K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 5 2017

Đáp án

A B
Câu nghi vấn Có những từ ai, gì, sao, nào, tại sao, à, ư, hử, hay... với chức năng chính là dùng để hỏi.
Câu cầu khiến Có những từ hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào...dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo.
Câu cảm thán Có những từ như ôi, than ôi, hỡi ôi, thay, biết bao, biết chừng nào... dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc người viết.
Câu trần thuật Không có đặc điểm hình thức như cấc kiểu câu trên, dùng để kể, thông báo nhận định, miêu tả...
1 1. Điền kiểu câu ở cột A sao cho phù hợp với nội dung thông tin ở cột B A B ........................... Có những từ ai, gì, sao, nào, tại sao, à, ư, hử, hay... với chức năng chính là dùng để hỏi. ........................... Có những từ hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào...dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo. ........................... Có những từ như ôi, than ôi, hỡi ôi, thay, biết bao, biết chừng nào......
Đọc tiếp
1 1. Điền kiểu câu ở cột A sao cho phù hợp với nội dung thông tin ở cột B A B ........................... Có những từ ai, gì, sao, nào, tại sao, à, ư, hử, hay... với chức năng chính là dùng để hỏi. ........................... Có những từ hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào...dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo. ........................... Có những từ như ôi, than ôi, hỡi ôi, thay, biết bao, biết chừng nào... dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc người viết. ........................... Không có đặc điểm hình thức như cấc kiểu câu trên, dùng để kể, thông báo nhận định, miêu tả... 2 Chỉ ra kiểu trong câu sau: Thế làm sao u cứ khóc mãi mà không ăn khoai? 3 Viết một đoạn văn ngắn phân tích giá trị của đoạn thơ sau, trong đó có sử dụng một câu cảm thán Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi, Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi, Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá! (Quê hương –Tế Hanh)

0
14 tháng 3 2022

thi ?

14 tháng 3 2022

Câu trần thuật → Dùng để kể, nhận định, thông báo, trình bày,...

Câu cảm thán → Dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của ng nói (viết).

Câu cầu khiến → Dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị,..

Câu nghi vấn → Dùng để hỏi

Đọc những đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.a) Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết… Một người như thế ấy!… Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!… Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên luỵ đến hàng xóm, láng giềng… Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ...
Đọc tiếp

Đọc những đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.

a) Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết… Một người như thế ấy!… Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!… Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên luỵ đến hàng xóm, láng giềng… Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn…

(Nam Cao, Lão Hạc)

b)  Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

(Thế Lữ , Nhớ rừng)

- Trong những đoạn trích trên, câu nào là câu cảm thán?

- Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu cảm thán?

- Câu cảm thán dùng để làm gì? Khi viết đơn, biên bản, hợp đồng hay trình bày kết quả giải một bài toán,… có thể dùng câu cảm thán không? Vì sao?

1
9 tháng 10 2019

- Những câu cảm thán: câu " Hỡi ơi lão Hạc!" và "Than ôi!"

- Đặc điểm của các câu cảm thán này: dấu chấm than và các từ cảm thán " hỡi ơi", "than ôi".

- Câu cảm thán dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc, tình cảm của người nói.

Khi viết đơn, biên bản, hợp đồng hay giải một bài toán thì không dùng câu cảm thán vì những văn bản đó sử dụng ngôn ngữ "duy lí". Câu cảm thán thường xuất hiện trong các văn bản nghệ thuật.

MẤY PRO GIÚP TÔI VỚI Câu 1Dòng nào nói đúng nhất dấu hiệu nhận biết của câu phủ định?  A. Là câu có những từ ngữ cảm thán như: biết bao, ôi, thay… B. Là câu có ngữ điệu phủ định. C. Là câu có những từ ngữ phủ định như: không, chẳng, chưa… D. Là câu có sử dụng dấu chấm than khi viết. Câu 2nào dưới đây không dùng để kể, thông báo ?  A. Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân. (Hồ Chí Minh) B. Làng tôi...
Đọc tiếp

MẤY PRO GIÚP TÔI VỚI 

Câu 1

Dòng nào nói đúng nhất dấu hiệu nhận biết của câu phủ định?

 

 

A. Là câu có những từ ngữ cảm thán như: biết bao, ôi, thay…

 

B. Là câu có ngữ điệu phủ định.

 

C. Là câu có những từ ngữ phủ định như: không, chẳng, chưa…

 

D. Là câu có sử dụng dấu chấm than khi viết.

 

Câu 2

nào dưới đây không dùng để kể, thông báo ?

 

 

A. Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân. (Hồ Chí Minh)

 

B. Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới. (Tế Hanh)

 

C. Sáng ra bờ suối, tối vào hang. (Hồ Chí Minh)

 

D. Lão muốn ngài nhấc hộ bó củi lên cho lão. (Tôn-xtôi)

 

Câu 3

Từ phủ định trong khổ thơ trên là từ nào ?

 

“Bèo dạt về đâu hàng nối hàng

Mênh mông không một chuyến đò ngang

Không cầu gợi chút niềm thân mật

Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”

 

A. Không

 

B. Chút

 

C. Lặng lẽ

 

D. Đâu

 

Câu 4

Kết cấu chung của thể hịch gồm mấy phần?

 

 

A. Hai phần.     

B. Năm phần.

 

C. Ba phần.

 

D. Bốn phần.     

Câu 5

Tác dụng nào không phù hợp với câu phủ định?

 

 

A. Phản bác một ý kiến, một nhận định

 

B. Chọn A và B.

 

C. Ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo.

 

D. Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó.

 

Câu 6

Các câu sau thuộc hành động nói gì?

 

“Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường. Nhưng xem ý hãy còn lề bề lệt bệt chừng như vẫn mỏi mệt lắm.”

 

A. Điều khiển

 

B. Trình bày

 

C. Hứa hẹn

 

D. Hỏi

 

Câu 7

Ý nào nói đúng nhất mục đích của thể chiếu ?

 

 

A. Miêu tả phong cảnh, kể sự việc.

 

B. Ban bố mệnh lệnh của nhà vua.

 

C. Giãi bày tình cảm của người viết.

 

D. Kêu gọi, cổ vũ mọi người hăng hái chiến đấu tiêu diệt kẻ thù.

 

Câu 8

Điền từ cầu khiến vào chỗ trống trong câu sau:

 

“Nay chúng ta ….. làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không”

 

A. Không

 

B. Nên

 

C. Hãy

 

D. Đừng

 

Câu 9

Chiếu dời đô được sáng tác năm nào ?

 

 

A. 958     

B. 1789

 

C. 1010     

D. 1858

 

Câu 10

Phương tiện dùng để thực hiện hành động nói là gì ?

 

 

A. Điệu bộ     

B. Cử chỉ

 

C. Nét mặt     

D. Ngôn từ

 

1
4 tháng 4 2021

1. C

2. D

3. A

4. D

5. C

6. B

7. B

8. D

9. C

10. D

Thông qua việc tìm hiểu các văn bản như Hịch tướng sĩ và Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, em hãy cho biết: Làm thế nào để phát huy hết tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận?a) Người làm văn chỉ cần suy nghĩ về luận điểm và lập luận hay còn phải thực sự xúc động trước từng điều mình đang nói tới?b) Chỉ có rung cảm không thôi đã đủ chưa? Phải chăng chỉ cần có...
Đọc tiếp

Thông qua việc tìm hiểu các văn bản như Hịch tướng sĩ và Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, em hãy cho biết: Làm thế nào để phát huy hết tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận?

a) Người làm văn chỉ cần suy nghĩ về luận điểm và lập luận hay còn phải thực sự xúc động trước từng điều mình đang nói tới?

b) Chỉ có rung cảm không thôi đã đủ chưa? Phải chăng chỉ cần có lòng yêu nước và căm thù giặc nồng cháy là có thể dễ dàng tìm ra những cách nói như: "Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả..." hay "uốn lưỡi cú diều..."? Để viết được những câu như thế, người viết cần phải có phẩm chất gì khác nữa.

c) Có bạn cho rằng: Càng dùng nhiều từ ngữ biểu cảm, càng đặt nhiều câu cảm thán thì giá trị biểu cảm trong văn nghị luận càng tăng.

Ý kiến ấy có đúng không? Vì sao?

1
7 tháng 5 2018

Phương pháp phát huy tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận:

    - Người viết ngoài việc suy nghĩ về luận điểm, lập luận còn phải thực sự xúc động trước những điều mình đang nói tới.

    - Không chỉ cần rung cảm, mà cần phải có tình cảm, cảm xúc thực sự trước những vấn đề mà mình trình bày.

    - Không phải bài văn cứ sử dụng nhiều từ ngữ biểu cảm và câu cảm thán thì giá trị biểu cảm tăng vì những yếu tố này chỉ là phụ trợ. Cảm xúc, sự rung động thực sự chứ không phải sự đưa đẩy bóng bẩy bằng ngôn từ.