K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 2 2016

I. Tác giả - Tác phẩm

1. Tác giả 

Hoàng Đức Lương quê ở huyện Văn Giang, Hưng Yên, trú quán tại Gia Lâm, Hà Nội. Ông đỗ tiến sĩ năm 178. Hoàng Đức Lương là một trí thức giàu lòng yêu nước. Đặc biệt ông ý thức được nền văn hiến dân tộc như một bộ phận cấu thành của ý thức độc lập dân tộc. 

2. Tác phẩm

" Trích diễm thi tập" là một trong những công trình sưu tầm tác phẩm văn thơ của trí thức Việt Nam. Tuyển tập này bao gồm thơ của các nhà thơ từ thời Trần đến thế kỷ XV thời Lê ( cuối tập là thơ của chính tác giả). Vệc biên soạn "Trích diễm thi tập" nằm trong trào lưu phục hưng dân tộc, phục hưng văn hóa của các nhà văn hóa nước ta ở thế kỉ XV.

Bài tựa sách "Trích diễm thi tập" của Hoàng Đức Lương ra đời sau cuộc kháng chiến chống giặc Minh. Kẻ thù muốn huỷ diệt nền văn hoá của dân tộc ta, đồng hoá nhân dân ta. Trong bối cảnh ấy, công việc sưu tầm thơ văn của Trần Đức Lương có một ý nghĩa rất lớn. Tựa "Trích diễm thi tập” là một bài tựa hay bởi sự kết hợp giữa việc trình bày, sự biểu cảm và lập luận chặt chẽ. Tác giả đã nhấn mạnh bốn nguyên nhân chủ quan (Ít người am hiểu; danh sĩ bận rộn; thiếu người tâm huyết; chưa có lệnh vua...) và nguyên nhân khách quan (thời gian và binh hoả ). Từ đó, tác giả nêu động cơ và quá trình hoàn thành bộ sách. Mặc dù là một công việc đòi hỏi nhiều tâm huyết nhưng tác giả tỏ ra rất khiêm tốn. Qua bài tựa, ta thấy được phần nào không khí thời đại, hiểu được tâm tư, tình cảm của tác giả đặc biệt tấm lòng trân trọng, tự hào của tác giả về di sản văn hoá do ông cha ta để lại.

II. Trả lời câu hỏi

 1. Theo Hoàng Đức Lương, có những nguyên nhân nào khiến "thơ văn không lưu truyền hết ở đời”?

Trong phần đầu của bài tựa, tác giả trình bày bốn lý do khiến thơ văn không lưu truyền hết ở đời:

- Lý do thứ nhất: Chỉ có thi nhân mới thấy được cái hay, cái đẹp của thi ca. Có thể đặt tên cho lí do này là “Ít người am hiểu”.

- Lý do thứ hai: Người có học thì bận rộn chốn quan trường hoặc lận đận trong khoa cử, ít để ý đến thơ ca. Có thể đặt tên cho lí do này là: “Danh sĩ bận rộn”.

- Lý do thứ ba: Có người quan tâm đến thơ ca nhưng không đủ năng lực và kiên trì. Có thể đặt tên cho lí do này là: “Thiếu người tâm huyết”.

- Lý do thứ tư: Triều đình chưa quan tâm. Có thể đặt tên cho lí do này là: “Chưa có lệnh vua”..

Ngoài bốn lý do thuộc về chủ quan, tác giả còn nêu lý do thuộc về khách quan. Đoạn tiếp theo từ "Vì bốn lý do kể trên..." đến "... mà không rách nát tan tành" là lí do thứ năm: thời gian và binh hoả có sức huỷ hoại ghê gớm.

Đoạn văn kết lại bằng một câu hỏi tu từ có ý nghĩa phủ định: "... thì còn giữ mãi thế nào được mà không rách nát tan tành?”. Câu hỏi biểu hiện nỗi xót xa của tác giả trước thực trạng đau lòng. Đó là nguyên nhân thôi thúc tác giả làm sách “Trích diễm thi tập”.

2. Hoàng Đức Lương đã làm gì để sưu tầm thơ văn của tiền nhân?

Phần tiếp theo, tác giả trình bày động cơ khiến mình phải sưu tầm, tuyển chọn thơ ca dân tộc để soạn “Trích diễm thi tập”. Đó là:

- Thực trạng tình hình sách vở về thơ ca Việt Nam rất hiếm"không khảo cứu vào đâu được". Người học làm thơ như Hoàng Đức Lương "chỉ trông vào thơ bách gia đời nhà Đường".

- Nhu cầu bức thiết phải biên soạn sách “Trích diễm thi tập” bởi vì "một nước văn hiến, xây dựng đã mấy trăm năm, chẳng lẽ không có quyển sách nào có thể làm căn bản”.

Đó là những động cơ thôi thúc tác giả soạn sách “Trích diễm thi tập”.

Việc làm thì hết sức lớn lao, công phu và ý nghĩa, không phải ai muốn cũng làm được. Song, tác giả thể hiện thái độ hết sức khiêm tốn. Đây là thái độ thường thấy của người phương Đông thời trung đại. Hoàng Đức Lương tự coi mình là "tài hèn sức mọn", khi nói về việc đưa thơ của mình vào cuối các quyển, tác giả nói "mạn phép phụ thêm những bài vụng về do tôi viết".

Để hoàn thành “Trích diễm thi tập”, Hoàng Đức Lương đã phải: "tìm quanh hỏi khắp" để sưu tầm thơ ca của những người đi trước. Rồi tác giả "thu lượm thêm thơ của các vị hiện đang làm quan trong triều". Sau đó là công việc biên soạn "chọn lấy bài hay" rồi "chia xếp theo từng loại". Tác giả đặt tên sách là Trích diễm, gồm 6 quyển. Đây là công việc đòi hỏi tốn nhiều thời gian, công sức, người không tâm huyết sẽ không thể làm được

3. Điều gì thôi thúc Hoàng Đức Lương vượt khó khăn để biên soạn tuyển tập thơ này?Anh (chị) có cảm nghĩ gì về công việc sưu tầm, biên soạn thơ văn do ông tiến hành?

Niềm tự hào về văn hiến dân tộc; Ý thức trách nhiệm trước di sản văn học của cha ông bị thất lạc; Tinh thần độc lập, tự chủ, ý chí tự cường trong văn học; chính là 3 điều thôi thúc tác giả vượt khó khăn để biên soạn tập thơ này. Em nghĩ, việc biên soạn không phải là một điều đơn giản và Hoàng Đức Lương đã phải vượt qua nhiều trở ngại để hoàn thành tập sách. Công việc của ông thể hiện ý thức trách nhiệm công dân rất cao trong việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa dân tộc.

4.Anh (chị) cho biết một ý kiến xuất hiện trước “Trích diễm thi tập” nói về văn hiến dân tộc.

Trước Hoàng Đức Lương, trong Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi cũng đã từng đề cập đến nền văn hiến của dân tộc:

                "Như nước Đại Việt ta từ trước                                                                                                                                             Vốn xưng nền văn hiến đã lâu”...

Cả hai ý kiến đều phản ánh ý thức độc lập dân tộc và niềm tự hào về văn hiến dân tộc của nhân dân Việt Nam đang trên đà được khẳng định.

5. Nhận xét tổng quát về bài tựa?

Bài tựa có lập luận chặt chẽ, chất trữ tình hoà quyện vào chất nghị luận. Tác giả trình bày luận điểm một cách rõ ràng, mạch lạc và khúc chiết. Lòng yêu nước được thể hiện ở thái độ trân trọng di sản văn hoá của cha ông, niềm đau xót trước thực trạng. Qua lời tựa, người đọc còn thấy được cả không khí thời đại cùng tâm trạng của tác giả.

 

18 tháng 2 2016

I. Tác giả - Tác phẩm

1. Tác giả 

Ngô Sĩ Liên người làng Chúc Lý, huyện Chương Đức (nay thuộc huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây). Là sử thần đời Lê, ông đã góp phần công sức chủ yếu trong việc soạn thảo Đại Việt sử ký toàn thư - bộ quốc sử đầu tiên của Việt Nam được khắc in vào cuối thế kỷ 17 và còn lại nguyên vẹn cho tới ngày nay.

2. Tác phẩm

Ra đời ở thời kì văn, sử, triết bất phân, Đại Việt sử kí toàn thư là cuốn sách biên niên lịch sử nhưng đậm chất văn học. Mỗi nhân vật, sự kiện lịch sử được kể kèm theo những câu chuyện sinh động, để lại những ấn tượng khó quên trong lòng người đọc. Đoạn trích về Trần Quốc Tuấn là một trong những đoạn trích tiêu biểu cho cách viết đó.

Phẩm chất nổi bật ở Trần Quốc Tuấn được khắc hoạ là trung quân ái quốc. Lòng trung với vua của Trần Quốc Tuấn thể hiện ở tinh thần yêu nước sâu sắc và ý thức trách nhiệm công dân đối với đất nước. Ông hết lòng lo tính kế sách giúp vua giữ nước an dân. Lòng trung của ông được đặt trong hoàn cảnh có thử thách, bản thân ông cũng bị đặt trong mối mâu thuẫn giữa "hiếu" và "trung". Trần Quốc Tuấn đã đặt "trung" lên trên "hiếu" , nợ nước trên tình nhà. Bên cạnh phẩm chất trung quân ái quốc, Trần Quốc Tuấn còn là một vị tướng anh hùng đầy tài năng, mưu lược đồng thời là con người có đức độ lớn lao.

Những phẩm chất trên đây của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn được tác giả sử kí khắc hoạ trong nhiều mối quan hệ và đặt vào những tình huống có tính chất thử thách. Từ quan hệ với nước, với vua đến quan hệ với dân, với tướng sĩ dưới quyền, từ quan hệ đối với con cái đến quan hệ đối với bản thân..., dù trong bất kì hoàn cảnh nào, bất kì quan hệ nào, Trần Quốc Tuấn vẫn là tấm gương mẫu mực của một vị tướng toàn đức, toàn tài. ông không những được nhân dân ngưỡng mộ mà cả quân giặc cũng phải kính phục. 

II. Trả lời câu hỏi

1. Em rút ra được điều gì qua lời trình bày của Trần Quốc Tuấn với vua về kế sách giữ nước.

Lời trình bày của Trần Quốc Tuấn với vua có nội dung:

- Nên tuỳ thời thế mà có sách lược phù hợp, binh pháp cần vận dụng linh hoạt, không có khuôn mẫu nhất định. - Điều kiện quan trọng nhất để thắng giặc là toàn dân đoàn kết một lòng.

- Do đó phải giảm thuế khoá, bớt hình phạt, không phiền nhiễu dân, chăm lo cho dân có đời sống sung túc..., đó chính là "thượng sách giữ nước”. Qua nội dung lời trình bày, người đọc nhận thấy Trần Quốc Tuấn không những là vị tướng tài năng, mưu lược, có lòng trung quân mà còn biết thương dân, trọng dân và biết lo cho dân.

2. Chi tiết Trần Quốc Tuấn đem lời cha dặn ra hỏi ý kiến hai người gia nô cùng hai người con và những phản ứng của ông khi nghe câu trả lời của họ có ý nghĩa như thế nào?

Trần Quốc Tuấn đã có suy nghĩ của riêng mình đối với lời cha dặn: "Để điều đó trong lòng nhưng không cho là phải”. Nhưng ông vẫn hỏi ý kiến hai người gia nô và hai người con để thử lòng.

- Trước lời nói của Yết Kiêu và Dã Tượng, ông "cảm phục đến phát khóc, khen ngợi hai người”.

- Trước lời nói của Hưng Vũ Vương, ông "ngầm cho là phải”.

- Trước lời nói của Hưng Nhượng Vương Quốc Tảng, ông nổi giận rút gươm định trị tội và thậm chí sau này không muốn Quốc Tảng nhìn mặt ông lần cuối. Qua những biểu hiện trên đây, ta có thể thấy Trần Quốc Tuấn là một người hết lòng trung nghĩa với vua, với nước, không mảy may tự tư tự lợi. Ông cũng là một người có tình cảm chân thành, nồng nhiệt, thẳng thắn, rất nghiêm trong việc giáo dục con cái.

3. Qua đoạn trích có thể thấy nổi bật những đặc điểm gì về nhân cách của Trần Quốc Tuấn? Chỉ ra sự khéo léo trong nghệ thuật khắc hoạ chân dung nhân vật của tác giả (nhân vật được đặt trong những mối quan hệ và những tình huống như thế nào?).

Để thấy được toàn bộ chân dung Trần Quốc Tuấn, ngoài các chi tiết trên cần chú ý tới nhiều chi tiết khác như: lời phân tích của ông với nhà vua về cách đánh giặc, cách giữ nước khi ông lâm bệnh; mối hiềm khích giữa cha ông và Trần Thái Tông và lời dặn dò của cha;...

Phẩm chất nổi bật ở Trần Quốc Tuấn được khắc hoạ là trung quân ái quốc. Lòng trung với vua của trần Quốc Tuấn thể hiện ở tinh thần yêu nước sâu sắc và ý thức trách nhiệm công dân đối với đất nước. ông hết lòng lo tính kế sách giúp vua giữ nước an dân. Lòng trung của ông được đặt trong hoàn cảnh có thử thách, bản thân ông cũng bị đặt trong mối mâu thuẫn giữa "hiếu" và "trung". Trần Quốc Tuấn đã đặt "trung” lên trên "hiếu” , nợ nước trên tình nhà.

Bên cạnh phẩm chất trung quân ái quốc, Trần Quốc Tuấn còn là một vị tướng anh hùng đầy tài năng, mưu lược đồng thời là con người có đức độ lớn lao.

Những phẩm chất trên đây của Hưng Đạo Đại Vương trần Quốc Tuấn đước tác giả sử kí khéo léo khắc hoạ trong nhiều mối quan hệ và đặt vào những tình huống có tính chất thử thách. Từ quan hệ với nước (câu nói nổi tiếng "Bệ hạ chém đầu tôi trước rồi hãy hàng”), với vua đến quan hệ với dân (khi sống nhắc nhở vua "khoan sức dân", khi chết hiển linh phò trợ dân), với tướng sĩ dưới quyền (tận tâm dạy bảo, tiến cử người tài), từ quan hệ đối với con cái (nghiêm khắc giáo dục) đến quan hệ đối với bản thân (khiêm tốn, giữ đạo trung nghĩa),... Dù trong bất kì hoàn cảnh nào, bất kì quan hệ nào, Trần Quốc Tuấn vẫn là một mẫu mực của một vị tướng toàn đức, toàn tài. ông không những được nhân dân ngưỡng mộ mà cả quân giặc cũng phải kính phục.

4. Anh (chị) có nhận xét gì về nghệ thuật kể chuyện trong đoạn trích? 

Ghi chép lịch sử là ghi chép theo trình tự thời gian nhưng cần chú ý là trong Đại Việt sử kí toàn thư, cách kể chuyện về các nhân vật lịch sử không đơn điệu theo trình tự thời gian.

Mở đầu đoạn trích là sự xuất hiện một sự kiện tạo nên một mốc đáng chú ý: "Tháng 6, ngày 24, sao sa”. Theo quan niệm của người xưa, sao sa là điềm xấu. Điềm này báo hiệu Hưng Đạo Vương ốm nặng và sẽ qua đời.

Từ sự việc trên, nhà viết sử ngược dòng thời gian kể chuyện về Trần Quốc Tuấn. Tiếp đó, tác giả lại trở về với dòng sự kiện đang xảy ra: "Mùa thu, tháng 8, ngày 20, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn mất...”. Sau thông tin này, tác giả nhắc lại những công lao và đức độ của Trần Quốc Tuấn để gián tiếp giải thích cho những danh hiệu tôn quí mà Trần Quốc Tuấn được vua phong tặng. Đây không hoàn toàn là việc ôn lại một cách khô khan mà tất cả những công lao, đức độ của người quá cố được thể hiện trong những câu chuyện sinh động.

Nhà viết sử không chỉ kể chuyện một cách phức hợp, với nhiều chiều thời gian, mà còn khéo léo lồng vào câu chuyện những nhận xét sâu sắc nhằm định hướng cho người đọc có được những nhận xét, đánh giá thoả đáng.

Cách kể chuyện trong đoạn trích vừa mạch lạc, khúc chiết vừa giải quyết được những vấn đề then chốt về nhân vật đồng thời vẫn giữ được mạch chuyện tiếp nối lô-gíc.Chuyện vì thế trở nên sinh động, hấp dẫn. Nhân vật lịch sử cũng vì thế mà được nổi bật chân dung.

5. Chi tiết về lòng tin của dân chúng vào sự hiển linh của Hưng Đạo Vương, đặc biệt là hình ảnh "tráp đựng kiếm có tiếng kêu” có ý nghĩa gì? Anh (chị) hãy lựa chọn một trong các ý sau ( SGK).

Câu hỏi này là câu hỏi tình huống, đặt HS vào một sự lựa chọn để qua đó rèn luyện khả năng cảm thụ nhạy bén và khả năng liên tưởng phong phú. ý (a): "cho thấy tín ngưỡng và những tập tục thờ cúng của nhân dân ta thời xưa” là không đúng. Cả hai ý (b),(c): "cho thấy lòng cảm phục và ngưỡng mộ của nhân dân đối với Hưng Đạo Vương sâu sắc đến mức họ đã thần thánh hoá ông, cho rằng ông đã trở thành thần linh để giúp dân, giúp nước” và "Chỉ là những truyền thuyết để làm nổi bật tấm lòng thương dân, yêu nước và khí phách anh hùng của ông- những nét đẹp đã trở thành bất tử trong lòng người” đều đúng. Vì vậy, cần chọn ý (d): "ý kiến khác" để đưa ra những nhận xét tổng hợp và những ý kiến mang tính sáng tạo của bản thân, có thể liên hệ tới việc nhiều nơi hiện nay có đền thờ Hưng Đạo Vương, nhân dân tôn kính gọi Trần Quốc Tuấn là "Đức Thánh Trần”.

18 tháng 2 2016

 

Trần Thủ Độ là một nhân vật lịch sử đặc biệt, từng được xem là một nhà chính trị có nhiều mưu mô, thủ đoạn, thậm chí là tàn nhẫn. Nhưng đánh giá một cách khách quan, ông lại là một người trung thành và mưu trí, có công lớn trong việc khai sáng, phò trợ nhà Trần

Bằng lối kể chuyện hấp dẫn, với các tình tiết có chọn lọc, đoạn trích này đã khắc họa đậm nét hình ảnh vị quan đầu triều Trần Thủ Độ với những phẩm chấtt chí công vô tư, nghiêm minh, liêm khiết. Hình ảnh của ông quả thực có rất nhiều ý nghĩa trong thời đại ngày nay.

II. Trả lời câu hỏi

1. Những tình tiết liên quan đến Trần Thủ Độ, có khả năng bộc lộ tính cách của ông.

Trong đoạn trích có bốn tình tiết liên quan góp phần bộc lộ các khía cạnh trong tính cách của ông

- Có người mách vua về sự chuyên quyền của Trần Thủ Độ, nhưng Trần Thủ Độ không những không biện bạch cho mình và tỏ lòng oán thù mà còn công nhân lời nói phải và thưởng cho người dám dũng cảm vạch lỗi của mình. Qua đó ta thấy ông là người công minh, độ lượn và có bản lĩnh. Với ông, việc làm hữu ích cho nước, cho dân mới là câu trả lời cho tất cả

- Khi nghe Linh Từ Quốc Mẫu (vợ ông) khóc và mách về việc tên quân hiệu ngăn không cho đi qua thềm cấm, Trần Thủ Độ không vội bênh vợ và bắt tội tên quân hiệu kia mà tìm hiểu rõ sự việc rồi còn khen thưởng kẻ giữ đúng luạt pháp. Qua  sự việc này có thể thấy ông là người chí công, vô tư, tôn trọng luật pháp, không thiên vị người thân.

- Có người chạy chọt nhờ Linh Từ Quốc Mẫu  xin cho làm chức câu đương, Trần Thủ Độ đã dạy cho tên này một bài học : muốn làm chức quan ấy hắn phải bị chặt một ngón chân để phân biệt với những người khác do "Người vì có công, chúa xin cho". Qua đây có thể thấy ông chủ động gìn giữ sự công bằng của phép nước, bài trừ tệ nạn chạy chọt, đút lót, dựa dẫm thân thích.

- Vua mong phong chức cho anh của Trần Thủ Độ, nhưng ông không đồng ý. Ông thẳng thắn trình bày quan điểm : chỉ nên chọn lựa người giỏi nhất, có thể là anh mình, có thể không, không nên hậu đãi cả hai anh em sẽ làm rối việc triều chính. Qua đó có thể thấy Trần Thủ Độ luôn đặt việc công lên trên, không tư lợi, không gây bè kéo cánh

Những tình tiết trên đã góp phần làm nổi bật bản lĩnh và nhân cách Trần Thủ Độ : cương trực, độ lượng, liêm khiết, vô tư, luôn đặt lợi ích dân tộc, lợi ích quốc gia trên lợi ích cá nhân, gia đình. Điều này càng có ý nghĩa hơn bởi Trần Thủ Độ đang giữ chức quan cao nhất trong triều, quyền hành lớn đều nằm trong tay ông vì vua đang tuổi còn nhỏ. Trần Thủ Độ luôn gương mẫu, tôn trọng pháp luật.

2. Những đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện và khắc họa nhân vật của nhà viết sử :

- Sử gia Ngô Sĩ Liên đã xây dựng nhiều tình huống giàu kịch tính , tuy rất ngắn nhưng mỗi câu chuyện đều có xung đột, với kết cấu thắt nút, cao trào và mở nút

Sức hấp dẫn của truyện không chỉ ở cách kể chuyện đặc sắc mà còn ở sự hàm súc của ngôn từ. Các câu chuyện chỉ được kể chứ không kèm theo những lời bình luận. Cách kể ấy đã giúp người đọc phát huy được nhiều hơn tính chủ động của mình trong việc đánh giá nhân vật trung tâm

- Cả 3 tình huống, khi xung đột được đẩy lên cao trào, người đọc đã rất bất ngờ về cách giải quyết không theo logic thông thường của Trần Thủ Độ . Ở mỗi tình huống ông lại có một cách giải quyết riêng, người đọc vừa bất ngờ lại vừa khâm phục. Chính cách xây dựng nhân vật như vậy mà bài văn càng đọc càng hấp dẫn, thú vị

 

6 tháng 1 2019

Chọn đáp án: B

23 tháng 1 2019

Chọn đáp án: A

21 tháng 3 2017

Chọn đáp án: D

25 tháng 10 2017

Chọn đáp án: A

18 tháng 3 2019
https://i.imgur.com/lBWEeAW.jpg
6 tháng 12 2018

Trước Trích diễm thi tập, Nguyễn Trãi cũng từng đề cập đến nền văn hiến của dân tộc:

- Cả hai ý kiến đều phản ánh ý thức độc lập dân tộc, niềm tự hào về văn hiến dân tộc của nhân dân được khẳng định

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 36 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Tóm tắt diễn biến trận đánh theo trật tự của các tình tiết và sự kiện

1) Đăm Săn đến nhà Mtao-Mxây khiêu chiến nhưng Mtao-Mxây còn bỡn cợt chàng mà chưa chịu giao chiến ngay. Trước thái độ kiên quyết của chàng, Mtao-Mxây nhận lời thách đấu với sự run sợ (sợ bị đâm lén, trang bị đầy mình mà tỏ ra tần ngần, do dự, đắn đo…)

2) Bước vào cuộc chiến:

Hiệp đấu thứ nhất

- Hai bên lần lượt múa khiên. Trong khi Mtao-Mxây múa khiên trước, Đăm Săn vẫn giữ thái độ bình tĩnh, thản nhiên => bản lĩnh của người anh hùng

- Kết quả hiệp đấu: Mtao-Mxây tỏ rõ sự kém cỏi nhưng vẫn cố ra vẻ huênh hoang

* Hiệp đấu thứ hai

- Đăm Săn múa khiên: sức mạnh như gió bão khiến Mtao-Mxây hoảng hốt trốn chạy. Hắn chém Đăm Săn nhưng trượt nên phải đến sự cứu giúp của Hơ Nhị nhưng Đăm Săn đã đớp được

- Kết quả: Nhận được miếng trầu của Hơ Nhị, Đăm Săn mạnh hẳn lên.

* Hiệp đấu thứ ba:

- Đăm Săn múa và đuổi theo Mtao-Mxây, đâm trúng kẻ thù nhưng áo của hắn không thủng, chàng nhờ đến sự giúp đỡ của Ông Trời nên đã cắt được đầu của Mtao-Mxây.

- Kết quả: Đăm Săn cứu được vợ, dân làng Mtao-Mxây nhất loạt theo Đăm Săn về ngôi làng mới.

Câu 2 (trang 36 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

Cuộc chiến giữa Đăm Săn và Mtao-Mxây là cuộc chiến tranh mang tính chất thống nhất cộng đồng, không phải là một cuộc chiến tranh xâm lược nhằm mục đích tàn sát, cướp bóc và chiếm giữ. Chính vì thế mà thái độ của nô lệ ở cả hai phía đối với việc thắng thua của hai tù trưởng cũng có những nét riêng:

- Ở phía Mtao-Mxây: Sau khi tù trưởng của mình thất bại, đông đảo nô lệ đều tâm phục và nghe theo lời vị tù trưởng mạnh hơn ("không đi sao được!… người nhà giàu cầm đầu chúng tôi nay đã không còn nữa"). Từ thái độ và hành động của đoàn người này chứng tỏ họ luôn mơ ước được sống trong no ấm, sự giàu có và mong có được một người lãnh đạo dũng cảm, tài ba bảo vệ cho mình.

- Ở phía Đăm Săn: Dân làng tưng bừng náo nhiệt chào đón vị anh hùng của mình mới chiến thắng trở về. Họ đi lại sửa soạn vui mừng tấp nập không chỉ để mừng buôn sóc được mở mang, được hùng mạnh và giàu có mà còn để tiếp đón những người nô lệ mới bằng sự chân thành và hoà hợp ("... Các chàng trai đi lại ngực đụng ngực… sao mà vui thế!").

Câu 3 (trang 36 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

- Đoạn trích tuy miêu tả cuộc chiến tranh giữa các thị tộc trong thời nguyên thuỷ, thế nhưng lại không chú trọng miêu tả cảnh chết chóc đau thương. Trái lại, tác giả dân gian chủ yếu miêu tả cảnh chiến thắng tưng bừng của phía Đăm Săn.

- Cuộc chiến dừng lại khi Mtao-Mxây thất bại. Thế nhưng sự thất bại của Mtao-Mxây không làm cho dân làng lo sợ, hoang mang. Họ ngay lập tức theo về phía Đăm Săn, hoà nhập với cuộc đồng mới một cách rất tự nhiên. Dân làng của Đăm Săn cũng vậy, họ đón tiếp những người bạn mới rất chân tình. Không khí của buổi tiệc sau chiến thắng từng bừng náo nhiệt vui say không hề có một chút gợn nào.

- Lựa chọn cách thể hiện nghệ thuật này, tác giả dân gian đã nhận ra tính tất yếu của cuộc chiến tranh thị tộc - đó là cuộc chiến tranh không kìm hãm sự phát triểu của xã hội Ê-đê, mà trái lại, nó giúp những tập thể riêng lẻ hợp thành những tập thể lớn hơn, mạnh hơn, trở thành một dân tộc trưởng thành thực sự. Cách lựa chọn để hiện nghệ thuật ấy cũng là cách để dân gian ngợi ca tầm vóc và sứ mệnh lịch sử của người anh hùng. Chỉ có những con người ưu tú của thời đại như vậy mới đủ sức đứng lên thống nhất các thị tộc nhỏ lẻ lại với nhau, gom những thị tộc ấy lại thành một cộng đồng lớn mạnh và giàu có.

Câu 4 (trang 36 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

- Trong đoạn trích này, kiểu câu được dùng nhiều nhất là kiểu câu có sử dụng biện pháp so sánh: So sánh tương đồng (như gió lốc gào, như những vệt sao băng); so sánh tăng cấp qua những hình ảnh so sánh liên tiếp (tài múa khiên của Đăm Săn, tả số lượng người ngày càng đông đảo…); so sánh tương phản (tài múa khiên của Đăm Săn và Mtao-Mxây); lối so sánh, miêu tả đòn bẩy để miêu tả tài múa khiên để đề cao nhân vật anh hùng (tài múa khiên của Mtao-Mxây kém hơn Đăm Săn)

- Các hình ảnh thiên nhiên, vũ trụ được đem ra làm chuẩn cho các so sánh với các hình ảnh, sự vật xung quanh cuộc chiến. Dùng hình ảnh của vũ trụ làm nổi bật lên tầm vóc to lớn của nhân vật anh hùng: vẻ đẹp cường tráng bên ngoài và ý chí lớn lao bên trong. Đây cũng chính là nghệ thuật nổi bật của sử thi dân gian khi miêu tả hình tượng người anh hùng.

12 tháng 9 2019

Câu 1 (trang 36 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

Tóm tắt diễn biến trận đánh

- Đăm Săn đến nhà Mtao Mxây khiêu chiến nhưng hắn bỡn cợt chưa chịu giao chiến ngay.

- Khi thấy thái độ kiên quyết và nhận được lời hứa của Đăm Săn là sẽ không đâm khi đi xuống cầu thang, Mtao Mxây mới chịu xuống.

- Hiệp đấu thứ nhất: Hai bên múa khiên:

+ Mtao Mxây múa trước: tỏ ra yếu ớt và kém cỏi

+ Đăm Săn múa khiên: tỏ ra mạnh mẽ, tài giỏi hơn hẳn,vẫn giữ thái độ bình tĩnh, thản nhiên.

+ Kết quả: Đăm Săn đâm trúng Mtao Mxây nhưng không thủng được áo giáp của hắn.

- Hiệp đấu thứ hai:

+ Được trời mách bảo, Đăm Săn ném cái chày mòn trúng tai Mtao Mxây.

+ Kết quả: Đăm Săn giành được chiến thắng, cắt đầu của Mtao Mxây đem bêu ra đường. Dân làng Mtao Mxây nhất loạt theo Đăm Săn về ngôi làng mới.

Câu 2 (trang 36 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

- Câu nói của dân làng:

+ “không đi sao được!… người nhà giàu cầm đầu chúng tôi nay đã không còn nữa”

+ “không đi sao được! Tù trưởng chúng tôi đã chết, lúa chúng tôi đã mục, chúng tôi còn ở với ai?”

⇒ Sau khi tù trưởng của mình thất bại, đông đảo tôi tớ của Mtao Mxây đều tâm phục và muốn đi theo Đăm Săn - vị tù trưởng mạnh hơn.

Điều này thể hiện mơ ước có được một người tù trưởng dũng cảm, tài ba, có khả năng lãnh đạo tốt của nhân dân.

- Hàng động của dân làng:

+ Tôi tớ của Mtao Mxây: Đoàn người đông như bầy cà tong, mang của cải về nhiều như ong đi chuyển nước, như bầy trai gái đi giếng làng cõng nước. ⇒ Niềm vui, phấn khởi khi tìm được người tù trưởng đủ tài đức.

+ Tôi tớ của Đăm Săn: “… Các chàng trai đi lại ngực đụng ngực. Các cô gái đi lại vú đụng vú. Cảnh làng một tù trưởng nhà giàu trông sao mà vui thế!” ⇒ Vui mừng khi tù trưởng chiến thắng trở về, buôn làng được mở mang thêm, ngày càng đông vui và giàu mạnh.

Cuộc chiến giữa Đăm Săn và Mtao Mxây không phải là một cuộc chiến tranh phi nghĩa với mục đích xâm lược, tàn sát hay cướp bóc của cải. Cuộc chiến này quyết định sự thắng thua của hai tù trưởng, và mang tính chất thống nhất cộng đồng. Vì vậy, khi Đăm Săn – một tù trưởng mạnh hơn giành chiến thắng, tôi tớ của cả hai buôn làng đều vui mừng, phấn khởi.

Câu 3 (trang 36 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

Phần cuối đoạn trích chú ý nhiều đến việc miêu tả cảnh ăn mừng chiến thắng của người dân cả hai buôn làng. Điều này nêu lên một số đặc điểm lớn của sử thi và tư tưởng của nhân dân như:

+ Sau khi Mtao Mxây – tù trưởng kém cỏi hơn thua trận, tôi tớ ở làng không hề lo sợ mà phấn khởi, vui mừng và ngay lập tức theo Đăm Săn – tù trưởng tài giỏi hơn về buôn làng mới.

⇒ Điều này thể hiện tính chất của cuộc chiến tranh thị tộc trong xã hội Ê-đê: Cuộc chiến không gây ảnh hưởng xấu đến xã hội mà giúp cho các bộ tộc nhỏ, rời rạc có thể hợp lại để tạo nên tập thể lớn mạnh.

+ Sự ủng hộ của cả hai phía dân làng cũng thể hiện tư tưởng của dân gian về tầm vóc lịch sử của người anh hùng: mong muốn có được người lãnh đạo tài giỏi, ngợi ca công lao của người anh hùng đã có công thống nhất các buôn làng.

Câu 4 (trang 36 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

- Biện pháp so sánh được sử dụng ở các chi tiết: Các lần Đăm Săn múa khiên, so sánh tương phản nhằm tạo sự đối lập giữa cảnh múa khiên của Đăm Săn và Mtao Mxây.

- Các câu văn có dùng lối nói phóng đại:

+ Chàng múa trên cao, gió như bão; chàng múa dưới thấp, gió như lốc

+ Đoàn người đông như bầy cà tong, đặc như bầy thiêu thân, ùn ùn như kiến như mối

⇒ Tác dụng:

+ Những câu văn này giống như một đòn bẩy, có tác dụng miêu tả chi tiết, cụ thể, làm nổi bật vẻ đẹp, vị thế của người anh hùng.

+ Các hình ảnh được dùng để so sánh với Đăm Săn đều được lấy từ thiên nhiên, vũ trụ. Điều này cho thấy, nhân dân muốn khẳng định tài năng, sức mạnh, tầm vóc của các anh hùng cộng đồng này có thể sánh ngang tầm với vũ trụ.

Luyện tập (trang 36 sgk Ngữ văn 10 Tập 1)

- Vai trò của thần linh (Ông Trời):

+ Đăm Săn nằm mộng thấy ông Trời

+ Ông Trời đưa ra chỉ dẫn, gợi ý “cháu lấy một cái chày mòn ném vào vành tai hắn là được”.

⇒ Thần linh (Ông Trời) ở đây chỉ có vai trò là người đưa ra gợi ý, chứ không phải là người quyết định, làm nên kết quả cuối cùng của cuộc chiến.

- Vai trò của con người:

+ Đăm Săn đã cố gắng chiến đấu 3 hiệp, dùng nhiều tài năng nhưng chưa hạ gục được Mtao Mxây.

+ Nhờ có sự giúp đỡ của ông Trời, Đăm Săn đã tìm ra điểm yếu, quyết chiến đấu và chiến thắng Mtao Mxây.

⇒ Con người có vai trò là đối tượng trực tiếp dùng tài năng, sức mạnh của mình để tham gia cuộc chiến và giành chiến thắng cuối cùng trước kẻ thù.

Nội dung chính

Trọng danh dự, gắn bó với hạnh phúc gia đình và thiết tha với cuộc sống bình yên, phồn vinh của thị tộc – đó là những tình cảm cao cả nhất thôi thúc Đăm Săn chiến đấu và chiến thắng kẻ thù.

Ngôn ngữ trang trọng, giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu với phép so sánh và phóng đại được sử dụng có hiệu quả cao là những đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu của sử thi.