệch D của tia sáng

Bài 16 : Một chùm tia song song hẹp truyền trong không khí tới gặp mặt thoáng của một chất lỏng có chiết suất n với góc tới cho tia khúc xạ vuông góc với tia phản xạ. Tính n.

Bài 17: Một khối bán trụ trong suốt có chiết suất n= .Một chùm tia sáng hẹp nằm trong mặt.

n

Phẳng của tiết diện vuông góc,chiếu tới khối bán trụ như hình vẽ.Xác định đường đi của

chùm tia tia sáng với các giá trị sau đây của góc :

a. =600

b. =450

c. =300

Bài 18:Một tia sáng trong thủy tinh đến mặt phân cách giữa thủy tinh với không khí dưới góc tới i=300,tia phản xạ và khúc xạ vuông góc nhau.

a. Tính chiết suất của thủy tinh

b. Tính góc tới i để không có tia sáng ló ra không khí

Bài 19: Một tia sáng đi từ một chất lỏng trong suốt có chiết suất n chưa biết sang không khí với góc tới như hình vẽ. Cho biết a = 60o, b = 30o.

a) Tính chiết suất n của chất lỏng.

b) Tính góc a lớn nhất để tia sáng không thể ló sang môi trường không khí phía trên.

0