Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
theo mik thì vào ngày 8/3, vua Hùng không tặng quà cho vợ nên ngày 10/3 là ngày giỗ tổ Hùng Vương=)))
là một lễ hội lớn nhằm tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao dựng nước của các vua Hùng từ thế hệ này sang thế hệ khác.
chúc bn học tốt
Nếu copy trên mạng sẽ có rất nhiều câu trả lời hay cho các em,...nhưng đó là lời giải thích của báo, của người viết. Vậy quan điểm của các bạn như thế nào? Chúng ta cần xuất phát từ suy nghĩ của mình mà trả lời.
Học lịch sử thì phải biết về thời Vua Hùng dựng nước,...ông vua lập nên đất nước này thì chúng ta có nên tưởng nhớ? Và ngày 10.3 ra đời vì điều gì?
Các em bị phụ thuộc quá nhiều và internet mà quên mất rằng mình hoàn toàn có thể trả lời được sao?
Ngày ” Giỗ Tổ Hùng Vương là ngày gì ” và ý nghĩa lịch sử ngày Giỗ Tổ Hùng Vương nói lên điều gì. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương hay còn gọi là “Lễ hội Đền Hùng” là một ngày lễ của Việt Nam, là ngày để tất cả mọi người cùng về đất nước Việt Nam này để tận hưởng được giá trị của sự bình yên và sự hi sinh của những đồng bào có công cùng các Vua Hùng dựng nước. Ý nghĩa lịch sử ngày Giỗ Tổ Hùng Vương chứa đựng những gì, và nói lên điều gì. Tại sao tổ tiên lại chọn ngày 10/3 chứ không phải là một ngày khác, đây chắc không phải là ngày chọn lựa một cách tình cờ mà có dụng ý, chứa đựng thông điệp nhất định của tổ tiên.
Hãy cùng Viet Fun Travel tìm hiểu ” ý nghĩa lịch sử ngày Giỗ Tổ Hùng Vương ”
Theo Dịch học:
– Số 3 trong tháng 3 giỗ tổ là số của Địa chi
– Số 10 trong ngày 10 là số của Thiên can.
Tháng 3 âm lịch là tháng Thìn theo lịch nhà Hạ, Thìn là con rồng, Hoa ngữ đọc là LUNG, âm Hán Việt là LONG, Lung và Long là đồng âm của LANG, chính vì điều này con Rồng được dùng tượng trưng cho Vua.
– Năm là số trung cung của Hà-Lạc nơi điều hòa ngũ hành nên được dùng chỉ thủ lãnh, vua, người cầm đầu,
– Trong tiếng Việt: năm hay lăm → lang
Ngôn ngữ Thái và Mường hiện nay từ lang cũng có nghĩa là Thủ lãnh, người cầm đầu.
– Tóm lại: ý nghĩa của số 3 –Thìn chính là Lang là vua.
– Số 10 là can KỶ; đi hết 1 vòng trở về khởi đầu là Kỷ, nên ngày KỶ cũng là Kỵ, ngày KỴ tức ngày Giỗ.
– Số 10 và số 3 căn cứ trên 2 hệ Can – Chi theo Dịch học họ “HÙNG” giải mã ra là: “KỴ LONG” ý tứ rất rõ ràng nghĩa là ngày “GIỖ VUA”. Vua ở đây là vua tổ như đã trình bày ở trên, ngày giỗ của vua tổ cũng chính là ngày lên ngôi của vua đầu tiên, ngày khởi đầu của vương triều thứ nhất, ngày bắt đầu của lịch sử quốc gia.
Cứ ngày 10 tháng 3 âm lịch người người trẩy hội đến với Đền Hùng – tìm về nguồn cội của mình. Lễ hội là dịp để con Lạc, cháu Hồng tìm hiểu và biết thêm về ý nghĩa lịch sử ngày Giỗ Tổ Hùng Vươngcũng là dịp hành hương về nơi đã sinh ra dân tộc Việt Nam anh hùng – một dân tộc chưa biết cúi đầu khuất phục bất kỳ một tên giặc ngoại xâm nào, kể cả những tên hùng mạnh nhất trên thế giới như Pháp và Mỹ. Đây không chỉ thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc của mỗi người Việt Nam mà còn trở thành niềm kiêu hãnh đối với các dân tộc đã, đang đấu tranh vì hòa bình, độc lập, tự do và nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới; bạn bè khắp năm châu cảm phục, kính nể dân tộc Việt Nam anh hùng. Có thể nói ngày 10 tháng 3 hàng năm là ngày duy nhất có được của toàn thể người Việt mà sự hân hoan tự nhiên phát ra từ đáy lòng, là ngày giờ linh thiêng khiến giữa tất cả người Việt với nhau thực sự không có sự ngăn cách nào dù mong manh nhất.
Ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hằng năm đã trở thành “điểm hẹn” tâm linh trong mỗi người dân nước Việt. Cứ đến ngày này, dù ai ở xa, dù ai đang bận rộn, dù đi đâu về đâu, cũng tìm đường về chân núi Nghĩa Lĩnh dâng hương tưởng nhớ các vua Hùng đã có công dựng nước. Ngày 6/1/2001, chính phủ ban hành Nghị định số 82/2001/NĐ-CP, quy định về quy mô, nghi lễ tổ chức giỗ Tổ Hùng Vương và lễ hội Đền Hùng hàng năm. Ngày 10 tháng 3 trở thành ngày Quốc Giỗ của cả dân tộc.
Lễ hội đền Hùng với phần tế lễ và phần hội luôn mang đậm văn hóa truyền thống. Phần tế lễ được cử hành trọng thể mang tính Quốc lễ. Lễ vật dâng cúng là “lễ tam sinh”, là bánh chưng, bánh dày, xôi nhiều màu… Nhạc khí cử hành là trống đồng cổ. Với những nghi lễ văn hóa đậm nét, cả dân tộc trong một khoảnh khắc linh thiêng cùng nhau hướng về nguồn cội của mình. Người dân ở khắp mọi miền đất nước dâng lên vua Hùng những sản vật tiêu biểu của văn hóa truyền thống, đó là bánh chưng, bánh dày, xôi nhiều màu…
Tháng 12/2012, tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng của dân tộc Việt Nam đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Sự công nhận của thế giới trước tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng chính là sự đánh giá tầm quan trọng bậc nhất việc một dân tộc luôn biết gìn giữ văn hóa nguồn cội trong “vòng xoáy” hội nhập.
“Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ Tổ mùng 10 tháng 3”, lễ Giỗ Tổ đang đến rất gần- đó không chỉ là ngày hội quần tụ của cả dân tộc, còn là ngày để chúng ta- mỗi người dân Việt khẳng định sức mạnh giống nòi, và sức trường tồn mãnh liệt của văn hóa dân tộc Việt Nam. Ý nghĩa lịch sử ngày Giỗ Tổ Hùng Vương thể hiện rõ đạo lý “uống nước nhớ nguồn” thể hiện lòng biết ơn sâu sắc các Vua Hùng đã có công dựng nước và các bậc tiền nhân kiên cường chống giặc ngoại xâm giữ nước, như một tinh thần văn hóa Việt Nam.
1. Thâm độc nhất là: đồng hoá dân tộc việt. Vì sao: nô dịch, đồng hoá nhân dân ta
2. Là ngày 10/3. Ý nghĩa là một lễ hội lớn nhằm tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng
1. Đó là chính sách "đồng hóa". Nó làm người Việt quên đi nguồn cội của mình và dần dần trở thành người Hán, việc cai trị sẽ không gặp cản trở.
2. Tham khảo
Lễ hội Đền Hùng còn gọi là Giỗ tổ Hùng Vương, là một lễ hội lớn vào ngày 10/3 âm lịch nhằm tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc.
tham khảo
Giỗ Tổ Hùng Vương diễn ra vào ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch, tại Đền Hùng, Việt Trì, Phú Thọ. Để ghi nhớ công ơn của các Vua Hùng có công khai thiên, lập địa, vua Lê Thánh Tông năm 1470 và đời vua Lê Kính Tông năm 1601 sao chép đóng dấu kiềm để tại Đền Hùng, chọn ngày 11 và 12 tháng 3 âm lịch làm ngày giỗ Tổ Hùng Vương.
Tham Khảo:
Giỗ Tổ Hùng Vương diễn ra vào ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch, tại Đền Hùng, Việt Trì, Phú Thọ. Để ghi nhớ công ơn của các Vua Hùng có công khai thiên, lập địa, vua Lê Thánh Tông năm 1470 và đời vua Lê Kính Tông năm 1601 sao chép đóng dấu kiềm để tại Đền Hùng, chọn ngày 11 và 12 tháng 3 âm lịch làm ngày giỗ Tổ Hùng Vương.
ngày giỗ tổ Hùng Vương là ngày để nhớ tới các anh hùng liệt sĩ , các anh hùng liệt sĩ đã chiến đấu hết mình vì tự do của đất nước và người ta muốn nhớ ơn nên lấy ngày 10 / 3 là ngày để nhớ các anh hùng đã hi sinh , chiến đấu em rất mong tớ ngày giỗ tổ Hùng Vương để nhớ ơ các anh hùng liệt sĩ em sẽ cố gắng chăm ngoan học giỏi để trở thành một người có ích cho xã hội , các em học sinh trên đất nước sẽ cố gắng học giỏi để mọi người trong nước và nước ngoài noi theo và học hỏi . em ghi có sai thì cho em xin lỗi còn đúng thì k cho em nha mấy anh chị
Là người dân đất Việt, ai cũng biết đến câu ca:
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba
Khắp miền truyền mãi câu ca
Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm.
Từ nhiều đời nay, trong đời sống tinh thần của người Việt Nam, đã luôn hướng tới một điểm tựa của tinh thần văn hoá - đó là lễ hội Đền Hùng và Giỗ Tố Hùng Vương, được tổ chức vào ngày 10 tháng 3 âm lịch. Giỗ Tổ Hùng Vương - từ rất lâu đã trở thành ngày Giỗ trọng đại của cả dân tộc, đã in đậm trong cõi tâm linh cùa mỗi người dân đất Việt. Dù ở phương trời nào, người Việt Nam đều nhớ ngày giỗ Tổ, đều hướng về vùng đất Cội nguồn - xã Hy Cương - Lâm Thao - Phú Thọ. Nơi đây chính là điểm hội tụ văn hóa tâm linh của dân tộc Việt Nam. Từ ngàn đời nay Đền Hùng là nơi tưởng nhớ, tôn vinh công lao các Vua Hùng, là biểu tượng của khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam. Người Việt Nam may mắn khi có chung một Tổ để hướng về, có chung một miền Đất Tổ để nhớ, có chung một đền thờ Tổ để tri ân. Ngày nay hàng năm, lễ hội Giỗ Tổ vẫn được tổ chức theo truyền thông văn hoá của dân tộc. Không chỉ để tường nhớ tổ tiên, Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng còn nhằm giáo dục truyền thống yêu nước "Uống nước nhớ nguồn", biết ơn sâu sắc các Vua Hùng đã có công dựng nước và lớp lớp các bậc tiền nhân kiên cường chống giặc ngoại xâm giữ nước.
Ngày giỗ Tổ Hùng Vương là ngày hội chung của toàn dân, ngày mà mọi trái tim dầu ở muôn nơi vẫn đập chung một nhịp, mọi cặp mắt đều nhìn về cùng một hướng: Đền Hùng.
Lễ giỗ Tố Hùng Vương cử hành vào ngày mồng mười tháng ba:
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tô mồng mười tháng ba
Lễ hội Đền Hùng là lễ hội truyền thống của dân tộc Việt Nam. Từ thuở xưa đã có một đặc thù riêng là phần lễ nặng hơn phần hội. Tâm tưởng người về dự hội là hướng về tổ tiên, cội nguồn với sự tôn kính và lòng biết ơn sâu sắc (Uống nước nhớ nguồn). 41 làng xã thuộc tỉnh Phú Thọ tham gia rước kiệu lễ dâng Tổ. Từ ngàn xưa, trên các cô kiệu có bày lễ vật, đi kèm có phường bát âm tấu nhạc, cờ quạt, bát bửu, lọng che cùng chiêng trống. Những làng ở xa thường phải rước 2-3 ngày mới tới", "Xưa kia, việc cúng Tổ (cử hành) vào tháng 3 (âm lịch) hằng năm. Thường khi con cháu ở xa về làm giỗ một ngày, vào ngày 11 tháng 3 (âm lịch)... Đến thời nhà Nguyễn định lệ 5 lần mở hội lớn một lần (vào các năm thứ 5 và 10 của các thập kỷ), có quan miếu đình về cúng tế cùng quan hàng tinh và người chủ tế địa phương cúng ngày 10 tháng 3 (âm lịch). Do đó ngày giỗ Tổ sau này mới là ngày 10 tháng 3 (âm lịch) hàng năm". Những năm hội chính thì phần lễ gồm: Tế lễ của triều đình sau đó là phần lễ của dân. Có 41 làng được rước kiệu từ đình làng mình to Đền Hùng. Đó là những cuộc hành lễ thể hiện tính tâm linh và nhân văn sâu sắc. Các kiệu đều sơn son thếp vàng, chạm trổ tinh vi, được rước đi trong không khí vừa trang nghiêm vừa vui vẻ với sự tham gia của các thành phần sâu sắc và dân chúng trong tiếng chiêng, trống, nhạc bát âm rộn rã một vùng. Phần hội gồm các trò chơi dân gian như đánh vật, đu tiên, ném còn, cờ người, bắn cung nỏ... và đặc biệt là các đêm hát xoan, hát ghẹo - hai làn điệu dân ca độc đáo của vùng đất Châu Phong.
Ngày nay việc tổ chức lễ hội Giỗ Tổ hàng năm vẫn được tổ chức theo truyền thống văn hoá của dân tộc. Vào những năm chẵn (5 năm một lần). Giỗ Tổ được tổ chức theo nghi lễ quốc gia, năm lẻ do tỉnh Phú Thọ tổ chức. Dù năm chẵn hay lẻ lễ hội Giỗ Tổ vẫn rất chặt chẽ, bao gồm hai phần lễ và hội.Ngày 2-9-1945, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời đánh dâu bước ngoặt lịch sử mới của dân tộc ta. Kế tục truyền thống cao đẹp của cha ông, nhất là đạo đức "uống nước nhớ nguồn" nên giỗ Tổ Hùng Vương năm 1946 - sau khi Chính phủ mới được thành lập - là một sự kiện hết sức đặc biệt, đáng ghi nhớ. Năm ấy, cụ Huynh Thúc Kháng, Phó Chủ tịch nước, đã thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà lên làm lễ dâng hương tại Đền Hùng. Cụ mặc áo the, khăn xếp, khấn vái theo lễ tục cổ truyền và trang trọng dâng lên bàn thờ tấm bản đồ Việt Nam và thanh kiếm là hai vật báu nói lên ý chí của chỉnh phủ và nhân dân ta trước họa xâm lăng đang đe dọa trở lại. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, do chiến tranh ác liệt nên việc đèn hương nơi mộ Tổ do nhân dân vùng quanh Đền Hùng đảm nhiệm. Kháng chiến thắng lợi với thiên sử vàng Điện Biên Phủ (7-5-1954), ngày 19-9-1954, tại Đền Hùng, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã căn dặn cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên phong trước khi về tiếp quản Thủ đô: "Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước ". Lời căn dặn cũng là lời hứa quyết tâm ấy của vị đứng đầu đất nước, dân tộc đã được thực hiện vào mùa xuân 1975. Sau 30 năm gian khổ hy sinh, nhân dân ta đã quét sạch bọn tìm lược ra khỏi bờ cõi, giang san thống nhất, quy về một mối vẹn toàn. Có lẽ không một dân tộc nào trên thế giới có chung một gốc cội tổ tiên - một ngày giỗ Tổ như dân tộc ta. Từ huyền thoại mẹ Âu Cơ đẻ ra trăm trứng, nửa theo Cha xuống biển, nửa theo mẹ lên rừng đã khơi dậy ý thức về dân tộc, nghĩa đồng bào và gắn kết chúng ta thành một khối đại đoàn kết. Hai chữ đồng bào là khởi nguồn của yêu thương, đùm bọc, của sức mạnh Việt Nam.
Phần lễ được duy trì trang nghiêm trong các đền, chùa trên núi Hùng. Nghi thức dâng hương hoa của các đoàn đại biểu của Đảng, Chính phủ, các địa phương trong toàn quốc,... được tổ chức long trọng tại đền Thượng. Từ chiều ngày mồng 9, làng nào được Ban tổ chức lễ hội cho phép rước kiệu dâng lễ đã tập trung tại nhà bảo tàng dưới chân núi, trên kiệu đặt lễ vật Sáng sớm ngày mồng 10, các đoàn đại biểu tập trung ở một địa điểm tại thành phố Việt Trì, ai xe tiêu binh rước vòng hoa dẫn đầu, diễu hành tới chân núi Hùng. Các đoan đại biểu xếp hàng chỉnh tề đi sau kiệu lễ, lần lượt lên đền theo tiếng nhạc của phường bát âm và đội múa sinh tiền. Tới trước thềm của "Điện Kính Thiên” đoàn dừng lại, kính cẩn dâng lễ vào thượng cung đền Thượng. Một đồng chí lãnh đạo tỉnh (năm chẵn là nguyên thủ quốc gia hoặc đại biểu đại diện Bộ Văn hoá), thay mặt cho tỉnh và nhân dân cả nước đọc chúc văn lễ Tổ. Toàn bộ nghi thức hành lễ được hệ thống báo chí, phát thanh truyền hình đưa tin hoặc tường thuật trực tiếp để đồng bào cả nước có thể theo dõi lễ hội. Đồng bào dâng lễ trong các đền, chùa trên núi, ai cũng có tâm nguyện cầu mong tổ tiên, chứng giám, phù hộ độ trì cho con cháu.
Phần hội diễn ra tưng bừng, náo nhiệt xung quanh các đền, chùa và dưới chân núi Hùng. Lễ hội ngày nay có nhiều hình thức sinh hoạt văn hoá hoá xưa. Các hình thức văn hoá truyền thông và hiện đại được đan xen nhau. Trong khu vực của hội, nhiều cửa hàng bán đồ lưu niệm, văn hoá phẩm, các cửa hàng dịch vụ ăn uống, các khu văn hóa, thể thao,... được tổ chức và duy trì một cách trải tự, quy củ. Các trò chơi văn hoá dân gian được bảo lưu có chọn lọc như: đu quay, đấu vật, chọi gà, bắn nỏ, rước kiệu, kéo lừa, nấu cơm thi, đánh cờ tương (cờ người)... Có năm còn diễn trò "Bách nghệ khôi hài", "Rước chúa gái”, "Rước lúa thần" và trò “Trám" tại khu vực hội. Cạnh đó là sân khấu của các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp: chèo, kịch nói, hát quan họ,... Hội ngày nay chính là nơi để thi tuyển và giao lưu văn hoá giữa các vùng. Các nghệ nhân người Mường mang đến lễ hội thanh âm của tiếng trống đồng một thời dóng trên đỉnh núi Hùng, gọi mặt trời làm mưa, làm nắng thuận hoà, cho mùa màng tốt tươi, muôn dân hạnh phúc. Những làn điệu Xoan - Ghẹo với lời ca tinh tế mượt mà đã đem tới cho lễ hội đền Hùng một nét đặc trưng, thấm đượm văn hoá vùng Trung du Đất Tổ.
Ngày này cả nước hướng về vùng Đất Tổ, người người trẩy hội Đền Hùng. Tổ tiên người Việt luôn muôn nhắc nhờ con cháu: ai ai cũng nên làm tròn bổn phận nhiệm vụ của mình, giữ đúng kỷ cương, vua ra vua, cha ra cha, con ra con thì gia đình sẽ yên ổn, xã hội được an cư lạc nghiệp phồn vinh, phát triển. Lời di huân này không chỉ được nhắc nhở hằng năm thông qua ngày hội giỗ còn được khắc ghi trên trống đồng Đông Sơn, trống thiêng của dân tộc, gởi gắm trong biểu tượng mật trời nằm rạng rõ giữa trông đồng. Thông qua ngày dỗ Tổ, Tổ tiên ta còn có hoài bão muốn nhắc nhở hậu thế những kế sách giữ nước, an dân. Mấy nghìn năm trông coi và gìn giữ, đánh giặc và dựng xây, Đền Hùng đã trở thành biếu tượng của tinh thần dân tộc, là cội nguồn của sức mạnh, niềm tin, chói sáng cua một nền văn hóa.
Không chỉ người Việt chúng ta tự hào về Đền Hùng và ngày giỗ Tổ, mà tìm vào những dòng lưu bút của các đoàn đại biếu quốc tế và bạn bè khắp năm châu bốn biển từng đến thăm viếng Đền Hùng, chúng ta thật sự xúc động khi được biết Đến Hùng và các di tích trên Nghĩa Lĩnh đã làm cho cả thế giới phải cúi đầu vị nể ý thức cội nguồn dân tộc cúa chúng ta. Nhiều dòng lưu bút thừa nhận. "Đền Hùng là nơi đặt nền móng cho lịch sử Việt Nam...".
Lịch sử như một dòng chảy liên tục. Trải mấy nghìn năm, trước bao biến động thăng trầm, trong tâm thức của cả dân tộc, Đền Hùng và ngày giỗ Tổ 10-3 âm lịch vẫn là điểm của bốn phương tụ hội, nơi con cháu phụng thờ công đức Tổ tiên, là biểu tượng của dân tộc Việt Nam - một dân tộc đã có truyền thống dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm.