K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

 

I- Lập pt hóa học của pứ oxi hóa khử sau theo phương pháp thăng bằng e(xác định chất khử,chất oxi hóa,quá trình khử,quá trình oxi hóa)

a) NH3 + O2  →  NO + H2O              

b) Al + HNO3  →   Al(NO3)3 + N2 +H2O

c) KMnO4 + HCl  →  KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O

d) KClO3 + HCl  →   KCl + Cl2 + H2O

đ) Fe3O4 + HNO3 →    Fe(NO3)3 + NO + H2O

e) FeCl2 + KMnO4 + H2SO4 →   Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4 +Cl2 + H2O

f) FeSO4 + KMnO4 + KHSO4 →  Fe2(SO4)3 + MnSO4 + K2SO4 + H2O

g) Fe(NO3)2 + NaHSO4 →   Fe(NO3)3 + Fe2(SO4)3 + Na2SO4 + NO + H2O

II- Bài tập áp dụng pp bảo toàn e:

Câu 1:Hoà tan hoàn toàn 5,4 gam Al bằng dung dịch H2SO4 loãng, thu được V lít H­2 (ở đktc). Giá trị của V là:   A . 4,48.            B. 3,36.                                   C. 6,72                      D. 2,24

Câu 2:Cho 5,1 gam hai kim loại Mg và Al tác dụng với một lượng dư dung dịch HCl, thu được 5,6 lít khí H2 (đktc). Tỉ lệ phần trăm theo khối lượng của Al trong hỗn hợp ban đầu là:

A. 52,94%.             B. 47,06%.                       C. 32,94%.                          D. 67,06%

Câu 3:Cho 12 gam hỗn hợp X gồm hai kim loại Fe và Mg tác dụng với một lượng dư dung dịch HCl, thu được 6.72 lít khí H2 (đktc).

             a)Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X?

              b)Tính khối lượng muối thu được?

Câu 4:Cho 30,25 gam hỗn hợp X gồm hai kim loại Fe và Zn tác dụng với một lượng dư dung dịch H2SO4 loãng thu được dd A và 11,2 lít khí H2 (đktc).

             a)Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X?

             b)Tính khối lượng muối thu được trong dd A?

Câu 5:Cho 8,8 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu phản ứng với dung dịch HCl loãng (dư), đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,36 lít khí H2 (đktc) và m gam muối khan. Giá trị của m là

    A. 20,25.          B. 19,45.            C. 8,4.              D. 19,05.

Câu 6:Hoà tan hoàn toàn 7,8 gam hỗn hợp gồm Al và Mg trong dung dịch HCl (dư), thu được 8,96 lít khí H2 (đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

    A. 22,4.            B. 28,4.              C. 36,2.            D. 22,0.

Câu 7:Cho 10,0 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu phản ứng với dung dịch HCl loãng (dư), đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,36 lít H2 (đktc). Khối lượng Cu có trong 10,0 gam hỗn hợp X là:    A. 2,8 gam.           B. 5,6 gam.                C. 1,6 gam.                        D. 8,4 gam

Câu 8:Hoà tan 9,14 gam hợp kim Cu, Mg, Al bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl thu được 7,84 lít khí X (đktc) và 2,54 gam chất rắn Y và dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được m gam muối, m có giá trị là:   A. 31,45.                      B. 33,25.  C. 3,99.      D. 35,58.

Câu 9:Cho 0,3 gam một kim loại hoá trị II phản ứng hết với dung dịch HCl, thu được 0,28 lít H2 (đktc). Kim loại đó là :     A. Ba.        B. Ca.                         C. Mg.                         D. Sr

Câu 10:Hoà tan 1,92 gam kim loại M (hoá trị n) vào dung dịch HCl và H2SO4 loãng (vừa đủ), thu được 1,792 lít khí H2 (đktc). Kim loại M là :A. Fe.               B. Cu.         C. Al.        D.Mg                              

Câu 11:Hỗn hợp X gồm Zn, Mg, Fe. Hoà tan hết 23,40 gam hỗn hợp X vào dung dịch HCl, thu được 11,20 lít khí (đktc). Để tác dụng vừa hết với 23,40 gam hỗn hợp X cần 12,32 lít khí clo (đktc). Khối lượng của Fe trong hỗn hợp :A. 8,4 gam.          B. 11,2 gam         C. 2,8 gam.      D. 5,6 gam

Câu 12:Hòa tan 1,39 gam muối FeSO4.7H2O trong dd H2SO4 loãng dư.Cho dd này tác dụng với dd KMnO4 0,1M .Tính V lít dd KMnO4 tham gia phản ứng?  A.0,1         B.0,01     C.0,02       D.0,2

Câu 13:Khối lượng K2Cr2O7 cần dùng để oxi hóa hết 1,2 mol FeSO4 trong môi trường H2SO4 loãng dư là?( sản phẩm gồm K2SO4,Cr2(SO4)3,Fe2(SO4)3 và H2O)

    A.58,8gam           B.117,6gam            C.19,6gam                D.29,4gam

Câu 14:Cho KI tác dụng với KMnO4 trong môi trường H2SO4 thu được 1,51gam MnSO4.Số mol I2 tạo thành và KI tham gia phản ứng lần lượt là?(sản phẩm gồm K2SO4,MnSO4,I2 và H2O)

         A.0,03 và 0,06             B.0,025 và 0,05           C.0,05 và 0,1         D.0,05 và 0,05

Câu 15:Chia hỗn hợp hai kim loại A, B có hoá trị không đổi thành hai phần bằng nhau. Phần 1 hoà tan hết trong dung dịch HCl, thu được 1,792 lít khí H2 (đktc). Phần 2 nung trong oxi, thu được 2,84 gam hỗn hợp các oxit. Khối lượng hai kim loại trong hỗn hợp đầu là

A. 1,56 gam.         B. 3,12 gam.         C. 2,2 gam. D. 1,8 gam

Câu 16:Hỗn hợp khí X gồm Cl2 và O2.Cho hỗn hợp X tác dụng hết với hỗn hợp Y(4,8 gam Mg và 8,1 gam Al).Sau phản ứng thu được 37,05 gam hỗn hợp Z(các muối clorua và oxit của 2 kim loại).Tính khối lượng mỗi khí trong hỗn hợp X?

Câu 17:Cho 11,2 lít (đktc)hỗn hợp khí X gồm Cl2 và O2 tác dụng hết với 16,98 gam hỗn hợp Y(Mg, Al).Sau phản ứng thu được 42,34 gam hỗn hợp Z(các muối clorua và oxit của 2 kim loại).Tính %khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp Y?

Câu 18:Hoà tan 5,6 gam Fe bằng dung dịch H2SO4 loãng dư thu được dung dịch X. Dung dịch X phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch KMnO4 0,5M. Giá trị của V là

            A. 80.                   B. 20.                         C. 40.                  D. 60.

Câu 19:Cho m gam Fe tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được 3,36 lít khí SO2 (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là:  A. 16,8.        B. 8,4.             C. 5,6.           D. 3,2

Câu 20:Hoà tan hoàn toàn 6,4 gam Cu bằng dung dịch HNO3 (dư), thu được x mol NO2 (là sản phẩm khử duy nhất của N5+). Giá trị của x là:   A. 0,25. B. 0,15.       C. 0,2.               D. 0,10

Câu 21:Hòa tan m gam Cu trong dd HNO3 dư thu được 0,4mol NO, 0,1mol NO2 và dd A.Tính m?

Câu 22:Cho m gam Al tác dụng vừa đủ với dd HNO3 thu được dd A (chỉ chứa muối Al(NO3)3)và 4,48 lít hỗn hợp khí X(đktc) gồm NO,N2O có tỷ khối của X so với H2 =18.5.xác định m?

Câu 23:Cho 4,59gam Al tác dụng vừa đủ với dd HNO3 thu được dd A (chỉ chứa muối Al(NO3)3)và V lít hỗn hợp khí X(đktc) gồm NO,N2O có tỷ khối của X so với H2 =16,72.xác định V?

Câu 24:Cho 9,2 gam hỗn hợp gồm Zn và Al phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được 5,6 lít khí SO2 (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Khối lượng Al có trong hỗn hợp là

        A. 2,7 gam.     B. 5,4 gam.                C. 8,1 gam.    D. 6,75 gam

Câu 25:Hoà tan hoàn toàn 0,756 gam kim loại M bởi lượng dư dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được 2,688 gam khí SO2 (là sản phẩm khử duy nhất). M là: A. Fe.     B. Cu.   C. Zn.           D. Al

Câu 26:Cho 18,4 gam hỗn hợp Zn và Al tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được 11,2 lít khí SO2 (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Phần trăm khối lượng của Zn trong hỗn hợp ban đầu là?             A. 70,65%.     B. 29,35%. C. 45,76%.      D. 66,33

Câu 27:Cho m gam Fe tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 loãng tạo 1,792 lít khí (đktc). Cũng cho m gam Fe trên tác dụng với lượng dư dung dịch HNO3 loãng thì thấy thoát ra V lít khí NO(đktc ,sản phẩm khử duy nhất ) . Giá trị V là:       

 A. 1,792 lít        B, 1,195 lít     C. 4,032 lít       D. 3,36 lít

Câu 28:Cho 16,2 gam kim loại M, hoá trị n tác dụng với 0,15 mol O2. Chất rắn thu được sau phản ứng cho hoà tan hoàn toàn vào dung dịch HCl dư thu được 13,44 lít khí H2 (đktc). Kim loại M là:

      A. Mg            B.Al             C. Cu            D.Zn 

Câu 29:Để a gam bột sắt ngoài không khí, sau một thời gian chuyển thành hỗn hợp A có khối lượng 75,2 gam gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4. Cho hỗn hợp A phản ứng hết với dung dịch H2SO4 đậm đặc, nóng thu được 6,72 lit khí SO2( đktc). Khối lượng a gam là:

    A. 56 gam.       B. 11,2 gam.      C. 22,4 gam.    D. 25,3 gam.

Câu 30:Để m gam bột sắt ngoài không khí sau một thời gian thu được 6 gam hỗn hợp các chất rắn X(gồmFe, FeO, Fe2O3, Fe3O4).Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X bằng dung dịch HNO3 thu được 1,12 lít khí NO duy nhất (đktc). Giá trị của m là :   

      A. 10,08 gam.              B. 1,08 gam.                 C. 5,04 gam.        D. 0,504 gam.

Câu 31: Hòa tan hỗn hợp bột gồm m gam Cu và 5m gam Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 (loãng, rất dư), sau khi các phản ứng kết thúc chỉ thu được dung dịch X. Dung dịch X làm mất màu vừa đủ 49 ml dung dịch KMnO4 1M. Tính giá trị của m ?

          A.  2,32.             B.  7,20.           C.  5,80    D.  4,64

0
Câu 1: Các nguyên tử halogen có cấu hình electron lớp ngoài cùng là :A. ns2.                         B. ns2np3.                    C. ns2np4.                    D. ns2np5.Câu 2: Nguyên tố Cl ở ô thứ 17 trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron của ion Cl- là :            A. 1s22s22p63s23p4.     B. 1s22s22p63s23p2.      C. 1s22s22p63s23p6.     D. 1s22s22p63s23p5.Câu 3: Trong...
Đọc tiếp

Câu 1: Các nguyên tử halogen có cấu hình electron lớp ngoài cùng là :

A. ns2.                         B. ns2np3.                    C. ns2np4.                    D. ns2np5.

Câu 2: Nguyên tố Cl ở ô thứ 17 trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron của ion Cl- là :

            A. 1s22s22p63s23p4.     B. 1s22s22p63s23p2.      C. 1s22s22p63s23p6.     D. 1s22s22p63s23p5.

Câu 3: Trong tự nhiên, các halogen

            A. chỉ tồn tại ở dạng đơn chất.                       B. chỉ tồn tại ở dạng muối halogenua.

            C. chỉ tồn tại ở dạng hợp chất.                       D. tồn tại ở cả dạng đơn chất và hợp chất.

Câu 4: Cho 4 đơn chất F2 ; Cl2 ; Br2 ;  I2. Chất có nhiệt độ sôi cao nhất là :

            A. F2.                           B. Cl2.                         C. Br2.                         D. I2.

Câu 5: Trong các hợp chất, flo chỉ có số oxi hoá –1 còn clo, brom, iot có cả số oxi hóa +1 ; +3 ; +5 ; +7 là do

            A. flo có tính oxi hoá mạnh nhất.                   B. flo có bán kính nguyên tử nhỏ.

            C. nguyên tử flo có cấu tạo đặc biệt.              D. nguyên tử flo không có phân lớp d.

Câu 6: Số oxi hoá của clo trong các chất: NaCl, NaClO, KClO3, Cl2, KClO4 lần lượt là :  

           A. –1, +1, +3, 0, +7.                                       B. –1, +1, +5, 0, +7.       

C. –1, +3, +5, 0, +7.                                       D. +1, –1, +5, 0, +3.

Câu 7: Trong các halogen, clo là nguyên tố

A. Có độ âm điện lớn nhất.

B. Có tính phi kim mạnh nhất.

C. Tồn tại trong vỏ Trái Đất (dưới dạng các hợp chất) với trữ lượng lớn nhất.

D. Có số oxi hóa –1 trong mọi hợp chất.

Câu 8: Hỗn hợp khí có thể tồn tại ở bất kì điều kiện nào là :

            A. H2 và O2.                B. N2 và O2.                C. Cl2 và O2.               D. SO2 và O2.

Câu 9: Clo không phản ứng với chất nào sau đây ?

            A. NaOH.                   B. NaCl.                      C. Ca(OH)2.                D. NaBr.

Câu 10: Clo tác dụng được với tất cả các chất nào sau đây ?

           A. H2, Cu, H2O, I2.                                        B. H2, Na, O2, Cu.

           C. H2, H2O, NaBr, Na.                                   D. H2O, Fe, N2, Al.

Câu 11: Sục Cl2 vào nước, thu được nước clo màu vàng nhạt. Trong nước clo có chứa các chất là :

A. Cl2, H2O.                                                    B. HCl, HClO.                       

C. HCl, HClO, H2O.                                      D. Cl2, HCl, HClO, H2O. 

Câu 12: Cho sơ đồ:

            Cl2    +    KOH         A     +     B      +    H2O   

            Cl2     +    KOH       A     +     C     +     H2O

Công thức hoá học của A, B, C, lần lược là :

            A. KCl, KClO, KClO4.                                   B. KClO3, KCl, KClO.          

            C. KCl, KClO, KClO3.                                   D. KClO3, KClO4, KCl.        

Câu 13: Khi cho khí Cl2 tác dụng với khí NH3 có chiếu sáng thì

            A. thấy có khói trắng xuất hiện.                     B. thấy có kết tủa xuất hiện.

            C. thấy có khí thoát ra.                                   D. không thấy có hiện tượng gì.

Câu 14: Cho phản ứng: 2NH3 + 3Cl2 N2 + 6HCl. Trong đó Cl2 đóng vai trò là :

            A. Chất khử.                                                   B. Vừa là chất oxi hoá vừa là chất khử.

            C. Chất oxi hoá.                                              D. Không phải là chất khử hoặc chất oxi hoá.

Câu 15: Trong PTN, Cl2 thường được điều chế theo phản ứng :

HCl đặc  +  KMnO4  KCl  +  MnCl + Cl + H2O

Hệ số cân bằng của HCl là :

A. 4.                            B. 8.                            C. 10.                          D. 16.

Câu 16: Phản ứng nào sau đây được dùng để điều chế clo trong phòng thí nghiệm ?

            A. 2NaCl  2Na + Cl2

B. 2NaCl + 2H2O H2 + 2NaOH + Cl2

C. MnO2 + 4HCl đặc  MnCl2 + Cl2 + 2H2O

D. F2 + 2NaCl ® 2NaF + Cl2

Câu 17: Khí Cl2 điều chế bằng cách cho MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc thường bị lẫn tạp chất là khí HCl. Có thể dùng dung dịch nào sau đây để loại tạp chất là tốt nhất ?

            A. Dung dịch NaOH.                                     B. Dung dịch AgNO3.         

C. Dung dịch NaCl.                                        D. Dung dịch KMnO4

Câu 18: Trong phòng thí nghiệm người ta thường điều chế clo bằng cách

            A. điện phân nóng chảy NaCl.                        B. điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.

            C. phân huỷ khí HCl.                                      D. cho HCl đặc tác dụng với MnO2 ; KMnO4

Câu 19: Trong phòng thí nghiệm khí clo thường được điều chế bằng cách oxi hóa hợp chất nào sau đây ?

            A. NaCl.                      B. KClO3.                   C. HCl.                       D. KMnO4.

Câu 20: Trong công nghiệp người ta thường điều chế clo bằng cách :

            A. Điện phân nóng chảy NaCl.                       B. Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.

            C. Cho F2 đẩy Cl2 ra khỏi dung dịch  NaCl.  D. Cho HCl đặc tác dụng với MnO2 ; đun nóng.

Câu 21: Điện phân dung dịch muối ăn, không có màng ngăn, sản phẩm tạo thành là :

            A. NaOH, H2, Cl2.        B. NaOH, H2.             C. Na, Cl2.                         D. NaCl, NaClO, H2O.

Câu 22: Ứng dụng nào sau đây không phải của Cl2 ?

      A. Sát trùng nước sinh hoạt.                          

B. Sản xuất kali clorat, nước Gia-ven, clorua vôi.                                                   

       C. Sản xuất thuốc trừ sâu 666.                                  

D. Tẩy trắng sợi, giấy, vải.

Câu 23: Khi mở lọ đựng dung dịch HCl 37% trong không khí ẩm, thấy có khói trắng bay ra là do :

A. HCl phân huỷ tạo thành H2 và Cl2.

B. HCl dễ bay hơi tạo thành.

C. HCl bay hơi và hút hơi nước có trong không khí ẩm tạo thành các hạt nhỏ dung dịch HCl.

D. HCl đã tan trong nước đến mức bão hoà.

Câu 24: Khí HCl khô khi gặp quỳ tím thì làm quỳ tím

            A. chuyển sang màu đỏ.                                  B. chuyển sang màu xanh.

            C. không chuyển màu.                                    D. chuyển sang không màu.

Câu 25: Cho các chất sau : KOH (1), Zn (2), Ag (3), Al(OH)3 (4), KMnO4 (5), K2SO4 (6). Axit HCl tác dụng được với các chất :

A. (1), (2), (4), (5).                                          B. (3), (4), (5), (6).     

C. (1), (2), (3), (4).                                          D. (1), (2), (3), (5).

Câu 26: Cho các chất sau : CuO (1), Zn (2), Ag (3), Al(OH)3 (4), KMnO4 (5), PbS (6), MgCO3 (7),

AgNO3 (8), MnO2 (9), FeS (10). Axit HCl không tác dụng được với các chất :

        A. (1), (2).                  B. (3), (4).                   C. (5), (6).                    D. (3), (6).

Câu 27: Các chất trong nhóm nào sau đây đều tác dụng với dung dịch HCl ?

            A. Quỳ tím, SiO2, Fe(OH)3, Zn, Na2CO3.      B. Quỳ tím, CuO, Cu(OH)2, Zn, Na2CO3.

            C. Quỳ tím, CaO, NaOH, Ag, CaCO3.          D. Quỳ tím, FeO, NH3, Cu, CaCO3.

Câu 28: Chọn phát biểu sai :

A. Axit clohiđric vừa có tính khử vừa có tính oxi hoá.

B. Dung dịch axit clohiđric có tính axit mạnh.

C. Cu hòa tan trong dung dịch axit clohiđric khi có mặt O2.

D. Fe hòa tan trong dung dịch axit clohiđric tạo muối FeCl3.

Câu 29: Nếu cho 1 mol mỗi chất : CaOCl2, KMnO4, K2Cr2O7, MnO2 lần lượt phản ứng với lượng dư dung dịch HCl đặc, chất tạo ra lượng khí Cl2 nhiều nhất là :

            A. CaOCl2.                  B. KMnO4.                  C. K2Cr2O7.                D. MnO2.

Câu 30: Trong phòng thí nghiệm người ta thường điều chế khí HCl bằng cách

            A. clo hoá các hợp chất hữu cơ.                     B. cho clo tác dụng với hiđro.

            C. đun nóng dung dịch HCl đặc.                    D. cho NaCl rắn tác dụng với H2SO4 đặc.

Câu 31: Phản ứng hóa học nào không đúng ?

            A. NaCl (rắn)  + H2SO4 (đặc) NaHSO4 +  HCl. 

B. 2NaCl (rắn)  +  H2SO4 (đặc) Na2SO+  2HCl.

            C. 2NaCl (loãng)  +  H2SO4 (loãng)  Na2SO4 + 2HCl.    

D. H2 +  Cl2 2HCl.

Câu 32: Thành phần nước Gia-ven gồm :

            A. NaCl, NaClO, Cl2, H2O.                            B. NaCl, H2O.

C. NaCl, NaClO3, H2O.                                  D. NaCl, NaClO, H2O.

Câu 33: Clo đóng vai trò gì trong phản ứng sau ?

2NaOH + Cl2  NaCl + NaClO + H2O

            A. Chỉ là chất oxi hoá.                                    B. Chỉ là chất khử.

            C. Vừa là chất oxi hoá, vừa là chất khử.        D. Không là chất oxi hoá, không là chất khử.

Câu 34: Clorua vôi, nước Gia-ven (Javel) và nước clo thể hiện tính oxi hóa là do

A. chứa ion ClO-, gốc của axit có tính oxi hóa mạnh.

B. chứa ion Cl-, gốc của axit clohiđric điện li mạnh.

C. đều là sản phẩm của chất oxi hóa mạnh Cl2 với kiềm.

D. trong phân tử đều chứa cation của kim loại mạnh.

Câu 35: Clorua vôi là muối của kim loại canxi với 2 loại gốc axit là clorua Cl- và hipoclorit ClO-. Vậy clorua vôi gọi là muối gì ?

            A. Muối trung hoà.     B. Muối kép.               C. Muối của 2 axit.      D. Muối hỗn tạp.

Câu 36: Ứng dụng nào sau đây không phải là của Clorua vôi ?

            A. Xử lí các chất độc.                                     B. Tẩy trắng sợi, vải, giấy.

            C. Tẩy uế chuồng trại chăn nuôi.                    D. Sản xuất vôi.

Câu 37: Cho MnO2 tác dụng với dung dịch HCl, toàn bộ khí sinh ra được hấp thụ hết vào dung dịch kiềm đặc, nóng tạo ra dung dịch X. Trong dung dịch X có những muối nào sau đây ?

            A. KCl, KClO.            B. NaCl, NaOH.         C. NaCl, NaClO3.       D. NaCl, NaClO.

Câu 38: Ứng dụng nào sau đây không phải của KClO3 ?

        A. Sản xuất diêm.                                          B. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.

        C. Sản xuất pháo hoa.                                   D. Chế tạo thuốc nổ đen.

Câu 39: Cho một luồng khí clo dư tác dụng với 9,2 gam kim loại sinh ra 23,4 gam muối kim loại hoá trị I. Muối kim loại hoá trị I là muối nào sau đây ?

            A. NaCl.                      B. KCl.                        C. LiCl.                       D. Kết quả khác.

Câu 40: Cho 6,72 lít clo (đktc) tác dụng với 22,4 gam Fe nung nóng (hiệu suất phản ứng 100%), lấy chất rắn thu được hoà tan vào nước và khuấy đều thì khối lượng muối trong dung dịch thu được là :

            A. 38,10 gam.             B. 48,75 gam.              C. 32,50 gam.             D. 25,40 gam.

Câu 41: Hai miếng sắt có khối lượng bằng nhau và bằng 2,8 gam. Một miếng cho tác dụng với Cl2, một miếng cho tác dụng với dung dịch HCl. Tổng khối lượng muối clorua thu được là :

            A. 14,475 gam.           B. 16,475 gam.            C. 12,475 gam.           D. Tất cả đều sai.

Câu 42: Hỗn hợp khí A gồm clo và oxi. A phản ứng vừa hết với một hỗn hợp gồm 4,8 gam magie và 8,1 gam nhôm tạo ra 37,05 gam hỗn hợp các muối clorua và oxit hai kim loại. Thành phần % thể tích của oxi và clo trong hỗn hợp A là :

            A. 26,5% và 73,5%.                                        B. 45% và 55%.         

C. 44,44% và 55,56%.                                    D. 25% và 75%.

Câu 43: Lấy 2 lít khí H2 cho tác dụng với 3 lít khí Cl2. Hiệu suất phản ứng là 90%. Thể tích hỗn hợp sau phản ứng là :

            A. 4,5 lít.                     B. 4 lít.                        C. 5 lít.                        D. Kết quả khác.

Câu 44: Cho 10,000 lít H2 và 6,72 lít Cl2 (đktc) tác dụng với nhau rồi hoà tan sản phẩm vào 385,400 gam nước ta thu được dung dịch A. Lấy 50,000 gam dung dịch A tác dụng với dung dịch AgNO3 thu được 7,175 gam kết tủa. Hiệu suất phản ứng giữa H2 và Cl2 là :

            A. 33,33%.                  B. 45%.                       C. 50%.                       D. 66,67%.

Câu 45: Cho 69,6 gam MnO2 tác dụng với HCl đặc, dư. Dẫn toàn bộ lượng khí sinh ra vào 500 ml dung dịch NaOH 4M. Coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể, nồng độ mol các chất trong dung dịch sau phản ứng là bao nhiêu ?

            A. 1,6M ; 1,6M và 0,8M.                                B. 1,7M ; 1,7M và 0,8 M.

            C. 1,6M ; 1,6M và 0,6M.                                D. 1,6M ; 1,6M và 0,7M.

Câu 46: Cho 13,44 lít khí clo (đktc) đi qua 2,5 lít dung dịch KOH ở 100oC. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 37,25 gam KCl. Dung dịch KOH trên có nồng độ là :

            A. 0,24M.                    B. 0,48M.                    C. 0,4M.                      D. 0,2M.

Câu 47: Cho một lượng dư KMnO4 vào 25 ml dung dịch HCl thu được 1,4 lít khí (đktc). Vậy nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng là :

       A. 8,5M.                      B. 8M.                         C. 7,5M.                      D. 7M.

Câu 48: Cho 8,7 gam MnO2 tác dụng với dung dịch axit HCl đậm đặc sinh ra V lít khí Cl2 (đktc). Hiệu suất phản ứng là 85%. V có giá trị là :

        A. 2 lít.                       B. 2,905 lít.                C. 1,904 lít.                 D. 1,82 lít.

Câu 49: Hoà tan 11,2 lít khí HCl (đktc) vào m gam dung dịch HCl 16%, thu được dung dịch HCl 20%. Giá trị của m là :

            A. 36,5.                       B. 182,5.                     C. 365,0.                     D. 224,0.

Câu 50: Hoà tan V lít khí HCl (đktc) vào 185,4 gam dung dịch HCl 10% thu được dung dịch HCl 16,57%. Giá trị của V là :

            A. 4,48.                       B. 8,96.                       C. 2,24.                       D. 6,72.

0
10 tháng 3 2020

Vì R1nối tiếp R2⇒UAB=U1+U2

Mà UAB=I.Rtđ

U1=I.R1 , U2=I.R2

⇒I.Rtđ=I.R1+I.R2 

⇔Rtđ=R1+R2

Trong mạch nối tiếp ta có U = U1 + U2 = IR1 + IR2 = I(R1 + R2).

Mặt khác, U = IR. Từ đó suy ra: R = R1 + R2.

nhớ k ~

꧁༺мιин❖đứ¢༻꧂

Tham khảo : ( Hoa sen )

Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng, bông trắng, lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn

Là người Việt Nam, hẳn ai cũng biết về bài ca dao trên và loài hoa quen thuộc được nói tới trong bài, một loài hoa đồng nội mộc mạc, giản dị, sống trong bùn lầy hôi tanh mà vẫn toả hương khoe sắc. Đó là hoa sen.

Nói đến hoa sen, ai cũng nhớ tới một loài hoa mộc mạc trong đầm, lá to, tròn nổi trên mặt nước. Thân và cuống của hoa đềụ có màu xanh. Búp sen có màu xanh lục, hình bầu dục. Khi nở, hoa sen màu hồng thắm, xen chút màu trắng. Nhị và nhuỵ sen màu vàng được gói kín bên trong toả hương thơm ngát. Đài sen nở to khi lá và nhị rụng còn trơ lại và phát triển thành bát sen.

Vào mùa hạt, chưa đi đến đầu làng, còn bước chân trên con đường cát sỏi bỏng rát, ta đã ngửi thấy hương thơm ngào ngạt của hoa sen bay trong gió quyện trong mùi lúa nếp thơm nồng như giục giã bước chân ai nhanh về quê mẹ. Những ngày rằm, mồng một hàng tháng, mùa hè sen được bán đắt hàng nhất trong các hàng hoa vì ai cũng hiểu sen tượng trựng cho tấm lòng thơm thảo, bình dị, mộc mạc của con cháu kính dâng lên tổ tiên, ông bà. Hương trầm quện trong hương sen gợi nhớ về cõi linh thiêng, đẹp nhất. Cuối hạ những bông sen tàn trơ lại bát sen xanh to bằng bát cơm với những hạt sen già mẩy căng tròn. Mỗi bộ phận của sen đều có những công dụng hữu ích giúp cho con người. Hoa sen rất thơm dùng để ướp trà. Nếu bạn là người thích uống trà thì bạn không thể bỏ qua món chè sen (chè được ướp hương sen bằng cách cho chè vào hoa sen và buộc lại để qua đêm, hay cho nhị sen pha lẫn với chè). Nó vừa thơm vừa đậm đà uống xong rất sảng khoái. Chè tâm sen (phần phôi xanh trong hạt sen) còn có tác dụng chữa bệnh mất ngủ rất tốt.

Hạt sen có thể ăn lúc non vừa ngọt vừa thơm, là món quà vặt của trẻ con thôn quê. Hạt sen già được các bà mẹ khéo tay nội trợ chế biến thành những món đặc sản nổi tiếng: chè sen (nấu nhừ hạt sen rồi thả vào nồi bột sắn trong suốt) ăn vừa mát vừa bổ. Món mọc trong cỗ bàn chính là cách ninh nhừ hạt sen trong nồi xương lợn, thả những viên mọc nấm hương vào lẫn tạo nên hương vị béo thơm thật hấp dẫn. Trước đây món này chỉ dành cho vua chúa, quý tộc... mới được dùng.

Nếu bạn đi qua cánh đồng chỉ ngửi thấy mùi thơm của hoa sen thì với tôi hương thơm ấy lại gợi về những kỷ niệm bên gia đình bè bạn với hương vị của cốm làng Vòng dẻo thơm bọc trong những lá sen to mát dịu. Những ngày hè nóng bức lá sen đội đầu thay thế cho những chiếc nón, mũ quả là tuyệt diệu. Bọn trẻ chăn trâu coi đây là thú vui nhất khi đua nhau ngụp lận dưới đầm để mò ngó sen (phần thân và củ sen nằm sâu dưới bùn nước).

Có thể nói hoa sen từ lâu đã gắn với văn hoá tinh thần của người Việt. Hoa sen được ví đẹp như những người thiếu nữ Việt Nam, tượng trưng cho sự thanh cao giàu sức sống, biểu tượng của vẻ đẹp chân thực, giản dị, mộc mạc: Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn

Hình tượng đó đã đi vào ca dao thơ ca, lấy sen làm vẻ đẹp để tôn vinh so sánh với Bác Hồ.

Tháp Mười đẹp nhất bông sen

Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ

Sen còn là hoạ tiết chính trong các đồ vật trang trí trong các công trình văn hoá cổ, trong các bức tranh dân gian, các đồ vật trang nghiêm ở thủ đô Hà Nội. Chùa Một Cột nằm giữa hồ sen đã minh chứng cho sự quan trọng của hoa sen với đời sống của dân tộc ta. Và đặc biệt có cuộc thi đã lấy giải mang tên biểu tượng Bông sen vàng.

Có thể nói hoa sen là loài hoa đẹp, có nhiều lợi ích gắn bó với dân tộc Việt Nam từ bao đời nay. Vì vậy cứ nghĩ đến làng quê Việt Nam chúng ta lại nhớ đến hình ảnh bông sen nổi lên trên mặt nước, toả mùi hương thơm ngát... Một loài hoa đẹp, cao quý của đất nước Việt Nam.



ĐỀ 2(10,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi Từng nghe: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân. Quân điếu phạt trước lo trừ bạo. Như nước Đại Việt ta từ trước, Vốn xưng nền văn hiến đã lâu. Núi sông bờ cõi đã chia, Phong tục Bắc Nam cũng khác. Từ Triệu, Đinh, Lí, trần bao đời gây nền độc lập, Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế...
Đọc tiếp

ĐỀ 2(10,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi

Từng nghe:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân.

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

Như nước Đại Việt ta từ trước,

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.

Núi sông bờ cõi đã chia,

Phong tục Bắc Nam cũng khác.

Từ Triệu, Đinh, Lí, trần bao đời gây nền độc lập,

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,

Song hào kiệt đời nào cũng có.

(Trích: Đại cáo Bình Ngô- Nguyễn Trãi)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn bản?(1,0 điểm)

Câu 2.Tác giả đã xác định nền độc lập dân tộc ở những phương diện nào? (2,0 điểm)

Câu 3.Theo anh/chị ý thức về dân tộc của Nguyễn Trãi có gì mới , tiến bộ so với thời đại?(3,0 điểm)

Câu 4. Từ đoạn văn bản trên,Anh/chị hãy viết đoạn văn (Khoảng 10 dòng)trình bày suy nghĩ về Niềm tự hào dân tộc.(4,0 điểm)

1
21 tháng 4 2020

1. Tự sự, biểu cảm

2. - Quốc hiệu

- Văn hiến

- Lãnh thổ

- Phong tục

- Triều đại

- Nhân tài

3. Phát triển các yếu tố khác ngoài cương vực lãnh thổ

- Xác định cốt yếu nhất là văn hiến.

14 tháng 12 2019

đề 1:

Trong những ngày tết truyền thống của Việt Nam ta không thể thiếu những cây hoa mai, hoa đào, trong không khí chào đón năm mới hoa mai, hoa đào nắm vai trò rất quan trọng, mang sắc xuân đến cho mọi nhà, miền Bắc thì có hoa đào, còn miền Nam thì có hoa mai, đã từ lâu rồi hoa mai tượng trưng cho những gì đẹp đẽ thanh tao nhất, hoa mai còn báo hiệu mùa xuân đang về và trong ngày xuân thì hoa mai là biểu tượng không thể thiếu của người Việt Nam.

Khi mùa xuân về cũng là lúc những cánh hoa mai vàng nở rộ, trong ngày tết cổ truyền của người Việt Nam việc chơi hoa mai là thú chơi thanh cao, tao nhã, thể hiện được tâm hồn yêu hoa và thẩm mĩ của người Việt Nam, mỗi khi nhìn thấy những cánh mai vàng nở, búp mai vàng ngát hương thơm mát, tuôn trào những sắc vàng ấm áp, làm cho chúng ta cảm thấy ấm áp hơn để chào đón một năm mới với nhiều điều may mắn, an lành, vì vậy mà mai là cây không thể thiếu trong ngày tết của Việt Nam ta.

Có câu thơ rất hay nói về hoa mai: "Hoa mai, nàng tiên của mùa xuân!", thật đẹp làm sao? Hoa mai được ví như nàng tiên, một nàng tiên thơ mang mùa xuân đến cho trần gian, mang không khí mùa xuân ngập tràn màu sắc và hơi ấm.

Từ xa xưa hoa mai được xếp vào hàng tứ quý: " Tùng, Cúc, Trúc, Mai", cây mai được xếp vào một trong những cây quý, tượng trưng cho bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, những cây tượng trưng cho phẩm chất tốt đẹp của con người, ngoài ra mai còn tượng trương cho sự cát tường, an lành.

Hương hoa mai thơm tinh khiết, có vẻ đẹp rực rỡ, hoa mai đã là niềm cảm hứng trong thơ ca của rất nhiều nhà văn, nhà thơ và là nguồn cảm hứng vô tận của nhất nhiều nhà họa sỹ, đã có những bức tranh tuyệt đẹp về cây hoa mai, hoa mai tượng trưng cho khí phách quân tử, phẩm chất cao đẹp của con người. Cây mai được chăm sóc để nở hoa đúng dịp mùa xuân.

Ở Việt Nam mai vàng là loài mai phổ biến nhất, mai vàng là một cây rừng và thuộc họ hoàng mai, có những loại mai khác nữa như hồng mai, bạch mai, mai tứ quý, đàn hương mai,.. những loại mai này không phổ biến ở Việt Nam, thân cây mai nhỏ nhăn, vỏ sần sùi, cành khẳng khiu, hoa mai màu vàng, mọc thành chùm, có cuống dài treo lơ lửng bên cành.

Cây mai có thể triết cành để trồng hoặc là trồng từ hạt, mai thích hợp khi trồng ở đất ẩm và có ánh sáng, có thể trồng hoa mai ở trong chậu cây cảnh, bồn hay ở vườn đều được. Cây mai đẹp là cây hoa hoa to, nở rực rỡ và lâu tàn, trên một gốc mai thì các nhánh được sắp xếp đẹp mắt, tượng trưng cho một năm có nhiều may mắn, làm ăn phát tài, phát lộc.
Nguyễn Du có một câu thơ nói về mai rất hay:

"Nghêu ngao vui thú yên hà.

Mai là bạn cũ, hạc là người quen".

Trong câu thơ Mai được ví như một người bạn tâm giao, biểu tượng của người quân tử của những người bạn thanh lịch, tao nhã.

Vào mỗi dịp tết, miền Bắc có hoa đào, bánh chưng, thịt mỡ, dưa hành thì miền Nam có hoa mai, bánh chưng, thịt mỡ, dưa hành là những thứ không thể thiếu trong các gia đình người Việt, những bông hoa mai vàng nở rộ tươi sắc báo thông điệp mùa xuân đã về, mang hạnh phúc đến cho mọi nhà.

Hoa mai gắn liền với văn hóa lâu đời của nhân dân ta, hoa mai mang những nét đẹp thanh cao, gần gũi, thân thiết gắn bó với con người, hoa mai là nguồn vui cho chúng ta khi mùa xuân về, hiểu về hoa mai chúng ta hiểu thêm về nhiều giá trị, vẻ đẹp, của cây mai và biết cách nâng niu chăm sóc để cứ mỗi dịp xuân về các sắc hoa lại thi nhau đua nở.