K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 6 2022

1. teacher    pupil    principal      parent

2  ruler         folder   rubber         pencil

3  car            doll      pencil case  ball

4  maths        english   science    susan 

5  orange       lemon    pen      apple 

6 tháng 9

Bạn là giáo viên à

 

 

18 tháng 1 2016

1 , ....do

....is

2 , .....aren't

3 , .....( parent thêm s ) visit

4 , ...... studies .... plays

5 , doesn't live

18 tháng 1 2016

1,do...do

is...isn't working

2,aren't

3,visit

4,studies...plays

5,doesn't

26 tháng 1 2016

a. Phần lãnh thổ phía Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra).

Thiên nhiên ở đây đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.

            - Nền khí hậu nhiệt đới thể hiện ở nhiệt độ trung bình năm từ 20 – 25oC. Do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên khí hậu trong năm có mùa đông lạnh với 2 - 3 tháng to < 18oC

            - Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là đới rừng nhiệt đới gió mùa.

- Trong rừng, thành phần loài nhiệt đới chiếm ưu thế, ngoài ra còn có các loài cây á nhiệt đới như dẻ, re, các loài cây ôn đới như sa mu, pơ mu, các loài thú có lông dày như gấu, chồn … Ở vùng đồng bằng vào mùa đông trồng được cả rau ôn đới.

b. Phần lãnh thổ phía Nam (từ dãy Bạch Mã trở vào).

            Thiên nhiên mang sắc thái của vùng khí hậu cận xích đạo gió mùa.

            - Nền nhiệt thiên về khí hậu xích đạo, quanh năm nóng, nhiệt độ trung bình năm trên 25oC và không có tháng nào dưới 20oC. Khí hậu gió mùa thể hiện ở sự phân chia hai mùa mưa và khô, đặc biệt từ vĩ độ 14oB trở vào.

            - Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là đới rừng cận xích đạo gió mùa.

+ Thành phần thực vật, động vật phần lớn thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới từ phương nam.

+ Có nơi hình thành loại rừng thưa nhiệt đới khô, nhiều nhất ở Tây Nguyên. Động vật tiêu biểu là các loài thú lớn vùng nhiệt đới và xích đạo như voi, hổ, báo, bò rừng …

+ Vùng đầm lầy có trăn, rắn, cá sấu …

4 tháng 9 2019

Đặc điểm Phần lãnh thổ phía Bắc Phần lãnh thổ phía Nam Phạm viTừ dãy Bạch Mã trở ra Bắc Từ dãy bạch mã trở vào Nam Khí hậuĐặc trưng cho khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh
-Nhiệt độ trung bình năm trên 20 oC
-Có 2-3 tháng lạnh nhiệt độ < 18 oC
-Biên độ nhiệt trung bình năm lớn
-Có 2 mùa: Mùa đông và mùa hạ Khí hậu cận xích đạo gió mùa
-Nền nhiệt thiên về khí hậu xích đạo, quanh năm nóng , nhiệt độ trung bình năm trên 25 oC
-Không có tháng nào nhiệt độ < 20 oC
-Biên độ nhiệt trung bình năm nhỏ
-Có 2 mùa: Mùa mưa và mùa khô Cảnh quanTiêu biểu là đớ rừng nhiệt đớ gió mùa
-Thành phần SV nhiệt đớ chiếm ưu thế
-Ngoài ra còn có các loại cây cận nhiệt (dẻ, re) và ôn đới (sa mu, pơ mu) CÁc loài thú có lông dày như: gấu, chồn...Tiêu biểu là đới rừng cận xích đạo gió mùa
-Thành phần SV lớn thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới (Cây họ dầu, voi, hổ , báo...)
-Tây nguyên có rừng thưa nhiệt đới khô

26 tháng 1 2016

- Khai thác tài nguyên sinh vật vượt quá mức sinh sản của sinh vật.

- Rừng bị giảm diện tích, sinh vật mất nơi cư trú.

- Ô nhiễm và tình trạng mất cân bằng sinh thái cũng de dọa sự sông của sinh vật.

- Tác động của con người làm thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, làm nghèo tính đa dạng của các kiểu hệ sinh thái, thành phần loài và nguồn gen.

- Nguồn tài nguyên sinh vật dưới nước, đặc biệt nguồn hải sản của nước ta cũng bị giảm sút rõ rệt. Đó là hậu quả của sự khai thác quá mức và tình trạng ô nhiễm môi trường nước, nhất là vùng cửa sông, ven biển.

 

4 tháng 9 2019
. là do giá lơng thực, thực phẩm tăng cao. Tuy vậy đời sống tầng lớp nhân dân vẫn ổn định và đợc cải thiện. tiền lơng danh 5 phối lại vợt quá số của cải trong nớc làm ra cộng với số vay nợ . Sự ... phi mà và siêu lạm phát ở nớc ta 3III. một số nguyên nhân gây ra lạm phát phi mà và siêu lạm phát ở nớc ta 51.Nguyên nhân khách quan 52. nguyên nhân chủ quan 5iv. Hậu quả của lạm phát phi ... nhất.III. một sốnguyên nhân gây ra lạm phát phi mà và siêu lạm phát ở n-ớc taLạm phát là kết quả của tổng hoà nguyênnhân kinh tế xà hội, mỗi loại lạm phát có những nguyên nhân và đặc trng”

Tác động của con người (khai thác rừng bừa bãi.

-Tác động của con người (khai thác rừng bừa bãi, không hợp lí, đốt rừng : làm nương rẫy; Tình trạng khai thác thủy sản quá mức,...) đã làm suy giảm số lượng loài động, thực vật tự nhiên.

-Ngoài ra, còn do cháy rừng, ô nhiễm môi nường (nước, đất,...).

26 tháng 1 2016

- Xây dựng hệ thống vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên. Hệ thống vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên ở nước ta ngày càng được mở rộng. Đến năm 2007, đã có 30 vườn quốc gia, 65 khu dự trữ thiên nhiên, bảo tồn loài – sinh cảnh, 6 khu được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển của thế giới.

- Ban hành “Sách đỏ Việt Nam”. Để bảo vệ nguồn gen động, thực vật quý hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng, đã có 360 loài thực vật và 350 loài động vật thuộc loại quý hiếm được đưa vào “Sách đỏ Việt Nam”. Trong “Sách đỏ Việt Nam” cũng đã quy định danh sách 38 loài cá nước ngọt và 37 loài cá biển, 59 loài động vật không xương sống cần được bảo vệ.

- Quy định khai thác. Nhà nước đã ban hành các quy định trong khai thác như : cấm khai thác gỗ quý, khai thác gỗ trong rừng cấm, rừng non, gây cháy rừng, cấm săn bắn động vật trái phép, cấm dùng chất nổ đánh bắt cá và các dụng cụ đánh bắt cá con, cá bột, cấm gây độc hại cho môi trường nước

4 tháng 9 2019

* Tham Khảo

- Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên. Năm 1986 nước ta có 87 khu với 7 vườn quốc gia, năm 2007 có 30 vườn quốc gia, 65 khu dự trữ thiên nhiên, bảo tồn loài – sinh cảnh, trong đó có 6 khu được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.

- Ban hành Sách đỏ Việt Nam: đã có 360 loài thực vật và 350 loài động vật quý hiếm được đưa vào.

- Quy định việc khai thác: cấm khai thác gỗ quý, khai thác gỗ trong rừng non, cấm dùng chất đánh bắt cá và các dụng cụ đánh bắt cá con, cá bột...

- Thực hiện các chương trình giáo dục, truyền thông về đa dạng sinh học, nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ vốn rừng và sinh vật quý.

26 tháng 1 2016

a. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.

            - Ranh giới: dọc theo tả ngạn sông Hồng và rìa phía tây, tây nam đồng bằng Bắc Bộ.

            - Đặc điểm:

            + Địa hình đồi núi thấp chiếm ưu thế, hướng vòng cung của các dãy núi, các hệ thống sông lớn và đồng bằng mở rộng.

            + Hướng nghiêng chung là tây bắc – đông nam

            + Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh mẽ tạo nên một mùa đông lạnh.

            + Sự hạ thấp đai cao cận nhiệt đới với nhiều loài cây thực vật phương Bắc và sự thay đổi cảnh quan thiên nhiên theo mùa.

            + Sự thất thường của nhịp điệu mùa khí hậu, của dòng chảy sông ngòi và tính không ổn định của thời tiết là những trở ngại lớn trong quá trình sử dụng tự nhiên của miền.

 

b. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.

            - Giới hạn: từ hữu ngạn sông Hồng tới dãy núi Bạch Mã.

            - Đặc điểm:

            + Địa hình cao, các dãy núi xen kẽ các dòng sông chạy song song theo hướng tây bắc – đông nam với dải đồng bằng thu hẹp

            + Sự suy yếu, giảm sút ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.

            + Tính chất nhiệt đới tăng dần với sự có mặt của thành phần thực vật phương Nam.

            + Đây là miền duy nhất có địa hình núi cao ở Việt Nam với đủ ba đai cao. Địa hình núi chiếm ưu thế, trong vùng núi có nhiều bề mặt sơn nguyên, cao nguyên,  nhiều lòng chảo và thung lũng rộng.   

 

c. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

            - Giới hạn: từ dãy núi Bạch Mã trở vào Nam.

            - Đặc điểm:

            + Cấu trúc địa chất – địa hình phức tạp, gồm các khối núi cổ, các bề mặt sơn nguyên bóc mòn và bề mặt cao nguyên badan, đồng bằng châu thổ sông và đồng bằng ven biển.

            + Khí hậu cận xích đạo gió mùa. Điều này được thể hiện ở nền nhiệt cao, biên độ nhiệt năm nhỏ và sự phân chia hai mùa mưa, khô rõ rệt.

5 tháng 8 2016

a/ Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ

-Ranh giới phía tây-tây nam của miền dọc theo hữu ngạn sông Hồng và rìa phía tây, tây nam đồng bằng Bắc Bộ.

-Các đặc điểm cơ bản:

+ Đồi núi thấp chiếm ưu thế; hướng vòng cung của các dãy núi; các thung lũng sông lớn với đồng bằng mở rộng.

+ Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh tạo nên một mùa đông lạnh làm hạ thấp đai cao cận nhiệt đới với nhiều loài thực vật phương Bắc và sự thay đổi cảnh quan thiên nhiên theo mùa.

- Địa hình bờ biển đa dạng: nơi thấp phẳng, nơi nhiều vịnh, đảo, quần đảo. Vùng biển có đáy nông, tuy nhiên vẫn có vịnh nước sâu thuận lợi cho phát triển kinh tế biển.

- Tài nguyên khoáng sản giàu than, đá vôi, thiếc, chì kẽm…Vùng thềm vịnh Bắc Bộ có bể dầu khí Sông Hồng.

-Những trở ngại lớn trong quá trình sử dụng tự nhiên:

+ Sự thất thường của nhịp điệu mùa khí hậu, của dòng chảy sông ngòi.

+ Tính không ổn định của thời tiết.

b)Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

-Giới hạn của miền từ hữu ngạn sông Hồng tới dãy núi Bạch Mã.

-Các đặc điểm cơ bản:

+ Địa hình cao, các dãy núi xen kẽ các thung lũng sông theo hướng tây bắc-đông nam với dải đồng bằng thu hẹp.

+ Ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc giảm sút làm cho tính chất nhiệt đới tăng dần (so với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ), với sự có mặt của thành phần thực vật phương Nam.

- Là miền núi duy nhất có địa hình núi cao ở Việt Nam với đủ ba đai cao. Địa hình núi ưu thế, trong vùng núi có nhiều bề mặt sơn nguyên, cao nguyên, nhiều lòng chảo,…thuận lợi cho phát triển chăn nuôi đại gia súc, trồng cây công nghiệp, phát triển nông-lâm kết hợp.

- Rừng còn tương đối nhiều ở vùng núi Nghệ An, Hà Tĩnh (chỉ sau Tây Nguyên).

- Khoáng sản: sắt, crôm, titan, thiếc, apatit, vật liệu xây dựng.

- Vùng ven biển có nhiều cồn cát, đầm phá, nhiều bãi tắm đẹp; nhiều nơi có thể xây dựng cảng biển.

-Thiên tai thường xảy ra: bão lũ, trượt lở đất, hạn hán.

c)Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ

-Giới hạn từ dãy núi Bạch Mã trở vào Nam.

- Cấu trúc địa chất-địa hình khá phức tạp, gồm các khối núi cổ, các sơn nguyên bóc mòn và các cao nguyên badan, đồng bằng châu thổ sông lớn ở Nam Bộ và đồng bằng nhỏ hẹp ven biển Nam Trung Bộ.

- Sự tương phản về địa hình, khí hậu, thủy văn giữa hai sườn Đông-Tây của Trường Sơn Nam biểu hiện rõ rệt.

- Bờ biển khúc khuỷu, có nhiều vịnh biển sâu được che chắn bởi các đảo ven bờ.

-Đặc điểm cơ bản của miền: có khí hậu cận xích đạo gió mùa, được thể hiện ở nền nhiệt cao, biên độ nhiệt năm nhỏ và sự phân chia hai mùa mưa, khô rõ rệt.

- Rừng cây họ Dầu phát triển với các loài thú lớn như voi, hổ, bò rừng, trâu rừng…Ven biển, rừng ngập mặn phát triển, trong rừng có các loài trăn, rắn, cá sấu đầm lầy, chim ….; dưới nước nhiều cá, tôm.

-Khoáng sản: dầu khí (có trữ lượng lớn ở thềm lục địa); bôxít (Tây Nguyên).

- Khó khăn lớn nhất trong sử dụng đất đai của miền:

+ Xói mòn, rửa trôi đất ở vùng đồi núi.

+Ngập lụt trên diện rộng ở đồng bằng Nam Bộ và ở hạ lưu các sông lớn trong mùa mưa.

+ Thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô.

26 tháng 1 2016

- Tài nguyên nước: Tình trạng ngập lụt vào mùa mưa, thiếu nước vào mùa khô và ô nhiễm môi trường nước là hai vấn đề quan trọng nhất trong việc sử dụng tài nguyên nước hiện nay. Do vậy, cần sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên nước, đảm bảo cân bằng và phòng chống ô nhiễm nước.

- Tài nguyên khoáng sản: Quản lý chặt chẽ việc khai thác khoáng sản. Tránh lãng phí tài nguyên và làm ô nhiễm môi trường từ khâu khai thác, vận chuyển tới chế biến.

- Tài nguyên du lịch: Bảo tồn, tôn tạo giá trị tài nguyên du lịch và bảo vệ cảnh quan du lịch khỏi bị ô nhiễm, phát triển du lịch sinh thái.

- Khai thác, sử dụng hợp lý và bền vững các nguồn tài nguyên khác như tài nguyên khí hậu, tài nguyên biển…

4 tháng 9 2019

Khả năng khai thác các loại tài nguyên khoáng sản, tài nguyên du lịch, tài nguyên nước:

  • tài nguyên khoáng sản: cung cấp nguồn nguyên liệu, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp để thu ngoại tệ.
  • tài nguyên du lịch: là điều kiện cơ bản để phát triển các ngành du lịch, mang lại hiệu quả kinh tế cho đất nước.
  • tài nguyên nước: cung cấp nước phục vụ sinh hoạt, các hoạt động kinh tế xã hội, cần bằng sinh thái, điều hòa sự sống.

Yêu cầu bảo vệ đối với các loại tài nguyên khoáng sản, tài nguyên du lịch, tài nguyên nước:

  • tài nguyên khoáng sản: quản lsi chặt chẽ công tác khia thác tài nguyên khoáng sản, có những chính sách bảo vệ hợp lí.
  • Tài nguyên du lịch: đối với các tài nguyên nhân văn cần bảo tồn, còn các tài nguyên tự nhiên cần bảo vệ bằng cách xây dựng các khu bảo tồn, vường quốc gia,…
  • Tài nguyên nước: sử dụng hiệu quả tài nguyên nước, tiết kiệm và tránh gây ô nhiễm nguồn nước.
4 tháng 9 2019
Các thành phần tự nhiên Biểu hiện Nguyên nhân
Địa hình -Quá trình xâm thực , rửa trôi đất mạnh ở vùng đồi núi
-Bồi tụ nhanh ở ĐB hạ lưu sông
-Nhiệt độ cao mưa nhiều theo mùa
-Địa hình có độ dốc lớn
-Nham thạch dễ bị phong hóa
Sông ngòi -Mạng lưới sông ngòi dày đặc
-sông ngòi có nhiều nước và phù sa
-chế độ nước theo mùa
-Do nước ta có lượng mưa lớn
-Dịa hình dốc và bị cắt xẻ mạnh
Do mưa theo mùa
Đất Feralit là quá trình hình thành đất chủ yếu và đất Feralit là loại đất chính ở vùng đồi núi nước ta
-Do quá trình phong hóa mạnh
-Do mưa nhiều nên các chất bado dễ tan bị rửa trôi làm đất chua, đồng thời có sự tích tụ oxit sắt và nhôm nên có màu đỏ vàng
SV -Tiêu biểu là hệ sinh thái rừng rậm nhiệt đới lá rộng thường xanh
-Động thực vật nhiệt đới chiếm ưu thế
-hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất feralit là cảnh quan chủ yếu
-Do nhiệt độ cao , độ ẩm phong phú
-Sự phân hóa của khí hậ
  1. Đất.

- Feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng cho khí hậu nhiệt đới ẩm.

- Trong điều kiện nhiệt ẩm cao, quá trình phong hóa diễn ra với cường độ mạnh, tạo nên một lớp đất dày.

b. Sinh vật.

            - Hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng cho khí hậu nóng ẩm là rừng rậm nhiệt đới lá rộng thường xanh.

- Trong giới sinh vật, thành phần loài nhiệt đới chiếm ưu thế. Thực vật phổ biến là các loài thuộc họ cây nhiệt đới như Đậu, Vang, Dâu tằm, Dầu. Động vật trong rừng là các loài chim thú nhiệt đới; nhiều nhất là công, trĩ, gà lôi, vẹt, khỉ, vượn, nai, hoẳng … Ngoài ra, các loài bò sát, ếch nhái, côn trùng vô cùng phong phú.

            - Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất feralit là cảnh quang tiêu biểu cho thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta.

26 tháng 1 2016

- Thủy lợi, làm hồ chứa nước

- Xử lý nước thải trước khi đưa trả về cho môi trường, hạn chế việc sử dụng hóa chất độc trong nông nghiệp. 

- Tài nguyên khoáng sản : Quản lý chặt chẽ việc khai thác khoáng sản. Tránh lãng phí tài nguyên và làm ô nhiễm môi trường từ khâu khai thác, vận chuyển tới chế biến.

- Tài nguyên du lịch : Bảo tồn, tôn tạo giá trị tài nguyên du lịch và bảo vệ cảnh quan du lịch khỏi bị ô nhiễm, phát triển du lịch sinh thái.

- Khai thác, sử dụng hợp lý và bền vững các nguồn tài nguyên khác như tài nguyên khí hậu, tài nguyên biển…

8 tháng 2 2017

- Tài nguyên nước:
+ Rất quan trọng đối với sản xuất và đời con người (như cung cấp nước cho các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt, giải trí,...).
+ Cần sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên nước, đảm bảo cân băng nước và phòng chống ô nhiễm nước.
-Tài nguyên khoáng sản:
+ Là nguồn nguyên liệu quan trọng cho ngành công nghiệp, tạo ra máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất và đời sống con người.
+ Quản lí chặt chẽ việc khai thác khoáng sản. Tránh lãng phí tài nguyên và làm ô nhiễm môi trường (trừ khâu khai thác, vận chuyển tới chế biến).
-Tài nguyên du lịch:
+ Phục vụ nhu cầu tham quan, vui chơi giải trí, nghiên cứu khoa học,...
+ Cần bảo tồn, tôn tạo giá trị tài nguyên du lịch và bảo vệ cảnh quan du lịch khỏi bị ô nhiễm, phát triển du lịch sinh ihái.
-Tài nguyên khí hậu:
+ Các yếu tố khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, lượng mưa,...) ( cho phép xác định và khai thác có hiệu quả cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
+ Cần giữ gìn bầu không khí trong lành, tránh gây ỗ nhiễm do các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ,...
-Tài nguyên biển:
+ Cho phép khai thác nguồn tài nguyên sinh vật biển phong phú và đạng; phát triển giao thông vận tải biển, du lịch biển, khai thác khoáng sản vùng thềm lục địa và sản xuất muối.
+ Cần có những quy định và quản lí chặt chẽ trong việc khai thác, tránh làm ô nhiễm môi trưởng biển.

Chúc bn hc tốt nha !!!

26 tháng 1 2016

a. Tài nguyên thiên nhiên vùng biển.

            Vùng biển Việt Nam giàu tài nguyên khoáng sản và hải sản.

- Tài nguyên khoáng sản:

+ Khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị nhất là dầu khí. Dầu khí tập trung các bể trầm tích: Nam Côn Sơn , Cửu Long, Thổ Chu – Mã Lai và sông Hồng.

+  Các bãi cát ven biển có trữ lượng lớn titan là nguồn nguyên liệu quý cho ngành công nghiệp.

+ Vùng ven biển nước ta còn thuận lợi cho nghề làm muối, nhất là vùng biển Nam Trung Bộ.

            - Tài nguyên hải sản:

+ Trong Biển Đông có tới trên 2.000 loài cá, trên 100 loài tôm, khoảng vài chục loài mực, hàng nghìn loài sinh vật phù du và sinh vật đáy khác.

+ Ven các đảo, nhất là tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có nguồn tài nguyên quý giá là các rạn san hô cùng đông đảo các loài sinh vật khác.

            Với nguồn tài nguyên thiên nhiên và những điều kiện tự nhiên thuận lợi, Biển Đông thật sự đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của nước ta hiện nay.

b. Thiên tai.

- Bão:

+ Mỗi năm trung bình có 3 – 4 cơn bão trực tiếp đổ vào nước ta.

+ Gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản, nhất là cư dân sống ở vùng ven biển nước ta.

- Sạt lở bờ biển : Hiện tượng sạt lở bờ biển  đã và đang đe dọa nhiều đoạn bờ biển nước ta, nhất là dải bờ biển Trung Bộ.

- Ở vùng ven biển miền Trung còn chịu tác hại của hiện tượng cát bay, cát chảy lấn chiếm ruộng vườn, làng mạc và làm hoang mạc hóa đất đai.

            Sử dụng hợp lý nguồn lợi thiên nhiên biển, phòng chống ô nhiễm môi trường biển, thực hiện những biện pháp phòng tránh thiên tai là những vấn đề hệ trọng trong chiến lược khai thác tổng hợp, phát triển kinh tế biển của nước ta.

 

4 tháng 9 2019

* Tham Khảo

Tài nguyên thiên nhiên vùng biển:

  • Tài nguyên khoáng sản: dầu khí , các mỏ sa khoáng như ti tan, các bãi cát ven biển,…
  • Tài nguyên hải sản: sinh vật rất đa dạng và phong phú, có hơn 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm, khoảng vài chục loài mực, hàng nghìn loài sinh vật phù du và sinh vật đáy.

Thiên tai:

  • Bão: hàng năm có rất nhiều cơn bão gây nên nhiều thiệt hại cho nước ta.
  • Sạt lở biển
  • Cát bay, cát chảy
26 tháng 1 2016

1. Vị trí địa lý

- Nước ta nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.

- Nước ta tiếp với các nước:

            + Bắc giáp Trung Quốc, Tây giáp Lào và Campuchia trên đất liền.

            + Đông và Nam giáp Biển Đông, có biên giới biển với các nước Trung Quốc, Philipin, Malaysia. Đông Nam. Giáp vịnh Thái Lan có biên giới biển với Campuchia, Thái Lan

- Phần trên đất liền nằm trong khung của hệ tọa độ địa lý sau :

+  Điểm cực Bắc ở vĩ độ 23o23’B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang

+ Điểm cực Nam ở vĩ độ 8o37’B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau

+ Điểm cực Tây ở kinh độ 102o10’Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên

+  Điểm cực Đông nằm ở kinh độ 109o24’Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.

- Trên vùng biển, hệ tọa độ địa lý của nước ta còn kéo dài tới tận khoảng vĩ độ 6o50’B và từ khoảng kinh độ 101oĐ đến trên 117o20’Đ tại Biển Đông.

- Đại bộ phận nước ta nằm trong khu vực múi giờ thứ 7.

* Ý nghĩa của hệ tọa độ địa lí nước ta:

+ Qua tọa độ địa lí cho ta biết lãnh thổ Việt Nam trải dài theo hướng Bắc – Nam, hẹp theo chiều Đông – Tây.

+ Việt Nam nằm hoàn toàn trong vùng khí hậu nhiệt đới.

+ Khí hậu nước ta có sự phân hóa theo chiều Bắc – Nam.

2. Phạm vi lãnh thổ.

Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời.

a. Vùng đất.

            - Gồm toàn bộ phần đất liền và các hải đảo ở nước ta với tổng diện tích là 331.212 km2 (Niên giám thống kê 2006).

            - Nước ta có hơn 4.600 km đường biên giới trên đất liền, trong đó có đường biên giới Việt Nam – Trung Quốc dài hơn 1.400 km, đường biên giới Việt Nam – Lào dài gần 2.100 km và đường biên giới Việt Nam – Campuchia dài hơn 1.100 km.

            - Đường bờ biển nước ta dài 3.260 km, chạy từ thị xã Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang). Đường bờ biển chạy dài theo đất nước đã tạo điều kiện cho 28 trong số 64 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương ở nước ta có điều kiện trực tiếp khai thác những tiềm năng to lớn của Biển Đông.

            - Nước ta có khoảng 3.000 hòn đảo lớn nhỏ và có hai quần đảo lớn trên Biển Đông là quần đảo Hoàng Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng) và quần đảo Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hòa).

b. Vùng biển.

            Vùng biển của nước ta có diện tích rộng khoảng 1 triệu km2 ở Biển Đông, bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa.

- Nội thủy: là vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở.

- Lãnh hải: là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển. Lãnh hải Việt Nam có chiều rộng 12 hải lý (1 hải lý = 1.852 m).

- Vùng tiếp giáp lãnh hải: là vùng biển được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của nước ven biển. Vùng tiếp giáp lãnh hải của nước ta rộng 12 hải lý. Trong vùng này, Nhà nước ta có quyền thực hiện các biện pháp để bảo vệ an ninh quốc phòng, kiểm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường, nhập cư …

- Vùng đặc quyền kinh tế: là vùng tiếp liền với lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở.

- Thềm lục địa: là phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200 m hoặc hơn nữa. Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam.

c. Vùng trời.

Vùng trời Việt Nam là khoảng không gian không giới hạn độ cao, bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta; trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới, trên biển là ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian của các đảo.

4 tháng 9 2019

* Tham Khảo

1. Vị trí địa lý
- Nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.
- Hệ toạ độ địa lý:
+ Vĩ độ: 23023'B - 8034' B (kể cả đảo: 23023' B - 6050' B)
+ Kinh độ: 102009’Đ - l09024'Đ (kể cả đảo 1010Đ – l07020’Đ).