K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:

... Riêng bác thơ mộc già buồn bã

Thở khói thuốc lên trời

Anh thợ điện trên mái nhà mắc dây

Bà giáo về hưu ngồi dịch sách

Dạy cậu con tiếng Pháp

Suốt ngày chào “Bonjor”

Phố của ta

Phố nghèo của ta

Những giọt nước sa

Trên cành thánh thót

trẻ lên gác thượng

Thổi bay cao bong bong xà phòng

Em chờ anh trước cổng

Con chim sẻ của anh

Con chim sẻ tóc xù

Con chim sẻ của phố ta

Nếu cuộc đời này toàn chuyện xấu xa

Bác thợ mộc nói sai rồi

Nếu cuộc đời này toàn chuyện xấu xa

Tại sao cây táo lại nở hoa

Sao rãnh nước trong veo đến thế

Bác thợ mộc nói sai rồi

Con chim sẻ tóc xù ơi...

(Trích Phố ta - Lưu Quang Vũ)

Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn thơ trên và lí giải vì sao tác giả lại lựa chọn thể thơ đó để biểu đạt những điều muốn chia sẻ?

Câu 2. Trong đoạn thơ, tác giả miêu tả “phố của ta” với những con người và hình ảnh nào? Anh/chị có nhận xét gì về không gian “phố của ta”?

Câu 3. Anh/ chị hãy nêu ý nghĩa của hình ảnh “con chim sẻ” được xuất hiện trong đoạn thơ.

Câu 4. Theo anh/ chị, vì sao tâm trạng của bác thợ mộc “buồn bã”?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về vấn đề đặt ra trong đoạn thơ ở phần Đọc hiểu:

Nếu cuộc đời này toàn chuyện xấu xa

Tại sao cây táo lại nở hoa

Sao rãnh nước trong veo đến thế

Bác thợ mộc nói sai rồi

Please help me!Cảm ơn mọi người đã giúp đỡ ạ!Em đang cần gấp ạ

0
Anh/ chị hãy phân tích bài thơ “Tràng giang” để thấy được nỗi cô đơn trước vũ trụ, nỗi sầu nhân thế, niềm khao khát hòa nhập với cuộc đời và tình cảm với quê hương, đất nước của nhà thơ Huy Cận. Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp, Con thuyền xuôi mái nước song song, Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả; Củi một cành khô lạc mấy...
Đọc tiếp

Anh/ chị hãy phân tích bài thơ “Tràng giang” để thấy được nỗi cô đơn trước vũ trụ, nỗi sầu nhân thế, niềm khao khát hòa nhập với cuộc đời và tình cảm với quê hương, đất nước của nhà thơ Huy Cận.

Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,

Con thuyền xuôi mái nước song song,

Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;

Củi một cành khô lạc mấy dòng.

Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.

Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;

Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.

Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng;

Mênh mông không một chuyến đò ngang.

Không cầu gợi chút niềm thân mật.

Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,

Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa,

Lòng quê dợn dợn vời con nước,

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

(Tràng giang – Huy Cận, Ngữ văn 11, Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam 2010, tr 29)

0
Bài tập 1: Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Sao em không về chơi thôn Vĩ Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên. Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền (“Đây thôn Vĩ Dạ”- Hàn Mặc Tử) Câu 1: Nên hiểu như thế nào về ý nghĩa của từ “về chơi”? Có thể thay thế bằng các từ cùng trường nghĩa như: Sao em không về thăm thôn Vĩ? Câu 2: Hình...
Đọc tiếp

Bài tập 1: Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Sao em không về chơi thôn Vĩ

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền

(“Đây thôn Vĩ Dạ”- Hàn Mặc Tử)

Câu 1: Nên hiểu như thế nào về ý nghĩa của từ “về chơi”? Có thể thay thế bằng các từ cùng trường nghĩa như: Sao em không về thăm thôn Vĩ?

Câu 2: Hình ảnh “nắng mới lên” gợi cho em vẻ đẹp như thế nào? Hãy so sánh với hình ảnh “nắng” được sử dụng trong các trường hợp sau:

a. Trong làn nắng ửng khói mơ tan

Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng (“Mùa xuân chín”- Hàn Mặc Tử)

b. Pháo đã nổ đưa xuân về vang động

Vườn đầy hoa ríu rít tiếng chim trong

Cỏ non biếc giật mình chờ nắng rụng (“Xuân về”-Chế Lan Viên)

c. Nắng xuân tươi trên thân dừa xanh dịu

Tàu cau non lấp loáng muôn gương xanh

Ánh nhởn nhơ đùa quả non trắng phếu

Và chảy tan qua kẽ lá cành chanh. (“Xuân lòng”- Tố Hữu)

Câu 3: Cảm nhận của em về hình ảnh so sánh “xanh như ngọc”. So sánh với sắc xanh trong những câu thơ dưới đây:

a. Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao (“Thu Vịnh”- Nguyễn Khuyến) b. Một vùng cỏ mọc xanh rì (“Truyện Kiều”- Nguyễn Du) c. Suối dài xanh mướt nương ngô (“Sáng tháng năm”-Tố Hữu) d. Quê hương tôi có con sông xanh biếc

(“Nhớ con sông quê hương”- Tế Hanh)

Bài tập 2

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si.
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi;
Mỗi sáng sớm, thần vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.

(“Vội vàng”- Xuân Diệu)

Câu 1: Chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh tác giả sử dụng để miêu tả bức tranh mùa xuân. Qua đó giúp anh (chị) cảm nhận bức tranh mùa xuân và cảm xúc của tác giả như thế nào?

Câu 2: Theo anh (chị), cách so sánh“tháng giêng ngon như một cặp môi gần” có gì đặc biệt? Cách so sánh đó có khác gì với cách so sánh ở hai câu thơ sau:

Mai cốt cách, tuyết tinh thần

Mỗi người mỗi vẻ mười phân vẹn mười (“Truyện Kiều”, Nguyễn Du)

Câu 3: Xác định cách ngắt nhịp của các câu thơ trong đoạn thơ trên. Cách ngắt nhịp đó có tác dụng gì trong việc bộc lộ mạch cảm xúc của tác giả?

Bài tập 3:

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc

Chim nghiêng cánh nhỏ. Bóng chiều sa

Lòng quê dợn dợn vời con nước

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

(“Tràng giang”, Huy Cận)

Câu 1: Xác định các từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ tác giả sủ dụng để miêu tả cảnh hoàng hôn và tâm trạng thương nhớ quê hương của tác giả!

Câu 2: Câu thơ “Chim nghiêng cánh nhỏ. Bóng chiều sa” về hình thức có gì đặc biệt?Cảm nhận của em về ý thơ.

Câu 3: Hai câu thơ “Lòng quê dợn dợn vời con nước. Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà” gợi cho em nhớ đến câu thơ nào của nhà thơ Thôi Hiệu trong bài “Hoàng Hạc lâu”? Em hiểu thế nào về từ “dợn dợn”?Ý thơ của Huy Cận có gì khác so với hai câu thơ của nhà thơ Thôi Hiệu?

Bài tập 4:

Đọc 2 câu thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Ngày qua ngày lại qua ngày

Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng.

(“Tương tư”- Nguyễn Bính)

Câu 1: Theo anh (chị) tác giả dùng từ “nhuộm” trong câu thơ trên có gì đặc biệt? Có thể thay thế từ khác cùng trường nghĩa: Lá xanh giờ đã thành cây lá vàng không?

Câu 2: So sánh sắc thái nghĩa của từ “nhuộm” với các từ cùng trường nghĩa in đậm sau:

a. Hơn một loài hoa đã rụng cành

Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh (“Thơ duyên”- Xuân Diệu)

b. Người lên ngựa kẻ chia bào

Rừng phong thu đã nhuốm màu quang san (“Truyện Kiều”-Nguyễn Du)

c.Ve kêu rừng phách đổ vàng (“Việt Bắc”- Tố Hữu)

0
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Tầm nhìn sự hiểu biết của con người đôi lúc không phải xuất phát từ chỗ đứng mà nó còn do tâm hồn của mỗi con người định đoạt. Một người anh là phi công nói với tôi: “Em biết không? Anh đã làm chủ được cả bầu trời và đã phóng tầm mắt quan sát được mọi thứ từ trên cao”. Còn người anh khác làm kiểm lâm thì nói: “Anh bây...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Tầm nhìn sự hiểu biết của con người đôi lúc không phải xuất phát từ chỗ đứng mà nó còn do tâm hồn của mỗi con người định đoạt.

Một người anh là phi công nói với tôi: “Em biết không? Anh đã làm chủ được cả bầu trời và đã phóng tầm mắt quan sát được mọi thứ từ trên cao”.

Còn người anh khác làm kiểm lâm thì nói: “Anh bây giờ đang bảo vệ toàn bộ núi non, trùng điệp cùng với muôn loài chim thú”. Cả hai người anh đều nói về công việc của mình với vẻ đầy tự hào. Còn tôi lúc đó tuy còn nhỏ nhưng là một con người kém may mắn do tai nạn đang ngồi trên xe lăn ngày tháng chỉ quẩn quanh với “thế giới” là trong căn nhà nhỏ.

Thấy tôi hàng ngày tỏ vẻ buồn chán, mẹ đã động viên tôi: “Con trai! Mọi việc rồi sẽ qua. Tại sao con không đem bầu trời, đám mây, núi non và mọi thứ mà con nhìn thấy thu vào trong tâm hồn con? Như vậy con sẽ có được nhiều thứ hơn con tưởng”. Tôi ngạc nhiên hỏi: “Tâm hồn của con rộng lớn vậy sao?”

Mẹ hiền từ nói: “Con ngốc nghếch của mẹ! Trên đời chỉ có tâm hồn là có thể lớn và có thể nhỏ. Nó to lớn khi con người ta có tấm lòng độ lượng khoan dung biết thương người như thể thương thân. Nếu con sống được như thế thì tâm hồn có thể chứa đựng được cả trời đất, vạn vật trong đó.

Ngược lại, nó có thể nhỏ khi con người ta sống ích kỷ, hẹp hòi, ghen ghét, đố kỵ, ham danh, háo sắc... biết mình mà không biết người thì đến ngay cả cái kim cũng khó có thể len vào được!”

Quả đúng thật vậy, sau một thời gian chạy chữa và tập luyện tôi đã đi được bằng đôi chân của mình. Ngẫm lại những lời mẹ nói quả thật không sai. Tấm lòng rộng lớn hay nhỏ hẹp đều do tâm hồn mà hình thành. Vì vậy, trong cuộc sống ta nên mở rộng tâm hồn mình ra và sẽ thấy cuộc đời tươi đẹp hơn.

(Tâm hồn con người, Võ Hoàng Nam

http://www.baovinhlong.com.vn/the-gioi-tre/201611/trang-viet-xanh-tam-hon-con-nguoi)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0,5 điểm)

Câu 2. Theo tác giả, tại sao nhân vật tôi có tâm trạng buồn chán, còn hai người anh đầy tự hào? (0,5 điểm)

Câu 3. Nêu tác dụng biện pháp nghệ thuật đối lập trong lời nói của người mẹ hiền từ. (1,0 điểm)

Câu 4. Anh(chị) có đồng tình hay không với câu nói:Tấm lòng rộng lớn hay nhỏ hẹp đều do tâm hồn mà hình thành. Nêu rõ lí do.

0
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 4 Đắp cho anh nấm đất mặn nơi này Nơi anh ngã muối ngấm vào vết đạn Xót thịt xót xương, xót người nằm xuống Thủy triều lên nấm mộ cũng ngập chìm (…) Người còn sống đi đón người đã khuất Xuống ghe đưa các anh về nghĩa trang Từ hoang vắng mọi ngả rừng, gốc rạch Các anh về đây ở thành xóm thành làng. Múi mắt...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 4

Đắp cho anh nấm đất mặn nơi này

Nơi anh ngã muối ngấm vào vết đạn

Xót thịt xót xương, xót người nằm xuống

Thủy triều lên nấm mộ cũng ngập chìm

(…)

Người còn sống đi đón người đã khuất

Xuống ghe đưa các anh về nghĩa trang

Từ hoang vắng mọi ngả rừng, gốc rạch

Các anh về đây ở thành xóm thành làng.

Múi mắt là biển khơi và rừng đước đại ngàn

Cồn cào gió và cồn cào sóng vỗ

Gốc đước già tạc mộ chí cho anh

Có đá của lòng người trong thớ gỗ.

Hàng chữ đọng sơn như mắt người ứa lệ

Như mắt người nhìn nhau

Như lời ai rơm rớm trên hàng bia mộ

Có những người không quê ở Cà Mau!

(Nấm mộ trong rừng đước – Nguyễn Duy)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt trong văn bản trên?

Câu 2: Chỉ ra và phân tích hiệu quả biểu đạt của những biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ:

Hàng chữ đọng sơn như mắt người ứa lệ

Như mắt người nhìn nhau

Như lời ai rơm rớm trên hàng bia mộ

Có những người không quê ở Cà Mau!

Câu 3: Tác giả đã thể hiện thái độ, tình cảm gì trong văn bản trên.

Câu 4: Anh chị viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận về đoạn thơ trên ( trang khoảng từ 7 đến 10 dòng) .

0
Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa Ngàn năm trước con theo cha xuống biển Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc Các con nằm thao thức phía Trường Sơn Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng Sóng lớp lớp đè...
Đọc tiếp
Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển

Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa

Ngàn năm trước con theo cha xuống biển

Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa

Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc

Các con nằm thao thức phía Trường Sơn

Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả

Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn

Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển

Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng

Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa

Trong hồn người có ngọn sóng nào không?

1.em hiểu thế nào về ý nghĩa hai câu thơ sau :

"Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa

Trong hồn người có ngọn sóng nào không?"
2.theo anh chị tại sao tác giả cho rằng :

"Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển

Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng"
3.câu thơ yêu thích nhất của em trong khổ thơ trên ? ý nghĩa ?

1
3 tháng 10 2019

Tham khảo:

1.em hiểu thế nào về ý nghĩa hai câu thơ sau :

"Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa

Trong hồn người có ngọn sóng nào không?"

- Hình ảnh "sóng" trong câu 3 Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa không dừng lại ở nghĩa đen với những lớp sóng trào dâng cuồn cuộn trên đại dương, ý nghĩa của động từ "đè" đã đưa đến tầng nghĩa ẩn dụ với những liên tưởng về sự đe doạ, xâm lấn của kẻ thù từ thời này sang thời khác, hàng ngàn năm nay, hình ảnh gợi nỗi căm giận về dã tâm của kẻ thù luôn muốn xâm phạm chủ quyền thiêng liêng của dân tộc ta.

- Hình ảnh "sóng" trong câu 4 Trong hồn người có ngọn sóng nào không? mang ý nghĩa ẩn dụ chỉ những xúc cảm công dân trong tâm hồn mỗi con dân đất Việt, đó là lòng yêu nước, căm thù giặc, là ý chí kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm... Câu hỏi Trong hồn người có ngọn sóng nào không? cũng gieo vào lòng người những suy ngẫm sâu xa, chua xót về hiện tượng sống vô cảm của một bộ phận công dân thời hiện đại với vận mệnh Tổ Quốc!

2.theo anh chị tại sao tác giả cho rằng :

"Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển

Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng"

-> Hai câu thơ bi hùng ấy có thể xem là hay nhất trong bài thơ khiến người đọc cay xè mũi, rưng rưng. Mấy câu thơ ấy là câu hỏi lớn khi đất nước lâm nguy thì làm sao những người yêu nước lại có thể bình lặng được.

27 tháng 4 2020

Phân tích hai khổ thơ trên?

Trong số các thi nhân của phong trào thơ mới 1932 – 1945 có lẽ ta không thấy ai có số phận ai oán nghiệt ngã như Hàn Mặc Tử, số mệnh cay đắng của thi sĩ được tiên đoán trước qua ý nghĩa các biệt danh Phong Trần (Gió Bụi), Lệ Thanh (tiếng của nước mắt). Hàn Mặc Tử người đi trong màn lạnh với tấm lòng quặn thắt, ông đã trải lòng mình trên giấy mong manh và cho ra đời nhiều thi phẩm đặc sắc. Một trong số đó là bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ, đọc bài thơ người đọc sẽ có ấn tượng ngay với hai khổ thơ đầu:

“Sao anh không về chơi thôn Vĩ

............

Có chở trăng về kịp tối nay”

Hàn Mặc Tử là một trong ba đỉnh cao của phong trào thơ mới, ông là một hiện tượng Thơ rất mới lạ. Hồn thơ mãnh liệt luôn chất chứa sự mâu thuẫn giữa cảnh sắc và tinh thần vì những nỗi đau đớn về bệnh tật nên ông luôn khát vọng sống, khát vọng giao hòa giao cảm với cuộc đời, với con người. Bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ được sáng tác năm 1938, lấy cảm hứng từ một mối tình đơn phương của Hàn Mặc Tử với một cô gái Huế, bài thơ được in trong tập “Thơ điên” sau đổi thành “Đau thương”.

Như chúng ta đã biết thơ là cuộc đời nhưng đó không phải là sự sao chép máy móc, mà phải được thanh lọc cảm nhận qua tâm hồn thi sĩ để thành thơ. Thơ là hình ảnh sống tươi nguyên, được tái hiện qua lăng kính tình cảm của người nghệ sĩ. Vì vậy nếu thơ không có tư tưởng, tình cảm thì đó chỉ là những lời sáo rỗng nhạt nhẽo vô vị tầm thường, chỉ là chọn làm xiếc, ngôn từ chẳng thể đánh lừa được người đọc. Vai trò là một nhà thơ, Hàn Mặc Tử không ngừng sáng tạo cho ra đời những tác phẩm đặc sắc, khác với các nhà thơ cùng thời. Đọc Đây Thôn Vĩ Dạ ta càng cảm thấy rõ điều đó, mở đầu bài thơ là một câu hỏi tu từ:

“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”

Câu hỏi đó chính là sự phân thân của nhà thơ, nhà thơ hóa thân vào cô gái Huế để hờn dỗi, trách móc nhẹ nhàng nhưng đằng sau ấy là sự mời mọc rất chân thành, nhà thơ sử dụng từ “chơi” gợi lên sự thân mật gần gũi… Mặt khác câu hỏi tu từ này là nhà thơ đang tự hỏi mình, tự trách mình sao cảnh Huế đẹp như vậy mà anh không vào chơi. Đó là một câu hỏi lớn, nỗi đau khắc khoải, bây giờ đây trở về xứ Huế đã trở thành một niềm khao khát của nhà thơ. Có lẽ khi sáng tác bài thơ này, nhà thơ đang ở giai đoạn cuối của bệnh phong nên ông chỉ có thể trở về chơi thôn vĩ trong tâm tưởng, nhưng dù là trong tâm tưởng thì cảnh thiên nhiên về thôn Vĩ vẫn đẹp lung linh:

“Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền"

Bức tranh thôn Vĩ xinh xắn thơ mộng được chiêm ngưỡng từ xa đến gần. câu thơ với điệp từ “nắng” đã gợi lên trong mắt người đọc một không gian tràn ngập ánh sáng, cau đó là một loại cây mang vẻ đẹp đặc trưng của thôn Vĩ, với thân hình thẳng tắp tán lá xanh tươi, vườn cây thôn Vĩ tươi tốt đến mức khách ở xa về phải trầm trồ “vườn ai mướt quá xanh như ngọc” vườn ai không xác định nhưng người đọc vẫn có thể hiểu là vườn của cô gái Huế. “mướt quá” là sự đặc tả sắc xanh của cây lá. Tại sao tác giả không dùng màu xanh da trời, xanh thẫm mà dùng màu xanh ngọc bích, có lẽ đó là màu xanh tinh khiết, tinh túy, quyến rũ và bức tranh thôn Vĩ ngày càng đẹp hơn, hiện lên đầy đủ hoàn hảo hơn, khi có sự xuất hiện của người con gái “lá trúc che ngang mặt chữ điền”. Vĩ Dạ nổi tiếng với màu xanh của trúc một loại cây được trồng trước ngõ, trong tâm tưởng của thi nhân bất chợt hiện về qua mặt chữ điền lấp ló sau hàng trúc. Lá trúc thì mảnh mai, mặt chữ điền gợi lên sự vuông vắn, phúc hậu…

Tất cả tạo nên vẻ đẹp hài hòa giữa con người với thiên nhiên, nếu ở khổ thơ thứ nhất nhà thơ nhìn cảnh vật bằng sự lạc quan yêu đời, thì khổ thơ thứ hai đã có sự thay đổi đó chính là sự mặc cảm về cảnh chia lìa, tan tác:

"Gió theo lối gió mây đường mây

Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay"

Hai câu thơ nói lên vẻ đẹp đặc trưng của xứ Huế, đó là dòng sông Hương chảy lững lờ hai bên bờ sông, là những vườn bắp, những bông hoa nhẹ nhàng lay động còn trên cao thì gió đi theo lối gió mây đi theo đường mây. Trong thực tế ta thấy Gió và Mây là hai sự vật không thể tách rời, bởi có gió thổi thì mây trời có thể bay. Vậy mà hai chữ chia lìa vẫn đến còn dòng nước buồn thiu như mang trong mình một tâm trạng không gì tả nổi.

Đến hai câu thơ tiếp theo vẫn là dòng sông Hương, là Huế mộng mơ nhưng nó không còn nắng, không còn xanh của Vỹ Dạ mà trước mắt người đọc là không gian tràn ngập ánh trăng, con thuyền trở thành thuyền Trăng, dòng sông trở thành sông trăng và bến trở thành bến trăng

“Thuyền ai đâu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay”

Từ xưa đến nay, ta thường bắt gặp hình ảnh thuyền trăng, bến chăng, Nhưng nay ta lại bắt gặp một hình ảnh mới đó là sông trăng, đọc câu thơ người đọc mới có cảm tưởng như đang vào cõi mộng, dường như nhà thơ đang sống trong khắc khoải, chờ mong. Ở thơ thứ nhất câu hỏi tu từ xuất hiện với câu thơ đầu còn đối với khổ thơ thứ hai câu hỏi tu từ lại xuất hiện ở câu cuối. Câu thơ như mang nhiều cảm xúc “Có chở trăng về “ là sự mong ngóng hi vọng “kịp tối nay” là khắc khoải, lo âu, là sự hoài nghi, là sự khẩn thiết yêu cầu. Nhưng dường như nhà thơ đã dự cảm được sự thất vọng, nhà thơ như ý thức được rằng nếu trăng không về kịp thì mình sẽ vĩnh viễn rơi vào thế giới đau đớn, tuyệt vọng.

Thành công của đoạn thơ là nhờ sử dụng các biện pháp tu từ như điệp từ, câu hỏi tu từ, so sánh bằng thủ pháp nghệ thuật liên tưởng, cùng với những câu hỏi tu từ xuyên suốt đoạn thơ. Nhà thơ đã khắc họa ra trước mắt ta một khung cảnh nên thơ, đầy sức sống và bản trong đó là nỗi lòng của chính nhà thơ.

Tóm lại, Đây Thôn Vĩ Dạ là một bức tranh đẹp về cảnh và người của miền quê, đất nước qua tâm hồn thơ mộng giàu trí tưởng tượng và đầy yêu thương của nhà thơ đa tình, đa cảm. Và Hàn Mạc Tử đã thực sự thành công trong việc thể hiện sự chuyển biến về tâm trạng của nhân vật trữ tình – người mang một tâm trạng nặng trĩu.

“Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi. Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người Nhớ ôi Tây Tiến...
Đọc tiếp

“Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.

Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục lên súng mũ bỏ quên đời

Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.”

Có ý kiến cho rằng: Đoạn thơ là bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, thơ mộng song cũng đây dữ dội, khắc nghiệt. Ý kiến khác lại khẳng định: Đoạn thơ vẽ nên bức tượng đài về người chiến sĩ Tây Tiến kiêu hùng, bi tráng song cũng rất đỗi lãng mạn, hào hoa.

Từ cảm nhận của mình về đoạn thơ trên, anh (chị) suy nghĩ như thế nào về hai ý kiến trên?

0
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Cuộc sống bộn bề tấp nập, ta thênh thang giữa cuộc đời…thấy sao cuộc đời này rộng lớn quá! Ai đó nói, hạnh phúc không phải là một đích đến mà là một cuộc hành trình. Ta có còn đủ sức để tiếp tục cuộc hành trình mang tên Hạnh phúc ấy không? Đôi lúc ta thấy thèm một sự sẻ chia, thèm một tâm hồn đồng điệu, thèm sự cảm thông,...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Cuộc sống bộn bề tấp nập, ta thênh thang giữa cuộc đời…thấy sao cuộc đời này rộng lớn quá! Ai đó nói, hạnh phúc không phải là một đích đến mà là một cuộc hành trình. Ta có còn đủ sức để tiếp tục cuộc hành trình mang tên Hạnh phúc ấy không? Đôi lúc ta thấy thèm một sự sẻ chia, thèm một tâm hồn đồng điệu, thèm sự cảm thông, thấu hiểu từ ai đó, từ một trái tim chân thành.

Ta còn thiếu sót rất nhiều, còn chưa đủ mạnh mẽ. Dường như ta đánh mất mình trong cái xô bồ, trong tất bật, trong dòng chảy vô tận và không đích đến. Ta thoáng nhìn về quá khứ: những việc ta đã làm, những người ta đã gặp, những thành công ta đạt được, những thành công ta đã nếm trải…

Lâu lắm rồi ta không khóc, vì nước mắt đong đầy khóe mi chẳng thể rơi. Ta ghét vị mặn của nước mắt. Ta ghét phải tự mình lau khô. Ta ghét khi ta khóc, xấu xí, nguệch ngoạc vô cùng. Ta muốn hét thật to, muốn đi thật xa, muốn kêu kên rằng: Cuộc đời ơi, ta mệt mỏi quá!

Trưa nay ở cơ quan, đêm về ở xóm trọ, ta một mình ngồi lặng. Bỗng ngân vang lên trong cõi lòng câu thơ của Bạch Cư Dị: Thử thời vô thanh thắng hữu thanh (Tiếng tơ lặng ngắt bây giờ càng hay). Trong “Tì bà hành”, ngoài những lời thơ miêu tả âm thanh sống động, thần tình vang lên từ ngón tay của người ca nữ, Bạch Cư Dị còn nắm được cả khoảnh khắc ngưng lặng kì diệu của tiếng đàn như thế!

Câu 2 (1,0 điểm): Hãy giải thích ngắn gọn vì sao nói: hạnh phúc không phải là một đích đến mà là một cuộc hành trình?

Câu 3 (1,0 điểm): Anh/chị thích một cuộc sống như thế nào? Êm đềm , phẳng lặng hay đua chen, tranh đấu?

1
6 tháng 5 2018

Câu 1:

Con người từ khi sinh ra đã luôn theo đuổi hạnh phúc, nhưng càng truy cầu lại càng không thấy thỏa mãn. Hạnh phúc, đôi khi không nằm ở đích đến, mà nó nằm ngay tại quá trình chúng ta nỗ lực, vươn lên trước nghịch cảnh…

Khi còn nhỏ chỉ cần có được một môi trường sống thích hợp, có thể ăn ngon chính là đã thấy hạnh phúc rồi; sau khi lớn lên, định nghĩa đối với hạnh phúc dần dần càng trở nên rộng hơn, nào là công thành danh toại, làm rạng rỡ tổ tông chính là hạnh phúc lớn nhất, rồi nào là có được một công việc tốt, một mòn đồ hay, một căn biệt thự, .v.v…, những thứ này đều đã trở thành tượng trưng của hạnh phúc và là mục tiêu mà ta theo đuổi suốt quãng đời còn lại.

Dù là như vậy, mọi người lâu dần lại bắt đầu cảm thấy không hạnh phúc hơn lên. Nguyên nhân không hạnh phúc là luôn cảm thấy có chỗ không được thỏa mãn. Đã có tiền rồi, thì danh tiếng ở đâu? Khi đã có danh tiếng rồi, đứa con giỏi giang nghe lời ở đâu? Đã có đứa con ngoan ngoãn rồi, công việc lại không vừa ý; khi có được công việc vừa ý rồi, nhà cửa lại thấy không được rộng rãi; đến khi có nhà cửa rộng rãi rồi, nhưng lại cách đơn vị công tác khá xa; nhà cửa gần công ty rồi, dường như môi trường xung quanh lại không được yên tĩnh thoải mãi nữa. Cứ mãi như vậy… thử hỏi sẽ có được thời khắc hạnh phúc không? Chắc chắn không thể.

Lão Tử đã từng giảng: “Họa là nơi phúc tựa, phúc là nơi họa nấp“, câu này đã nói rõ điều gì? Mọi chuyện nơi thế gian đều là tương sinh tương khắc, không có cái tốt tuyệt đối và cũng không có điều xấu tuyệt đối. Bất kỳ chuyện gì đều có tồn tại một mặt tốt và một mặt xấu.

Ví như nếu muốn kiếm được nhiều tiền thì phải cố gắng nhiều hơn; nếu không muốn làm công việc tay chân, thì phải suy nghĩ động não nhiều hơn, .v.v… rất khó liệt kê hết từng cái một.

Có người nhà cửa không rộng rãi, nhưng công việc lại thuận lợi, có người mức lương không cao nhưng vợ chồng hòa thuận. Không kể thế nào, hãy an ủi bản thân với những gì mình có được, chứ không phải là lấy những thứ không có được khiến bản thân mình phiền não, nếu làm được vậy chúng ta sẽ bắt đầu cảm thấy hạnh phúc.

Chúng ta có thể có truy cầu, nhưng lại chớ đi theo đuổi những điều căn bản không thể trở thành hiện thực, hạnh phúc sẽ theo đó mà đến. Nếu chúng ta có được hạnh phúc, thế thì quá trình theo đuổi cũng là hạnh phúc.

Người xưa nói: “Mưu sự do người, thành sự do trời”, chỉ cần chúng ta cố gắng, thì sẽ cảm nhận được hạnh phúc từ trong đó, kết quả vốn không quan trọng, quá trình mới là điều quan trọng nhất. Người tu đạo có câu “tùy kỳ tự nhiên“, chỉ cần làm tốt, mọi thứ đều sẽ đạt được một cách tự nhiên. Đối với người tu đạo mà nói thì quá trình phó xuất, buông bỏ tư tâm, chính là một quá trình hạnh phúc.

Hạnh phúc trước nay không hề rời xa chúng ta, chỉ cần chúng ta biết đủ, biết cho đi, hạnh phúc sẽ ngay lập tức xuất hiện trước mắt, thời thời khắc khắc đều luôn đi cùng chúng ta.