Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Văn bản “Nơi dựa”
- Hai đoạn gần như đối xứng nhau về cấu trúc câu: Mở- Kết
- Hình tượng nhân vật:
+ Người mẹ trẻ: dựa vào đứa con chập chững biết đi
+ Anh bộ đội: dựa vào cụ già bước run rẩy không vững
→ Gợi suy ngẫm về “nơi dựa” chỗ dựa tinh thần, niềm vui, ý nghĩa cuộc sống
Bài “Thời gian”
+ Đoạn 1: Sức tàn phá của thời gian
+ Đoạn 2: Những giá trị bền vững tồn tại mãi với thời gian
- Thời gian trôi chảy từ từ, nhẹ, im, tưởng như yếu ớt “thời gian qua kẽ tay” thời gian “làm khô những chiếc lá”
+ “Chiếc lá” một hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng
+ Chiếc lá khô hay chính là cuộc đời không thể tránh khỏi vòng sinh diệt
- Kỉ niệm và những cuộc đời ngắn ngủi cũng bị rơi vào quên lãng
- Có những thứ còn tồn tại mãi với thời gian: câu thơ, bài hát
Đó là nghệ thuật khi đạt tới độ kết tinh xuất sắc tươi xanh mãi mãi, bất chấp thời gian
- Câu kết tạo bất ngờ: “Và đôi mắt em, như hai giếng nước”. “Hai giếng nước” chứa kỉ niệm, tình yêu, sức sống đối lập với hình ảnh “lòng giếng cạn” quên lãng thời gian
c, Qua văn bản “Thời gian” tác giả muốn thể hiện: thời gian có thể xóa đi tất cả, chỉ có văn học, tình yêu có sức sống lâu bền
Văn bản “Mình và ta”
- Văn bản là bài thơ tứ tuyệt của nhà thơ Chế Lan Viên trong tập Ta gửi cho mình. Bài thơ nói về lí luận thơ ca, nghệ thuật
- Hai câu thơ đầu thể hiện mối quan hệ của người đọc (mình) và nhà văn (ta). Trong quá trình sáng tạo, nhà văn luôn có sự đồng cảm với độc giả, ngược lại, độc giả có sự đồng cảm trong “sâu thẳm” với nhà văn.
- Hai câu tiếp sau là quan niệm của tác giả về văn bản văn học, tác phẩm văn học trong tâm trí người đọc.
- Nhà văn viết tác phẩm văn học, sáng tạo nghệ thuật theo những đặc trưng riêng. Những điều nhà văn muốn nói đều gửi gắm vào hình tượng nghệ thuật, chỉ có giá trị gợi mở.
- Người đọc cần suy ngẫm, tìm hiểu, phân tích để tìm ra ý nghĩa của văn bản.
- Hai câu cuối là quan niệm của Chế Lan Viên về văn bản văn học, tác phẩm trong tâm trí người đọc
- Quan niệm trên của Chế Lan Viên được phát biểu bằng tuyên ngôn, hình tượng thơ ca.
1.Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là: biểu cảm.
2.- "Quê hương tôi có cây bầu, cây nhị
Tiếng đàn kêu tính tịch tình tang..." (Truyện cổ tích "Thạch Sanh")
-"Có cô Tấm náu mình trong quả thị" (Truyện cổ tích "Tấm Cám")
-"Có người em may túi đúng ba gang."(Truyện cổ tích "Cây khế")
-"...Một dây trầu cũng nhắc chuyện lứa đôi." (Truyện cổ tích "Sự tích trầu cau")
3.Biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ là: điệp cấu trúc "Quê hương tôi có..."
Tác dụng:
-Nghệ thuật: Làm cho lời thơ hài hòa cân đối,giàu giá trị gợi hình gợi cảm cho đoạn thơ, gây hứng thú cho bạn đọc.
-Nội dung:
+Tác giả làm nổi bật lên giá trị của những câu chuyện cổ, những câu ca dao tục ngữ,đồng thời khẳng định vai trò và ý nghĩa của văn học dân gian nước nhà, ca ngợi truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta: yêu công lí,chuộng hòa bình chính nghĩa;tình nghĩa thủy chung; nghĩa tình.
+Bên cạnh đó chúng ta cần tự hào và giữ gìn những truyền thống quý báu đó,học tập để trau dồi kiến thức và nhân cách.
4. Văn học dân gian đối vs mỗi nhà văn, nhà thơ... là nguồn mạch cảm xúc, là sản phẩm tinh hoa của dân tộc Việt được xây dựng bằng chất liệu ngôn từ nghệ thuật, đc chọn lọc từ những từ ngữ trau chuốt, đc gọt dũa cẩn thận từ bao đời nay.Song ai cũng có thể tham gia được,ai cũng được sửa chữa để tác phẩm được hay hơn,đầy đủ, phong phú hơn.Văn học dân gian là kho tí thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc, có giá trị giáo dục sâu sắc đạo lí làm người,có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo bản sắc riêng cho nền văn hóa dân tộc.Đoạn thơ trên là vậy, nó mang đến cho tác giả tình cảm tự hào, yêu mến, trân trọng; đồng thời cũng là niềm tự hào trước những giá trị văn hóa tinh thần, trước những truyền thống tốt đẹp của cội nguồn.Bản thân mỗi chúng ta ai cũng tự hào, yêu mến những giá trị văn hóa đó, và cần giữ gìn nó vì đó là biểu hiện của lòng yêu nước ở mỗi người.
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là: biểu cảm.
Câu 2: Những câu ca dao, tục ngữ hoặc truyện cổ được gợi nhớ trong đoạn trích là: Thạch Sanh, Tấm Cám, Cây khế, Sự tích Trầu Cau, Tay bưng chén muối đĩa gừng – Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau…
Câu 3: Biện pháp điệp cấu trúc “Một … cũng…” Tác dụng: - Khẳng định giá trị nội dung của những câu truyện cổ, những câu ca dao tục ngữ. - Làm nổi bật vẻ đẹp truyền thống của dân tộc: thủy chung, nghĩa tình.
Câu 4: Đoạn thơ là tình cảm tự hào, yêu mến, trân trọng của nhà thơ về những tác phẩm văn học dân gian. Đó cũng là niềm tự hào trước những giá trị trị văn hóa tinh thần, trước những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Văn học dân gian là nguồn mạch, tinh hoa của văn hóa dân tộc, là tâm hồn Việt Nam được hun đúc bao đời. Tự hào, yêu mến những giá trị văn hóa, những truyền thống tốt đẹp đó cũng là tự hào về nguồn cội, là biểu hiện của lòng yêu nước trong mỗi con người.
Cảm xúc mùa thu không chỉ vẽ nên một bức tranh thu giàu chất gợi hình mà còn gợi lên trong ta một nỗi niềm sâu kín. Mượn hình ảnh của thiên nhiên để nói lên tâm trạng của mình, đó là nỗi lo âu thế sự, nỗi nhớ quê hương cùng nỗi cô đơn, lạnh lẽo của tác giả. Tác giả như đang khắc họa bức tranh của xã hội Trung Quốc đương thời loạn lạc, bất an, chao đảo. Nỗi buồn lạc lõng giữa thiên nhiên phải chăng cũng là nỗi chênh vênh lo lắng của tác giả trước thời cuộc. Nỗi nhớ quê hương tha thiết, dồn nén không thể giải tỏa được, đồng thời vẽ ra những hình ảnh quen thuộc về cuộc sống quê nhà khắc sâu tâm trạng lẻ loi, trầm lắng, u sầu vì nỗi mong nhớ trở về quê hương.
- Hình tượng thiên nhiên trong hai câu luận đã góp phần diễn tả tâm trạng, thái độ của nhà thơ trước số phận người con gái:
+ Biện pháp đảo ngữ kết hợp với các động từ mạnh “xiên”, “đâm” kết hợp với bổ ngữ thể hiện sự ngang ngạnh, bướng bỉnh của nhà thơ.
+ Hình ảnh: rêu (mềm yếu), đá (thấp bé) không cam chịu số phận, bằng mọi cách cố vươn lên những cản trở (mặt đất, chân mây) để chứng tỏ mình
→ Tạo nên những hình ảnh miêu tả sinh động, căng đầy sức sống trong những tình huống bi thảm nhất để thể hiện rõ nhất tâm trạng của nhà thơ: gắng gượng vươn lên
- Đặc điểm chung:
+ Về nội dung: bày tỏ tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, con người, có chức năng giáo dục thẩm mĩ đến bạn đọc
+ Về hình thức: đều viết theo thể thơ tự do, ngôn ngữ, hình ảnh thơ độc đáo, hàm súc
- Ý nghĩa nội dung chủ đề trong từng văn bản thơ
+ Đất nước (Nguyễn Đình Thi): trân trọng lịch sử thăng trầm của đất nước, thể hiện lòng biết ơn đến những con người đã làm ra đất nước và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước.
+ Lính đảo hát tình ca trên đảo (Trần Đăng Khoa): trân trọng, ngợi ca tinh thần lạc quan, tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của những người lính nơi đảo xa.
+ Đi trong hương tràm (Hoài Vũ): trân trọng ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên và tình yêu thuỷ chung của con người.
+ Mùa hoa mận (Chu Thuỳ Liên): trân trọng, ngợi ca tình yêu thiên nhiên, nỗi nhớ quê da diết của người con đi xa trở về.
- Khi đọc hiểu các văn bản thơ tự do, cần chú ý:
+ Nhân vật trữ tình trong tác phẩm
+ Ngôn ngữ, hình ảnh và cảm hứng chủ đạo của tác phẩm.
Tham khảo
I,
Câu 1: - Đoạn thơ trích trong tác phẩm: Ánh trăng
- Tác giả: Nguyễn Duy
Câu 2: Từ ngữ thể hiện cảm xúc của nhà thơ khi đột ngột gặp lại vầng trăng: rưng rưng.
Câu 3: - Biện pháp nhân hóa: im phăng phắc
- Tác dụng: cái lặng im “phăng phắc” của ánh trăng vừa bao dung, độ lượng vừa vô cùng nghiêm khắc. Nó như một lời cảnh báo giúp con người ăn năn, thức tỉnh.
Câu 4: - Đoạn thơ gợi nhắc cho người đọc thái độ sống phải trân trọng, biết ơn quá khứ thủy chung, tình nghĩa.
- Câu tục ngữ phù hợp: Uống nước nhớ nguồn.
II, Oán giận cùng với nản lòng chỉ có thể làm vật cản trở trên bước đường tiến đến thành công của bạn. Khoan dung, tha thứ cho người khác thực ra cũng là đang trải đường cho bản thân mình để cuộc sống này thêm ý nghĩa.
Trước hết chúng ta cần hiểu thế nào là lòng khoan dung? Khoan dung là một đức tính tốt của con người. Khoan dung là lòng rộng lượng, bao dung, thương yêu con người, sẵn sàng tha thứ, không khắt khe, không trừng phạt, hoặc sẵn sàng xoá bỏ những lỗi lầm mà người khác đã phạm phải. Người có lòng khoan dung luôn biết yêu thương, đồng cảm, thấu hiểu với những người xung quanh bởi vậy mà đức Phật cũng đã dạy nhân loại: “ Tài sản lớn nhất của con người chính là lòng khoan dung”. Biểu hiện của lòng khoan dung không phải là một điều gì bí ẩn mà nó hiện ra ngay trong cuộc sống con người. Chúng ta có thể tha thứ những lỗi lầm cho bạn bè để tình bạn trở nên gắn bó lâu dài, khoan dung với người thân, với những người xung quanh ta và với chính bản thân mình có như thế thì xã hội mới trở nên gắn bó và trở thành một khối chỉnh thể thống nhất, đoàn kết.
Lòng khoan dung dễ dàng dẹp đi những chướng ngại vật trong tâm hồn và trước mắt mình để cuộc sống rộng mở là một cuộc sống trải đầy hoa hồng,bằng phẳng. Khi xóa bỏ những hận thù , những ganh tị không đáng ở trong lòng tâm hồn sẽ trở nên nhẹ nhõm hẳn, thoải mái và bỗng dưng cảm thấy cuộc sống trở nên tươi đẹp hơn. Như chúng ta đã biết, xã hội “ nhân vô thập toàn” không ai là hoàn hảo và không mắc những sai lầm cả, những lúc như thế cần có lòng khoan dung thì như những chiếc chìa khóa gỡ bỏ tất cả những rắc rối của bản thân với mọi người. Nếu như có lòng khoan dung con người sẽ xích lại gần nhau hơn, sẽ trở nên gắn bó, thân thiết với nhau nhiều hơn, biết tha thứ, dung nạp lẫn nhau. Khoan dung, tha thứ lỗi lầm cho người khác thì có thể cảm hoá được họ. Khi được nhận lòng khoan dung của ta, thì bản thân người đó sẽ ăn năn hối lỗi, tự tu chỉnh bản thân mình, sửa chữa lỗi lầm và có thể biết ơn ta nữa, để từ đó không tiếp tục phạm lỗi mà họ đã từng mắc phải. Chính lòng bao dung đã góp phần tẩy rửa phần con, tô đậm thêm phần người, phẩm giá làm người. Nó làm cho tâm hồn ta trở nên thánh thiện, cao thượng và giàu có hơn mà như chúng ta đã biết sự gìn, trân trọng.Không những thế lòng khoan dung còn đem lại cho cuộc sống con người sự bình yên,hòa thuận. Trong gia đình, thì vợ chồng cũng cần nhẫn nhịn, khoan dung cho nhau thì mới xây dựng nên được một gia đình gắn bó, bền chặt. Như chúng ta đã biết sau khi những chiến thắng kết thúc, Việt Nam chúng ta cũng không quên mở lòng khoan dung, tha thứ, chuẩn bị lương thảo, thuyền bè cho kẻ thù trở về nước. Đây cũng có thể hiểu là những mưu kế tinh anh của ta. Có những lúc ta cần bao dung cho chính bản thân mình thì mới có thể bao dung cho người khác được. Ta bao dung người, yêu thương, độ lượng, tha thứ người thì một lúc nào đó sẽ được người hay người khác tha thứ cho ta.
Tuy nhiên trong cuộc sống không phải ai ta cũng khoan dung. Có những người xấu muốn hãm hại ta, ta không thể khoan dung cho họ được, hay những kẻ ác, những tội phạm chuyên giết người thì ta cũng không thể nhân nhương. Như vậy,lòng khoan dung phải được đặt đúng lúc, đúng chỗ. Sự khoan dung, nếu được dùng đúng chỗ và đúng lúc thì còn có tác dụng mạnh mẽ hơn sự trừng phạt, bởi nó tác động rất mạnh đến nhận thức mỗi con người. Cuộc sống của con người sẽ trở nên tẻ nhạt, bản thân mỗi con người sẽ trở nên ích kỉ nếu không có lòng khoan dung. Bản thân mỗi chúng ta phải không ngừng rèn luyện, phấn đấu bồi đắp cho mình lòng khoan dung. Không vì những lợi ích cá nhân mà trở nên ích kỉ, phải luôn yêu thương, gắn bó đoàn kết với nhân loại. Trong cuộc sống cũng có một số người sống thờ ơ, vô cảm, luôn chắp nhặt những chuyện vặt vãnh, chỉ biết đến lợi ích cá nhân. Những người như thế cũng khiến cho xã hội tụt hậu so với bạn bè thế giới.
Tục ngữ Ba Lan đã khẳng định: “ Sự khoan dung là món trag sức của đức hạnh”. Chúng ta hãy sống chậm lại một chút, lắng nghe thấu hiểu bản thân và những người xung quanh, biết tha thứ cảm thông thì cuộc sống sẽ trở nên tươi đẹp và ý nghĩa biết bao.
Câu 1:Đoạn thơ được trích từ tác phẩm Ánh Trăng.Tác giả là Nguyễn Duy
Câu 3:
Chỉ :
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
Nhân hóa ánh trăng như biết "im phăng phắc" biết làm cho ta "giật mình" .
Tác dụng:
+Làm sinh động,gần gũi với con người
+Tăng sức gọi hình gợi cảm
+Làm câu văn trở nên giàu cảm xúc hơn
Câu 4:
Tham khảo:
- Đoạn thơ là lời nhắc nhở thầm kín về thái độ sống, về tình cảm với những năm tháng quá khứ gian lao và nghĩa tình với thiên nhiên đất nước bình dị mà hiền hậu.