Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tố Hữu là nhà thơ – chiến sĩ nổi tiếng của nền thơ ca cách mạng với những vần thơ trữ tình chính trị đằm thắm và thiết tha. Chất liệu thơ của Tố Hữu là những sự kiện chính trị, những bước ngoặt quan trọng của cuộc cách mạng, con đường thơ của ông có sự thống nhất hài hòa với con đường cách mạng. Tố Hữu được giác ngộ cách mạng từ rất sớm, ánh sáng cộng sản đã tác động mạnh mẽ đến sự thay đổi trong tình cảm và nhận thức của nhà thơ. Toàn bộ những thay đổi ấy được nhà thơ ghi lại trong bài Từ ấy, đặc biệt, qua khổ thơ đầu ta có thể thấy được niềm hạnh phúc, hân hoan tột độ của người chiến sĩ trẻ khi được đứng trong hàng ngũ những người cộng sản.
Đứng trước cảnh nước mất nhà tan cùng bối cảnh khủng hoảng về đường lối cứu nước, Tố Hữu cũng như bao người trí thức khác từng băn khoăn đi tìm lẽ sống, từng cảm thấy “Bâng khuâng đứng giữa hai dòng nước/Chọn một dòng hay để nước trôi”. Có lẽ từng trải qua khủng hoảng, lạc lõng về tư tưởng và đường lối như vậy nên khi bắt gặp ánh sáng của Đảng, Tố Hữu thốt lên đầy vui sướng:
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim”
“Từ ấy” là một mốc thời gian vô cùng đặc biệt trong cuộc đời cách mạng của Tố Hữu. Đó là năm 1938, khi thời gian nhà thơ được giác ngộ cách mạng, được vinh dự đứng trong hàng ngũ của Đảng, khi ấy nhà thơ vừa tròn 18 tuổi. Động từ “bừng” vừa diễn tả cảm giác đột ngột, bất ngờ vừa gợi ấn tượng về sự lan tỏa nhanh chóng của nắng hạ, đó cũng chính là cảm xúc vui sướng tột độ đã bao trùm thế giới của nhà thơ trong giây phút bắt gặp lí tưởng cộng sản.
“Nắng hạ” là cái nắng rực rỡ, tươi sáng mà cũng chói chang nhất. Cách liên tưởng thật lạ lùng nhưng cũng thật đặc biệt, sự bừng sáng của ánh sáng cộng sản trong nhận thức, tình cảm của nhà thơ cũng chói sáng, rạng rỡ như ánh nắng mùa hạ. Trong màn đêm đen tối của thời thế, nhà thơ đã tìm thấy ánh sáng của cuộc đời mình, đó là ánh sáng của lí tưởng, ánh sáng của chân lí duy nhất:
“Đời đen tối ta phải tìm ánh sáng
Ta đi tới chỉ một đường cách mạng”
Để khẳng định sự đúng đắn của lí tưởng cách mạng và tác động lớn lao của nó đến nhận thức và tình cảm của nhà thơ, Tố Hữu đã có sự liên tưởng thật đặc biệt “Mặt trời chân lí chói qua tim”. “Mặt trời” là hình ảnh của tự nhiên, là nguồn sáng ấm áp và rực rỡ mang đến sự sống cho con người. Từ hình ảnh của tự nhiên, nhà thơ đã khẳng định chân lí bất diệt của lí tưởng cộng sản đối với thế giới tâm hồn, tình cảm của nhà thơ. “Chói” là sự tác động mạnh mẽ, nhanh chóng, không chỉ tỏa sáng trong giây lát mà là nguồn sáng bất diệt, không gì có thể dập tắt nổi.
Nhận thức được lí tưởng đúng đắn, tìm thấy được con đường cách mạng đúng đắn, nhà thơ không khỏi vui sướng mà bộc lộ lòng mình:
“Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim”
Niềm vui sướng, hân hoan của nhà thơ được thể hiện thông qua sự so sánh với “vườn hoa lá” tươi tốt, đậm hương và rộn rã tiếng chim. Câu thơ ngắn gọn nhưng lại bộc lộ trọn vẹn cảm xúc tươi mới, tràn ngập cảm xúc của nhà thơ. Đó là niềm vui tươi rộn rã khi tìm thấy lẽ sống của cuộc đời, là cái ngất ngây, say mê trước ánh sáng rực rỡ của cách mạng. Nhà thơ đã đưa vào bài thơ những hình ảnh quen thuộc, bình dị cùng những động từ mạnh và phép liên tưởng độc đáo để thể hiện cảm xúc của bản thân trước một sự kiện lớn lao.
Qua khổ thơ đầu bài thơ Từ ấy, chúng ta bắt gặp một cái tôi dạt dào cảm xúc khi bắt gặp lí tưởng của cuộc đời. Niềm vui ấy, cảm xúc hân hoan, hạnh phúc ấy còn giúp chúng ta cảm nhận được một tinh thần say mê, một cái tôi đầy trách nhiệm với cuộc đời, với đất nước của người chiến sĩ trẻ Tố Hữu.
" Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim"
-Từ ấy: dấu ấn quan trọng đánh dấu bước ngoặt lớn trong cuộc đời người thanh niên Tố Hữu
-"Bừng nắng hạ", "Mặt trời chân lý", "Chói qua tim" : hình ảnh ẩn dụ
+ "Bừng" : ánh sáng phát ra bất ngờ đột ngột, bao kín đôi mắt nhà thơ
+ "Chói" : ánh sáng có sức xuyên thấu mạnh mẽ
ánh nắng toả sáng rực rỡ , chói chang bắt nguồn từ mặt trời chân lý -lý tưởng cách mạng ,soi sáng trong lòng tác giả
Từ ấy đã làm cho tâm hồn Tố Hữu" bừng nắng hạ" đó là một luồng ánh sáng mạnh mẽ, rực rỡ của nắng vàng chứa chan hạnh phúc ấm no.Soi tỏ vào những bài thơ sau này ta mới thấy hết được niềm vui sướng của Tố Hữu trước ánh sáng huy hoàng của chân lí
."Mặt trời chân lí" là hình ảnh ẩn dụ ca ngợi lí tưởng Cách mạng, ca ngợi chủ nghĩa Cộng sản đã soi sáng tâm hồn, đã "chói qua tim", đem lại ánh sáng cuộc đời như "bừng" lên trong "nắng hạ" - Một cách nói rất mới, rất thơ về lí tưởng:. Tố Hữu với tấm lòng nhiệt thành của mình đã tự hào đón lấy ánh sáng của mặt trời, sẵn sàng hành động cho lí tuởng cách mạng cao đẹp.Bởi lí tưởng đã "chói" vào tim- chính là nơi kết tụ của tình cảm, là nơi kết hợp hài hòa giữa tâm lí và ý thức trí tuệ chỉ thực sự hành động đúng khi có lí tưởng cách mạng, khi có ánh sáng rực rỡ của mặt trời chân lí chiếu vào.
1. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích.
2. Thân bài:
- Cảm nhận tình yêu cuộc sống của Xuân Diệu qua đoạn thơ
Về nội dung
* Xuân Diệu đã phát hiện ra thiên đường ngay trên mặt đất, không xa lạ mà rất đỗi quen thuộc ngay trong tầm tay của chúng ta:
- Đó là bức tranh thiên nhiên mùa xuân rực rỡ sắc màu, niềm vui và sức sống, được thể hiện qua hàng loạt các hình ảnh : ong bướm, hoa lá, yến anh, tuần tháng mật...
+) Màu sắc: màu xanh rì của đồng nội, màu của lá non, màu của cành tơ phơ phất...=> Gợi hình ảnh non tơ, mơn mởn.
+) Âm thanh: khúc tình si của yến anh
- Bức tranh thiên nhiên ấy còn được vẽ lên với vẻ xuân tình: mối quan hệ của thiên nhiên, cảnh vật được hình dung trong quan hệ như với người yêu, người đang yêu, như tình yêu đôi lứa trẻ tuổi, say đắm. Các cặp hình ảnh sóng đôi như ong bướm, yến anh càng làm bức tranh thiên nhiên thêm tình ý.
=> Xuân Diệu đã khơi dậy vẻ tinh khôi, gợi hình của sự vật, nhà thơ không nhìn sự vật ấy bằng cái nhìn thưởng thức mà bằng cái nhìn luyến ái, khát khao chiếm hữu.
- Bức tranh thiên nhiên đời sống con người càng đằm thắm, đáng yên hơn khi:
“Mỗi……môi gần”
=> Với Xuân Diệu cuộc sống là vui và mùa xuân là đẹp nhất.
* Tâm trạng của nhà thơ
- Niềm sung sướng hân hoan, vui say ngây ngất trước vẻ đẹp của cuộc sống trần gian.
- Tâm trạng vội vàng, nuối tiếc thời gian, nuối tiếc mùa xuân ngay cả khi sống giữa mùa xuân.
Về nghệ thuật
- Mới mẻ trong cách nhìn, cách cảm nhận cuộc sống; quan niệm thẩm mĩ hiện đại; phép điệp, liệt kê, so sánh, chuyển đổi cảm giác.
- Cấu trúc dòng thơ hiện đại.
3. Kết Bài: Đánh giá
Đoạn thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Diệu.
Tình yêu đời của Xuân Diệu đem đến quan niệm nhân sinh tích cực.
1. MB: Giới thiệu tác giá, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời của bài thơ, vị trí, trích dẫn đoạn thơ.
Nêu luận đề: Bức tranh tràng giang mênh mang, vô tận, hùng vĩ, sự vật bé nhỏ, lạc loài. Tâm trạng của cái tôi trữ tình: cô đơn, bơ vơ, nỗi sầu nhân thế và tình thương nhớ quê hương da diết.
2. TB: HS có thể triển khai bài viết theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đáp ứng những nội dung cơ bản sau:
1. Khổ 1
- Bức tranh thiên nhiên: không gian sông nước mênh mang ( Sóng gợn tràng giang, nước... trăm ngả); Hình ảnh cõi nhân thế (Con thuyền xuôi mái, thuyền về nước lại, củi ... lạc mấy dòng). Tương quan đối lập: Không gian tràng giang bao la >< thế giới của cõi nhân sinh bé nhỏ, đơn côi.
- Tâm trạng cô đơn, lẻ loi, mối sầu trăm ngả của nhân vật trữ tình giữa trời đất.
- Nghệ thuật: Đối lập, đăng đối cấu trúc, thanh điệu, từ láy, đảo cú pháp, phép bồi thấn (sử dụng từ ngữ tăng cấp), hình ảnh cổ điển và hiện đại...
2. Khổ 2
- Thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ (Lớp lớp mây chất chồng thành núi bạc, cánh chim nhỏ làm cho bầu trời thêm mênh mang.)
- Tâm trạng của cái tôi trữ tình: cảm giác bơ vơ, nhỏ nhoi đến tội nghiệp, lòng nhớ quê dâng trào theo con nước triều dâng mà không cần khói sóng.
- Nghệ thuật: Phép đối, dấu hai chấm giữa dòng thơ, từ láy, thi liệu và bút pháp mang đậm màu sắc cổ điển nhưng có sáng tạo, mang màu sắc độc đáo của thơ Mới.
3. Đánh giá chung
- Bức tranh thiên nhiên mênh mang, đậm nét cổ kính, chất Đường thi nhưng gần gũi, gợi linh hồn quê hương xứ sở.
- Đi suốt hai khổ thơ là nỗi buồn triền miên vô tận của cái tôi trữ tình. Nỗi buồn đó là tiêu biểu của cả thế hệ trí thức sống trong những tháng năm ngột ngạt dưới thời Pháp thuộc, sống trên quê hương mà vẫn nhớ quê hương, là biểu hiện tình cảm yêu nước thầm kín mà tha thiết của nhà thơ. Vì thế, đó là nỗi buồn trong sáng, góp phần làm phong phú thêm cho tâm hồn bạn đọc mọi thời đại.
- Nghệ thuật: Yếu tố cổ điển kết hợp màu sắc hiện đại.
4. KB: - Khẳng định vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên mang dấu ấn của một nhà Thơ Mới, thấm đẫm nỗi buồn của cái tôi Thơ Mới.
- Tình yêu thiên nhiên, yêu non sông đất nước, nỗi sầu nhân thế của Huy Cận mãi mãi chạm tới trái tim của độc giả mọi thời đại.
a. Hai câu thơ của Huy Cận: Trong hai câu thơ này, từ mặt trời được dùng với nghĩa gốc chỉ một thiên thể trong vũ trụ. Nhưng tác giả đã kết hợp sử dụng với biện pháp nhân hóa làm cho hình ảnh mặt trời trở nên gần gũi, sinh động.
b. Ở hai câu thơ của Tố Hữu: Từ mặt trời đã được chuyển nghĩa thành chân lí, lí tưởng cách mạng.
c. Hai câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm:
- Từ mặt trời trong câu thơ đầu của Nguyễn Khoa Điềm dùng để chỉ mặt trời theo nghĩa gốc.
- Từ mặt trời trong câu thứ hai dùng với nghĩa ẩn dụ, chỉ đứa con trên lưng mẹ. Đứa con là mặt trời, là niềm hạnh phúc, niềm tin và là ánh sáng của đời mẹ.
Suy nghĩ về tình bạn của học sinh thời nay.
- Ở câu này, giám khảo chấm điểm linh hoạt. Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
- Học sinh trình bày suy nghĩ của mình với thái độ chân thành, nghiêm túc, có thể theo định hướng sau:
+ Quan niệm về tình bạn, biết phân biệt các biểu hiện tốt và chưa tốt trong tình cảm bạn bè ở tuổi học sinh...
+ Thấy được tầm quan trọng, ý nghĩa của tình bạn...
+ Bản thân phải làm gì để có tình bạn đẹp, có những người bạn tốt ...
Em ko trả lời đc nhưng xin phép hỏi anh (chị) 1 câu là tất cả HS trường Đại học Sư phạm Hà Nội, quận Cầu Giấy đều đc gọi là Quản lý đúng ko ạ? Với cả Quản lý đó là anh (chị) đc làm Quản lý hay bị quản lý ạ? Mong anh (chị) trả lời, em cảm ơn.