K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I.                  Đọc  văn bản sau và trả lời  câu hỏi:

 

CÂU CHUYỆN VỀ HAI HẠT LÚA

 

     Có hai hạt lúa nọ được giữa lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt đều to khỏe và chắc mẩy. Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân hình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ”. Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó. Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.

     Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì nên nó chết dần chết mòn. Trong khi đó hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới…

      Đừng bao giờ tự khép mình trong lớp vỏ chắc chắn để cố giữ sự nguyên vẹn vô nghĩa của bản thân mà hãy can đảm bước đi, âm thầm chịu nát tan để góp cho cánh đồng cuộc đời một cây lúa nhỏ - đó là sự lựa chọn của hạt giống thứ hai”.

(Theo Hạt giống tâm hồn, NXB Trẻ, 2004)

 

 

Câu 1 (1,0đ). Hãy xác định phương thức biểu đạt  trong văn bản trên?

Câu 2(1,0đ).Xác định trạng ngữ, công dung của trạng ngữ trong đoạn trích  trên?

Câu 3(1,0đ).  Chỉ ra biện pháp tu từ nhân hóa, so sánh , điệp ngữ và nêu tác dụng của  biện pháp tu từ đó được sử dụng trong văn bản trên ?

Câu 4(1,0đ).Bài học, ý nghĩa của văn bản  trên? (Nội dung của văn bản).

1
27 tháng 4 2022

Câu 1:

PTBD:Tự sự

Câu 2:

Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó

   TN

Công dụng:

+Bổ sung thêm cho câu văn

+Cho người đọc biết được thời gian mà  người chủ  đem chúng gieo trên cánh đồng 

Câu 3:

Chỉ:

BPTT nhân hóa

Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân hình phải nát tan trong đất

TD:

+Làm câu văn thêm sinh động

+Làm thêm sự hấp dẫn cho người đọc

+Nhân hóa hạt lúa cũng biết "nhủ thầm" như con người

BPTT điệp ngữ:

hạt lúa thứ hai,nó

TD:

+giúp nhấn mạnh vào sự vật

+bộc lộ cảm xúc,tâm tư của nhân vật

Câu 4:

Bài học ,ý nghĩa:

Chúng ta không nên sống trong "vỏ bọc kín" như thế nó khiến chúng ta không tiếp xúc với thế giới bên ngoài và cũng không thể vươn lên tới thành công như hạt lúa 1 trong câu chuyện trên.

 

 

 

PHẦN I ( ĐỌC – HIỂU) (4.0 điểm)     Đọc  văn bản sau và trả lời  câu hỏi: CÂU CHUYỆN VỀ HAI HẠT LÚA         Có hai hạt lúa nọ được giữa lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt đều to khỏe và chắc mẩy. Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta...
Đọc tiếp

PHẦN I ( ĐỌC – HIỂU) (4.0 điểm)

     Đọc  văn bản sau và trả lời  câu hỏi:

 

CÂU CHUYỆN VỀ HAI HẠT LÚA

 

        Có hai hạt lúa nọ được giữa lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt đều to khỏe và chắc mẩy. Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân hình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ”. Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó. Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.

     Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì nên nó chết dần chết mòn. Trong khi đó hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới…

      Đừng bao giờ tự khép mình trong lớp vỏ chắc chắn để cố giữ sự nguyên vẹn vô nghĩa của bản thân mà hãy can đảm bước đi, âm thầm chịu nát tan để góp cho cánh đồng cuộc đời một cây lúa nhỏ - đó là sự lựa chọn của hạt giống thứ hai”.

(Theo Hạt giống tâm hồn, NXB Trẻ, 2004)

 

 

Câu 1 (1,0đ). Hãy xác định phương thức biểu đạt  trong văn bản trên?

Câu 2(1,0đ). Xác định ngôi kể của văn bản, cụm danh từ trong câu văn in đậm trên?

Câu 3(1,0đ).  Chỉ ra biện pháp tu từ so sánh , điệp ngữ và nêu tác dụng của  biện pháp tu từ đó được sử dụng trong văn bản trên ?

Câu 4(1,0đ). Bài học, ý nghĩa của văn bản  trên?

1
27 tháng 10 2022

Ngắn gọn vãi

27 tháng 10 2022

Đúng 

Thế nào là yêu thiên nhiên sống hòa hợp với thiên nhiên?tình huống:             Ngày xưa có hai đứa trẻ mong có nhiều ước mơ đẹp,chúng nó tranh luận:''làm sao để thực hiên được ước mơ".Tranh luận mãi không tìm được kêt quả,hai đứa trẻ mang theo câu hỏi đến gặp cụ già,hi vọng nhận được lời chỉ bảo.Cụ cho hai đứa trẻ mỗi đứa một hạt giống và bảo:     -Đấy chỉ là...
Đọc tiếp

Thế nào là yêu thiên nhiên sống hòa hợp với thiên nhiên?

tình huống:

             Ngày xưa có hai đứa trẻ mong có nhiều ước mơ đẹp,chúng nó tranh luận:''làm sao để thực hiên được ước mơ".Tranh luận mãi không tìm được kêt quả,hai đứa trẻ mang theo câu hỏi đến gặp cụ già,hi vọng nhận được lời chỉ bảo.Cụ cho hai đứa trẻ mỗi đứa một hạt giống và bảo:

     -Đấy chỉ là hạt giống bình thường nhưng ai có thể bảo quản tốt,người đó sẽ tìm được con đường ước mơ.Cụ già đi khuất ngay.Sau mấy năm,cụ hỏi chúng nó về tình trạng bảo quản hạt giống.

 Đứa trẻ thứ nhất mang ra một chiếc hộp quấn bằng dây lụa nói:

     -chấu đặt hạt giống trong chiếc hộp,suất ngày giữ nó.-Nói rồi nó lấy hạt giống ra cho cụ xem,hạt giống vẫn nguyên ven như trước.

 Đứa trẻ thứ hai mặt mũi sạm nắng,hai bàn tay tho sơ,nổi chai.nó chỉ ra cánh đông mênh mông nói:

    -cháu đem gieo hạt,sau đó mỗi ngày tưới nước,chăm sóc,bón phân,...tới nay nó đã kết hạt đầy đồng.Cụ già mừng rỡ........................... .a.tìm chii tiết cậu bé thứ hai cần cù chịu khó lao động.b.sự cần cù lao động mang lại cho con người điều gì?

4
24 tháng 12 2018

OK. trả lời

A) - Đứa trẻ thứ hai mặt mũi sạm nắng,hai bàn tay thô sơ,nổi chai.-Cháu đem gieo hạt giống xuống đất,sau đó tưới nước,...........B)SẼ ĐEM LẠI:-Một cánh đồng mênh mông lúa vàng,-Thực hiện được ước mơ của mình,-Thành công trong công việc,cuộc sống,-được mọi người quý mến.

24 tháng 12 2018

yêu thiên nhiên sống hòa hợp với thiên nhiên là sống hòa hợp gắn bó với thiên nhiên tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên không làm những điều có hại cho thiên nhiên, khắc phục hạn chế những tác hại do thiên nhiên gây ra

Ngày xửa ngày xưa, có đôi vợ chồng rất nghèo, lại hiếm muộn. Đến tuổi già, bệnh tật hành hạ, việc lao động trở nên quá sức. Hai ông bà đành vay thóc lúa của một gia đình giàu có trong làng để có cái mà ăn. Người trong làng biết ông bà sẽ không thể nào trả lại được số nợ đó, vì sức khỏe không còn thì làm sao làm lụng mà trả nợ. Ông bà lại không có con cháu, nên cũng không...
Đọc tiếp

Ngày xửa ngày xưa, có đôi vợ chồng rất nghèo, lại hiếm muộn. Đến tuổi già, bệnh tật hành hạ, việc lao động trở nên quá sức. Hai ông bà đành vay thóc lúa của một gia đình giàu có trong làng để có cái mà ăn. Người trong làng biết ông bà sẽ không thể nào trả lại được số nợ đó, vì sức khỏe không còn thì làm sao làm lụng mà trả nợ. Ông bà lại không có con cháu, nên cũng không có ai để thay ông bà trả nợ. Với người Tây Nguyên, nợ nần đã là một nỗi nhục, thêm việc tuyệt đường tôn tử lại càng xấu hổ hơn. Bởi dân làng quan niệm rằng, vợ chồng đã sống không tốt, hoặc kiếp trước đã giết người nên kiếp này bị các Yang trừng phạt, không cho sinh được con cái. Từ đó, dân làng cứ ngày càng xa lánh họ.Thấy mình oan ức, vì cả đời sống lương thiện, người chồng bèn đến bên sườn núi cắt cổ con gà, khui cái ché rượu tế các Yang, xin các Yang phù hộ cho được con cái. Ông tế liền 7 ngày 7 đêm. Các Yang thấy ông có lòng thành thì rủ lòng thương. Vì vậy, dù đã đến tuổi gần đất xa trời nhưng vẫn giúp cho ông bà có được một đứa con gái.

Ngày sinh con, ông bà mừng rỡ, tạ ơn các Yang. Hôm sau, ông bà làm lễ Pơ-răp Yun (lễ đặt tên con) và đặt tên đứa bé là K'Niê.
Nhưng buồn thay, đứa bé tuổi vừa được vài mùa rẫy thì ông bà qua đời. Gia đình nhà giàu kia đến bắt K'Niê về làm người ở để trừ nợ. Vì cha mẹ nợ thóc lúa, nên ngoài những việc dành cho con gái như lấy củi, hái rau, gánh nước, giã gạo... thì đến mùa làm rẫy, K'Niê bị bắt ra rẫy cày cấy như đàn ông. Cái rẫy của người chủ sau nhiều năm gieo trồng, nay đã cằn cỗi, đất cứng như đá, nắng rọi cháy da cháy thịt, cỏ dại mọc cũng không nổi. Một ngày nọ mệt quá, K'Niê nằm trên khoanh rẫy cằn cỗi ngủ thiếp đi, và không bao giờ thức dậy nữa.Cô gái đã chết.

Đêm hôm đó, K'Niê báo mộng đến chủ nhà, bảo rằng đừng chôn cất cô về nghĩa trang của làng. Hãy lập mộ cô ngay giữa khoanh rẫy, và cô sẽ trả nợ cho họ. Chủ nhà nghe theo.
Ít lâu sau, từ nấm mộ cô mọc lên một loại cây. Giữa rẫy hoang cằn cỗi, cây vẫn xanh tươi, lớn rất nhanh, thân cây thẳng đứng mạnh mẽ, cành lá xum xuê tỏa bóng mát, mặc trên trời nắng gắt, dưới đất khô cằn. Nhờ bóng mát che chở, những mùa rẫy sau cánh đồng trở lại tươi tốt, thóc lúa bội thu. Người chủ không những đã thu gom đủ thóc lúa cho vợ chồng nghèo kia vay trong nhiều năm, mà còn có dư để đem cho người nghèo khác trong làng.
Dân làng bèn đặt tên cho cây ấy là cây K'Niê. Người Ê Đê chúng tôi gọi là Kyao K'Niê.
Từ đó, người Tây Nguyên không bao giờ chặt phá cây K'Niê. Nếu cây mọc giữa rẫy, dân làng vẫn giữ nguyên đó, vì niềm tin rằng đó là nơi trú ngụ của thần linh, của linh hồn người đã khuất. Người ra rẫy cũng vì thế mà được nhờ bóng mát sau những giờ phơi mình ngoài nắng cháy.

Xưa kia, người đi làm rẫy nếu chẳng may bị no hơi, đầy bụng thì chỉ cần lấy lá K'Niê nấu nước, uồng vài ngụm là khỏi. Nặng hơn, nếu bị sốt rét rừng, thứ bệnh mà dân làng xưa kia tin rằng là do bị ma ám, ma nhập... thì cũng uống nước nấu cây K'Niê để chữa. Dân làng đã khỏi, và tin đó là sự linh thiêng của cô bé K'Niê. Ngày nay, các nhà khoa học đã biết chiết xuất thuốc chống sốt rét từ cây K'Niê.

1) Đọc tìm bố cục và tóm tắt văn bản trên

2) Hãy tìm các chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện Theo em những chi tiết đó có ý nghĩa gì?

0
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:                                                                                 CHÚ BÒ BA BỚTBa Bớt là con bò đẹp. Ở nó hội đủ các tiêu chuẩn: mình thon, chân cao, mắt sáng, lông mượt, sừng khỏe, dáng đi oai vệ. Giữa cái trán rộng màu hạt dẻ nổi lên ba cái bớt màu trắng, thế nên nó có tên là Ba Bớt. Được thả...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

                                                                                 CHÚ BÒ BA BỚT

Ba Bớt là con bò đẹp. Ở nó hội đủ các tiêu chuẩn: mình thon, chân cao, mắt sáng, lông mượt, sừng khỏe, dáng đi oai vệ. Giữa cái trán rộng màu hạt dẻ nổi lên ba cái bớt màu trắng, thế nên nó có tên là Ba Bớt. Được thả vào đàn đã gần một tháng nhưng Ba Bớt vẫn chưa làm thân với con nào. Từ bác bò đực cao niên đầu đàn có cặp sừng quặp xuống hai má như hai quả mướp hay chị bò cái óng ả, duyên dáng đến con bê con vô tư suốt ngày rúc vú mẹ … Có con nào tìm đến để thể hiện tình cảm, Ba Bớt liền tỏ thái độ khinh kỉnh, quay đi nơi khác. Khi các con khác ăn theo đàn thì Ba Bớt lại tách ra một mình một chỗ. Cậy mình có sức khỏe, gặp con bò đực nào nó cũng nghênh sừng thách đấu. Thực ra trong đàn nhiều con chẳng thua kém gì Ba Bớt, song hay gì cái chuyện đánh lộn cơ chứ. Vậy nên khi Ba Bớt gây sự là chúng vội lảng đi. Nhưng nào Ba Bớt có biết, nó lại nghĩ tất cả đều sợ nó. Một hôm có con hổ vằn xuất hiện ở bìa rừng. Đàn bò cụm lại, những con bò đực đứng dàn hàng, hướng cặp sừng nhọn hoắt ý như mũi kiếm về phía con hổ, bảo vệ đàn bò cái, bê non. Phát hiện con Ba Bớt đứng một mình, hổ lao tới. Ba Bớt hoảng sợ tung vó chạy, nó chạy tới đâu, hổ vằn bám theo tới đó. Cuộc rượt đuổi thật ngoạn mục. Cuối cùng Ba Bớt chạy thoát nhưng nó bị lạc đàn. Buổi chiều, khi đàn bò lục tục kéo nhau về chuồng thì Ba Bớt vẫn một mình bươn bả ngoài rừng. Chưa quen địa hình, mỗi lúc nó càng đi xa hơn. Đêm đầu tiên trong rừng, nó dừng chân bên con suối cạn. Đói, mệt và sợ hãi, Ba Bớt không sao ngủ được. Đầu lắc, đuôi đập liên hồi mà vẫn không xua được đám muỗi đói. Nhưng cái làm nó hoảng sợ nhất là những đốm sáng lân tinh, ẩn hiện như ma dưới đám lá mục. Ba Bớt thầm mong cho đêm chóng qua, nhưng càng mong càng thấy đêm rộng dài hơn. Rồi mặt trời cũng mọc, Ba Bớt mừng rơn khi ánh sáng trải khắp khu rừng. Nó vươn vai định bước đi, chợt một trận mưa trái cây trút xuống. Những con khỉ nghịch ngợm và lém lỉnh vừa ném trái cây vừa quát: “Này anh bò kia, đàn của anh đâu? Anh không có bạn bè hay sao mà đi một mình? …” Những trái chín to bằng hạt ngô, đập vào đầu vào lưng, không đau nhưng Ba Bớt thấy sao mà hổ thẹn. Đã bao giờ nó bị xua đuổi như một tên ăn cắp thế này đâu. Nuốt nhục, nó lặng lẽ bước đi, đói thì ăn lá rừng, khát uống nước suối, buồn ngủ đứng tựa vào gốc cây và gà gật. Có đêm thiêm thiếp, thấy động, nó choàng tỉnh. Ôi chao! Một con trăn đất to như cây chuối, da cóc cáy, loang lổ đang trườn qua lưng nó. Hoảng sợ, nó chồm lên, lao bừa vào bụi cây, thật hú vía. Cuộc phiêu lưu bất đắc dĩ đưa Ba Bớt đến những nơi cảnh sắc nổi tiếng như giếng Tiên, hang Đầu Voi, cây chò ba nghìn tuổi, … Nhưng nó chẳng còn tâm trí nào mà thưởng ngoạn. Một mình lủi thủi, lại phải thường xuyên đề phòng chuyện bất trắc, Ba Bớt cảm thấy cô đơn và nhớ đàn. Một hôm vừa lách qua đám lau, nó gặp một con lợn rừng đang đào măng. Tưởng bò đến giành ăn, con lợn lao vào cắn xé. Ba Bớt bị những chiếc răng nanh lợn dài, sắc xé toạc cổ, máu phun như suối. Mang tấm thân rách nát bươn bả đi tìm đàn, Ba Bớt tự hỏi vì đâu nên nỗi? Phải chăng do cái tính kiêu căng, ngạo mạn của nó gây nên? Giá nó sống giản dị, khiêm tốn như những con bò kia, chắc không phải nhận hậu quả đáng buồn. Trưa ngày thứ mười thì Ba Bớt tìm về được trảng cỏ. Vừa trông thấy nó, cả đàn bò lao tới, xúm xít vây quanh. Chúng đã chờ đợi giây phút này lâu lắm rồi. Con nào cùng muốn len vào trong để được đứng gần Ba Bớt, nhìn rõ người bạn sau bao ngày lưu lạc. Trông thân hình gầy rộc, đầy thương tích và đôi mắt hõm sâu vì đói khát, mất ngủ của Ba Bớt, những con bò trong đàn rất xúc động. Chúng hỏi Ba Bớt những ngày qua sống ở đâu, ăn uống thế nào và làm sao bị thương; ở trong rừng Ba Bớt có nghe được tiếng gọi của chúng không? … Nghe Ba Bớt kể lại nỗi vất vả, nguy hiểm trong chuyện lạc đàn, bác bò đực đầu đàn nhẹ nhàng nói: - Khi cháu bị lạc, cả đàn cũng không ăn ngủ được vì nhớ thương. Ở đời, không có ai hiểu và thông cảm với ta bằng chúng ta với nhau đâu. Nhưng thật may cháu đã trở về. Ba Bớt cứ nghĩ rằng khi nó trở về, sẽ phải nhận thái độ ghẻ lạnh và những lời nhiếc móc, giễu cợt của đám bò. Nhưng không, tất cả đều yêu thương nó. Những lời hỏi han ân cần, trìu mến của các bạn đã xóa tan mặc cảm trong lòng Ba Bớt. Nó cảm thấy vô cùng ân hận về lối sống trước đây của mình. Từ đôi mắt hõm sâu của Ba Bớt ứa ra hai giọt nước mắt. Ba Bớt xúc động nói: - Những ngày lưu lạc, tôi đã thấy thấm thía rằng: Không thể nào sống mà không có bạn, không có đàn. Kể từ nay tôi sẽ sống gần gũi, chân tình với các thành viên trong đàn. Những con bò cất tiếng hò vang, chúng sung sướng chạy khắp bãi cỏ, đua vui với nhau vì chú Ba Bớt đã nhận ra một bài học sâu sắc ở đời.

Tìm các từ ngữ, chi tiết thể hiện đặc trưng của nhân vật trong truyện đồng thoại qua nhân vật chú bò Ba Bớt về: - Hình dáng - Hành động, lời nói - Suy nghĩ, tâm trạng, cảm xúc.

8
2 tháng 10 2021

đọc tến tết bạn ơi

2 tháng 10 2021

dài thế

 So sánh cách lí giải về nguồn gốc dân tộc của truyện " Sự tích các dân tộc " và truyện " Con Rồng cháu Tiên "*Truyện sự tích các dân tộc:Văn bảnNgày xửa ngày xưa , tất cả mọi người đều sống chung trong cùng một buôn làng . Một hôm , bầu trời bỗng nhiên tối sầm , sấm chớp , mưa gió nổi lên dữ dội . Buôn làng chìm ngập trong nước , mọi người và muôn vật đều bị cuốn trôi hết...
Đọc tiếp

 

So sánh cách lí giải về nguồn gốc dân tộc của truyện " Sự tích các dân tộc " và truyện " Con Rồng cháu Tiên "

*Truyện sự tích các dân tộc:

Văn bản

Ngày xửa ngày xưa , tất cả mọi người đều sống chung trong cùng một buôn làng . Một hôm , bầu trời bỗng nhiên tối sầm , sấm chớp , mưa gió nổi lên dữ dội . Buôn làng chìm ngập trong nước , mọi người và muôn vật đều bị cuốn trôi hết ; duy chỉ có hai anh em Khốt và Kho kịp trốn vào trong quả bầu khô là còn sống sót.

Dòng nước hung dữ đưa quả bầu khô cùng hai anh em Khốt và Kho trôi dạt khắp nơi  . Rồi đến một  ngày , hai anh em thấy quả bầu nằm yên , không dập dềnh nữa liền mở nắp bầu ra xem . Họ thấy quả bầu nằm trên mặt đất , nước lụt đã rút hết . Hai anh em vô cùng vui sướng , họ chui ra khỏi quả bầu rồi tìm một cái hang gần đó làm nơi ở tạm.

Hôm sau hai anh em tìm thấy trong quả bầu một hạt bầu , một hạt thóc và một hạt bắp . Họ quyết định đem ba hạt giống quý báu ấy gieo xuống một bãi đất rộng . Chỉ một ngày sau , hai anh em vô cùng ngạc nhiên khi thấy trước mắt họ là một rẫy lúa chín vàng , một rẫy bắp trĩu quả và một rẫy bầu xanh tốt . Thế là hai anh em Khốt và Kho không lo bị đói nữa ,họ đã có lúa , bắp để ăn . Nhưng còn rẫy bầu thì rất lạ , cả một cái rẫy xanh um , lá mọc phủ kín mặt đất nhưng chỉ đậu được có một quả .Qủa bầu lúc đầu chỉ nhỏ bằng nắm tay nhưng sau bảy lần mặt trời ngủ dậy , nó đã to bằng trái núi . Hai anh em hè nhau khiêng quả bầu về nhưng không tài nào nhấc nổi . Họ lấy đá đập vào nhưng quả bầu vẫn trơ trơ . Cuối cùng họ dùng lửa để đốt . Ngon lửa bốc cao suốt bảy ngày bảy đêm . Khi lửa tắt , bỗng có môt tiếng nổ dữ dội rung chuyển cả đất trời làm vỏ bầu nứt toác . Một lúc sau ,hai anh em thấy có một đôi nam nữ từ trong quả bầu chui ra , rồi tiếp một đôi nữa , một đôi nữa , cứ thế mãi ... tất cả là sáu mươi đôi ; đôi nào chui ra cũng gọi Khốt , Kho là cha mẹ.

Khốt và Kho vui sướng nói với các con :

 - Ơi , các con yêu quý ! Vừa qua Yang giận dữ đã cho nước dâng lên cuốn hết tổ tiên chúng ta . Nay các con lại được Yang sinh ra , các con hãy chia nhau ra đi khắp nơi mà sinh cơ lập nghiệp .

 - Chúng con xin vâng lời cha mẹ . - Cả sáu mươi đôi cùng đồng thanh trả lời .

Đôi ra đầu tiên đi về phía mặt trời mọc , nơi ấy có đồng bằng và biển cả  . Họ là tổ tiên của người Kinh bây giờ.

Những đôi ra tiếp sau đi về vùng núi phía Bắc trùng điệp . Họ là tổ tiên các dân tộc Mường , Tày , Thái , ... ngày nay.

Những đôi ra sau cùng ở lại với vùng núi phía Nam bao la . Họ là tổ tiên của các dân tộc Tây Nguyên bây giờ.

*Truyện Con Rồng cháu Tiên

Văn bản:

Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, thường ở dưới nước, thỉnh thoảng lên sống trên cạn, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ. Thần giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh - những loài yêu quái bấy lâu làm hại dân lành. Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở. Xong việc, thần thường về thủy cung với mẹ, khi có việc cần, thần mới hiện lên.

Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Nghe tiếng vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng bèn tìm đến thăm. Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau, đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng, cùng chung sống trên cạn ở cung điện Long Trang.

Ít lâu sau, Âu Cơ có mang. Đến kì sinh, chuyện thật lạ, nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng; trăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần.

Thế rồi một hôm, Lạc Long Quân vốn quen ở nước cảm thấy mình không thể sống mãi trên cạn được, đành từ biệt Âu Cơ và đàn con để trở về thủy cung. Âu cơ ở lại một mình nuôi con, tháng ngày chờ mong, buồn tủi. Cuối cùng nàng gọi chồng lên và than thở :
- Sao chàng bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi các con?

Lạc Long Quân nói :

- Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao. Kẻ ở cạn, người ở nước, tính tình, tập quán khác nhau, khó mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì thì giúp đỡ nhau, đừng quên lời hẹn.

Âu Cơ và trăm con nghe theo, rồi chia tay nhau lên đường.
Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Triều đình có tướng văn, tướng võ; con trai vua gọi là lang, con gái vua gọi là mị nương; khi cha chết thì ngôi được truyền cho con trưởng, mười mấy đời truyền nối ngôi vua đều lấy hiệu là Hùng Vương, không hề thay đổi.

Cũng bởi sự tích này mà về sau, người Việt Nam ta - con cháu vua Hùng - khi nhắc đến nguồn gốc của mình, thường xưng là con Rồng cháu Tiên.

0
Hạt gạo làng taHạt gạo làng ta Có vị phù sa Của sông Kinh Thầy Có hương sen thơm Trong hồ nước đầy Có lời mẹ hát Ngọt bùi hôm nayHạt gạo làng ta Có bão tháng bảy Có mưa tháng ba Giọt mồ hôi rơiNhững trưa tháng sáuNước như ai nấu Chết cả cá cờ Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy Hạt gạo làng ta Những năm bom Mỹ Trút trên mái nhà Những năm cây súng Theo người đi xa Những...
Đọc tiếp

Hạt gạo làng ta

Hạt gạo làng ta 
Có vị phù sa 
Của sông Kinh Thầy 
Có hương sen thơm 
Trong hồ nước đầy 
Có lời mẹ hát 
Ngọt bùi hôm nay

Hạt gạo làng ta 
Có bão tháng bảy 
Có mưa tháng ba 
Giọt mồ hôi rơi
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu 
Chết cả cá cờ 
Cua ngoi lên bờ 
Mẹ em xuống cấy 

Hạt gạo làng ta 
Những năm bom Mỹ 
Trút trên mái nhà 
Những năm cây súng 
Theo người đi xa 
Những năm bom đạn
Vàng như lúa đồng
Bát cơm mùa gặt 
Thơm hào giao thông 

Hạt gạo làng ta 
Có công các bạn 
Sớm nào chống hạn 
Vực mẻ miệng gầu 
Trưa nào bắt sâu 
Lúa cao rát mặt 
Chiều nào gánh phân 
Quanh trành quết đất 

Hạt gạo làng ta 
Gửi ra tiền tuyến 
Gửi về phương xa 
Em vui em hát 
Hạt vàng làng ta 

Dựa vào bài thơ ''Hạt gạo làng ta'' của Trần Đăng Khoa, hãy trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Hạt gạo làng ta được tạo nên từ những gì? Ấn tượng của em về những hình ảnh nói lên nỗi vất vả của người nông dân để làm ra hạt gạo.

Câu 2: Tìm những dòng thơ phản ánh hiện thực đế quốc Mĩ ném bom phá hoại miền Bắc? Suy nghĩ của em về hoàn cảnh lao động sản xuất của người nông dân trong hoàn cảnh đó?

câu 3: Để làm ra hạt gạo, ngoài công sức của các bác nông dân còn có sự góp sức của ai, qua những hoạt động nào? Điều đó có ý nghĩa gì?

Câu 4: Ở khổ thơ cuối, tại sao "Hạt gạo làng ta" lại trở thành "Hạt vàng làng ta"?

Câu 5: Trong bài thơ, dòng thơ "Hạt gạo làng ta" được lặp lại mấy lần? dụng ý của sự lặp lại ấy là gì?

Ngữ văn địa phương lớp 6.

 

 

1
28 tháng 5 2018

Câu 1:

- Hạt gạo được làm từ thiên nhiên và con người: từ vị phù sa bồi đắp cho ruộng đồng màu mờ phì nhiêu, từ nước hồ sen tưới cho lúa tươi tốt, từ tình cảm và công sức của con người (người mẹ) một nắng hai sương đổ ra trên đồng ruộng.

- Giọt mồ hôi sa. - Những trưa tháng sáu. - Nước như ai nấu. - Chết cả cá cờ. - Cua ngoi lên bờ. - Mẹ em xuống cấy.

Câu 2: Câu thơ:

''Những năm bom Mỹ

Trút trên mái nhà ''

=> Để làm ra hạt gạo thời đó, người nông dân đã rất vất vả

Câu 3:

Có sự góp sức của các bạn nhỏ

Có công các bạn

Sớm nào chống hạn

Vực mẻ miệng gầu

Trưa nào bắt sâu 

Lúa cao rát mặt

Chiều nào gánh phân

Quanh trành quết đất

giúp giùm nha đúng nhanh mik tick cho Quê tôi là một làng quê tuyệt đẹp nhưng có lẽ cái làm tôi nhớ nhất vẫn là sự thanh bình ở nơi đây . Vào buổi sáng sớm , những chú gà trống đứng lên trên đống rơm trước nhà cất tiếng gáy ò...ó...o... . Tiềng gáy như một chiếc đồng hồ báo thức quen thuộc gọi mọi người thức dậy chuẩn bị cho một ngày mới bắt đầu . từ các ngôi nhà , những...
Đọc tiếp

giúp giùm nha đúng nhanh mik tick cho 

Quê tôi là một làng quê tuyệt đẹp nhưng có lẽ cái làm tôi nhớ nhất vẫn là sự thanh bình ở nơi đây . Vào buổi sáng sớm , những chú gà trống đứng lên trên đống rơm trước nhà cất tiếng gáy ò...ó...o... . Tiềng gáy như một chiếc đồng hồ báo thức quen thuộc gọi mọi người thức dậy chuẩn bị cho một ngày mới bắt đầu . từ các ngôi nhà , những làn khói bếp bay ra hòa quyện cùng không khí làm cho mọi người có cảm giác ấm cúng . Xa xa , ông mặt trời từ từ hiện lên sau lũy tre làng tỏa từng tia nắng ấm ap làm sương tan dần . Lúc ấy , tôi thường đưa tay đón lấy từng giọt sương mai tinh khiết , trong trẻo như đón lấy những điều may mắn , tốt đẹp của một ngày mới . Sương đã tan dần , con đường làng trở nên nhộn nhịp bởi bác nông dân đang ra dồng gặt lúa . Trên cánh đồng , lúa đã chín rộ báo hiệu cho một vụ mùa  bội thu . Những bông lúa nặng trĩu hạt như trả công cho người nông dân sau bao nhiêu ngày tháng vất vả '' dãi nắng dầm mưa '' . Ánh nắng chiếu rọi làm cánh đồng như một thảm lụa vàng khổng lồ .Đó là cảnh thanh bình giản dị ở quê tôi . 

Câu 1 Em hãy cho biết trình tự miêu tả của đoạn văn trên ?

Câu 2 Em hãy chỉ ra các yếu tố tưởng tượng , so sánh trong đoạn văn trên ?

Câu 3 Hãy viết đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) nêu cảm nhận của em về đối tượng được miêu tả trong đoạn văn trênQuê tôi là một làng quê tuyệt đẹp nhưng có lẽ cái làm tôi nhớ nhất vẫn là sự thanh bình ở nơi đây . Vào buổi sáng sớm , những chú gà trống đứng lên trên đống rơm trước nhà cất tiếng gáy ò...ó...o... . Tiềng gáy như một chiếc đồng hồ báo thức quen thuộc gọi mọi người thức dậy chuẩn bị cho một ngày mới bắt đầu . từ các ngôi nhà , những làn khói bếp bay ra hòa quyện cùng không khí làm cho mọi người có cảm giác ấm cúng . Xa xa , ông mặt trời từ từ hiện lên sau lũy tre làng tỏa từng tia nắng ấm ap làm sương tan dần . Lúc ấy , tôi thường đưa tay đón lấy từng giọt sương mai tinh khiết , trong trẻo như đón lấy những điều may mắn , tốt đẹp của một ngày mới . Sương đã tan dần , con đường làng trở nên nhộn nhịp bởi bác nông dân đang ra dồng gặt lúa . Trên cánh đồng , lúa đã chín rộ báo hiệu cho một vụ mùa  bội thu . Những bông lúa nặng trĩu hạt như trả công cho người nông dân sau bao nhiêu ngày tháng vất vả '' dãi nắng dầm mưa '' . Ánh nắng chiếu rọi làm cánh đồng như một thảm lụa vàng khổng lồ .Đó là cảnh thanh bình giản dị ở quê tôi . 

Câu 1 Em hãy cho biết trình tự miêu tả của đoạn văn trên ?

Câu 2 Em hãy chỉ ra các yếu tố tưởng tượng , so sánh trong đoạn văn trên ?

Câu 3 Hãy viết đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) nêu cảm nhận của em về đối tượng được miêu tả trong đoạn văn trên

1
12 tháng 8 2021

@_@ ????????????

Cảm nhận về đoạn truyện Một người có hai cái chậu lớn để khuân nước. Một trong hai cái chậu có vết nứt, vì vậy khuân nước từ giếng về, nước trong chậu chỉ còn một nửa. Chiếc chậu còn nguyên rất tự hào về sự hoàn hảo của mình, còn chiếc chậu nứt luôn bị cắn rứt vì không thể hoàn thành nhiệm vụ.Một ngày nọ chiếc chậu nứt nói với người chủ: "Tôi thật xấu hổ về...
Đọc tiếp

Cảm nhận về đoạn truyện

Một người có hai cái chậu lớn để khuân nước. Một trong hai cái chậu có vết nứt, vì vậy khuân nước từ giếng về, nước trong chậu chỉ còn một nửa. Chiếc chậu còn nguyên rất tự hào về sự hoàn hảo của mình, còn chiếc chậu nứt luôn bị cắn rứt vì không thể hoàn thành nhiệm vụ.

Một ngày nọ chiếc chậu nứt nói với người chủ: "Tôi thật xấu hổ về mình. Tôi muốn xin lỗi ông!".

- "Ngươi xấu hổ về chuyện gì?"

- "Chỉ vì lỗi của tôi mà ông không nhận được đầy đủ những gì xứng đáng với công sức của ông!"

- "Không đâu, khi đi về ngươi hãy chú ý đến những luống hoa bên vệ đường".

Quả thật, dọc bên vệ đường là những luống hoa rực rỡ. Cái chậu nứt cảm thấy vui vẻ một lúc, nhưng rồi về đến nhà nó vẫn còn chỉ phân nửa nước.

- "Tôi xin lỗi ông!"

- "Ngươi không chú ý rằng hoa chỉ mọc bên này đường, phía của ngươi thôi sao? Ta đã biết được vết nứt của ngươi và đã tận dụng nó. Ta gieo những hạt giống hoa bên vệ đường phía bên ngươi và trong những năm qua, ngươi đã vui tưới cho chúng. Ta hái những cánh hoa đó để trang hoàng căn nhà. Nếu không có ngươi nhà ta sẽ không ấm cúng và duyên dáng như thế này đâu".

Mỗi con người chúng ta đều như cái chậu nứt - hãy tận dụng vết nứt của mình.

4
21 tháng 11 2016

banhhay quá mk thích

21 tháng 11 2016

Oa!!!!yeu​Rất là hay!yeu