K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

 

I. Đọc – hiểu văn bản

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Chim họa mi hót

   Chiều nào cũng vậy, con chim họa ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót.

   Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát lành trong khe núi. Cho nên những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi giữa tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ rủ xuống cỏ cây.

   Hót một lúc lâu, nhạc sĩ giang hồ không tên không tuổi ấy từ từ nhắm hai mắt lại, thu đầu vào lông cổ, im lặng ngủ, ngủ say sưa sau một cuộc viễn du trong bóng đêm dày.

   Rồi hôm sau khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe. Hót xong, nó xù lông rũ hết những giọt sương rồi nhanh nhẹn chuyền từ bụi nọ sang bụi kia, tìm vài con sâu ăn lót dạ, đoạn vỗ cánh bay vút đi.

                                                                                                                   Theo Ngọc Giao

Câu 1: Đoạn trích trên kể về nhân vật nào?

Câu 2: Tìm những từ ngữ được sử dụng để thay thế khi gọi “chim hoạ mi” trong đoạn trích trên?

Câu 3: Em hãy tìm hai từ đồng nghĩa với từ “êm đềm”?

Câu 4: Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của câu văn sau: “Rồi hôm sau khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm.”

Câu 5: Dấu phẩy trong câu: “Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót.” có tác dụng gì?

Câu 6: Em hãy tìm một câu văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong đoạn văn trên? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?

Câu 7: Đặt một câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ “Tuy...nhưng…”.

II. Tập làm văn

Hãy kể về một kỉ niệm của em đối với người bạn em yêu quý nhất. (Em có thể vẽ bức tranh về người bạn thân của em hoặc một bức tranh về kỉ niệm giữa hai người).

2
20 tháng 8 2021

câu 1 :  chim hoạ mi

câu 2 : nó , nhạc sĩ giang hồ không tên tuổi .

 câu 3 : êm ả, yên ả.

câu 4 :  Rồi hôm sau, /  khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, /  con hoạ mi ấy  / lại hót vang lừng chào nắng sớm.

                 TN                                 TN                                        CN                       VN 

câu 5 :   Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.

câu 6 : Cho nên những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi giữa tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ rủ xuống cỏ cây.

tác dụng :  làm nổi bật lên được tiếng hót hay của hoạ mi .

câu 7:  Tuy Dương bị khuyết tật đôi tay nhưng bạn ấy viết chữ rất đẹp.

20 tháng 8 2021

     II. Tập làm văn

Trong kí ức của mỗi người, nhất là đối với những người học sinh như em thì một người bạn thân lại càng không thể thiếu. Thật đặc biệt là Đan- cô bạn thân từ hồi lớp 1 đến giờ vẫn học với em.

Đan là một cô bé có vóc dáng nhỏ bé cùng với nước da trắng trẻo, mịn màng. Khuôn mặt trái xoan với ánh mắt ngây thơ của một đứa trẻ, Đan luôn làm mềm lòng mọi người chỉ với một ánh nhìn. Đôi môi thì đỏ mọng, miệng lại luôn nở một nụ cười tươi để lộ hàm răng trắng muốt, tưởng chừng như những hạt ngọc trai. Cô bạn này lại có dáng đi uyển chuyển, nhẹ nhàng. Giọng nói nghe rất ngọt và dịu dàng. Chính vì thế mà ở mỗi cuộc thi hát của trường, sự có mặt của bạn ấy là không thể thiếu. Giọng ca "cây nhà lá vườn" này đã đưa về cho lớp, trường rất nhiều giải nhất, nhì.

Trong lớp thì Đan có vẻ rất hiền lành, dễ tính nhưng trong học tập lại rất nghiêm túc. Những hoạt động của trường, lớp thì bạn luôn đứng đầu. Dù vậy, Đan vẫn coi việc học là cần thiết nhất. Với một cái đầu thông minh và tính toán nhanh nên bạn học môn toán rất giỏi. Đan luôn được thầy cô và bạn bè quý mến bởi học giỏi lại hay giúp đỡ bạn bè. Về nhà, ngoài giờ học, Đan luôn dành thời gian giúp đỡ cha mẹ. Ngoài sở thích đọc sách, Đan có một sở thích hơi bị kì quái là thích xem phim ma. Mỗi lúc rảnh rỗi là hai đứa lại hỏi thăm chuyện học tập, tâm sự chuyện buồn vui. Lần mà em bị cảm, Đan đã thể hiện mình thực sự là một người bạn tốt. Em đã phải nghỉ học hết hai tuần. Dù vậy Đan vẫn đến nhà em và giảng cho em từng bài toán, bài văn. Điều này đã làm em thực sự làm em cảm động. Khi em hết bệnh cũng là lúc hai đứa lại cùng nhau bước đi trên con đường đến trường. Con đường in lại những kỉ niệm vui, buồn của đôi bạn thân.

Đan luôn là một người bạn tốt không chỉ đối với em mà với cả mọi người. Em cũng sẽ cố gắng học thật giỏi để hai đứa mãi là bạn thân, đôi bạn cùng tiến.

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:“Mưa đến rồi, lẹt đẹt… lẹt đẹt… mưa giáo đầu. Những giọt nước lăn xuống mái phên nứa: mưa thực rồi. Mưa ù xuống khiến cho mọi người không tưởng được là mưa lại kéo đến chóng thế. Lúc nãy là mấy giọt lách tách, bây giờ bao nhieu nước tuôn rào rào. Nước xiên xuống,lao xuống, tách, bây giờ bao nhiêu nước tuôn rào rào. Nước xiên...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

“Mưa đến rồi, lẹt đẹt… lẹt đẹt… mưa giáo đầu. Những giọt nước lăn xuống mái phên nứa: mưa thực rồi. Mưa ù xuống khiến cho mọi người không tưởng được là mưa lại kéo đến chóng thế. Lúc nãy là mấy giọt lách tách, bây giờ bao nhieu nước tuôn rào rào. Nước xiên xuống,lao xuống, tách, bây giờ bao nhiêu nước tuôn rào rào. Nước xiên xuống, lao xuống, lao vào trong bụi cây. Lá đào, lá na, lá sói vẫy tai run rẩy. Con gà sống ướt lướt thướt ngật ngưỡng tìm chỗ trú. Mưa xuống sầm sập, giọt ngã, giọt bay, bụi nước tỏa trắng xóa. Trong nhà bỗng tối sầm, một mùi nồng ngai ngái, cái mùi xa lạ, man mác của những trận mưa mới đầu mùa. Mưa rào rào trên nền gạch. Mưa đồm độp trên phên nứa, đập bùng bùng vào lòng lá chuối. Tiếng giọt tranh đổ ồ ồ…” 

1, đoạn văn trên có phải là đoạn văn miêu tả không? vì sao? 

2, Tác giả tả theo trình tự nào? 

3, Nhà văn đã quan sát tả cơn mưa rào bằng những giác quan nào? Nhờ đâu em biết cơn mưa ngày càng to?

2
2 tháng 8 2021

Căn cứ vào kiểu cấu tạo để chia các từ láy trong đoạn trích thành 3 nhóm

 

2 tháng 8 2021

Căn cứ vào kiểu cấu tạo để chia các từ láy trong đoạn trích thành 3 nhóm

 

Câu 1 : Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi '' Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vai con nhái, cua , ốc bé nhỏ. Hằng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng , khiến các con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đâu chỉ bé bằng chiecs vung và nó thì oai như mợt vị chúa tể "1)Từ "chúa tể " trong đoạn văn trên là từ đơn...
Đọc tiếp

Câu 1 : Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi 

'' Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vai con nhái, cua , ốc bé nhỏ. Hằng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng , khiến các con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đâu chỉ bé bằng chiecs vung và nó thì oai như mợt vị chúa tể "

1)Từ "chúa tể " trong đoạn văn trên là từ đơn hay từ phức được phân loại từ nguồn gốc mượn từ tiếng của nước nào ?

2)''Chúa tể'' có nghĩa là gì ? Hãy cho biết em đã giải thích từ bằng cách nào ?

3)Hãy chỉ ra cụm danh từ va xác định danh từ trung tâm trong câu sau

  '' Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ''

4)Từ đoạn trích trên, em tự rút ra một lời khuyên trong cuộc sống và học tập ?

Câu 2 :Viết 1 đoạn vanwtheo chủ đề tự chọn ( 5 - 7 dòng ) và xác định danh từ được sử dụng trong đoạn van đó .

ai nhanh dc k

làm hộ mik vs làm hộ cho 3 k

2
3 tháng 11 2018

ai nhanh cho k nhé

viết 1 đoạn văn theo chủ đề tự chọn

3 tháng 11 2018

ai trả lời hộ mik ik

Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Ðôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia...
Đọc tiếp

Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Ðôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Ðôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng.

Câu 1.

- Đoạn văn trên đc viết theo phương thức biểu đạt chủ yếu nào?

- Ngôi kể trong đoạn văn là ngôi thứ mấy?

- Đoạn văn cso bao nhiêu từ láy? (Ghi lại các từ đó)

- Biện pháp nghệ thuật chủ yếu mà tác giả sử dụng trong đoạn văn là j? Tác dụng?

- Thứ tự kể, tả cảu đoạn văn là j?

 

 

0
Đề 1:Phần 1: Đọc hiểu:Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi          Cả nhà đi học      Đưa con đến lớp mỗi ngày    Như con mẹ cũng" thưa thầy"," chào cô"      Chiều qua bố đón tình cờ    Con nghe bố cũng" chào cô"," thưa thầy"...      Cả nhà đi học, vui thay!   Hèn chi điểm xấu, buồn lây cả nhà      Hèn chi mười điểm hôm qua   Nhà mình như thể được... ba con mười.Câu 1:Xác định thể...
Đọc tiếp

Đề 1:

Phần 1: Đọc hiểu:

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi

          Cả nhà đi học

      Đưa con đến lớp mỗi ngày 

   Như con mẹ cũng" thưa thầy"," chào cô"

      Chiều qua bố đón tình cờ 

   Con nghe bố cũng" chào cô"," thưa thầy"...

      Cả nhà đi học, vui thay!

   Hèn chi điểm xấu, buồn lây cả nhà

      Hèn chi mười điểm hôm qua

   Nhà mình như thể được... ba con mười.

Câu 1:Xác định thể thơ của bài thơ trên.

Câu 2: Em bé trong bài thơ reo lên:" Cả nàh đi học, vui thay!" vì phát hiện ra điều gì?

Câu 3: Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ có trong hai câu thơ đầu bài thơ.

Câu 4: Qua khổ thơ thứ hai trong bài thơ trên, em cảm nhận được niềm vui đi học của cả nhà như thế nào?

Phần 2: Tạo lập văn bản:

Câu 1: Từ việc hiểu nội dung bài thơ phần đọc hiểu ở trên, em hãy viết một đoạn văn( khoảng 150 chữ) miêu tả hình ảnh mẹ hoặc bố khi em được điểm tốt.

Câu 2: Cho bài thơ sau:

      Đàn chim se sẻ

   Hót trên cánh đồng

      Bạn ơi biết không

   Hè về rồi đó

      Chiều nay bạn gió

   Mang nồm về đây

      Ôi mới đẹp thay!

   Phượng hồng mở mắt

      Dòng sông trong vắt

   Trườn lên bãi xa

      Một chuyến đò qua

   Mang theo lũ bướm

      Cánh diều bây lượn

   Thênh thang lúa đồng

      Bạn ơi thích không

   Hè về rồi đó

Dựa vào ý bài thơ trên và tên của bài hơ, kết hợp với trí tưởng tượng của minh, em hãy viết thành một bài văn miêu tả

Ai nhanh mình tich nha

Mình cần gấp lắm 

 

2
21 tháng 2 2020

tham khảo nha

https://hoidap247.com/cau-hoi/236892

22 tháng 2 2020

câu đó là của mình đấy

bn cx học 247 hoidap à

Mùa xuân trôi qua nhanh quá, làm cho mùa hè đến lúc nào không hay.Không khí bỗng nhiên nóng bức vô cùng. Mọi vật đều sợ cái nắng thiêu đốt của mùa hè, nhưng riêng phượng thì như vươn tay đón lấy mặt trời chói chang. Nó là cây của mùa hè mà! Suốt bao tháng nay, phượng lim dim xem học trò chơi đùa, hôm nay phượng đã tỉnh hẳn, xoè tán rộng như muốn vươn tay lấy hết lửa mặt trời về mình....
Đọc tiếp

Mùa xuân trôi qua nhanh quá, làm cho mùa hè đến lúc nào không hay.

Không khí bỗng nhiên nóng bức vô cùng. Mọi vật đều sợ cái nắng thiêu đốt của mùa hè, nhưng riêng phượng thì như vươn tay đón lấy mặt trời chói chang. Nó là cây của mùa hè mà! Suốt bao tháng nay, phượng lim dim xem học trò chơi đùa, hôm nay phượng đã tỉnh hẳn, xoè tán rộng như muốn vươn tay lấy hết lửa mặt trời về mình. Phượng đỏ rực cả góc sân. Không ai có thể ngờ được cách đây mấy tuần, phượng chỉ là một cây già không hoa, không lá. Thế mà bỗng nhiên chi chít hoa là hoa, toàn một màu đỏ rực như lửa mặt trời. Nhớ bài hát nào đó có câu “Màu hoa phượng thắm như máu Cồn tim…”. Đúng quá. Nhưng nếu chỉ có màu máu thì cũng sợ. May thay, lẫn trong màu đỏ thắm là màu xanh non của lá, làm phượng bớt chói, bớt gắt. Hoa phượng đỏ rực kiêu hãnh thế mà thực ra cũng thật mềm yếu. Chỉ.một luồng gió nhẹ cũng đủ làm cánh phượng rơi lả tả. Cánh phượng roi gợi bao nhiêu là buồn, nhưng bù lại có tiếng ve ran ran trong vòm lá xanh, như giục phượng kiêu hãnh nở tiếp những chùm đỏ rực.

Thật không gì náo nức bằng phượng bừng bừng nở trong nắng hè rực rỡ cùng tiếng ve chan hoà khắp không gian. Có lẽ chỉ học trò mới cảm nhận hết cái buồn và cái vui mãnh liệt của dàn đồng ca ấy.

(Theo Chíp Thảo)

a) Nhận xét cách mở bài và kết bài của bài văn.

b) Hình ảnh tiêu biểu trong bài văn trên là những hình ảnh nào? Các hình ảnh đó được tô đậm trong toàn bài bằng cách nào?

 

0
Đọc - hiểu văn bản Em hãy đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu. Sau trận bão, chân trời, ngắn bể sạch như một tấm kính lau hết máy, hết bụi. Mặt trời nhủ lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh , phúc hậu như lòng đỏ quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thắm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân...
Đọc tiếp

Đọc - hiểu văn bản Em hãy đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu. Sau trận bão, chân trời, ngắn bể sạch như một tấm kính lau hết máy, hết bụi. Mặt trời nhủ lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh , phúc hậu như lòng đỏ quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thắm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ứng hồng. Y như một mầm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muốn thuở biển Đông. Câu hỏi 1. Nếu phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn bản? 2. Em hãy nêu khái quát nội dung của doạn văn bản?3. Trong đoạn văn bản, tác giả đã sử dụng thành công biện pháp nghệ thuật đặc sắc nào? Nếu tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy? 4. Đoạn văn đã khơi gợi trong em tình cảm gì với biển đảo quê hương? Bằng hiểu biết của bản thân, em hãy cho biết biển đảo Việt Nam có vai trò gì đối với đời sống con người và dân tộc ta? Là học sinh, em có thể làm gì để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển?

Làm ơn hãy trả lời câu hỏi của mình.

0
                                                             Chap 1 : Hai đứa trẻ kì lạTrên đời này thứ mỏng manh nhất là tình bạn, thứ dễ vỡ nhất là tình yêu. Tình bạn mỏng manh để chúng ta gìn giữ và trân trọng, tình yêu dễ vỡ nhưng lại cho chúng ta những hoài niệm thật tuyệt vời. Thân không có nghĩa là yêu, yêu không có nghĩa là thân, tình bạn và tình yêu không thể đánh đồng, nhưng trong từ...
Đọc tiếp

 

                                                            Chap 1 : Hai đứa trẻ kì lạ

Trên đời này thứ mỏng manh nhất là tình bạn, thứ dễ vỡ nhất là tình yêu. Tình bạn mỏng manh để chúng ta gìn giữ và trân trọng, tình yêu dễ vỡ nhưng lại cho chúng ta những hoài niệm thật tuyệt vời. Thân không có nghĩa là yêu, yêu không có nghĩa là thân, tình bạn và tình yêu không thể đánh đồng, nhưng trong từ điển của loài người lại có một cụm từ mang tên: "Bạn thân nhất"!
***
Thời điểm bé gái ấy ra đời là thời điểm bình thường nhất. Mặt trời không toả ánh nắng rạng rỡ, gió không thổi, mưa không rơi, vạn vật vẫn duy trì hoạt động bình thường của nó, vì vậy mẹ em bé đặt tên cho em là Giản Đơn. Có nghĩa là tuy thời điểm em sinh ra rất bình thường nhưng bù lại, tình yêu thương của người thân thì lại dành hết cho em, đó là thứ tình cảm giản dị nguyên thuỷ nhất mà lại đẹp đẽ nhất. Cuộc sống đôi khi chỉ cần những thứ "giản đơn" đó là đủ.
Trước đó 11 tháng cũng có một bé trai được chào đời ở đúng chỗ này. Khi đó ngược lại mặt trời lại toả ra ánh nắng rất chói mắt, bé trai đang khóc bị nắng chiếu vào liền nhắm tịt mắt lại. Bố em bé buồn cười trước hành động này liền đặt tên bé là Minh, mẹ bé phản bác, nói vì em bé trốn tránh ánh nắng mặt trời nên phải đặt là Từ Minh.
***
Nghe đồn bé trai nhà họ Dạ rất ít nói, tuy được thừa hưởng gen trội từ bố mẹ nên mới 5 tuổi đã viết thành thạo tiếng việt, làm toán đơn giản và phân biệt chính tả, bù lại bé chẳng nói năng với ai mấy. Cả bố và mẹ đều rất lo lắng. Ngày xưa cả hai người bọn họ tính cách đều không được dễ chịu cho lắm, liệu con trai của bọn họ có bị gộp tính cách giữa hai người vào không?
- Hay là thử cho nó tiếp xúc với những đứa trẻ khác xem?
Bố Dạ đưa ra ý kiến liền được sự đồng thuận của mẹ Dạ. Bé Minh được đưa đến trường mẫu giáo để tiếp xúc với các bạn, tiếc thay mới được nửa ngày bố mẹ đã phải mang bé về bởi khuôn mặt đằng đằng sát khí của bé đã doạ cho trẻ con toàn lớp khóc nhè loạn lên.
Bố mẹ Dạ đành bó tay trước cậu con trai của mình. Đúng lúc họ đang sốt sắng hết cả lên thì phía căn hộ gần sát có người chuyển đến. Bố mẹ Nguyễn mang đứa con gái đầu lòng đến chào hỏi là làm quen. Bố mẹ Dạ niềm nở tiếp đón, để cho bé Đơn và bé Minh vào phòng đồ chơi tự chơi với nhau.
Cửa phòng đóng lại, các bố mẹ rời đi. Minh như thường lệ lờ đi em bé kém mình 11 tháng phía đối diện, cầm máy điện tử lên chơi.
- Anh ơi, anh bị câm à?
Em bé tầm 4 tuổi kia nhìn Minh suốt từ đầu giờ mới mở miệng, nhưng đã mở miệng thì sẽ có độ sát thương cực lớn. Minh ngây ngốc nhìn vào khuôn mặt cũng thờ ơ chả kém gì mình kia.
- Sao ?
Kì thực cả ngày nay, đây là chữ đầu tiên Minh mở miệng. Cô bé kia thực sự là quá lợi hại. Ấn tượng của Minh với em bé kia rất đặc sắc. Đầu tiên chỉ hơi chú ý vì em có đôi mắt to màu nâu rất đẹp, về sau bị một câu nói của em làm cho nhớ mãi cái mặt lạnh tanh kia.
- Cái bộ mặt của anh, thật là khó chịu! Lạnh đến chán ghét!
- Cậu có quyền gì mà nói?
- Vâng em không có quyền, em chỉ góp ý cho anh biết. Anh có biết là bố mẹ anh lo lắng thế nào vì cái thái độ đấy của anh không? Em nói thế thôi, anh nghe hay không thì tuỳ!
Minh ngồi im re tại chỗ, mắt cụp xuống biểu hiện sự áy náy và suy tư. Em bé kia từ từ tiến lại gần Minh, nâng mặt Minh lên, dùng đôi tay bụ bẫm của mình nhéo hai má Minh thật đau, nhéo đến khi hai má Minh đỏ lừ lên em mới chịu cười ha hả:
- Cười lên một tí có phải đẹp trai không?
Khoảnh khắc lúc đó Minh không thể diễn tả thành lời. Em chỉ cảm thấy nụ cười của em bé kia thật là đẹp, thật là rạng rỡ, là nụ cười ấm áp nhất mà Minh từng gặp. Em bé cười xong vô cùng tự nhiên chui rúc vào lòng Minh dụi mắt:
- Hôm nay em phải dậy sớm để theo mẹ sang nhà anh, anh cho em nằm nhờ trong lòng ngủ tí, không có người ôm em không chịu được.
Minh hơi hiếu kì cùng mất tự nhiên, lát sau thích ứng được Minh liền ôm em bé kia vào lòng, ôm như mẹ hay ôm Minh, rồi Minh cũng ngủ thiếp đi lúc nào không hay.
Các bố mẹ trò chuyện chán chê liền đi vào phòng đồ chơi tìm con. Lúc mở cửa ra bố mẹ Dạ suýt rớt tròng mắt. Bé Đơn được bế gọn trong lòng bé Minh, hai đứa ôm nhau ngủ, cảnh tượng thật yên bình mà cũng thật... không thể tin nổi ! Bố mẹ Dạ lúc đó mừng toé nước mắt, túm lấy túm để bố mẹ Nguyễn đòi nhận bé Đơn làm con dâu.
***
Từ cái hôm nhớ mãi không quên đó mà bé Minh trở nên thích bé Đơn đến lạ thường, cứ canh lúc bố mẹ Nguyễn đến lại chạy ra hỏi bạn Đơn đâu. Bé Đơn ngày xưa hở ra là bố mẹ giờ cái gì cũng anh Minh: Anh Minh ơi với em cái này, anh Minh ơi hộ em cái kia. Hai đứa tầm tuổi chơi với nhau nên rất hợp tính, Minh thì thông minh đến ưu việt, nhiều lúc sự thông minh quá mức này làm cho người rất đau đầu, Đơn thì lại có trí nhớ siêu tốt, đã lỡ hứa với bé cái gì rồi thì đừng mơ nuốt lời được.
***
Năm nay Minh và Đơn 5 tuổi, nghĩa là năm sau vào lớp 1 rồi. Các bé cùng trang lứa trong khu háo hức lắm. Nào là bắt bố mẹ dắt đi mua cặp, mua sách vở, nào là hỏi han loạn lên, "Mẹ ơi cô giáo có ác không ?"
Thế mà, hai đứa con nhà này, một đứa cứ tanh tách máy chơi game, một đứa chui vào lòng đứa còn lại, lặng lẽ ghi nhớ chiêu thức để tăng lever. Cả hai đứa rất bàng quan, thẩn thơ tự chơi với nhau, coi như là người phải đi lớp 1 không phải mình vậy. Bố mẹ Dạ cùng bố mẹ Nguyễn nhìn nhau, lắc đầu. Mẹ Nguyễn mở lời:
- Minh Đơn à, hai con có muốn đi hiệu sách sắm đồ không?
- Không ạ!
Rất đồng thanh, hai đứa lại tạch tạch máy chơi game, điệu bộ hờ hững quá thể.
- Thế các con không muốn mua đồ dùng, sách vở chuẩn bị cho năm học mới à?
Bố Nguyễn nói đỡ vợ, nhận lại là cái nhìn chăm chăm của Đơn. Ông cười, hỏi Đơn:
-Sao thế?
- Buổi chiều thứ 7 tuần trước nữa, cách đây 2 tuần 12 giờ 34 phút, bố mẹ đã hứa là nếu con chịu thơm anh Minh một cái bố mẹ sẽ chuẩn bị toàn bộ sách vở cho con và anh Minh.
Minh chen thêm lời, mắt không rời màn hình máy chơi game:
- Bố mẹ con cũng hứa nếu con chịu ngồi yên để Đơn thơm cho mọi người chụp một kiểu, toàn bộ đồ dùng học tập của con và Đơn bố mẹ sẽ lo tất.
Các bố mẹ sau câu nói của hai đứa trẻ liền nhìn nhau, thở dài ngao ngán. Họ mong ước lắm, một đứa con bình thường!!!
- À anh Minh ơi!
- Sao?
Đơn xoay mái đầu nhỏ lại làm mái tóc đen mượt như lông tơ của cô bé cọ vào cằm Minh, ngưa ngứa.
- Năm sau bọn mình vào lớp một rồi.
- Ừ...
- Đến lúc đó sống chết anh phải ngồi cạnh em!
- Ừ, tất nhiên rồi…
Đơn cười toét miệng, Minh vẫn tạch tạch bấm máy, coi việc ngồi cạnh Đơn là một việc hiển nhiên.
...
***
Trường tiểu học Thanh Lịch, bóng bay rực rỡ, cổng trường mở rộng, chuẩn bị đón các em lớp 1 vào trường. Các cô giáo mặt mày niềm nở, hiền từ như một người mẹ đích thực, tay chỉ đường tay vỗ về các em nhỏ, giúp các em xếp đúng hàng. Các em nhỏ, em nào em đấy mắt ngấn nước níu ống tay áo bố mẹ, ngập ngừng không muốn bước vào trường.
Bố mẹ Dạ cùng bố mẹ Nguyễn thèm thuồng nhìn những đứa trẻ khác, một lúc lại quay qua nhìn con mình. Một thằng đang theo sự chỉ dẫn của cô giáo xếp ngay ngắn vào hàng, một con nắm chặt gấu áo thằng kia bước theo, trước khi đi còn bỏ lại mấy chữ:
- Bye bye mọi người~
- ...
Họ hận, họ hận cuộc đời này!
Minh và Đơn xếp vào hàng dưới sân trường, phía các em nhỏ đang khóc nhè kia cũng đã bắt đầu ổn định hàng ngũ, thầy hiệu trưởng mỉm cười đầy hiền từ:
- Thôi nào các em, chúng ta lớn rồi, cần phải thôi dựa dẫm vào bố mẹ chứ ! Các em thấy không, các anh chị lớp lớn hơn đây này, thầy cô, mái trường này, ai cũng chào đón các em. Bước vào mái trường.....v.v.....
Minh nhăn mặt, huých huých tay Đơn đang đứng cạnh bên, hỏi:
- Cậu thấy sao?
Đơn ngáp ngắn ngáp dài, cả người mệt mỏi dựa hẳn vào người Minh, hay cánh tay ôm chặt lấy cánh tay phải của cậu, nũng nịu lắc la lắc lư:
- Bài phát biểu này so với bài khai giảng năm ngoái không sai một chữ.
- Hửm, sao cậu biết?
- Anh quên à ? Năm ngoái bố mẹ chả cho chúng mình lên trường tham quan thử còn gì ?
- Ừ...
❤️❤️❤️

12
2 tháng 9 2019

Thnks bn

16 tháng 10 2019

ko mỏi tay hả . giỏi vcl

Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm) Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu:CÂU CHUYỆN ỐC SÊNỐc sên con ngày nọ hỏi mẹ: "Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!""Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh" - Ốc sên mẹ nói."Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng...
Đọc tiếp

Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm) 

Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu:

CÂU CHUYỆN ỐC SÊN

Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ: "Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!"

"Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh" - Ốc sên mẹ nói.

"Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?"

"Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy".

"Nhưng em giun đất cũng không có xương, cũng bò chẳng nhanh, cũng không biến hoá được, tại sao em ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?"

"Vì em giun đất sẽ chui xuống đất, lòng đất sẽ bảo vệ em ấy".

Ốc sên con bật khóc, nói: "Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng chẳng che chở chúng ta".

"Vì vậy mà chúng ta có cái bình!" - Ốc sên mẹ an ủi con - "Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta dựa vào chính bản thân chúng ta".

 

(Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Thanh niên, 2009)

Câu 1(0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. 

Câu 2 (0,5 điểm): Em hãy chỉ ra các vị ngữ trong câu văn sau và cho biết các vị ngữ đó có cấu tạo là cụm động từ hay cụm tính từ : "Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta dựa vào chính bản thân chúng ta".

Câu 3 (1 điểm): Vì sao Ốc sên con lại bật khóc và cảm thấy mình đáng thương?  

Câu 4 (1 điểm): Em có đồng ý với lời động viên an ủi của Ốc sên mẹ không? Vì sao? 

Phần 2: Tạo lập văn bản (7 điểm) 

Câu 1 (2 điểm): Tự lập là một đức tính tốt. Em đã làm gì để thể hiện mình là người tự lập trong học tập và trong sinh hoạt hàng ngày. Viết đoạn văn ngắn 5-7 câu trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên. 

Câu 2 (5 điểm): Khi Thánh Gióng ra trận, mẹ đã đến bên ngựa sắt để tiễn đưa chàng. Hãy viết bài văn kể lại cuộc chia tay xúc động ấy.

0
  […] Mặt trời lại rọi lên ngày thứ sáu của tôi trên đảo Thanh Luân một cách thật quá là đầy đủ. Tôi dậy từ canh tư. Còn tối đất, cố đi mãi trên đá đầu sư, ra thấu đầu mũi đảo. Và ngồi đó rình mặt trời lên. Điều tôi dự đoán, thật là không sai. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn...
Đọc tiếp

  […] Mặt trời lại rọi lên ngày thứ sáu của tôi trên đảo Thanh Luân một cách thật quá là đầy đủ. Tôi dậy từ canh tư. Còn tối đất, cố đi mãi trên đá đầu sư, ra thấu đầu mũi đảo. Và ngồi đó rình mặt trời lên. Điều tôi dự đoán, thật là không sai. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng dần lên cái chất bạc nén. Một con hải âu bay ngang, là là nhịp cánh….

  1.Câu văn nào chứa cảm xúc của người viết?

A. Tôi dậy từ canh tư.

B. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng.

C. Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng dần lên cái chất bạc nén.

D. Mặt trời lại rọi lên ngày thứ sáu của tôi trên đảo Thanh Luân một cách thật quá là đầy đủ.    

 2. Câu: “Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết” được tác giả sử dụng biện pháp tu từ: 

 A. Nhân hóa B. So sánh C. Ẩn dụ D. Điệp từ

3. Từ nào trong câu văn “Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi” được được dùng theo theo nghĩa chuyển:

 A . Bão B . Bể C. Kính D. Chân

4. Trong những từ sau từ nào không phải là từ mượn?

 A. Bình minh

B. Trường thọ

C. Chài lưới

D. Lễ phẩm

 

Mn giúp mik vs. Mik cần gấp. Mik sẽ tick cho tất cả mn

                                              

1
27 tháng 12 2021

  […] Mặt trời lại rọi lên ngày thứ sáu của tôi trên đảo Thanh Luân một cách thật quá là đầy đủ. Tôi dậy từ canh tư. Còn tối đất, cố đi mãi trên đá đầu sư, ra thấu đầu mũi đảo. Và ngồi đó rình mặt trời lên. Điều tôi dự đoán, thật là không sai. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng dần lên cái chất bạc nén. Một con hải âu bay ngang, là là nhịp cánh….

  1.Câu văn nào chứa cảm xúc của người viết?

A. Tôi dậy từ canh tư.

B. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng.

C. Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng dần lên cái chất bạc nén.

D. Mặt trời lại rọi lên ngày thứ sáu của tôi trên đảo Thanh Luân một cách thật quá là đầy đủ.    

 2. Câu: “Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết” được tác giả sử dụng biện pháp tu từ: 

 A. Nhân hóa B. So sánh C. Ẩn dụ D. Điệp từ

3. Từ nào trong câu văn “Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi” được được dùng theo theo nghĩa chuyển:

 A . Bão B . Bể C. Kính D. Chân

4. Trong những từ sau từ nào không phải là từ mượn?

 A. Bình minh

B. Trường thọ

C. Chài lưới

D. Lễ phẩm