Ở...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 3 2020

Qua những lời nói mộc mạc người cha đã dạy con bài học: sống phải có nghị lực. Ông xây dựng nên một loạt các hình ảnh gợi sự khó khăn, vất vả : “đá gập ghềnh”, “thung nghèo đói” nhưng dường như cuộc sống càng khó khăn bao nhiêu thì con người càng phải vươn lên không ngừng, đấu tranh vượt qua nó. Dù hoàn cảnh sống có thế nào thì con người luôn phải vượt lên hoàn cảnh để mà sống. "Nỗi buồn" sẽ làm cho con người ta biết sống chịu đựng, ý chí sẽ rèn luyện cho con người ta luôn nỗ lực vươn tới, đi lên. "Cha" không biết nói gìhơn, người không thể thay thế cuộc đời, bước đi của con, người chỉ biết khuyên con: "Dẫu làm sao?", dẫu trên đường đới thắng lợi hay thất bại, khó khăn, vất vả thì điều quan trọng là con phải biết chấp nhận và đừng bao giờ gục ngã. Khó khăn, thử thách là nơi để rèn luyện tâm tính. Phải "sống như sông như suối" dẫu gặp "thác, ghềnh" ngăn cản vẫn trôi chảy vượt qua, Nhưng điều quan trọng nhất mà người cha dạy con là không vong bản, không quaymặt lại với mảnh đất đã nuôi mình khôn lớn.

Người cha không chỉ đưa ra một lẽ sống mà ông còn chứng minh ý chí, nghị lực đã trở thành truyền thống của “người đồng mình”

"Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Ngựời đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục"

Cuộc đời không bao giờ yên ả như một mặt nước hồ thu nên con hãy ngẩng cao đầu dũng cảm vượt qua chông gai, thử thách của cuộc đời. “Người đồng mình” không chỉ giàu ý chí nghị lực mà còn giàu về đời sống tinh thần, tâm hồn phóng khoáng để xây dựng nên quê hương với những phẩm chất tốt đẹp.Người cha tự hào ca ngợi người đồng mình:

"Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con."

Qua lời nói của người cha ta thấy “người đồng mình” tuy mộc mạc nhưng giàu ý chí, niềm tin. Hình ảnh “thô sơ da thịt” cho ta thấy sự giản dị, mộc mạc của người đồng mình. Giọng thơ khẳng định “chẳng mấy ai nhỏ bé” thể hiện niềm tự hào của người cha về lẽ sống cao đẹp và tâm hồn phong phú của dân tộc. Họ có thể “thô sơ da thịt” nhưng không hề “nhỏ bé” về tâm hồn, về ý chí và mong ước xây dựng quê hương. Từ “nhỏ bé” ở đây được hiểu theo nghĩa bóng. Những người lao động miền núi cần cù, lam lũ đã từng bước khẳng định mình trong cuộc sống. Họ không tự hạ mình, không chịu khuất phục trước thiên nhiên, cuộc đời. “Người đồng mình” không ai chịu tự bó mình trong cuộc đời nhỏ nhoi, tầm thường mà ngược lại ai cũng có ước mơ, hoài bão sống cuộc đời rộng lớn, ai cũng có khát vọng vươn lên. Với lòng tự hào về truyền thống tốt đẹp của quê hương, người cha còn gửi đến con những lời nhắn nhủ tâm tình

"Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé đươc
Nghe con."

Câu thơ là lời nhắc nhở đầy cảm động: đừng chối bỏ cội nguồn dân tộc, hãy khắc sâu tình cảm quê hương vào trong trái tim mình, luôn tôn trọng và phát triển truyền thống dân tộc. Đó là tấm lòng của cha dành cho con hay nói đúng hơn là quê hương của mỗi chúng ta. Ngôn ngữ thơ mộc mạc, hình ảnh thơ vừa cụ thể, vừa khái quát, đậm chất trữ tình đã thể hiện được niềm tin tưởng, hy vọng của người cha đối với bước đường tương lai của con. Người cha luôn muốn nhắc nhở con phải “Không bao giờ nhỏ bé được” chính là muốn con phải luôn tự khẳng định mình, phải có ý thức vươn lên trong cuộc sống. Lời nhắc nhở của người cha tạo nên một âm hưởng thiết tha làm rung động tâm hôn chúng ta. Tác giả đã giúp ta cảm nhận được tình cảm gia đình ấm cúng, tình cảm quê hương sâu đậm đối với mỗi người.Càng hiểu sâu sắc bài thơ, ta càng hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi. Từ đó gơi nhắc trong ta tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương, tình đoàn kết dân tộc và ý chí vươn lên trong cuộc sống.

Qua bài thơ “Nói với con” cũng chính là những bài học mà người cha muốn dạy cho con ta có thể thấy trong cuộc sống, con người ta dù có lúc gặp phải những gian lao, trắc trở.nhưng chúng ta vẫn sẽ luôn nhận được những giá trị tinh thần vô cùng thiêng liêng và đáng quý từ gia đình, từ chính tình yêu vô bờ bến mà cha mẹ dành cho ta. Những giá trị, những kỉ niệm về tình cảm từ những người thân sẽ tạo nên sức mạnh nâng đỡ bước chân ta trong suốt cuộc đời dài.

Bài 1. Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi : (3,0 điểm)  (1)Ở quanh, con người tử tế vẫn nhiều Vẫn còn có bao điều tốt đẹp  Xa danh lợi hãy chịu nhiều thua thiệt  Hãy vì người, nếu mong họ vì con.   (2)Rách cho thơm, dẫu đói thì phải sạch  Tình thương yêu không mua được bằng tiền  Cần gỗ tốt, nước sơn còn phải tốt  Oán bên lòng, ơn khắc dạ đừng quên.  (3)Nếu...
Đọc tiếp

Bài 1. Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi : (3,0 điểm)  (1)Ở quanh, con người tử tế vẫn nhiều Vẫn còn có bao điều tốt đẹp  Xa danh lợi hãy chịu nhiều thua thiệt  Hãy vì người, nếu mong họ vì con.  
 
(2)Rách cho thơm, dẫu đói thì phải sạch  Tình thương yêu không mua được bằng tiền  Cần gỗ tốt, nước sơn còn phải tốt  Oán bên lòng, ơn khắc dạ đừng quên. 
 
(3)Nếu vấp ngã, con tự mình đứng dậy  Muốn tập bơi, cứ nhảy xuống giữa dòng  Thà mất cả, cố giữ gìn danh dự  Sống thẳng mình, mặc kệ thế gian cong.  (Trích : “Nói với con – Nguyễn Huy Hoàng”)   Câu 1. Lời thơ trong đoạn trích trên là lời của nhân vật trữ tình nào ?  Câu 2. Nhân vật trữ tình trong đoạn trích muốn nói về những điều gì ?  Câu 3. Trong đoạn thơ (2) tác giả muốn nhắc đến những câu tục ngữ, ca dao nào ?  Câu 4. Qua đoạn trích trên, người đọc thấy được thái độ, tình cảm của những nhân vật trữ tình dành cho nhau ra sao ? (trình bày ngắn gọn 3 – 5 dòng) Bài 2. (2,0 điểm)  Anh/ chị có đồng ý với tác giả ở “Bài 1” khi viết : “Thà mất cả, cố giữ gìn danh dự / Sống thẳng mình, mặc kệ thế gian cong.” Không ? Vì sao ? (Trả lời bằng đoạn văn khoảng 12 – 15 dòng). Bài 3. (5,0 điểm)  Trình bày cảm nhận của anh/ chị về hình tượng nhân vật An Dương Vương trong truyền thuyết “An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thuỷ”.   

Ae giúp tui

0
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới: DẶN CON Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn Nhà mình sát đường, họ đến Có cho thì có là bao Con không bao giờ được hỏi Quê hương họ ở nơi nào Con chó nhà mình rất hư Cứ thấy ăn mày là cắn Con phải răn dạy nó đi Nếu không thì con đem...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới:

DẶN CON

Chẳng ai muốn làm hành khất

Tội trời đày ở nhân gian

Con không được cười giễu họ

Dù họ hôi hám úa tàn

Nhà mình sát đường, họ đến

Có cho thì có là bao

Con không bao giờ được hỏi

Quê hương họ ở nơi nào

Con chó nhà mình rất hư

Cứ thấy ăn mày là cắn

Con phải răn dạy nó đi

Nếu không thì con đem bán

Mình tạm gọi là no ấm

Ai biết cơ trời vần xoay

Lòng tốt gửi vào thiên hạ

Biết đâu nuôi bố sau này…

(Trần Nhuận Minh)

1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên ?
2. Nêu ý nghĩa của cách dùng từ “hành khất” mà không phải là “người ăn mày” trong câu đầu ?
3. Tìm và phân tích phép điệp trong bài thơ?

4. Lời dặn con của người cha qua hai câu thơ:
“ Con không bao giờ được hỏi

Quê hương họ ở nơi nào?”
5. Anh/chị có suy nghĩ gì về bài học rút ra mà người cha nói với con qua bài thơ ?
6. Sau khi đọc bài thơ này, e liên tưởng đến bài thơ nào đã học? Em thích nhất lời dặn của cha, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 15 dòng) bàn về ý nghãi của lời dặn đó.

0
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi Ta đã xuyên suốt cuộc chiến tranh nỗi day dứt không vón sạn gót chân nhói dài mỗi bước Thời Hậu chiến tranh ta vẫn người trong cuộc xứ sở Tình yêu sao thật làm ăn mày ? [.....] Xứ sở thông minh sau thật lắm trẻ con thất học lắm ngồi trường sâu sắc đến tang thương [.....]Có thể ta không tin đó có thể không ai tin ta nữa dù có sao vẫn ở con...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi
Ta đã xuyên suốt cuộc chiến tranh
nỗi day dứt không vón sạn gót chân
nhói dài mỗi bước

Thời Hậu chiến tranh ta vẫn người trong cuộc
xứ sở Tình yêu sao thật làm ăn mày ?

[.....] Xứ sở thông minh
sau thật lắm trẻ con thất học
lắm ngồi trường sâu sắc đến tang thương

[.....]Có thể ta không tin đó
có thể không ai tin ta nữa
dù có sao vẫn ở con người

Dù sao có
đừng khoanh tay
khủng khiếp hay ngoảnh mặt bó gối

Cái tốt nhiều hơn sao cái xấu mạnh hơn ?
những người tốt đang cần liên hiệp lại .....

1)Đoạn trích được viết theo thể thơ nào?
2)trong đoạn trích, tác giả đã chỉ ra những hiện thực nào của xã hội Việt Nam thời kỳ hậu chiến
3)Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của 02 biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích
4)Anh /chị có đồng tình với quan niệm :Cái tốt nhiều hơn cái xấu mạnh hơn /những người tốt đang cần liên hiệp lại hay không ?Vì sao?

0
Hãy bao dung nếu bố mẹ già đi Ngày bố mẹ già đi, con hãy cố gắng kiên nhẫn và hiểu giùm cho bố mẹ. Nếu như bố mẹ ăn uống rớt vung vãi... Nếu như bố mẹ gặp khó khăn ngay cả đến cái ăn cái mặc... xin con hãy bao dung! Con hãy nhớ những ngày giờ mà bố mẹ đã trải qua với con, để dạy cho con bao điều lúc thuở bé. Nếu như bố mẹ cứ lặp đi lặp lại hàng trăm lần mãi một chuyện,...
Đọc tiếp

Hãy bao dung nếu bố mẹ già đi

Ngày bố mẹ già đi, con hãy cố gắng kiên nhẫn và hiểu giùm cho bố mẹ. Nếu như bố mẹ ăn uống rớt vung vãi... Nếu như bố mẹ gặp khó khăn ngay cả đến cái ăn cái mặc... xin con hãy bao dung!

Con hãy nhớ những ngày giờ mà bố mẹ đã trải qua với con, để dạy cho con bao điều lúc thuở bé.

Nếu như bố mẹ cứ lặp đi lặp lại hàng trăm lần mãi một chuyện, thì đừng bao giờ cắt đứt lời bố mẹ mà hãy lắng nghe!

Khi con còn ấu thơ, con hay muốn bố mẹ đọc đi đọc lại mãi một câu chuyện hằng đêm cho đến khi con đi vào giấc ngủ... và bố mẹ đã làm vì con.

Nếu như bố mẹ không tự tắm rửa được thường xuyên thì đừng quở trách bố mẹ và đừng nên cho đó là điều xấu hổ.

Con hãy nhớ lúc con còn nhỏ, bố mẹ đã phải viện cớ bao lần để vỗ về con trước khi tắm.

Khi con thấy sự ít hiểu biết của bố mẹ trong đời sống văn minh hiện đại ngày hôm nay, đừng thất vọng mà hãy để bố mẹ có thời gian tìm hiểu.

Bố mẹ đã dạy dỗ con bao điều, từ cái ăn, cái mặc cho đến bản thân và phải biết đương đầu với bao thử thách trong cuộc sống.

Nếu như bố mẹ có đãng trí hay không nhớ hết những gì con nói... hãy để bố mẹ đôi chút thời gian suy ngẫm lại và nhỡ như bố mẹ không tài nào nhớ nổi, đừng vì thế mà con bực mình tức giận... vì điều quan trọng nhất đối với bố mẹ là được nhìn con, được gần bên con và được nghe con nói, thế thôi!

Nếu như bố mẹ không muốn ăn, đừng ép bố mẹ, vì bố mẹ biết khi nào bố mẹ đói hay không.

Khi đôi chân của bố mẹ không còn đứng vững như xưa nữa... hãy giúp bố mẹ, nắm lấy tay bố mẹ như thể ngày nào bố mẹ đã tập tềnh con trẻ những bước đi đầu đời.

Và một ngày như một ngày sẽ đến, bố mẹ sẽ nói với con rằng... bố mẹ không muốn sống, bố mẹ muốn từ biệt ra đi.

Con đừng oán giận và buồn khổ... vì con sẽ hiểu và thông cảm cho bố mẹ khi thời gian sẽ tới với con.

Hãy cố hiểu và chấp nhận, đến khi về già, sống mà không còn hữu ích cho xã hội mà chỉ là gánh nặng cho gia đình... và sống chỉ là vỏn vẹn hai chữ "sinh tồn”.

Một ngày con lớn khôn, con sẽ hiểu rằng với bao sai lầm ai chẳng vướng phải, bố mẹ vẫn bỏ công xây dựng cho con một con đường đi đầy an lành.

Con đừng nên cảm thấy xót xa buồn đau, đừng cho rằng con bất lực trước sự già nua của bố mẹ.

Con chỉ cần hiện diện bên bố mẹ để chia sẻ những gì bố mẹ đang sống và cảm thông cho bố mẹ, như bố mẹ đã làm cho con từ lúc con chào đời.

Hãy giúp bố mẹ trong từng bước đi vào chiều...

Hãy giúp bố mẹ những phút sống còn lại trong yêu thương và nhẫn nại...

Cách duy nhất còn lại mà bố mẹ muốn cảm ơn con là nụ cười và cả tình thương để lại trong con.

Thương con thật nhiều...

Bố mẹ...

câu hỏi: hãy tưởng tượng dòng thư kia là lời của bố mẹ muốn nhắn nhủ với mình. Mình sẽ trả lời bố mẹ như thế nào? Viết bài văn khoảng 400-600 từ

Giúp em vói ạ em sắp phải nộp bào rồi 😭😭😭

0
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Ngô Tử Văn tên là Soạn, người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang. Chàng vốn khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được, vùng Bắc người ta vẫn khen là một người cương trực. Trong làng trước có một ngôi đền linh ứng lắm. Cuối đời nhà Hồ, quân Ngô sang lấn cướp, vùng ấy thành một nơi chiến trường. Bộ tướng của Mộc Thạnh...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Ngô Tử Văn tên là Soạn, người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang. Chàng vốn khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được, vùng Bắc người ta vẫn khen là một người cương trực. Trong làng trước có một ngôi đền linh ứng lắm. Cuối đời nhà Hồ, quân Ngô sang lấn cướp, vùng ấy thành một nơi chiến trường. Bộ tướng của Mộc Thạnh có viên Bách hộ họ Thôi, tử trận ở gần đền, từ đấy làm yêu làm quái trong dân gian. Tử Văn rất tức giận, một hôm tắm gội sạch sẽ, khấn trời, rồi châm lửa đốt đền. Mọi người đều lắc đầu lè lưỡi, lo sợ thay cho Tử Văn, nhưng chàng vẫn vung tay không cần gì cả.
Đốt đền xong, chàng về nhà, thấy trong mình khó chịu, đầu lảo đảo và bụng run run, rồi nổi lên một cơn sốt nóng sốt rét. Trong khi sốt, chàng thấy một người khôi ngô, cao lớn, đầu đội mũ trụ đi đến, nói năng và quần áo rất giống người phương Bắc, tự xưng là cư sĩ, đến đòi làm trả lại ngôi đền như cũ và nói:
- Nhà ngươi đã theo nghiệp nho, đọc sách vở của thánh hiền, há không biết cái đức của quỉ thần sao, cớ gì lại dám khinh nhờn hủy tượng, đốt đền, khiến cho hương lửa không có chỗ tựa nương, oai linh không có nơi hiển hiện, vậy bảo làm sao bây giờ? Biết điều thì dựng trả ngôi đền như cũ. Nếu không thì, vô cớ hủy đền Lư Sơn, Cố Thiệu sẽ khó lòng tránh khỏi tai vạ.
Tử Văn mặc kệ, vẫn cứ ngồi ngất ngưởng tự nhiên. Người kia tức giận nói:
- Phong đô không xa xôi gì, ta tuy hèn, há lại không đem nổi nhà ngươi đến đấy. Không nghe lời ta thì rồi sẽ biết.
Nói rồi phất áo đi.
(Ngữ văn 10, tập hai, NXB Giáo dục – 2006, tr.56)
1. Ngô Tử Văn đã được Nguyễn Dữ giới thiệu như thế nào? Nét tính cách nào được tác giả nhấn mạnh ở nhân vật?
2. Vì sao Ngô Tử Văn lại đốt đền? Chi tiết Tử Văn tắm gội sạch sẽ, khấn trời thể hiện điều gì?
3. Thái độ của mọi người và thái độ của chính Tử Văn ra sao khi chàng đốt đền? Anh/chị có đồng tình với hành động đốt đền của Ngô Tử Văn không? Nếu trong hoàn cảnh tương tự Ngô Tử Văn, anh/chị sẽ ứng xử như thế nào?
4. Trước lời đe dọa của viên Bách hộ họ Thôi, Tử Văn vẫn cứ ngồi ngất ngưởng tự nhiên. Thái độ của Tử Văn có quá ngông ngạo không? Vì sao?

1
7 tháng 3 2020

1.

- Tên Soạn, người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang -> Rất cụ thể nhằm tăng độ tin cậy.

- Tính cách được tác giả nhấn mạnh giới thiệu là: Khảng khái, nóng nảy, cương trực, thấy tà gian là không chịu được.

=> cách giới thiệu truyền thống, gieo vào lòng người đọc những ấn tượng tốt đẹp về nhân vật. Là sự dẫn dắt, gợi mở cho tất cả những hành động đằng sau của Tử Văn.

2. Hành động đốt đền

- Giới thiệu về ngôi đền trong làng: Linh ứng nhưng bị tên Bách hộ họ Thôi (tướng giặc) cướp lấy làm yêu làm quái trong dân gian.

- Thái độ của Tử Văn: Tức giận trước những chuyện sai trái.

=> Lý giải nguyên nhân đốt đền: Không phải vì ngỗ ngược, không phải vì danh tiếng cá nhân mà là nhân danh lẽ phải, bảo vệ nhân dân.

- Hành động: Tắm rửa sách sẽ, khấn trời rồi châm lửa đốt đền.

=> Tin vào sự chính trực của mình, muốn trời chứng dám cho hành động chân thành của mình không vì mục đích xấu xa. Đây là hành động xuất phát từ ý thức rõ ràng, không phải do bồng bột.

3. - Thái độ sau khi đốt đền: Mọi người lắc đầu, lè lưỡi lo sợ, Tử Văn “vung tay không cần gì cả”

4. Ngô Tử Văn không ngông ngạo. Sự đối lập của hai bên khẳng định bản lĩnh, sự can đảm của Tử Văn. Cuộc đối mặt này chấm dứt trong một tình thế căng thẳng tiếp tục gây hứng thú cho người đọc

13 tháng 3 2020

1. Mở Bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận

2. Thân Bài:

a. Giải thích:

+ Nói dối là gì?

+ Tại sao mọi người lại nói dối?

b. Thực trạng

+ Việc nói dối xuất hiện từ trong những câu chuyện dân gian

+ Nói dối trong đời sống hiện nay

c. Nguyên nhân

Nói dối có lợi cho bản thân người nói ngay lúc đó thế nào

d. Hậu quả

+ Nói dối khi bị phát hiện

+ Nói dối gây mất niềm tin

+ Một phạm trù khác của nói dối là lừa đảo

e. Giải pháp

+ Định hướng từ khi còn nhỏ, xử phạt nghiêm khắc

+ Bản thân mỗi người

f. Mở rộng: Lời nói dối trắng

3. Kết Bài

Tổng kết lại vấn đề cần nghị luận.

Biết nói gì trước biển em ơi! Trước cái xa xanh thanh khiết không lời Cái hào hiệp ngang tàng của gió Cái kiên nhẫn của nghìn đời sóng vỗ Cái nghiêm trang của đá đứng chen trời Cái giản đơn sâu sắc như đời Chân trời kia biển mãi gọi người đi Bao khát vọng nửa chừng tan giữa sóng Vầng trán mặn giọt mồ hôi cay đắng Bao kiếp vùi trong đáy lặn mù tăm Nhưng muôn đời vẫn những cánh...
Đọc tiếp

Biết nói gì trước biển em ơi!
Trước cái xa xanh thanh khiết không lời
Cái hào hiệp ngang tàng của gió
Cái kiên nhẫn của nghìn đời sóng vỗ
Cái nghiêm trang của đá đứng chen trời
Cái giản đơn sâu sắc như đời

Chân trời kia biển mãi gọi người đi
Bao khát vọng nửa chừng tan giữa sóng
Vầng trán mặn giọt mồ hôi cay đắng
Bao kiếp vùi trong đáy lặn mù tăm
Nhưng muôn đời vẫn những cánh buồm căng
Bay trên biển như bồ câu trên đất
Biển dư sức và người không biết mệt
Mũi thuyền lao mặt sóng lại cày bừa
Những chân trời ta vẫn mãi tìm đi."

1.hành trình theo đuổi khát vọng của con người được thể hiện trong đoạn trích gợi ra suy nghĩ gì cho em.

2. Từ nội dung của đoạn trích viết một đoạn văn không quá 200 chữ về sức mạnh ý chí của con người trong cuộc sống.

*) Không chép trên mạng😍😍😍

1
27 tháng 8 2019

Câu 1,

  • Khát vọng là những ước mơ, mong muốn của con người trong cuộc sống.
  • Hành trình theo đuổi khát vọng không bao giờ là đơn giản, thuận lợi, có những hi sinh, những mất mát.
  • Nhưng trên tất cả là sự hiên ngang, ý chí nghị lực phi thường luôn sẵn sàng tiến về phía trước.
  • Khi đủ đam mê để theo đuổi tận cùng khát vọng, bạn sẽ gặt hái những thành công, những kinh nghiệm hay bài học quý giá.

Câu 2

1, Giới thiệu vấn đề: Sức mạnh của ý chí

2. Giải thích

  • Ý chí: là ý thức, tinh thần tự giác, quyết tâm dồn sức lực, trí tuệ đạt cho bằng được mục đích.
  • Ý chí chính là con đường về đích sớm nhất, khiến con người đạt được ước mơ và hoàn thành được mục tiêu.

3. Bàn luận

* Vai trò của sức mạnh ý chí:

  • Ý chí giúp con người có đủ niềm tin, nghị lực vượt qua mọi khó khăn, thử thách để đạt được những thành công.
  • Đối với học sinh, ý chí là điều vô cùng quan trọng giúp các em có đủ tự tin và thành công trong học tập. Gặp những bài toán khó, những bài văn với ý nghĩa sâu xa, thay vì việc “bó tay” hoặc bỏ cuộc, ý chí sẽ giúp các em có thêm niềm tin để tiếp tục tìm hiểu, khám phá và đi đến những kết quả cuối cùng.

* Biểu hiện:

  • Từ xưa tới nay, dân tộc ta với truyền thống đánh giặc giữ nước kiên cường, dân tộc ta được xem là dân tộc có ý chí. Từ Bà Trưng Bà Triệu – những nữ vương đánh giặc đến người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ, đến những nghĩa sĩ Cần Giuộc,… họ đều tay không bắt giặc mà vẫn làm nên những kì tích. Ngày nay, thời bình, thế hệ con cháu lại càng cần có ý chí hơn nữa để đưa đất nước phát triển vững mạnh….
  • Con người trên hành trình cuộc đời cũng vậy, như bơi giữa biển lớn, nếu không có ý chí khát vọng, làm sao có thể cập bến hạnh phúc. Khổ thơ của Vũ Quần Phương bên cạnh việc ngợi ca khát vọng còn đề cao sức mạnh ý chí của con người trong cuộc sống.

* Bàn luận mở rộng vấn đề

  • Ý chí không tự sinh ra, cũng không phải là thiên hướng bẩm sinh nên đừng tự nhủ là bản thân không có ý chí, đó chỉ là sự bao biện.
  • Hãy rèn luyện cho bản thân có ý chí thép từ những hành động nhỏ nhất.
  • Thật đáng buồn cho những kẻ không có ý chí, thấy khó khăn là nản lòng, thấy thử thách là chùn bước. Những kẻ đó sẽ chỉ trông vào sự thương hại và giúp đỡ của người khác mà thôi.

* Liên hệ bản thân và rút ra bài học: Ý chí có vai trò quan trọng trong công việc, học tập, Mỗi người cần phải rèn luyện ý chí cho bản thân để khiến cuộc sống trở nên tốt đẹp và có ý nghĩa hơn.

NHỚ BẮC Ai về Bắc ta đi với T ă ại non sông giống Lạc Hồng Từ độ a ươ đi ở cõi (Huỳnh Văn Nghệ) Trời Na t ươ ớ đất T ă Long. Ai nhớ ười c ă ? Ôi N uyễn Hoàng! Mà ta con cháu mấy đời hoang Vẫn nghe trong máu buồn xa xứ N ước rồng tiên nặng nhớ t ươ . Vẫn nghe tiếng hát thời quan họ Xen nhịp từng câu vọng cổ buồn Vẫn nhớ vẫ t ươ ùa v i đỏ Mỗi lần ph ng phất...
Đọc tiếp

NHỚ BẮC
Ai về Bắc ta đi với

T ă ại non sông giống Lạc Hồng Từ độ a ươ đi ở cõi

(Huỳnh Văn Nghệ)



Trời Na t ươ ớ đất T ă Long.
Ai nhớ ười c ă ? Ôi N uyễn Hoàng! Mà ta con cháu mấy đời hoang

Vẫn nghe trong máu buồn xa xứ

N ước rồng tiên nặng nhớ t ươ .
Vẫn nghe tiếng hát thời quan họ Xen nhịp từng câu vọng cổ buồn Vẫn nhớ vẫ t ươ ùa v i đỏ

Mỗi lần ph ng phất ương sầu riêng.
Sứ mạng ngàn thu dễ dám quên

C i Na say bước quá xa miền Ki đô ớ lại xa muôn dặm Muốn trở về quê ơ c nh tiên.


(nhandan.com.vn, 14/11/2004)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ.

Câu 2. Trong bài thơ, nhân vật trữ tình vẫn tưởng tượng được nghe quan họ, nhớ mùa vải thiều khi nào?

Câu 3. Tác dụng của biện pháp tu từ trong câu: “Trời Na t ươ đất T ă ”.

Câu 4. Em có nhận xét gì về tình cảm của nhân vật trữ tình với quê hương, xứ sở?

1
30 tháng 5 2019

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

Câu 2. Nhân vật trữ tình tưởng tượng được nghe hát quan họ, nhớ mùa vải thiều khi hồi tưởng lại chặng đường lịch sử của dân tộc.

Câu 3. Câu thơ "Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long" sử dụng biện phép nhân hóa và hoán dụ. "Trời Nam" hay "đất Thăng Long" thực chất là để chỉ những con người sống ở 2 miền của Tổ quốc. Phép nhân hóa qua từ "thương nhớ" đã cho thấy tình cảm đẹp của nhân dân 2 miền.

Câu 4. Tình cảm của nhân vật trữ tình với quê hương, xứ sở: đó là nỗi niềm xa xứ, nỗi niềm của người con đất Việt đang hoài niệm về cả chặng đường lịch sử của dân tộc. Đó là thứ tình cảm gần gũi, sâu sắc, thật đáng trân trọng.

30 tháng 5 2019

thanks you

PHẦN I. ĐỌC- HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Cả một thế giới rộng lớn ngoài kia đang chờ bạn, mặc dù con đường tới đó không hiện ra cho những ai chỉ muốn đi trên các lối mòn quen thuộc và làm những công việc quen thuộc. Với những người này thì thế giới cũng chật hẹp giống như những lối mòn quen thuộc của họ và công việc của họ cũng hạn chế...
Đọc tiếp

PHẦN I. ĐỌC- HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Cả một thế giới rộng lớn ngoài kia đang chờ bạn, mặc dù con đường tới đó không hiện ra cho những ai chỉ muốn đi trên các lối mòn quen thuộc và làm những công việc quen thuộc. Với những người này thì thế giới cũng chật hẹp giống như những lối mòn quen thuộc của họ và công việc của họ cũng hạn chế như những thói quen của họ vậy. Còn với những người tiên phong quyết tâm đi trên những con đường mới và thử làm những cái mới với tinh thần cầu tiến và chấp nhận thử thách, thế giới thật sự là một địa bàn rộng lớn và có vô số công việc để làm. Đó là cách thức mà tôi đã và sẽ tiếp tục sống- đi tìm những công việc mới và dồn tất cả những gì tôi có cho chúng.

Bạn là thanh niên. Vậy hãy trở thành người đi tiên phong. Đi tiên phong mới là cách sống thực sự. Thế giới đang trở nên khá nhỏ để có thể gọi nó là "Cái làng địa cầu nhưng vẫn còn rất nhiều nơi để khám phá. Hành tinh chúng ta có rất nhiều người đang làm rất nhiều việc nhưng cũng còn có rất nhiều việc vẫn chưa ai từng làm. Hãy nghĩ đến cả thế giới và có những dự định to lớn, mà đừng sợ thất bại. Con đường của người đi tiên phong là một con đường đơn độc, nhưng bạn phải tự mở đường cho tương lai của chính mình. Đó là tất cả những gì gọi là một cuộc sống thực sự.

(Trích Thế giới quả là rộng lớn và có rất nhiều việc phải làm, Kim Woo Chung, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, 2015, tr.64)

Câu 1. Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? (0,5 điểm)

Câu 2. Cách thức được tác giả lựa chọn để chinh phục thế giới rộng lớn? (0,5 điểm)

Câu 3. Chỉ ra và phân tích hiệu quả biểu đạt của một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên. (1,0 điểm)

Câu 4. Theo anh/chị, tại sao tác giả lại cho rằng: “Con đường của người đi tiên phong là một con đường đơn độc, nhưng bạn phải tự mở đường cho tương lai của chính mình”? (1,0 điểm)

PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. Từ nội dung đoạn trích ở phần đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến của tác giả: “Bạn là thanh niên. Vậy hãy trở thành người đi tiên phong”. (2,0 điểm)

Câu 2. Triết lí nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong bài thơ Nhàn (Ngữ văn 10, Tập 1). (5,0 điểm)

0